15,9%/năm).Lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến Phú Quốc tăng nhanh trong thời gian qua do: Phú Quốc có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc, đó là thế mạnh để du lịch Phú Quốc phát triển. Đặc biệt những năm gần đây công tác quảng bá được đẩy mạnh, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ngày được nâng cao và hơn thế nữa là khi Chính phủ phê duyệt xây dựng nơi đây trở thành Trung tâm Du lịch sinh thái chất lượng cao, với chất lượng phục vụ ngang bằng Singapore vào năm 2020.
Đơn vị (lượt người)
Biểu đồ 2.2 Khách du lịch đến Phú Quốc giai đoạn 2000 -2010
Khách quốc tế Khách nội địa Tổng lượng khách
250
200
150
100
50
0
2000
2005
Năm
2010
Nguồn : Phòng thống kê huyện Phú Quốc năm 2011
Như vậy, số khách du lịch đến đảo Phú Quốc sẽ ngày càng tăng: đón 217.000 lượt khách du lịch vào quý I năm 2011, trong đó 30% là khách quốc tế. Uớc tính khoảng 800.000 lượt khách du lịch/năm (2015), 2 đến 3 triệu khách du lịch /năm (2020) và con số này sẽ tăng lên 5 – 7 triệu khách/ năm vào năm 2030; trong đó 45 – 50% số khách quốc tế. Sự tăng trưởng đó là một điều đáng mừng, song cũng đặt ra cho Phú Quốc nhiều vấn đề cần phải giải quyết như: nước sinh hoạt, vấn đề ô nhiểm môi trường, vấn đề rác thải, điện sinh hoạt… đối với các điểm du lịch.
Khách nội địa: chủ yếu đi với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 80%) , họ đi du lịch quanh năm những chủ yếu tập trung vào dịp hè, các ngày nghỉ cuối tuần. Ngoài ra, còn có khách đi dưới dạng hình thức công vụ như cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp... thường kết hợp công tác với du lịch. Loại hình du lịch này diễn ra quanh năm. Đối với loại khách đi với mục đích du lịch lễ hội –
tín ngưỡng thường tập trung vào các dịp lễ hội, tết dương lịch, tết Nguyên Đán, đối tượng chính là người lớn tuổi, người buôn bán kinh doanh.
Về cơ cấu thị trường khách du lịch nội địa: Nguồn khách du lịch nội địa đến Phú Quốc chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Bắc (xem bảng 2.8).
Bảng 2.10 Cơ cấu khách du lịch nội địa đến Phú Quốc năm 2005, năm 2010
Đơn vị: Lượt khách
2005 | 2010 | |
Đồng bằng sông Cửu Long | 77.702 | 80.231 |
Miền Đông Nam Bộ | 32.872 | 58.969 |
Khu vực khác | 8.575 | 23.870 |
Tổng số khách du lịch | 119.176 | 163.070 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững - 6
- Những Lợi Thế So Sánh Về Tiềm Năng Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch
- Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững - 8
- Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng – Vật Chất Kỹ Thuật Ngành Du Lich
- Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Ở Huyện Đảo Phú Quốc Theo Hướng Bền Vững
- Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Ở Phú Quốc Theo Hướng Bền Vững
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu thống kê phòng Văn hóa – Du lịch huyện Phú Quốc năm 2011
Khách du lịch nội địa luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số khách du lịch đến với Phú Quốc: chiếm xấp xỉ 90% (2000); 80,02% (2005); 70,9% (2010). Mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2010 – 2020, tỷ trọng khách du lịch nội địa giảm xuống 65% năm 2015, 60% vào năm 2020 19. Cơ cấu khách nội địa đến Phú Quốc cũng có sự chuyển dịch: Tỷ lệ khách du lịch đến từ khu vực Đồng bằng sông Cữu Long có xu hướng giảm từ 63% (2000) xuống 49,2% (2010) và 31,5% (dự báo 2015). Trong lúc đó tỷ trọng khách du lịch đến từ miền Đông Nam Bộ tăng lên từ 27,6% (2000) lên 36,1% (2010), 40,2% (2015) do các công ty lữ hành tại
thành phố Hồ Chí Minh và Phú Quốc trong thời gian qua hoạt động có hiệu quả với các chương trình giảm giá hấp dẫn. Tỷ trọng khách du lịch từ các tỉnh phía Bắc đến Phú Quốc tăng nhanh nhờ các chương trình quảng bá về Phú Quốc, nhất là từ khi tuyến bay thẳng Phú Quốc – Nội Bài đi vào hoạt động tạo thuận lợi trong việc đi lại của du khách.
19 Báo cáo đại hội X Đảng bộ huyện Phú Quốc
Khách quốc tế đến với mục đích thương mại là nhóm khách có khả năng chi trả rất cao, đòi hỏi chất lượng phục vụ tốt, đặc biệt là coi trọng vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm. Họ thường đi riêng lẻ, thời gian lưu trú không dài, đối với họ thời gian là “vàng” nên khi đến một nơi nào đó họ đều tìm hiểu nghiên cứu rất kỹ các cơ hội và khả năng hợp tác đầu tư, họ thường ở các khách sạn thương mại cao cấp. Để phục vụ nhóm du khách này, các công ty lữ hành cần dành những gì tốt nhất có thể để phục vụ du khách. Đón tiếp khách du lịch thương mại có ý nghĩa và hiệu quả về nhiều mặt: Số lượng khách ít nên không gây áp lực đến tài nguyên du lịch, cảnh quan môi trường, cơ sở vật chất ít bị xuống cấp; nâng cao chất lượng sản phẩm các dịch vụ du lịch; đội ngũ nhân viên có điều kiện nâng cao tay nghề, tạo thêm việc làm. Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng trong thời gian qua thị trường khách du lịch thương mại đến Phú Quốc với số lượng rất ít và không ổn định do nhiều nguyên nhân như cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thời gian đi lại giữa Phú Quốc và các trung tâm kinh tế khách như thành phố Hồ Chì Minh, Cần Thơ, Rạch Gia mất không nhiều (máy bay mất 45 phút, tàu thủy từ Rạch Giá đi Phú Quốc mất 2 giờ 20 phút), vì vậy khách ít lưu trú qua đêm tại Phú Quốc. Đây là bất lợi đối với du lịch Phú Quốc vì hiệu quả kinh tế sẽ không cao.
Khách du lịch có mục đích thăm thân nhân, chủ yếu là Việt Kiều về thăm gia đình, họ hàng, quê hương. Mặc dù có thời gian lưu trú dài nhưng ít sử dụng dịch vụ lưu trú, thường sử dụng dịch vụ chất lượng trung bình, giá cả vừa phải, mức chi tiêu không cao. Nhóm du khách này gia tăng nhanh và nhiều người có nhu cầu quay trở lại du lịch lần thứ 2, thứ 3... Về giá trị tuyệt đối thì khách thăm thân nhân phát triển tương đối ổn định trong tổng số khách quốc tế đến Phú Quốc. Ngoài ra, khách du lịch đến với Phú Quốc với các mục đích như du lịch công vụ, dự hội nghị, hội thảo, hội chợ, khách đi theo đoàn ngoại giao, đoàn thể thao…không đáng kể và không ổn định.
Về cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế: Hầu hết khách quốc tế đến Phú Quốc với mục đích chủ yếu là tham quan danh lam thắng cảnh và tìm hiểu văn hóa bản địa. 20 Thị trường khách chủ yếu ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ (như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Canada…) chiếm 70%; Đông Bắc Á (như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc…) chiếm 18,2 %; khu vực ASEAN (như Thái Lan, Malaixia, Indonesia, Campuchia…) chiếm 6,8% .
20 Số liệu thông kê, Phòng thống kê huyện Phú Quốc
Biểu đồ 2. 3 Cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Phú Quốc năm 2005, năm 2010
2010
7%
5%
18%
70%
Tây Âu và Bắc Mỹ Đông Bắc Á ASEAN Khu vực khác
2005 | |||||
8.8, 9% | 7, 7% | ||||
15.2, 15% | |||||
69, 69% | |||||
Tây Âu và Bắc Mỹ | Đông Bắc Á | ASEAN | Khu vực khác |
Nguồn: Số liệu tổng hợp, Phòng thống kê huyện Phú Quốc năm 2011
Thị trường khách du lịch Châu Á và Việt Kiều... là thị trường đầy tiềm năng, chiếm tỷ lệ cao. Đa phần du khách đều cho rằng, Phú Quốc có phong cảnh đẹp, không khí trong lành, chất lượng khách sạn nhà hàng đều đạt yêu cầu. Tuy nhiên hàng hóa mua sắm, đồ lưu niệm, dịch vụ vui chơi giải trí còn nghèo nàn, sản phẩm chưa có nét đặc trưng riêng, tạo nên cảm giác nhàm chán, lặp lại giữa các nước trong khu vực và các điểm du lịch khác trong nước.
Thị trường khách du lịch Châu Á và Việt Kiều... là thị trường đầy tiềm năng, chiếm tỷ lệ cao. Đa phần du khách đều cho rằng, Phú Quốc có phong cảnh đẹp, không khí trong lành, chất lượng khách sạn nhà hàng đều đạt yêu cầu. Tuy nhiên hàng hóa mua sắm đồ lưu niệm, dịch vụ vui chơi giải trí còn nghèo nàn, sản phẩm chưa có nét đặc trưng riêng, tạo nên cảm giác nhàm chán, lặp lại giữa các nước trong khu vực và các điểm du lịch khác trong nước.
Thị trường khách du lịch châu Âu, Mỹ, Oxtraylia... có khả năng chi trả rất cao, đòi hỏi được phục vụ những sản phẩm du lịch hoàn hảo, nhưng cũng rất đắn đo trong chi tiêu. Phần lớn du khách có nhu cầu khám phá văn hóa phương Đông. Do đã quá quen với cuộc sống tiện nghi, vật chất và kỷ thuật cao cho nên họ ưu thích gần gủi với thiên nhiên, thích nghiên cứu và khám phá những nét đẹp độc đáo của văn hóa địa phương qua các loại hình nghệ thuật dân gian, trang phục dân tộc, kiến trúc và các đặc điểm quần cư. Họ thích tham gia những hoạt động lễ hội, chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ của người Việt, người Hoa và người Khmer... tìm hiểu những nét đặc sắc của các tôn giáo. Tuy nhiên, nhóm khách này đòi hỏi phải có tiện nghi sinh hoạt và lưu trú đạt chuẩn, đặc biệt về môi trường, phòng ở, thông tin liên lạc, phương tiện đi lại, ăn uống phải đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Du khách rất quan tâm đến hàng hóa, đồ lưu niệm trong đó đặc biệt là đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống; đồ giả cổ, tranh ảnh mỹ thuật, nghệ thuật... Phục vụ khách du lịch ở thị trường
này rất khó, đòi hỏi phải có chiến lược về sản phẩm, chiến lược về quảng cáo, chiến lược về đào tạo nhân lực.
Hiện nay, trong chiến lược thu hút khách du lịch, Phú Quốc xác định thị trường có tính chất lâu dài và nhiều tiềm năng đó là thị trường Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc); Bắc Á (Nga, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong...); Tây Âu (Anh, Pháp, Hà Lan...); Bắc Mĩ.
Thời gian lưu trú: Khách du lịch đến với Phú Quốc tập trung vào một số thời điểm: Đối với khách nội địa tâp trung đông nhất vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9), đặc biệt là trong các ngày lễ 30/4, 2/9; Đối với khách quốc tế tập trung đông nhất vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12, đặc biệt là trong dịch lễ Noel, tết Dương lịch.
Thời gian lưu trú trung bình đối với khách trong nước là 1,9 ngày/lượt khách, đối với khách nước ngoài 2,5 ngày/ lượt khách. Nhìn chung, số ngày khách lưu trú còn thấp (thời gian lưu trú của khách quốc tế dài gấp 1,31 lần so với khách nội địa). Như vậy, mặc dù số khách du lịch nội địa chiếm trên 70% (2010) tổng số khách nhưng doanh thu chỉ đạt 43,5% (2010) là do số ngày lưu trú thấp, khách du lịch nội địa chỉ tham gia các loại hình du lịch như tham quan tìm hiểu mà chưa tham gia vào các hoạt động du lịch có mức chi phí cao, thời gian dài. Do đó, Phú Quốc cần có chính sách đầu tư và các giải pháp để nâng số ngày lưu trú của khách du lịch nội địa.
Nhận xét chung: Tuy số lượng khách đến Phú Quốc còn ở mức khiêm tốn so với tiềm năng, tỷ trọng khách quốc tế còn thấp, thời gian lưu trú của khách chưa nhiều, chi tiêu cho mua sắm, vui chơi giải trí chưa cao. Nhưng đánh giá về chỉ tiêu thu hút khách những năm gần đây đều tăng: Giai đoạn 2000 - 200521, tổng lượt khách đến Phú Quốc tăng bình quân 48,34%/năm (so với cả tỉnh là 12,02%/năm). Năm 2010 19* tăng lên đạt con số 31%
/năm tổng lượt khách du lịch trên toàn tỉnh. Thời gian lưu trú bình quân của du khách tăng lên: giai đoạn từ 2000 – 2005 là 1,9 ngày/lượt khách; giai đoạn 2005 – 2010 là 2,1 ngày/lượt khách, dự báo giai đoạn 2010 – 2015 khoảng 2,5 – 3 ngày/lượt khách. Như vậy, sau 10 năm khai thác du lịch, số lượng khách du lịch tăng nhanh, thời gian lưu trú tăng, điều đó khẳng định rằng du khách có nhu cầu đến Phú Quốc là một thực tế, ngược lại Phú Quốc có đủ tiềm
21 Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2010
19* Báo cáo nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ Kiên Giang năm 2010
năng phát triển du lịch và đó là hướng đi phù hợp trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện.
2.2.5.4.Doanh thu từ Du lịch
Trong giai đoạn 2005 – 2010 22, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của huyện Phú Quốc đạt 21,12% (so với cả tỉnh 11,5%). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng nông - lâm – thủy sản giảm từ 31,18% còn 24,11%; công nghiệp – xây dựng giảm 33,25% còn 26,63%; thương mại – dịch vụ tăng từ 35,57% lên 49,26% (xem bảng 2.9). Trong đó, du lịch tăng trưởng cao, bình quân 23,69%/năm (cả tỉnh 17,4%/năm).
Bảng 2..11 Cơ cấu các ngành kinh tế quốc dân qua các năm 2000, năm 2010
Toàn tỉnh Kiên Giang (%) | Huyện Phú Quốc (%) | |||||
Nông lâm ngư | Công nghiệp và xây dựng | Thương mại và du lịch | Nông lâm ngư | Công nghiệp và xây dựng | Thương mại và du lịch | |
2000 | 48,43 | 27,53 | 24,04 | 37,20 | 37,20 | 25,60 |
2010 | 42,70 | 23,90 | 33,40 | 24,11 | 26,63 | 49,26 |
Nguồn: Số liệu tổng hợp phòng thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2011
Năm 2010, GDP thương mại và du lịch tốc độ tăng trưởng mạnh, đạt 647 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 3,16 lần so với năm 2005. Doanh thu từ du lịch đạt 447.144,22 triệu đồng, tăng 3,29 lần so với 2005. Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu từ khách quốc tế chiếm 65,1% và khách trong nước chiếm 34,9%. Theo kế hoạch phát triển Phú Quốc 2010 - 2015 dự kiến vào năm 2015 tổng số lượt khách đến Phú Quốc là 800.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế chiếm 35%, khách nội địa 65%.
Biểu đồ 2.4 Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu ngành du lịch giai đoạn 2000 – 2010
22 UBND tỉnh Kiên Giang, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2005 -2010
Đơn vị (triệu đồng)
500
450
400
350
300
250
447.144
290.392
200
150
100
50
0
156.725
6.53.275
3.225
2000
136.518
87.587
48.913
2005
2010
Khách quốc tế
Khách nội địa
Tổng doanh thu
N?m
Nguồn : Số liệu tổng hợp, Phòng thống kê huyện Phú Quốc năm 2011
Bảng 2..12 Doanh thu ngành du lịch trong tổng nền kinh tế
Doanh thu ngành du lịch trong tổng nền kinh tế tỉnh Kiên Giang (%) | Doanh thu ngành du lịch trong tổng nền kinh tế huyện Phú Quốc (%) | Doanh thu du lịch huyện Phú Quốc so với tổng doanh thu du lịch cả tỉnh (%) | |
2005 | 3,21 | 13,34 | 35,22 |
2010 | 4,08 | 35,01 | 51,01 |
Nguồn : Số liệu tổng hợp, Phòng thống kê huyện Phú Quốc năm 2011
Khách du lịch đến Phú Quốc tăng kéo theo hoạt động kinh doanh dịch vụ, khả năng tạo việc làm cũng tăng theo. Trong vòng 5 năm qua (2005 - 2010), khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc tăng gần 400%, khách du lịch nội địa tăng 132%. Đó vừa là thuận lợi vừa là khó khăn cho Phú Quốc, khi mà công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất kỷ thuật, về con người, về chính sách… chưa theo kịp.
Cơ cấu GDP của huyện chuyển biến theo các năm (bảng 2.), tổng doanh thu của ngành du lịch chiếm 35,01% năm 20102, du lịch Phú Quốc chiếm 51,01 % tổng doanh thu du lịch toàn tỉnh đã khẳng định vị trí kinh tế số 1 của ngành. Điều đó khẳng định rằng: Đảng và Nhà nước đầu tư phát triển du lịch huyện đảo Phú Quốc là một quyết định đúng đắn, phù hợp với tiềm năng.
2.2.5.5.Sử dụng lao động trong ngành du lịch
Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở Phú Quốc có sự chuyển biến tích cực: tỷ lệ lao động trong ngành thương mại và dịch vụ tăng 69,4% (2008) lên 71,4% (2010) cao hơn nhiều so với trung bình của cả tỉnh (từ 14,4 % năm 2008 lên 25,3%)
Bảng 2..13 Lao động trong ngành du lịch giai đoạn 2000 - 2010
2000 | 2002 | 2004 | 2006 | 2008 | 2010 | |
Lao động trong các khách sạn – nhà hàng | 1.721 | 1.896 | 2.090 | 2.391 | 2.409 | 3.842 |
Lao động trong các công ty lữ hành | 96 | 101 | 107 | 287 | 595 | 1.375 |
Tổng | 1.817 | 1.997 | 2.197 | 2.678 | 3.004 | 5.217 |
Nguồn : Số liệu tổng hợp, Phòng thống kê huyện Phú Quốc năm 2011
Tính đến quý 1 năm 2011, tổng số lao động trong toàn huyện là 40. 493 người, tăng gấp 1,22 lần so với năm 2005 (34.038 người). Lao động trong ngành dịch vụ chiến 71,4%, trong đó lao động hoạt động trong ngành du lịch tăng lên liên tục trong các năm: năm 2000 mới chỉ có 1.817 lao động chiếm 6,1% ; năm 2004 là 2.197 chiếm 6,62% ; nhưng đến năm 2010 là 5.217 lao động chiếm 12%, dự báo đến 2015 số lao động sẽ tăng lên 10.000 lao động chiếm xấp xỉ 20% tổng số lao động trong nhóm ngành. Số lao động trong ngành du lịch tăng lên nhờ hai nguồn: đó là lao động tại chổ của địa phương và nguồn lao động qua đào tạo từ đất liền di chuyển ra. Như vậy, xét về tổng thể, lực lượng lao động trong ngành du lịch có sự chuyển biến tích cực: chuyển từ lao động trong ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và thương mại - dịch vụ. Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện, đặc biệt lao động trong các doanh nghiệp, các công ty du lịch liên doanh nước ngoài.
Lực lượng lao động trong ngành du lịch phân bố không đồng đều, tập trung với mức độ cao ở thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới, chiếm xấp xỉ 90%, các xã còn lại chiếm tỷ lệ thấp. Nhìn chung, ngành du lịch vẫn còn thiếu cán bộ quản lý giỏi, có kiến thức, biết