Phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 10


lý, sai mục đích dẫn đến khả năng trả nợ không cao, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

b. Nguyên nhân chủ quan

- Khả năng huy động vốn

Do khả năng huy động vốn tại chỗ của Agribank Văn Bàn còn hạn chế, chỉ đạt 45 - 50% cho nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, còn lại các ngân hàng phải nhận vốn điều hòa từ trụ sở chính hoặc các chi nhánh khác nên Agribank Văn Bàn sẽ không chủ động về nguồn vốn, cơ cấu thời hạn vay để đáp ứng kịp thời chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng

- Trình độ cán bộ tín dụng còn chưa đồng đều

Năng lực quản lý cũng như trình độ cán bộ tín dụng còn thiếu và yếu. Công tác phát triển dịch vụ đã có nhiều chuyển biến xong chưa tương xứng với tiềm năm và điều kiện công nghệ sẵn có do cán bộ còn chưa được đào tạo chuyên sâu, công việc còn kiêm nhiệm nhiều. Việc điều hành, chỉ đạo của ban lãnh đạo ngân hàng còn thiếu năng động, chưa bám sát vào tình hình sử dụng vốn vay để đưa ra các chính sách hợp lý, các cán bộ tín dụng chưa thực sự am hiểu kỹ về đặc điểm kinh tế của từng đối tượng khách hàng để có thể xác định mức cho vay, cũng như các quy định về thời hạn, tính hiệu quả kinh tế của khoản vay làm cho hiệu quả cho vay chưa cao như mong muốn. Việc bố trí đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ cho vay, nhất là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng marketing và việc nắm bắt quy trình, nghiệp vụ mới để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ còn nhiều hạn chế.

- Quy trình cho vay còn chưa cụ thể hóa

Quy trình và thủ tục vay vốn còn nhiều phức tạp. Đối với các khách hàng không có bảo đảm bằng tài sản thì thủ tục là khá đơn giản, khách hàng có thể sử dụng sổ vay vốn để vay nhiều lần. Tuy nhiên các món vay thế chấp thì thủ tục còn tương đối phức tạp, khách hàng phải có chứng thực gặp nhiều phiền phức; nên khi mùa vụ đến thì vốn đầu tư cho sản xuất không


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

kịp thời làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, trong khi nguồn vốn của ngân hàng thì bị ứ đọng trong quá trình giải ngân.

- Tổ chức, bộ máy tại chi nhánh chưa đồng bộ

Phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 10

Cơ cấu tổ chức còn chưa đồng bộ với việc thay đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ. Hoạt động chỉ đạo điều hành còn nhiều bất cập: cách phân công hiện nay dẫn đến một số giám đốc chi nhánh cơ sở ít quan tâm đến hoạt động tín dụng hàng ngày, thường một phó giám đốc phụ trách điều hành hoạt động tín dụng trong phạm vi phân cấp phán quyết được giao.

3.3. Định hướng và giải pháp phát triển cho vay SXNN tại Agribank Văn Bàn

3.3.1. Định hướng

Một số định hướng hoạt động cho vay SXNN tại chi nhánh đến năm 2025 như sau:

- Agribank phải xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “Tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình, HTX, DN sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

- Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay SXNN thông qua các chỉ tiêu (i) tổng dư nợ cho vay SXNN tăng 20% so với năm 2018; (ii) nợ xấu duy trì ở mức 0.1%; (iii) thu lãi tiền vay đạt từ 95% trở lên so với số lãi phải thu.

3.3.2. Một số giải pháp phát triển cho vay SXNN tại Agribank Văn Bàn

Từ thực trạng cho vay SXNN của Agribank Văn Bàn và kết quả điều tra khách hàng, đề tài đề xuất một số giải pháp để phát triển cho vay SXNN tại Agribank Văn Bàn như sau:


3.3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm tăng cường doanh số cho vay SXNN

a, Chú trọng công tác phát triển thị trường, hoàn thiện chính sách khách hàng Hiện tại, Agribank chi nhánh Văn Bàn chủ yếu tập trung cho vay đối tượng khách hàng là các hộ nông dân, chưa thật sự chú trọng đến các nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng như: hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực NN. Để mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay SXNN, chi nhánh cần có chính sách duy trì và khai thác tiềm năng khách hàng cũ, thu hút thêm khách hàng mới. Chi nhánh cần tổ chức nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thị trường nhằm hoàn thiện chính sách khách hàng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và tiện ích đối với từng nhóm đối tượng, đảm bảo có lợi thế cạnh tranh so

với các chi nhánh ngân hàng thương mại khác.

Chính sách khách hàng của chi nhánh phải hướng tới từng nhóm đối tượng khách hàng cụ thể: khách hàng truyền thống có quan hệ thường xuyên; khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh nhưng chưa thường xuyên; khách hàng có nhu cầu vốn để SX, nhưng chưa được vay vốn tại chi nhánh hoặc đang vay vốn tại các ngân hàng khác.

Phối hợp với các cơ quan truyền thông, phát thanh, truyền hình, báo chí của tỉnh và đặc biệt là hệ thống truyền thanh, truyền hình ở từng địa phương để đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tuyên truyền trong nhân dân các chương trình tín dụng, hỗ trợ cho vay hay các gói tín dụng về nông nghiệp đến với người nông dân, DN, HTX.

Phát triển mạng lưới hoạt động một cách hợp lý; triển khai đề án ngân hàng lưu động để tăng cường tiếp cận khách hàng ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, đồng thời tiết giảm chi phí về hoạt động.

b, Đa dạng hóa hình thức cho vay; Mở rộng đối tượng cho vay, nâng cao tỷ trọng cho vay ngành thủy sản

Theo thời gian, các nhu cầu và mong muốn của khách hàng sẽ thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh và các


nhân tố thuộc khách hàng. Vì lẽ đó, chi nhánh cần phải đa dạng hóa hình thức cho vay phù hợp với sự phát triển, nhu cầu của khách hàng trong từng ngành nghề, từng lĩnh vực. Trong thời gian tới, Agribank chi nhánh Văn Bàn cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp sau:

- Phát triển, mở rộng cho vay thông qua tổ vay vốn

- Tăng cường cho vay hạn mức tín dụng

- Mở rộng phương thức cho vay theo mô hình liên kết chuỗi giá trị nông sản.

- Mở rộng đối tượng cho vay, nâng cao tỷ trọng cho vay ngành thủy sản. Bên cạnh việc tăng cường cho vay ngành thủy sản, Agribank chi nhánh

Văn Bàn cần mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực, đối tượng khác theo định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, phù hợp với thế mạnh của từng địa phương, đẩy mạnh sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ.

3.3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ

- Giảm bớt thủ tục giấy tờ, chi phí giao dịch cho SXNN

Nhiều trường hợp chi phí giao dịch cho các món vay nhỏ chiếm một tỷ trọng đáng kể đã đẩy lãi suất cho vay thực tế lên rất cao, các thủ tục giấy tờ rườm rà, phức tạp đã ảnh hưởng đến việc sản xuất kịp thời theo tiến độ. Để giải quyết vấn đề này cần có những quy định cụ thể của Nhà nước miễn tất cả các loại phí cho SXNN khi làm thủ tục vay vốn, Agribank Văn Bàn cũng cần nghiên cứu giảm các loại giấy tờ khi giao dịch như: Giấy nhận nợ, biên bản định giá tài sản... đơn giản hóa thủ tục vay vốn đối với SXNN chỉ là một nghiệp vụ nhỏ, một khía cạnh trong quy trình nghiệp vụ cho vay. Giải quyết được vấn đề này sẽ có tác dụng mở rộng quan hệ cho vay đối với SXNN, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực SXNN tiếp cận vốn ngân hàng dễ dàng hơn, chủ động hơn trong sản xuất và đó cũng là thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển đối với nông nghiệp, nông thôn.


- Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng là công cụ hữu hiệu nhất để nâng cao sức mạnh và vị thế của ngân hàng. Vì vậy, Agribank Văn Bàn cần phải chú trọng đến chính sách chăm sóc khách hàng làm sao để có thể giữ chân được khách hàng cũ và thu hút được khách hàng mới.

3.3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Agribank chi nhánh Văn Bàn cần rà soát, đánh giá cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng dựa trên các tiêu chí trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ, đạo đức nghề nghiệp, năng suất lao động, chất lượng tín dụng, thu nhập tạo ra…

Các cán bộ tín dụng không chỉ cần giỏi về khả năng thẩm định mà phải có các kỹ năng bán hàng tư vấn. Cần tổ chức đào tạo các cán bộ tín dụng thêm các kỹ năng này, từ đó tạo phong cách chuyên nghiệp hơn cho cán bộ.

Xây dựng và triển khai phương án khoán tài chính triệt để đến các chi nhánh, từng đơn vị, tổ nhóm và nhân viên ngân hàng.

Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, tổ chức nhiều hơn nữa các đợt tập huấn liên quan đến ngành nghề nông nghiệp, thường xuyên cập nhật kiến thức về thị trường, giá cả nông sản trong nước và quốc tế…

3.3.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng

a. Chấn chỉnh chất lượng kiểm tra sau cho vay

Thường xuyên kiểm tra sau khi cho vay đối với các khách hàng định kỳ hoặc đột xuất để theo dõi tình hình sử dụng vốn vay đúng mục đích, kiểm tra nhắc nhở việc trả nợ, và xử lý rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay. Sau khi kiểm tra cần phân loại các khoản vay tốt và khoản vay có vấn đề.

Đối với cho vay SXNN, với số lượng lớn khách hàng vay, cần khai thác lợi thế của việc cho vay qua tổ, cần ủy nhiệm cho tổ trưởng thực hiện kiểm tra sau. Cán bộ cho vay sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra điển hình, trực tiếp kiểm tra


các khoản vay có quy mô tương đối lớn từ 50 triệu trở lên đối với cho vay SXNN thông qua tổ vay vốn và các khoản vay ngoài tổ vay vốn.

Cần quy định thành điều khoản rõ ràng trong hợp đồng dịch vụ với tổ trưởng tổ vay vốn, trong quy ước của tổ vay vốn; phổ biến rộng rãi trong khách hàng vay, tập huấn cách thức kiểm tra và biện pháp xử lý để bảo đảm chất lượng của việc kiểm tra sau của tổ trường tổ vay vốn.

Cần kết hợp với tình hình trả nợ gốc, lãi và những nguồn thông tin khác để thực hiện phân loại nợ, qua đó xác định trọng tâm, tần xuất kiểm tra phù họp.

b. Tăng cường thu hồi tốt nợ đọng, nợ quá hạn

Agribank Văn Bàn cần có biện pháp thu hồi tốt nợ tồn đọng của khách hàng trong lĩnh vực SXNN nhiều năm qua nhất là những khoản nợ mới xử lý rủi ro trong thời gian gần đây. Một mặt là đem lại thu nhập cho ngân hàng. Mặt khác, nhằm tránh tình trạng lây lan trong khách hàng vay chây lì, ỷ lại không trả nợ. Các biện pháp có thể là:

+ Cho khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực SXNN trả gốc trước, trả lãi sau đối với những khách hàng xét thấy có khả năng phục hồi sản xuất.

+ Xét miễn giảm lãi, tạo điều kiện cho khách hàng có khả năng trả nợ một lần.

+ Cho khách hàng trả dần nếu khách hàng có thu nhập từ các nguồn khác.

+ Phối hợp với các cơ quan ban ngành địa phương để có hướng thu hồi thích hợp và hiệu quả.

c, Hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay

Hiện tại, loại tài sản bảo đảm phổ biến để bảo đảm cho các khoản vay SXNN là chủ yếu là bất động sản, mà thường là bìa đỏ. Các món vay với giá trị lớn hay nhỏ đều được đảm bảo bằng bất động sản. Việc chỉ áp dụng 1 loại tài sản đảm bảo là bất động sản làm cho công tác phát triển cho vay không hiệu quả. Về phía ngân hàng, chi phí vận hành cho một khoản vay có giá trị lớn không khác nhiều so với khoản vay có giá trị nhỏ. Rõ ràng, xét về mặt hiệu quả


thì ngân hàng sẽ tập trung phát triển cho vay những món vay có giá trị lớn. Và do đó rất dễ mất khách hàng. Song song với đó, về phía khách hàng, khi vay món vay nhỏ thường là dưới 200 triệu đồng mà thủ tục thế chấp tài sản quá phức tạp cũng sẽ khiến cho khách hàng đắn đó khi đi vay vốn.

Vì vậy, việc bổ sung thêm loại tài sản đảm bảo khác là rất cần thiết. Bên cạnh đó, khi cho vay vốn đối với SXNN thì các hợp đồng tiêu thụ, hay tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay cũng có thể được xem xét là tài sản đảm bảo giúp cho SXNN có thể tăng quy mô vốn vay. Do đó, Agribank Văn Bàn cần nghiên cứu thêm thực tế của thị trường để áp dụng tài sản đảm bảo là động sản, là hợp đồng tiêu thụ hoặc tài sản hình thành trong tương lại để nhận thế chấp.

Một hình thức bảo đảm cũng rất cần xem xét đó là tín chấp. Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức bảo đảm này, Agribank nên thực hiện phân nhóm khách hàng sử dụng hình thức bảo đảm này để đảm bảo an toàn cho ngân hàng, cũng như có quy trình giám sát sau vay riêng để giảm tối đa tổn thất cho ngân hàng.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Lĩnh vực nông nghiệp đang rất cần nguồn vốn cho đầu tư sản xuất, như máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải, công nghệ bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch,…Để đáp ứng nhu cầu trên, hàng loạt những chủ trương, chính sách về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng và Nhà nước đã ra đời trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các Chính sách, Nghị định của Chính phủ và hoạt động cho vay SXNN tại Agribank Văn Bàn cũng còn nhiều tồn tại, vướng mắc cần tiếp tục được tháo gỡ.

Đề tài luận văn: “Phát triển cho vay SXNN tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” được nghiên cứu nhằm phát huy hơn nữa những thành quả trong đầu tư tín dụng nông nghiệp mà chi nhánh đã đạt được trong thời gian qua cũng như đưa ra các giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những tồn tại còn tiềm ẩn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Agribank chi nhánh Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trong thời gian tới. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:

(i) Hệ thống những lý luận cơ bản về tín dụng Ngân hàng, về tín dụng nông nghiệp,nông thôn. Trên cơ sở đó kết hợp với nghiên cứu hoạt động cho vay lĩnh vực SXNN tại Agribank Văn Bàn, luận văn đã nêu ra được những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân của những mặt hạn chế đó.

(ii) Dư nợ cho vay SXNN của Agribank Văn Bàn ngày càng tăng và duy trì ở mức cao, dư nợ đến năm 2018 đạt 178 tỷ đồng giúp cho khách hàng SXNN có nguồn vốn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh kịp thời, đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiến bộ vào sản xuất kinh doanh để thu được lợi nhuận cao nhất. Từ đó tạo điều kiện giúp cho ngân hàng thuận lợi thu hồi nợ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023