Nhóm Chỉ Tiêu Phản Ánh Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cho Vay Sxnncủa Agribank


Tỷ lệ nợ quá hạn

cho vay SXNN

=

Nợ quá hạn cho vay SXNN

x

100%

Tổng dư nợ cho vay SXNN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 7


Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn cho vay SXNN, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để đánh giá thực chất tình hình hiệu quả cho vay SXNN. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng cho vay tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý cho vay của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

- Tỷ lệ nợ xấu:


Tỷ lệ nợ xấu cho vay

SXNN

=

Nợ xấu cho vay SXNN

x

100%

Tổng dư nợ cho vay

Hoạt động tín dụng của NHTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và nợ xấu là vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động cho vay của ngân hàng, điều quan trọng là NHTM phải duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất là có thể chấp nhận được. Theo ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nợ xấu <= 5% là có thể chấp nhận được và mức tốt là từ 1-3% .

- Mức tăng trưởng số lượng khách hàng của Agribank

Chỉ tiêu này phản ảnh mức độ tăng trưởng số lượng khách hàng có quan hệ vay vốn với ngân hàng qua các thời kỳ. Chỉ tiêu này cũng được thể hiện qua 2 chỉ tiêu: mức tăng tuyệt đối và tốc độ tăng.

- Mức tăng dư nợ bình quân trên một khách hàng

Mức tăng dư nợ bình quân đánh giá việc phát triển cho vay của Agribank bằng phương thức phát triển theo chiều sâu. Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng của ngân hàng trong việc phát triển các quan hệ với khách hàng, định hướng cơ cấu khách hàng hợp lý, hoàn thiện các chính sách và cơ chế nhằm tối đa hóa quy mô cho vay với một lượng khách hàng xác định.


b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay sả n xu ấ t của Agribank:

Thu nhập từ hoạt động cho vay thể hiện kết quả của hoạt động cho vay và cũng là chỉ tiêu phản ảnh tổng hợp quy mô của hoạt động này.

c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự phù hợp trong cơ cấu cho vay:

Các tiêu chí này đánh giá sự phù hợp của cơ cấu cho vay SX với nhu cầu vay vốn của các khách hàng trên thị trường mục tiêu và năng lực đáp ứng của Agribank.

d. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ:

Đây là tiêu chí đánh giá về mặt chất lượng của quá trình phát triển cho vay. Tiêu chí này thể hiện ở mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đối với quá trình cung cấp dịch vụ cho vay của ngân hàng trong từng thời kỳ (Phí trọng Hiển,2005).

2.3.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay SXNNcủa Agribank

a. Nhân tố bên ngoài:

Các nhân tố bên ngoài được đề cập ở đây là các nhân tố thuộc về đặc điểm của địa bàn mà Ngân hàng hoạt động, cũng có nghĩa là thị trường mục tiêu của Ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển cho vay sản xuất của từng Ngân hàng cụ thể. Theo đó, các nhân tố chủ yếu bao gồm: Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội; Môi trường kinh tế vĩ mô; Cơ chế chính sách của Nhà nước; Năng lực và uy tín của khách hàng.

b. Nhân tố bên trong:

Các nhân tố bên trong của ngân hàng có tính quyết định đến hoạt động của chính ngân hàng. Có nhiều nhân tố bên trong tác động đến hoạt động tín dụng của, Agribank trong đó có các nhân tố cơ bản sau: Chiến lược kinh doanh và chính sách tín dụng của Agribank; Năng lực tài chính, màng lưới hoạt động và cơ sở vật chất kỹ thuật của Agribank; Thông tin tín dụng; Quy trình, thủ tục cho vay của Agribank. Năng lực và phẩm chất của cán bộ tín dụng (Phí trọng Hiển, 2005).


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

3.1.1. Sản phẩm tín dụng

Sản phẩm tín dụng khá đa dạng như: Cho vay bất động sản, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh, cho vay online cầm cố tiền gửi tiết kiệm.

3.1.2. Hoạt động tín dụng

Với vị trí và uy tín đã tạo dựng qua nhiều năm, Chi nhánh đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch được giao, góp phần vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam.

- Công tác huy động vốn tại Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn:

Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn giai đoạn 2016-2018

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2016

2017

2018

I

Nguồn vốn huy động

Tỷ đồng

339

500

480

1

VNĐ

Tỷ đồng

339

500

480


Tỷ lệ

%

100,0

100,0

100,0

2

Ngoại tệ quy VNĐ

Tỷ đồng

Không phát sinh

II

Trong đó





A

Phân theo thành phần kinh tế





1

Huy động từ dân cư

Tỷ đồng

278

291

334


Tỷ lệ

%

82,0

58,2

69,6

2

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Tỷ đồng

46

194

131


Tỷ lệ

%

13,6

38,8

27,3

3

Tiền gửi, tiền vay các TCTD khác

Tỷ đồng





Tỷ lệ

%





TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2016

2017

2018

4

Tiền gửi kho bạc + Vốn khác

Tỷ đồng

15

15

15


Tỷ lệ

%

4,4

3,0

33,1

B

Phân theo thời gian





1

Dưới 12 tháng

Tỷ đồng

202

378

305


Tỷ lệ

%

59,6

75,6

63,5

2

Từ 12 tháng trở lên

Tỷ đồng

137

122

175


Tỷ lệ

%

40,4

24,4

36,5

(Nguồn: Báo cáo KQKD của của Agribank Văn Bàn các năm 2016, 2017, 2018)

Từ bảng số liệu cho thấy tình hình huy động vốn của Agribank Văn Bàn có sự biến động trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể năm 2017 nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng 161 tỷ so với năm 2018. Tuy nhiên, năm 2018 nguồn vồn huy động của chi nhánh lại có xu hướng giảm nhẹ (giảm 20 tỷ so với năm 2017).

Qua báo cáo tổng kết của ngân hàng cho thấy tiền gửi tiết kiệm của khách hàng chính là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của Agribank Văn Bàn. Điều này phù hợp với tình hình địa bàn huyện Văn Bàn trong thời gian những năm gần đây. Nguồn huy động từ dân cư có xu hướng giảm từ 82% năm 2016 xuống còn 69,6% năm 2018. Ngược lại, nguồn vốn huy động từ các tổ chức lại có xu hướng tăng từ 13,6% năm 2016 lên 27,3% năm 2018.

Đi vào phân tích nguồn huy động theo thời gian, số liệu từ ngân hàng cho thấy nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Tuy nhiên, tỷ trọng này biến động không ổn định qua từng năm. Năm 2016, tỷ trọng nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm gần 60%. Nhưng đến hết năm 2017, huy động ngắn hạn tăng lên và chiếm 75,6% tổng nguồn huy động. Tuy nhiên, năm 2018 con số này lại giảm xuống còn 63,5%. Sự biến động này là do trong năm 2017, Ngân hàng có chiến lược tăng nguồn huy động trung dài hạn để đáp ứng những dự án dài hạn đã được Ban điều hành phê duyệt từ đầu năm. Vì vậy, Ngân hàng đã có những chính sách thu hút nguồn


vốn trung dài hạn như tăng mức lãi suất huy động với những kỳ hạn trên 12 tháng; áp dụng những chính sách khuyến khích dân cư gửi vốn trung dài hạn.

- Công tác cho vay vốn:

Hoạt động cho vay của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn qua các năm có sự biến động nhẹ, dư nợ cho vay quy đổi VND năm 2016 là 608 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên là 660 tỷ đồng và dư nợ năm 2018 giảm xuống còn 610 tỷ đồng. Dư nợ cho vay qua các năm được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 3.2. Tình hình dư nợ cho vay qua các năm 2016 -2018


TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2016

2017

2018

I

Tổng dư nợ

Tỷ đồng

608

660

610

1

Tốc độ tăng trưởng dư nợ

%

23

8

-7,5

II

Dư nợ phân theo





A

Phân theo thành phần kinh tế

Tỷ đồng

608

660

610

1

Dư nợ đối với hộ SX và cá nhân

Tỷ đồng

378

474

520


Tỷ lệ

%

62,1

71,8

85,2

2

Dư nợ doanh nghiệp

Tỷ đồng

219

178

81


Tỷ lệ

%

36,0

26,9

13,2

3

Dư nợ HTX

Tỷ đồng

11

8

9


Tỷ lệ

%

1,8

1,2

1,3

B

Phân theo thời gian

Tỷ đồng

608

660

610

1

Dư nợ ngắn hạn

Tỷ đồng

254

274

200


Tỷ lệ

%

41,8

41,5

32,8

2

Dư nợ trung dài hạn

Tỷ đồng

354

386

410


Tỷ lệ

%

58,2

58,5

67,2

III

Chất lượng tín dụng






Nợ xấu

Tr.đồng

300

400

500


Tỷ trọng nợ xấu / Dư nợ

%

0,04

0,06

0,08

(Nguồn: Báo cáo KQKD của của Agribank Văn Bàn các năm 2016, 2017, 2018)


3.1.3. Các hoạt động kinh doanh khác

Ngoài hoạt động huy động vốn và cho vay chi nhánh còn có các hoạt động trung gian khác như: Các hoạt động thanh toán gồm: Thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán vốn giữa các ngân hàng và thẻ ATM, hoạt động kinh doanh tiền tệ cùng một số hoạt động khác.

Do vẫn còn nhiều hạn chế do điều kiện chưa cho phép nên hầu hết các hoạt động trên chưa hoạt động mạnh.

3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Văn Bàn

Kết quả hoạt động đạt được của Agribank Văn Bàn được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Văn Bàn giai đoạn 2016-2018

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2016

2017

2018

I

Tổng thu nhập

Tỷ đồng

55

65

67

1

Thu từ dịch vụ tín dụng

Tỷ đồng

51

60

63

2

Thu từ dịch vụ phi tín dụng

Tỷ đồng

3

4

3

3

Thu khác

Tỷ đồng

1

1

1

II

Tổng chi phí

Tỷ đồng

35

40

42

1

Chi trả lãi

Tỷ đồng

25

31

30

2

Chi khác

Tỷ đồng

10

9

12

III

Lợi nhuận trước thuế

Tỷ đồng

20

25

25

IV

ROA

%




(Nguồn: Báo cáo KQKD của của Agribank Văn Bàn các năm 2016, 2017,2018)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Văn Bàn có sự tăng trưởng qua các năm. Chỉ tiêu lợi nhuận năm 2016 đạt 20 tỷ, sang năm 2018 lợi nhuận tăng lên 25 tỷ. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên Agribank Văn Bàn đã cố gắng để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên,


để xem xét cụ thể hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh ta sẽ nghiên cứu thêm cơ cấu thu nhập và chi phí của Ngân hàng trong vài năm gần đây:

Trong cơ cấu thu nhập của Agribank Văn Bàn, ta thấy nguồn thu chủ yếu là thu từ hoạt động tín dụng. Cơ cấu thu từ dịch vụ tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của chi nhánh. Trong 3 năm gần đây, tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ chiếm trên 90% tổng thu nhập. Điều này cho thấy nguồn thu nhập chính của Chi nhánh là thu từ hoạt động tín dụng.

Tóm lại, qua phân tích trên ta có thể thấy trong 3 năm gần đây, kết quả kinh doanh của Agribank Văn Bàn đạt được sự tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là cơ cấu thu nhập còn có sự chênh lệch quá lớn. Nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, thu từ hoạt động tại chi nhánh còn có sự mất cân đối nghiêm trọng, chi nhánh vẫn tập trung vào các nghiệp vụ truyền thống như cho vay, nhận tiền gửi, chưa có các giải pháp thúc đẩy sự phát triển hoạt động dịch vụ Ngân hàng.

3.2. Thực trạng cho vay SXNN của Agribank tại chi nhánh Văn Bàn

3.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay SXNN tại Việt Nam

Năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ- CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định 55 gồm 6 chương, 27 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/7/2015, thay thế Nghị định số 41/NĐ-CP (Nghị định 41) ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. So với qui định hiện hành, Nghị định 55 có một số điểm mới cơ bản sau đây:

Bổ sung đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, bao gồm cả những cá nhân, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thành phố, thị xã nhưng tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, và đối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng nằm ngoài khu vực nông thôn, ngoại trừ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khai khoáng, các cơ sở sản xuất thủy điện, nhiệt điện và một số loại hình doanh nghiệp khác.


Mức cho vay không có tài sản bảo đảm tăng gấp 1,5-2 lần so với qui định tại Nghị định 41. Cụ thể là, mức cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa là 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình; tối đa 300 triệu đồng đối với hộ kinh doanh; tối đa 1 tỷ đồng đối với HTX, chủ trang trại. Ngoài ra, Nghị định 55 bổ sung thêm hai nhóm đối tượng được vay vốn không có tài sản bảo đảm. Bao gồm: các HTX nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ, liên hiệp HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp được vay tối đa 2 tỉ đồng; các liên hiệp HTX nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ khai thác hải sản xa bờ được vay tối đa 3 tỉ đồng.

Các cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng không phải nộp lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản tại cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng, lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

Nghị định 55 có thêm qui định riêng về chính sách tín dụng khuyến khích phát triển SXNNtheo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao (Điều 14). Đối với các doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX ký hợp đồng cung cấp, tiêu thụ đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, mức cho vay không có tài sản bảo đảm lên tới 70% giá trị dự án, phương án cho vay theo mô hình liên kết. Đối với các doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX đầu mối ký hợp đồng thực hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản lên tới 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo mô hình liên kết.

Nhằm hạn chế rủi ro trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghị định 55 qui định cụ thể hơn về nguyên tắc, qui trình xử lý các khoản nợ vay gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan bất khả kháng đối với khách hàng vay vốn (Điều 12); khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp thông qua qui định: tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay với mức tối thiểu 0,2%/năm so với lãi suất của những khoản cho vay cùng loại và có thời hạn tương ứng (Điều 16).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023