Đánh Giá Những Thành Tựu, Hạn Chế Và Nguyên Nhân Ảnh Hưởng Đến Tín Dụng Cho Sản Xuất Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Tại Tỉnh Lâm Đồng


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ

5.1. Đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến tín dụng cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng

5.1.1. Những thành tựu, hạn chế trong hoạt động cấp tín dụng đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

5.1.1.1. Những thành tựu trong hoạt động cấp tín dụng đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Một là, Tổng doanh số cho vay NNCNC trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015- 2018 là 1.021 tỷ đồng. Doanh số cho vay NNCNC tuy không cao, nhưng đã có sự tăng trưởng qua từng năm, bình quân 255,2 tỷ đồng/năm;

Hai là, Dư nợ cho vay đối với NNCNC tại các chi nhánh NHTM Lâm Đồng cũng có sự tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn 2015 -2017 và giảm xuống trong năm 2018 do các khoản vay ngắn hạn năm 2017 đến hạn trả năm 2018;

Ba là, Tỷ lệ nợ xấu cho vay NNCNC tại các chi nhánh NHTM Lâm Đồng chiếm tỷ trọng rất thấp trong tỷ lệ nợ xấu cho vay.

5.1.1.2. Những hạn chế trong hoạt động cấp tín dụng đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc cấp tín dụng cho NNCNC cũng còn những hạn chế như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 297 trang tài liệu này.

Một là, Dư nợ tín dụng đối với NNCNC tại chi nhánh NHTM Lâm Đồng có sự tăng trưởng nhưng chủ yếu chỉ tập trung ở một số chi nhánh NHTM nhà nước, các NHTM cổ phần tư nhân hầu như không cho vay lĩnh vực này;

Hai là, Cho vay đối với NNCNC tại các chi nhánh NHTM Lâm Đồng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung dài hạn không đáng kể;

Tín dụng ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng 1683910919 - 21

Ba là, Số khách hàng được vay vốn ưu đãi để sản xuất NNCNC tại các chi nhánh NHTM Lâm Đồng theo Quyết định 813/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số khách hàng vay nông nghiệp nông thôn;

Bốn là, Tỷ trọng doanh số cho vay NNCNC tại các chi nhánh NHTM Lâm Đồng chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay NNNT (<2%). Doanh số cho vay NNCNC tại các chi nhánh NHTM Lâm Đồng giai đoạn 2012-2018 mới chỉ đạt 21%/tổng nhu cầu vốn tín dụng NHTM cho sản xuất NNCNC giai đoạn 2012-2020;


Năm là, Tỷ trọng dư nợ cho vay NNCNC tại các chi nhánh NHTM Lâm Đồng chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ cho vay NNNT (<0,5%).

5.1.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển tín dụng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Mặc dù đã đạt những kết quả bước đầu trong cho vay NNCNC, tuy nhiên so với nhu cầu về vốn tín dụng cho sản xuất NNCNC thì nguồn cung tín dụng chỉ mới đáp ứng được khoảng 21%. Việc hạn chế dòng chảy vốn tín dụng từ các NHTM vào lĩnh vực này do các nguyên nhân khách quan và chủ quan chủ yếu sau đây:

Nhóm nguyên nhân khách quan

- Từ môi trường pháp lý

Một là, Quy định về xác định đối tượng thụ hưởng chính sách để cho vay đối với NNCNC tại các chi nhánh NHTM tỉnh Lâm Đồng còn gặp khó khăn. Cụ thể là, tiêu chí xác định về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định 738 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn chung chung, chưa rõ ràng, chưa quy định cơ quan nào xác nhận các tiêu chí đó của dự án (ứng dụng công nghệ sinh học, vi sinh…) nên ảnh hưởng đến việc xem xét, cấp tín dụng của ngân hàng. Mặt khác, do chưa có quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức dự toán xây dựng nhà lưới, nhà kính ứng dụng công nghệ cao để các NHTM làm cơ sở thẩm định tài sản thế chấp cho vay nên hầu như các tài sản trên đất hình thành từ vốn vay không được sử dụng để đảm bảo tiền vay;

Hai là, Việc triển khai công nhận khu, vùng NNCNC của tỉnh Lâm Đồng còn chậm. Tại tỉnh Lâm Đồng, mặc dù hoạt động sản xuất NNCNC đã được triển khai rộng khắp các địa bàn trong tỉnh và tỉnh đã quy hoạch 8 khu và 19 vùng NNCNC, tuy nhiên đến nay mới chỉ có 02 vùng được công nhận là vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (Vùng sản xuất hoa công nghệ cao Thái Phiên – Phường 12 và Vạn Thành – Phường 5), hiện tỉnh chưa công nhận vùng sản xuất rau công nghệ cao. Nguyên nhân là do tỉnh còn chậm trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các khu, vùng NNCNC. Đối với DN, Lâm Đồng hiện có hơn 300 DN sản xuất trong lĩnh vực NNCNC; tuy nhiên, mới chỉ có 8 DN được công nhận là doanh nghiệp NNCNC, những DN chưa được công nhận thì không được vay ưu đãi để phát triển NNCNC, do đó làm giảm khả năng tiếp cận vốn tín dụng trong lĩnh vực này;

Ba là, Hành lang pháp lý và các cơ chế, chế tài trong sản xuất NNCNC còn thiếu, chưa đồng bộ; điều này ảnh hưởng đến triển khai mô hình tổ chức liên kết sản xuất NNCNC


theo hợp đồng một cách bền vững. Hiện vẫn còn tình trạng dư thừa sản phẩm nông nghiệp do người dân không đủ thông tin về nhu cầu của thị trường. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật liên quan đến sản xuất NNCNC chưa được các ban ngành quan tâm triển khai; vì vậy, còn nhiều hộ dân, DN chưa quan tâm đến hiệu quả của việc tham gia vào các chuỗi liên kết giá trị để nâng cao giá trị, hạn chế rủi ro về đầu ra của sản phẩm;

Bốn là, Quy định của Ngân hàng Nhà nước về cho vay theo chuỗi giá trị, cho vay thông qua tổ chức đầu mối còn chưa cụ thể, mặc dù theo thống kê hiện toàn tỉnh có 125 chuỗi sản xuất NNCNC, từ đó ảnh hưởng đến chính sách tín dụng của các NHTM;

Năm là, Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và phát triển các loài giống mới (đặc biệt là các loại cây giống rau, hoa phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu) tại tỉnh Lâm Đồng chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng luôn phải nhập khẩu trên 90% các loại giống mới về rau và hoa chất lượng cao, do đó người sản xuất chưa chủ động trong việc sản xuất gắn với thị trường, làm tăng giá thành sản xuất sản phẩm, làm giảm lợi nhuận của nhà đầu tư, giảm cơ hội tiếp cận tín dụng NHTM;

Sáu là, Vốn đầu tư cho dự án NNCNC, nông nghiệp sạch là rất lớn và giá thành trên một đơn vị sản phẩm khá cao. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch trên địa bàn tỉnh vẫn chưa xây dựng được nhiều thương hiệu sản phẩm có giá trị, chưa xây dựng được thị trường tiêu thụ ổn định, thiếu các chế tài cần thiết để bảo vệ và thông tin đến người dùng nên hiệu quả đầu tư còn hạn chế, từ đó làm giảm khả năng tiếp cận vốn tín dụng NHTM;

Tám là, Chính sách bảo hiểm nông nghiệp mới được ban hành và đi vào hoạt động từ giữa năm 2018. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện lại rất khó khăn vì người sản xuất thường ít chứng minh được các quyền tài sản trên đất khi thực hiện các giao kết với cơ quan bảo hiểm;

Chín là, Ngân hàng Nhà nước và tỉnh Lâm Đồng chưa quan tâm trong việc hỗ trợ các NHTM thực hiện gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ cho các khách hàng sản xuất NNCNC như: Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc; hỗ trợ lãi suất tiền vay; loại trừ dư nợ cho vay trung dài hạn theo chương trình của các NHTM khi tính tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam7;


7 Quyết định 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 của Ngân hàng Nhà nước


Mười là, Chưa có sự vào cuộc quyết liệt từ các bộ, ngành ở trung ương trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ NNCNC như: Xây dựng cơ chế tích tụ, tập trung đất đai cho DN; hoàn thiện các quy định về công nhận tài sản trên đất, đăng ký giao dịch bảo đảm v.v.

- Từ môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế- xã hội

Một là, NNCNC mặc dù đã giảm thiểu được nhiều rủi ro do thay đổi phương thức canh tác. Tuy nhiên, nó vẫn mang đặc trưng của sản xuất nông nghiệp là luôn tiềm ẩn rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, điều này có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp, người dân và NHTM cho vay. Do đó, phần nào đã làm ảnh hưởng đến ý định cấp tín dụng cho NNCNC của các NHTM;

Hai là, Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng với các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Việc gia nhập các hiệp định thương mại giúp tỉnh Lâm Đồng có thêm nhiều thị trường xuất khẩu nông sản. Đây là những thị trường có tính ổn định cao, tuy nhiên, lĩnh vực xuất khẩu nông sản luôn phải đối mặt với các rào cản khắc khe từ các Hiệp định thương mại. Vì vậy, có rất ít doanh nghiệp NNCNC có thị trường xuất khẩu ổn định. Chính sự không ổn định của thị trường tiêu thụ trong khi sản phẩm sản xuất ra nhiều làm cho quyết định tài trợ vốn của các NHTM trở nên dè dặt hơn.

Nhóm nguyên nhân chủ quan

- Từ phía khách hàng

Một là, Nhiều DN, HTX, nông hộ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn do phương sán sản xuất kinh doanh thiếu khả thi, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính còn hạn chế, tổ chức kế toán còn thiếu chuyên nghiệp, thông tin tài chính thiếu minh bạch, chưa thông thạo quy định về lập hồ sơ vay vốn, thiếu tài sản bảo đảm v.v dẫn đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng NHTM còn hạn chế;

Hai là, Thói quen sử dụng tiền mặt của các hộ nông dân còn phổ biến nên việc kiểm soát dòng tiền của các NHTM trong cho vay với đối tượng này còn gặp khó khăn để đảm bảo cho vay đúng mục đích;

Ba là, Một số DN, nông hộ còn sản xuất NNCNC theo kiểu tự phát, sản xuất không theo nhu cầu của thị trường, dẫn đến tình trạng cung hàng nông sản lớn hơn cầu, làm cho giá hàng hóa nông sản giảm xuống, ảnh hưởng hiệu quả đầu tư. Từ đó làm giảm khả năng tiếp cận vốn tín dụng của khách hàng.

- Từ phía các ngân hàng thương mại


Một là, Các NHTM hiện chưa có thật sự quan tâm đúng mức đến lĩnh vực này. Theo Quyết định 813 thì các khách hàng vay vốn sản xuất NNCNC từ gói 100.000 tỷ theo Nghị quyết 30 của Chính phủ được hưởng lãi suất ưu đãi từ 0,5%-1,5%. Tuy nhiên, nguồn cho vay lại từ nguồn huy động của các NHTM theo lãi suất thị trường. Vì vậy, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh, các NHTM phải tiết giảm chi phí hoạt động để bù đắp phần hỗ trợ lãi suất, nên việc này không khuyến khích các NHTM tích cực tham gia cho vay phát triển NNCNC, đặc biệt là các NHTM cổ phần dân doanh;

Hai là, Các NHTM chưa có quy trình hoặc hướng dẫn riêng trong cho vay NNCNC, điều này đã làm ảnh hưởng đến việc xem xét, tư vấn, hướng dẫn, thẩm định và lập các thủ tục vay cho khách hàng có nhu cầu vay trong lĩnh vực này. Việc thẩm định tài sản thế chấp cho vay tại ngân hàng cũng bị giới hạn do chưa có quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức dự toán xây dựng nhà lưới, nhà kính ứng dụng công nghệ cao để các NHTM làm cơ sở thẩm định tài sản thế chấp cho vay;

Ba là, Các NHTM chưa có nhiều hình thức bảo đảm tiền vay. Hiện tại, tài sản bảo đảm cho khoản vay NNCNC chủ yếu là đất nông nghiệp dùng để sản xuất và bất động sản của chủ đầu tư hoặc bên thứ ba. Luật Đất đai 2013 mới chỉ quy định việc giao đất nông nghiệp cho đối tượng hộ gia đình, còn đối với các tổ chức kinh tế thì mới chỉ có hình thức thuê đất, không có hình thức giao đất; trong khi đất ở là đất có giá trị kinh tế cao hơn đất nông nghiệp thì các tổ chức kinh tế vẫn được giao đất; đây được xem là bất cập và phân biệt chính sách giữa đất nông nghiệp và đất ở, dẫn đến tình trạng “hữu danh vô thực” trong sở hữu đất nông nghiệp, gây khó khăn cho tập trung đất nông nghiệp để các DN tổ chức sản xuất lớn. Đất thuê trả tiền hàng năm nên không được sử dụng để thế chấp tại các NHTM mà chỉ thế chấp tài sản hình thành trên đất (khi có đủ các điều kiện pháp lý về quyền tài sản). Do đó, giá trị tài sản được định giá hầu như không đủ đảm bảo cho nhu cầu của khoản vay;

Bốn là ,Vốn đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà kính, trang thiết bị cho sản xuất NNCNC là rất lớn, tuy nhiên hiện nay các đối tượng này chưa được cấp giấy chứng nhận các quyền về tài sản trên đất nông nghiệp nên không đủ điều kiện để thế chấp tại các NHTM; đa số các mô hình đều có diện tích đất nông nghiệp lớn nhưng giá trị theo quy định tại địa phương lại thấp, chênh lệch lớn với giá thị trường, nên các NHTM khó có thể cho vay vốn ở mức cao (Hiện tại, giá thị trường đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giao động tùy khu vực từ 3 tỷ đồng/sào1000m2 đến 10 tỷ đồng/sào. Tuy nhiên, một số NHTM chỉ định giá đất nông nghiệp để thế chấp theo khung giá do UBND tỉnh phê duyệt như Agribank Lâm Đồng


và Agribank Lâm Đồng 2, hoặc thông qua tổ chức định giá độc lập khi giá trị khoản vay lớn như Vietcombank Lâm Đồng);

Năm là, Do Ngân hàng Nhà nước chưa có quy định cụ thể về cho vay chuỗi giá trị và cho vay thông qua tổ chức đầu mối, nên các NHTM vẫn chưa ban hành các quy định về cho vay các sản phẩm này. Hiện nay, việc cho vay hộ gia đình, DN và HTX sản xuất NNCNC vẫn được thực hiện đơn lẽ (chỉ có Agribank Lâm Đồng cho vay được một chuỗi sản xuất hoa do Công ty Hoa Mặt Trời làm đầu mối liên kết). Việc ký kết hợp đồng liên kết giữa DN và người dân trong các chuỗi còn lỏng lẻo và chưa có chế tài cụ thể để tăng tính ràng buộc, tuân thủ hợp đồng của người dân và DN. Trong thực tế, việc phá vỡ cam kết theo hợp đồng là khá phổ biến, gây thiệt hại không nhỏ cho đối tác liên kết và cả ngân hàng cho vay;

Sáu là, Theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP thì các DN được cấp chứng nhận doanh nghiệp NNCNC được vay không có tài sản bảo đảm đến 80%/ tổng giá trị dự án, phương án và các DN chưa được cấp chứng nhận doanh nghiệp NNCNC nhưng có dự án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao được vay không có tài sản bảo đảm đến 70%/ tổng giá trị dự án, phương án. Trên thực tế, các DN hầu như không thể tiếp cận được khoản vay không có tài sản bảo đảm, vì các NHTM luôn cho vay với điều kiện đầu tiên phải có tài sản bảo đảm.

Nhóm nguyên nhân được rút ra từ kết quả nghiên cứu

- Từ kết quả khảo sát ý kiến khách hàng

Qua kết quả khảo sát 161 khách hàng đang sản xuất nông nghiệp và NNCNC, một số nguyên nhân làm hạn chế tiếp cận tín dụng NHTM của khách hàng đối với sản xuất NNCNC là do:

Một là, Một số khách hàng chưa có nhu cầu/hoặc đã có các nguồn tín dụng khác;

Hai là, Các NHTM định giá tài sản đảm bảo nợ vay còn quá thấp;

Ba là, Các NHTM thường duyệt số tiền vay thường thấp hơn hơn nhu cầu vay của khách hàng, thời gian cho vay đầu tư dự án còn ngắn, không phù hợp thời gian hoàn vốn, lãi suất chưa thật sự hấp dẫn người vay;

Bốn là, Các NHTM có ít hình thức thế chấp tài sản, kết quả khảo sát cho thấy có hai hình thức thế chấp phổ biến nhất là: Nhà ở, bất động sản riêng (77,3%) và đất nông nghiệp (28%);


Năm là, Về những lý do khiến khách hàng không muốn vay vốn NHTM, thì ngoài lý do về không có nhu cầu vay, lý do phổ biến tiếp theo chính là: Mất nhiều thời gian lập hồ sơ, chờ giải quyết và tốn kém chi phí trong quá trình làm thủ tục;

Sáu là, Đầu ra của sản phẩm NNCNC còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả kinh doanh không như kỳ vọng; từ đó suy giảm quyết định tiếp cận tín dụng của khách hàng;

Bảy là, Trong thủ thuật dùng lưới phân tích tầm quan trọng – chất lượng dịch vụ tín dụng, thì có 5 yếu tố ở vùng có tầm quan trọng cao nhưng chất lượng còn thấp mà các NHTM cần dành nhiều sự chú ý; sắp xếp theo mức độ tầm quan trọng giảm dần, đó là: (1) Việc định giá tài sản thế chấp, (2) quy trình hồ sơ đơn giản, (3) mở rộng chấp nhận các hình thức thế chấp, (4) thời gian giải ngân phù hợp và (5) việc tốn thêm các khoản phí khác.

- Từ kết quả nghiên cứu định lượng khảo sát ý định hành vi cấp tín dụng của nhân viên tín dụng các ngân hàng thương mại

Qua thảo luận kết quả nghiên cứu định lượng từ khảo sát ý định hành vi cấp tín dụng của nhân viên tín dụng các NHTM, có thể rút ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến ý định cấp tín dụng/duy trì cấp tín dụng đối với sản xuất NNCNC tại các NHTM, cụ thể như sau:

Một là, Đối với các nhân viên tín dụng chưa từng đề xuất cấp vốn tín dụng cho NNCNC, thì họ chưa có sự nhận thức cao về tính hữu dụng của việc cấp tín dụng NNCNC. Các nhân viên này chưa có kinh nghiệm làm việc với khách hàng vay vốn sản xuất NNCNC, nên họ còn khá mơ hồ về tiềm năng và lợi ích do các khách hàng trong lĩnh vực này mang lại. Bên cạnh đó, họ còn chịu sự chi phối từ những chính sách, quy định từ nhà nước, địa phương và ngân hàng mà họ đang công tác. Trong quá trình phân tích cảm nhận về rủi ro của các nhân viên chưa từng cấp tín dụng cho NNCNC, thì những lo lắng của họ tập trung vào (1) tính khả thi của dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, (2) khả năng quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm nông sản và (3) đầu ra của thị trường. Những nguyên nhân này làm suy giảm thái độ tích cực về việc chấp nhận cấp tín dụng NNCNC;

Hai là, Đối với các nhân viên tín dụng đã từng đề xuất cấp vốn tín dụng cho sản xuất NNCNC thì kết quả chỉ ra rằng, họ quan tâm đến quy trình tín dụng, thẩm định và duyệt hồ sơ cho đối tượng khách hàng này có được NHTM ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi hay không. Các chính sách tín dụng có liên quan đến NNCNC, ý kiến của lãnh đạo hay đồng nghiệp, kinh nghiệm trong quá khứ (sự xác nhận) hoặc các vấn đề về dự trù rủi ro phức tạp khác đã làm họ cân nhắc trong quá trình lựa chọn cấp tín dụng cho NNCNC hay các hợp đồng tín dụng khác.


Xét về mặt đánh giá mức độ rủi ro trong việc cấp tín dụng cho sản xuất NNCNC, các nhân viên tín dụng đã từng cấp tín dụng có cái nhìn chi tiết và sâu sắc hơn về những rủi ro trong quá trình cấp tín dụng NNCNC, vì vậy Thái độ đối với việc cấp vốn tín dụng NNCNC cũng càng trở nên dè dặt hơn. Ý định tiếp tục cấp vốn tín dụng NNCNC của các nhân viên tín dụng bị chi phối rất nhiều bởi ý kiến của những người liên quan, ví dụ như cấp trên hay đồng nghiệp của họ và bởi những chính sách của nhà nước, NHTM và của các ban ngành có liên quan cùng sự thành công của các hợp đồng cấp vốn tín dụng NNCNC trước đây. Chính vì chưa có sự hỗ trợ tốt nhất về cơ chế, chính sách, quy trình thực hiện và sự quan tâm của lãnh đạo NHTM nên những điều này đã ảnh hưởng đến Ý định tiếp tục cấp vốn tín dụng cho sản xuất NNCNC.

5.2. Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị phát triển tín dụng ngân hàng thương mại đối với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Xuất phát từ các kết quả nghiên cứu và thảo luận bên trên, để thúc đẩy phát triển tín dụng NHTM cho sản xuất NNCNC, luận án đề xuất các giải pháp và khuyến nghị như sau:

5.2.1. Giải pháp đối với các chi nhánh ngân hàng thương mại tỉnh Lâm Đồng

Một là, Lãnh đạo các NHTM cần quan tâm hơn nữa đến lĩnh vực này, kết quả nghiên cứu cho thấy sự thiếu quan tâm của người đứng đầu các NHTM là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm thái độ tích cực của nhân viên tín dụng trong việc tìm kiếm các khách hàng NNCNC. Sự quan tâm thể hiện ở các khía cạnh tích cực như: (1) Tạo ra nhiều gói sản phẩm tín dụng (Cho vay theo chuỗi giá trị; cho vay thông qua tổ chức đầu mối; cho vay theo dự án; cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo phương án liên kết… ), (2) giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hợp lý, (3) khuyến khích, động viên nhân viên v.v. Đây là động lực giúp gia tăng thái độ và ý định của các nhân viên tín dụng trong việc tìm kiếm và cho vay khách hàng NNCNC;

Hai là, Có các chính sách tín dụng phù hợp (nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa, xây dựng quy chế, quy trình, thủ tục cho vay NNCNC theo hướng đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện cho từng loại sản phẩm vay NNCNC và tổ chức tập huấn, hướng dẫn các quy trình, thủ tục cấp tín dụng cho các nhân viên tín dụng, hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tín dụng, có cơ chế về lãi suất, thời hạn vay,v.v). Như đã phân tích, hoạt động cấp tín dụng cho NNCNC được thực hiện bởi các nhân viên tín dụng. Nhân viên tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, hướng dẫn lập hồ sơ, thẩm định và đề xuất vay vốn. Do đó, hiểu được thái độ và ý định hành vi của các nhân viên tín dụng sẽ giúp lãnh đạo các

Xem tất cả 297 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí