Thực Trạng Sử Dụng Đất Huyện Văn Bàn Giai Đoạn 2016-2018


Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Văn Bàn

Huyện Văn Bàn là huyện miền núi thấp của tỉnh Lào Cai, có tổng diện tích tự nhiên là 142.345 ha, gồm 23 đơn vị hành chính (22 xã và 01 thị trấn). Thị trấn Khánh Yên là trung tâm huyện lỵ cách thành phố Lào Cai gần 80 km về phía Đông Nam.

Huyện Văn Bàn nằm trong nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy núi Hoàng Liên Sơn ở phía Tây Bắc và dãy núi Con Voi ở phía Đông Nam. Tới 90% diện tích là đồi núi cao (độ cao từ 700 - 1500m, độ dốc trung bình từ 25 - 350m, có nơi trên 500m). Còn lại 10% là địa hình thung lũng bồn địa ở độ cao từ 400m - 700m.

Độ cao trung bình của huyện từ 500 - 1.500m so với mực nước biển, cao nhất là đỉnh Lùng Cúng (2.914,0 m), thấp nhất là Ngòi Chăn (85 m). Địa hình của Văn Bàn nghiêng dần theo hướng Tây - Tây Bắc xuống hướng Đông - Đông Nam.

Huyện Văn Bàn phía Đông giáp với huyện Bảo Yên, phía Tây giáp với tỉnh Lai Châu, phía Nam và Đông Nam giáp với tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp với huyện Bảo Thắng và Sa Pa

Về khí hậu, mang tính chất nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa rõ rệt, mùa hạ và mùa đông thường kéo dài, mùa xuân và mùa thu thường ngắn. Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,90C, độ ẩm trung bình năm là 86%, lượng mưa trung bình 1.500 mm.

Tuy không có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như tuyết, sương

muối, mưa đá nhưng khí hậu Văn Bàn có thể chịu ảnh hưởng của các gió địa phương như gió Lào khô và nóng hoặc mưa lớn kèm với dòng chảy


mạnh của các con suối lớn vào mùa lũ, làm gia tăng các hoạt động xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt động SXNNvà sinh hoạt của nhân dân.

Toàn huyện hiện có 03 điểm di tích được xếp hạng, trong đó có 01 điểm di tích đã được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia (Đền Cô Tân An), xếp hạng cấp tỉnh là (Đền Ken - xã Chiềng Ken, Khu du kích Gia Lan - Khánh Yên Thượng). Trong những năm qua các di tích này đã được đầu tư hàng chục tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo, đã thực sự đem lại hiệu quả lớn về kinh tế du lịch, phục vụ tích cực đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa.

Hiện tại trên địa bàn huyện đã xây dựng 01 làng văn hóa ẩm thực (của đồng bào dân tộc Tày) tại tổ dân phố Mạ 2 Thị trấn Khánh yên và có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch làng bản, du lịch đường rừng, Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Hoàng Liên ... hiện chưa được đầu tư khai thác như (Thác Bay - Liêm Phú, Liêm Phú - Nậm Xây,...)

Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất có rừng năm 2018 là 82.428,75 ha, gồm rừng kinh tế là 33.766,76 ha, rừng phòng hộ là 26.579,46 ha, rừng đặc dụng là 22.082,53. Trong đó, rừng tự nhiên cấp trữ lượng III và IV với tổng diện tích 72.049,39 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 63,3%. Ngoài diện tíc h rừng tự nhiên huyện còn có diện tích lớn đất lâm nghiệp để trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày tập trung. Do nhu cầu phòng hộ, diện tích rừng kinh tế chiếm tỷ lệ nhỏ. Trữ lượng gỗ, tre nứa trên địa bàn mới chỉ phục vụ một phần nhu cầu tại chỗ của người dân địa phương.

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2018 là

142.345 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 106.565 ha, đất phi nông nghiệp là 5.263 ha, đất chưa sử dụng là 30.525 ha.

25


Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng đất huyện Văn Bàn giai đoạn 2016-2018


Năm/ DT, ha

2016


2017


2018

DT, ha

(%)

DT, ha

(%)

DT, ha

(%)

Tổng diện tích tự nhiên

142.345

100,0

142.345

100,0

142.345

100,0

1. Đất nông nghiệp

105.368

74,02

105.277

73,96

106.565

74,86

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp

14.875


15.171


14.949


- Đất cây hàng năm

11.107


11.262


11.173


- Đất cây lâu năm

3.767


3.908


3.776


- Đất nuôi trồng thuỷ sản

580


580


579


1.2 Đất lâm nghiệp

89.912


89.525


91.028


2. Đất phi nông nghiệp

5.130

3,61

5.204

3,66

5.263

3,70

2.1. Đất chuyên dùng

2.717


2.795


2.853


2.2. Đất ở

636


636


640


3. Đất chưa sử dụng

31.846

22,37

31.864

22,39

30.525

21,44

(Nguồn: Niên giám Thông kê huyện Văn Bàn năm 2016, 2017, 2018)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 5


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn


Tài nguyên khoáng sản

Quặng Apatít: trên địa bàn huyện có mỏ Apatít Tam Đỉnh - Làng Phúng, trữ lượng hơn 11 triệu tấn với khu vực quy hoạch khai thác và sản xuất rộng hàng trăm ha tập trung tại các xã Sơn Thủy, Chiềng Ken và Văn Sơn, Võ Lao.

Mỏ Cao lanh - Felspat có trữ lượng trên 10 triệu tấn phân bố tập trung chủ yếu ở xã Làng Giàng.

Quặng sắt: Trữ lượng trên 60 triệu tấn, phân bố tại khu vực thôn Khe Lếch, Khe Hồng, Khe Phàn, xã Sơn Thủy và Làng Vinh, xã Võ Lao.

Khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện gồm có đá vôi, một số điểm có thể khai thác cát sỏi ở khu vực Sông Hồng, suối Chăn và suối Nhù.

Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Tiềm năng nguồn nước mặt trên địa bàn có giá trị kinh tế để cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt gồm có các nguồn nước từ các sông suối chủ yếu sau: nguồn nước suối Nậm Mu, suối Nậm Khóa, suối Nậm Xây Nọi, suối Nậm Chày, suối Chút, suối Chăn, suối Nhù, suối Nậm Dạng, suối Nậm Mả, suối Nậm Tha,...và khe nhỏ khác trên toàn huyện.

Mật độ sông suối trên địa bàn huyện là 948 km/km2. Chiều dài Sông Hồng chảy trên địa bàn huyện là 21 km.

Với thế mạnh và tiềm năng sẵn có tại địa phương, Văn Bàn được xác định là vùng động lực trong phát triển kinh tế xã hội phía Nam của tỉnh Lào Cai. Định hướng phát triển kinh tế năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương gắn với đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó ngành sản xuất công, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.

Tài nguyên rừng


Tổng diện tích đất có rừng là 82.428,75 ha, gồm rừng kinh tế là 33.766,76 ha, rừng phòng hộ là 26.579,46 ha, rừng đặc dụng là 22.082,53. Trong đó, rừng tự nhiên cấp trữ lượng III và IV với tổng diện tích 72.049,39 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 63,3%.

Ngoài diện tích rừng tự nhiên huyện còn có diện tích lớn đất lâm nghiệp để trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày tập trung. Do nhu cầu phòng hộ, diện tích rừng kinh tế chiếm tỷ lệ nhỏ. Trữ lượng gỗ, tre nứa trên địa bàn mới chỉ phục vụ một phần nhu cầu tại chỗ của người dân địa phương.

Tiềm năng du lịch

Toàn huyện hiện có 03 điểm di tích được xếp hạng, trong đó có 01 điểm di tích đã được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia (Đền Cô Tân An), xếp hạng cấp tỉnh là (Đền Ken - xã Chiềng Ken, Khu du kích Gia Lan - Khánh Yên Thượng). Trong những năm qua các di tích này đã được đầu tư hàng chục tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo, đã thực sự đem lại hiệu quả lớn về kinh tế du lịch, phục vụ tích cực đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa.

Hiện tại trên địa bàn huyện đã xây dựng 01 làng văn hóa ẩm thực (của đồng bào dân tộc Tày) tại tổ dân phố Mạ 2 Thị trấn Khánh yên và có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch làng bản, du lịch đường rừng, Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Hoàng Liên ... hiện chưa được đầu tư khai thác như (Thác Bay - Liêm Phú, Liêm Phú - Nậm Xây,...)

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Văn Bàn

2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Dân số: Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2018 trên địa bàn huyện có 87.802 người, trong đó 6.526 người sống ở thành thị và 81.562 người sống ở nông thôn. Cộng đồng dân cư gồm 11 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 16,04%.

Bảng 2.2: Dân số và tăng trưởng dân số huyện Văn Bàn giai đoạn 2016-2018


Chỉ tiêu

2016

2017

2018


Người

%

Người

%

Người

%

I. Tổng dân số

86.831

100,0

87.801

100,0

87.802

100,0

Thành thị

6.370

7,3

6.450

7,4

6.526

7,4

Nông thôn

80.461

92,7

81.351

92,6

81.562

92,6

II. DS theo giới tính

86.831

100,0

87.801

100,0

87.802

100,0

Nam

43.986

50,6

44.306

50,5

44.521

50,7

Nữ

42.845

49,4

43.495

49,5

43.281

49,3

(Nguồn: Niên giám Thông kê huyện Văn Bàn năm 2016, 2017, 2018)

Tăng trưởng dân số đô thị có tốc độ khá cao. Tỷ lệ dân số trong tuổi lao động năm 2018 là 58,4%. Dân số thuộc loại trẻ, là lợi thế cho quá trình phát triển nhưng đồng thời là áp lực cho các cấp chính quyền trong vấn đề giải quyết việc làm, ổn định dân cư đô thị.

Bảng 2.3: Hiện trạng lao động huyện Văn Bàn năm 2017 và 2018


2017 2018


(Người)

(%)

(Người)

(%)

Tổng số người trong độ tuổi lao động

52.373

100,00

52.392

100,00

- Đang làm việc

44.821

85,58

44.934

85,77

- Đang đi học

4.500

8,59

4.650

8,88

- Làm nội trợ

1.600

3,06

1.550

2,99

- Trong độ tuổi LĐ mất khả năng LĐ

280

0,55

291

0,56

- Trong độ tuổi LĐ chưa có việc làm

1.172

2,24

418

1,80

Chỉ tiêu



(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Văn Bàn năm 2017, 2018)


Nguồn nhân lực: Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2018 tổng nguồn lao động của huyện được đánh giá là 52.392 người, bằng 59,7% tổng dân số của huyện.

Qua số liệu Bảng 2.3 cho thấy, năm 2018 nguồn lao động là 52.392 người, trong đó đang làm việc là 44.934 người chiếm 85,77%; Số người trong độ tuổi không có việc làm là 418 người chiếm 1,8%.

Cơ cấu lao động tham gia vào các ngành kinh tế quốc dân vận động theo hướng giảm tỷ lệ lao động từ nông nghiệp nông thôn sang các khu vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ; tăng tỷ lệ lao động ở thành thị, giảm tỷ lệ lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện còn chậm.

2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện

Tăng trưởng giá trị sản xuất

Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân 3 năm 2016 - 2018 (giá so sánh 2010) đạt 12%. Trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,4 %; Công nghiệp.

- Xây dựng tăng 17,4% và Dịch vụ tăng 13%. Kết quả cụ thể được tổng hợp trong bảng 3.4: Hàng năm được sự quan tâm đầu tư của tỉnh và nhà nước theo các chương trình như chương trình giảm nghèo bền vững trong đó có chương trình 135, các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chất lượng nguồn lao độ ng được nâng lên... Đến năm 2018, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng, tăng 15,5% lần so với năm 2016. Bình quân 3 năm tăng 12%. Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ các hoạt động buôn bán thương mại dịch vụ và đạt mức thu nhập khá so với các huyện khác trong toàn tỉnh.


Bảng 2.4. Giá trị sản xuất giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: Triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2016


Năm 2017


Năm 2018

Tốc độ tăng bình

quân (%)

1. GTSX (giá 2010)

2.096.426

2.335.779

2.627.742

12,0

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản

730.965

781.369

811.842

5,4

- Công nghiệp, xây dựng

821.076

895.630

1.126.150

17,4

- Dịch vụ

544.385

658.780

689.750

12,9

2. GTSX (giá HH)

3.074.580

3.420.000

3.862.000

12,1

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản

1.073.028

1.145.700

1.207.647

6,1

- Công nghiệp, xây dựng

1.202.161

1.309.860

1.644.440

17,3

- Dịch vụ

799.391

964.440

1.009.913

12,7

3. GTSX bình quân đầu người

26

27

29

5,6

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Văn Bàn năm 2016-2018)


Nhìn chung tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2016 - 2018 huyện Văn Bàn vượt mục tiêu kế hoạch đề ra, một trong những nguyên nhân tác động đến tốc độ tăng trưởng đó là tổng vốn đầu tư toàn xã hội được huy động cao hơn mức dự kiến, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng, số lượng và chất lượng nguồn lao động được nâng lên, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn luôn được chú trọng phát triển. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phát triển kinh tế chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của địa phương, nội bộ các ngành kinh tế chuyển dịch chậm, chưa tạo ra được sản phẩm đặc trưng, mũi nhọn và chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; nguyên nhân chủ yếu là do tổng mức đầu tư phát triển còn phụ thuộc nhiều từ bên ngoài. Sự tác động của việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc phát triển các ngành, hàng có thế mạnh chưa cao và chưa thực sự rõ nét.

Xem tất cả 91 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí