Đánh Giá Về Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Huyện Văn Bàn Trong Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội


b, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế huyện thời gian qua chuyển dịch đúng hướng. Trong 3 năm với chủ trương phát triển công nghiệp là khâu bứt phá, tạo động lực cho phát triển các ngành kinh tế, dịch vụ và phát triển văn hóa, huyện đã tập trung đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp góp phần làm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng.

Bảng 2.5. Cơ cấu giá trị sản xuất giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

2016

2017

2018

Tổng số

100

100

100

1. Nông lâm thuỷ sản

34,9

33,5

31,27

2. Công nghiệp, xây dựng

39,1

38,3

42,58

3. Dịch vụ

26

28,2

26,15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 6

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Văn Bàn năm 2016-2018)

Năm 2016, GTSX theo giá hiện hành đạt 3.074,58 tỷ đồng, năm 2018 đạt 3.862 tỷ đồng, tăng 787,42 tỷ đồng so với năm 2016, bình quân 3 năm tăng 12,1%. Trong đó: Ngành nông, lâm, thủy sản năm 2016 đạt 1.073,028 tỷ đồng, chiếm 34,9%, năm 2018 đạt 1.207,647 tỷ đồng chiếm 36,66%; Công nghiệp-Xây

dựng năm 2016 đạt 1.202,161 tỷ đồng, chiếm 39,1%, năm 2018 đạt 1.644,440tỷ đồng chiếm 42,58%; Dịch vụ năm 2016 đạt 1799,391 tỷ đồng, chiếm 26%, năm 2018 đạt 1.099,913 tỷ đồng chiếm 26,15% tổng GTSX.

Qua bảng 3.5 cho thấy năm 2016 tỷ trọng GTSX ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 34,9%, đến năm 2018 giảm còn 31,27%; Ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 39,1% năm 2016, tăng lên 42,58% năm 2018; Ngành dịch vụ năm 2016 chiếm tỷ trọng 26,0% đến năm 2018 là 26,15%; Cơ cấu GTSX chuyển dịch theo hướng tích cực giảm tỷ trọng Nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng Công nghiệp-Xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, mức độ chuyển dịch còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.


Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua, kinh tế của huyện tăng trưởng khá và tương đối ổn định, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế được thực hiện đạt kế hoạch đề ra. Các nguồn lực được tập trung cho phát triển kinh tế-xã hội đã phát huy kết quả: kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng lên, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm tăng, hoạt động văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, các lĩnh vực giáo dục đào tạo, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được ổn định. Đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiện và nâng cao.

2.1.3. Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn của huyện Văn Bàn trong phát triển kinh tế - xã hội

2.1.3.1. Những thuận lợi

Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông khá thuận lợi, huyện Văn Bàn có nhiều tiềm năng phát triển, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá trong khu vực, hình thành một hệ thống thương mại khá sôi động ở địa phương. Hoạt động dịch vụ tương đối đa dạng, tập trung vào các lĩnh vực như: Nhà hàng, khách sạn, vận tải, tín dụng, bưu chính viễn thông….

Có tuyến Quốc lộ 279, đường tỉnh 151 và hệ thống giao thông từ huyện tới trung tâm các xã, đường giao thông liên xã ôtô đi lại thông suốt, giao thông đường thuỷ qua bến phà Tân An được thường xuyên khai thác. Những hệ thống giao thông này đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và phát triển dịch vụ thương mại, du lịch nâng cao đời sống nhân dân.

Được hưởng lợi phù sa từ hệ thống sông Hồng đã tạo nên nhiều cánh đồng phì nhiêu, vùng trồng màu, vựa lúa chất lượng cao như xã Tân An, Tân Thượng, Văn Sơn, Võ Lao giúp ổn định an ninh lượng thực và là tiền đề vững chắc để phát triển bền vững kinh tế - xã hội.


Huyện Văn Bàn có tài nguyên rừng lớn góp phần tạo nên môi trường sinh thái phục vụ cho sản xuất và đời sống, nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm như đá quý, đá bán quý, đá hoa trắng, đá xây dựng, sỏi, cát… có thể làm giàu cho địa phương trong quá trình phát triển.

Huyện có 22 xã và 1 thị trấn, trong đó có 12 xã nằm dọc quốc lộ 279, cơ cấu dân số trẻ cũng là một thế mạnh giúp địa phương phát triển năng động và hội nhập.

2.1.3.2. Một số tồn tại hạn chế

Huyện Văn Bàn có địa hình phức tạp, độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh gây không ít khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội như giao thông vận tải, điện, thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình.... Điều kiện tự nhiên không quá khắc nghiệt, tuy nhiên về mùa mưa lũ, khi mưa lớn, đột ngột thường xảy ra lũ cục bộ vài nơi, gây trở ngại cho đời sống và sản xuất của địa phương.

Kinh tế tăng trưởng chậm chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương. Kinh tế của huyện phát triển dựa chủ yếu vào nông, lâm nghiệp, trình độ lao động còn lạc hậu chưa đáp ứng được sản xuất.

Hệ thống kết cấu hạ tầng còn thấp đặc biệt ở những xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, toàn huyện có 10 xã đặc biệt khó khăn đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và xây dựng kết cấu hạ tầng.

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều, tập quán sản xuất còn lạc hậu, manh mún, đầu tư thâm canh chưa cao nên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suất và hiệu quả của cây trồng.

Dân cư phân bố không đều toàn huyện có trên 51% dân số là dân tộc, phương thức sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp. Chất lượng nguồn nhân lực thấp; giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo vẫn xảy ra.


2.1.4. Khái quát về Agribank chi nhánh Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

2.1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn có trụ sở chính tại địa chỉ tại tổ dân phố 8, Thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai..

Đến nay Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn đã ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, nâng cao uy tín và thương hiệu Agribank trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

2.1.4.2. Cơ cấu tổ chức


GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KHÁCH HÀNG (K.H DOANH NGHIỆP

K.H CÁ

NHÂN)

PHÒNG QUẢN LÝ

RỦI RO

PHÒNG KẾ TOÁN GIAO DỊCH

PHÒNG TIỀN TỆ KHO QUỸ

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

CÁC PHÒNG GIAO DỊCH

PHÒNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI

BỘ

Hình 2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức Agribank - chi nhánh huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai

(Nguồn: Agribank - chi nhánh huyện Văn Bàn năm 2018)


Chức năng của các phòng, ban như sau:

Ban lãnh đạo: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc với chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh. Giám đốc quản lý chung, đồng thời quản lý trực tiếp phòng tổ chức hành chính, 2 phó giám đốc, giúp việc cho giám đốc, trực tiếp phụ trách các bộ phận chức năng theo sự phân công của giám đốc.

Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ kế toán, thanh toán, xử lý hạch toán theo quy định của NHNN và Ngân hàng NHNo &


PTNT Việt Nam, đồng thời thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại Chi nhánh, bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống máy tính tại Chi nhánh.

Phòng tiền tệ kho quỹ: Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam. Quản lý thu, chi tiền mặt cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch, các giao dịch viên, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi lớn.

Phòng khách hàng

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của NHNN và hướng dẫn của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam. Tổ tài trợ thương mại thực hiện các nghiệp vụ về tài trợ thương mại.

- Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của NHNN và hướng dẫn của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam.

Phòng quản lý rủi ro: Quản lý về công tác rủi ro của Chi nhánh. Giám sát việc cho vay, đầu tư đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, tuân thủ theo các giới hạn tín dụng của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Là đầu mối khai thác và sử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu.

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Hoạt động theo quy định của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của chi nhánh, giúp ban giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của chi nhánh.


Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam, thực hiện các nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ và đào tạo. Thực hiện công tác quản lý, văn phòng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn trong Chi nhánh.

Phòng giao dịch: Huy động tiền gửi và cho vay đối với các thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn. Thực hiện việc thanh toán và bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam như: Chuyển tiền, thanh toán, mở thẻ ATM và các nghiệp vụ khác…

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cho vay SXNN của các ngân hàng thương mại.

- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

- Đánh giá thực trạng phát triển cho vay SXNN tại Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2018.

- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển cho vay SXNN tại Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đến năm 2030.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thu thập số liệu

2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Số liệu thứ cấp được thu thập và hệ thống hóa từ niên giám thống kê, sách báo, báo cáo sơ kết, tổng kết của các sở, ngành, địa phương; các số liệu thống kê của tỉnh, huyện, bài báo, đề tài, các tài liệu khác về phát triển cho vay sản xuất tại Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp


- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc điều tra, phỏng vấn các đối tượng có liên quan:

- Đối tượng điều tra: khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp, khách hàng là HTX nông nghiệp, khách hàng là doanh nghiệp, cán bộ nhân viên của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

- Mẫu điều tra:

+ Nhóm khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp: Tính đến tháng 12 năm 2018 Agribank chi nhánh Văn Bàn có 1154 hộ vay vốn SXNNvà năm 2019 vẫn còn dư nợ.

Đề tài xác định cỡ mẫu theo Slovin (1984), cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:

n = N/(1 + Ne2)

Trong đó:

N: tổng số hộ vay vốn sản xuất nông nghiệp, n: số mẫu cần điều tra

e: sai số cho phép (đề tài chọn e=10%)

Như vậy quy mô mẫu của luận văn như sau: n=1154/(1+1154*0,12)=92,03

Để giảm độ sai số chúng tôi đã chọn số mẫu điều tra là n=120 hộ là khách hàng có mục đích vay để SXNN và hiện vẫn còn dư nợ ở Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

+ Nhóm khách hàng là HTX nông nghiệp: Trên địa bàn huyện có 41 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp còn dư nợ ở ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai. Đề tài chọn 20 HTX để khảo sát và nghiên cứu.

+ Nhóm khách hàng là doanh nghiệp nông nghiệp: Đề tài chọn 05 doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện là khách hàng của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn để khảo sát.


+ Nhóm cán bộ của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai: Đề tài chọn 15 cán bộ quản lý và nhân viên của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn để khảo sát theo phương thức phỏng vấn bán cấu trúc.

2.3.2. Phương pháp phân tích

Sử dụng phương pháp phân tổ, phương pháp so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu mà nghiên cứu hướng tới; phân tích một số điểm mạnh, điểm yếu của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay SXNNcủa Agribank

a. Nhóm chỉ tiêu đánh giá việc tăng quy mô cho vay

- Tốc độ tăng trưởng cho vay:


Tốc độ tăng

trưởng cho vay SXNN


=

Dư nợ cho vay SXNN kỳ thực hiện - Dư

nợ cho vay SXNN kỳ trước


x 100%


Dư nợ cho vay SXNN kỳ trước



Tốc độ tăng trưởng cho vay SXNN phản ánh dư nợ cho vay SXNN năm nay so với với năm trước. Tăng trưởng dư nợ cho vay là một trong những tiêu chí phản ánh việc phát triển cho vay. Dư nợ cho vay SXNN năm nay cao hơn năm trước chứng tỏ cho vay SXNN năm nay phát triển hơn sơ với năm trước về quy mô.

- Tỷ trọng dư nợ cho vay:

Tỷ trọng dư nợ cho vay SXNN so với tổng dư nợ: Phản ánh lượng vốn đầu tư được tập trung vào đối tượng SXNN tại từng thời điểm.

Tỷ trọng dư nợ cho

vay SXNN

=

Tổng dư nợ của cho vay

SXNN Tổng dư nợ của NH

x 100%

- Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay:

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay SXNN là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn cho vay SXNN và tổng dư nợ cho vay SXNN của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023