Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng – Vật Chất Kỹ Thuật Ngành Du Lich‌

ngoại ngữ, am hiểu pháp luật, có khả năng giao tiếp và kinh doanh trong cơ chế thị trường để đạt hiệu quả cao.

Tóm lại, lao động trong ngành du lịch tăng nhanh trong thời gian qua, góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, hạn chế của lao động trong ngành đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ chưa cao, đặc biệt là lao động tại địa phương. Hiện nay, số lao động trong ngành du lịch qua đào tạo mới chỉ chiếm một con số rất khiêm tốn (37,21%23). Số lao động có trình độ đại học và trên đại học rất thấp; lực lượng lao động chưa qua đào tạo, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao; chất lượng, khả năng quản lý của đội ngụ cán bộ, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch, nhất là đối với khách du lịch quốc tế,

chưa ngang tầm đòi hỏi của yêu cầu, nhiệm vụ phát triển, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch bền vững.


2.2.5.6.Hệ thống cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật ngành du lich‌

Hệ thống giao thông. Giao thông là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch huyện đảo Phú Quốc. Mạng lưới giao thông toàn huyện bao gồm giao thông đường thủy, đường bộ, đường hàng không đã có những chuyển biến tích cực. Số liệu năm 2010 so với 2005 cho thấy: Tổng số vốn đầu tư phát triển và xây dựng trên địa bàn toàn huyện là 5.402 tỷ đồng, tăng 12,74 lần ; Khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng 435%, số hành khách tăng 150%. Chất lượng vận chuyển hành ngày càng tốt hơn.

Đường bộ : Theo số liệu thống kê năm 201024, tổng chiều dài đường bộ toàn huyện là 149km, trong đó có 132,6 km đường tỉnh lộ; 37,4 km đường nội ô thị trấn và gồm 5 tuyến đường chính : tuyến An Thới – Dương Đông – Bãi Thơm (50km), tuyến xuyên đảo theo hướng Bắc – Nam nối các điểm dân cư nông thôn. Hầu hết các điểm dân cư đô thị đều đã có đường ô tô. Khối lượng hành khách vận chuyển bằng phương tiện đường bộ trong giai đoạn 2005 – 2010 là 39,2%, tăng bình quân mỗi năm là 6,3%.

Giao thông đường bộ trên đảo Phú Quốc thực sự khởi sắc từ khi có quyết định số 178/2004/QĐ –TTg, quyết định 1197/2005/QĐ – TTg và quyết định 633/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực. Cuối năm 2004, UBND tỉnh Kiên Giang đã khởi công một số công trình giao thông quan trọng trên đảo Phú Quốc: nâng cấp, mở rộng kết hợp với đầu tư


23 Số liệu của phòng lao động huyện Phú quốc năm 2010

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

24 Số liệu Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang

các tuyến đường Dương Đông và An Thới; nâng cấp, mở rộng các tuyến lộ 46 đến lộ 47, đường Suối Mây, đường Rạch Vẹm, đường Bãi Thơm –Rạch Tràm – Mũi Đá Bạc, xây dựng mới công trình cầu Cửa Cạn – Gành Dầu. Trọng tâm phát triển giao thông đường bộ là cải tạo nâng cấp các tuyến đường hiện có, xây dựng thêm một số tuyến mới nhằm đáp ứng nhu cầu nối liền giữa các trung tâm kinh tế, các khu dân cư và các địa điểm trên đảo. Chủ trương đó được cụ thể hóa trong mục tiêu nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010 – 2015 đó là : 100% số ấp có đường ô tô thông suốt; 80% các đường nội ô đô thị được bê tông hoặc nhựa vật liệu cứng (do nhân dân và nhà nước cùng làm). Tóm lại, mục tiêu phát triển trong thời gian tới là phát triển hệ thống đường bộ chất lượng cao, cảnh quan hai bên đường sạch sẽ, thoáng mát, tạo điều kiện thuận lợi tham quan du lịch dài ngày, nghỉ dưỡng lâu hơn tại Phú Quốc, góp phần phát triển du lịch bền vững của tỉnh.

Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững - 10

Đường biển : Từ thời lập đất, hệ thống sông, kênh rạch đã được người dân xứ đảo sử dụng cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, các tuyến đường biển mới thực sự quan trọng cho sự sinh tồn của hòn đảo này. Từ xa xưa, đường biển là cầu nối quan trong giữa đất liền và đảo. Ngày nay, tuyến đường biển càng có vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển của huyện đảo. Giai đoạn 2005 -2010, khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường thủy chiếm khoảng 57,8%, tăng lên gấp 1,43 lần so với năm 2005. Hiện nay, Phú Quốc có 2 tuyến đường biển chính: Các tuyến đường thủy vận chuyển hành khách và hàng hóa quan trọng nối đảo với đất liền: Phú Quốc - Rạch Giá dài 120km ; Phú Quốc – Hà Tiên dài 70km ; tuyến đường thủy vận chuyển hành khách và hàng hóa nối đảo lớn với các đảo nhỏ như Phú Quốc – Thổ Chu dài 120km, Phú Quốc – Hòn Thơm dài 10km, Thổ Châu – An Thới dài 110km..

Ngày nay, những chuyến tàu cao tốc đã rút ngắn được khoảng cách giữa đảo và đất liền, đảo lớn Phú Quốc với các quần đảo Thô Châu, quần đảo An Thới. Với ba công ty cung cấp dịch vụ tàu cao tốc: Hảng tàu SuperĐông, hảng tàu Vietrosko Hydrofoil, hảng tàu Trameco... chạy với tốc độ trung bình khoảng 26 hải lý/giờ (48,36 km/giờ), vì vậy việc di chuyển từ Phú Quốc vào thành phố Rạch Giá chỉ mất khoảng 2 giờ 20 phút (trước đây mất 6

-8 giờ), Phú Quốc – Hà Tiên hết 1 giờ 10 phút... Theo tính toán các tàu cao tốc chạy ở hai tuyến từ đất liền ra đảo và ngược lại một ngày có thể vận chuyển được khoảng 2.000 lượt khách ra vào (sức chở từ 171 -289 hành khách/ chuyến). Tuy nhiên, số lượng tàu vẫn chưa đáp ứng được đủ nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa hai bền.

Theo dự báo của Sở Thể thao & Du lịch tỉnh Kiên Giang, vào năm 2015 có khoảng

800.000 lượt khách đến Phú Quốc, trong đó 60% (480.000) đi bằng đường thủy. Như vậy, với hệ thống tàu, cảng biển như hiện nay không đáp ứng được nhu cầu đi lại của du khách, điều đó sẽ gây cản trở đến sự phát triển của ngành du lịch. Chính vì vậy, Chính phủ đã giao cho Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng cảng biển quốc tế An Thới với quy mô hàng hóa thông qua cảng 300.000 tấn, hành khách 450.000 lượt, xây dựng một bến tàu có trọng tải 3000 DWT. Xây dựng và nâng cấp các bến phục vụ tàu chở khách ven biển có sức chứa từ 200 – 300 hành khách và một bến để neo tàu 30.000 DWT hoặc tàu chở 1.000 – 2.000 hành khách, xây dựng các cảng đưa đón du thuyền du ngoạn trên các tuyến từ các đảo lớn ra các đảo nhỏ, đặc biệt là đi đến các đảo hoang. Ngoài ra, cần nâng cấp các cảng nhỏ phục vụ đánh bắt thủy hải sản: như cảng Hàm Ninh, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Gành Dầu, hay cảng quân sự An Thới...

Đường hàng không: Sân bay Phú Quốc với đường băng dài 2.200 m, có khả năng tiếp nhận máy bay ATR.72 với sức chứa 70 hành khách/ chuyến. Nhà ga có thể đón 200.000 khách/năm, phục vụ 5 chuyến bay/ngày với các tuyến Phú Quốc – Rạch Sỏi, Phú Quốc – Thành phố Hồ Chí Minh. Thực tế hiện nay, lượng khách chuyên chở đạt 300 hành khách/ngày bằng máy bay ATR. Nhu cầu chuyển chở vào năm 2010 là 10.000 người/ngày, sân bay Phú Quốc phải có khả năng tiếp nhận được các loại máy bay loại trung hư Boeing.767, A.320 với tần suất 40 chuyến/ngày. Dự báo đến năm 2015, trên 40% (320.000) khách đến Phú Quốc bằng đường hàng không sẽ càng quá tải. Từ thực tế đó, Bộ giao thông Vận tải cùng với tỉnh UBND tỉnh Kiên Giang đã bắt tay vào xây dựng sân bay quốc tế với đường băng dài 3.000 m đặt tại xã Dương Tơ với tổng kinh phí đầu tư là 2.500 tỷ đồng. Đây là sân bay được xem là đạt chuẩn quốc tế, giúp Phú Quốc tránh những khó khăn trong việc tăng công suất vận chuyển hành khách, đồng thời là cầu nối giữa Phú Quốc với các nước trong khu vực và cả trên thế giới, nhằm thúc đẩy thương mại và du lịch huyện đảo phát triển. Đây được xem như là công trình đột phá và được sự quan tâm của các nhà đầu tư trên đảo.

Điện : Hiện nay, đảo vẫn chưa có mạng lưới điện quốc gia, điện thắp sáng và điện sản xuất được cung cấp bởi 2 nhà máy Diezel công suất 7MW tại thị trấn Dương Đông và một nhà máy đặt tại xã Cửa Dương. Từ năm 2006 đến nay, tổng lượng điện phát ra tăng từ

37.450.000 KWh (năm 2006) lên 53.234.000 Wh (năm 2010), hiện nay 8/8 xã đã có điện. Thị trấn Dương Đông có 45,5km đường dây điện trung thế; 46,3km đường dây điện hạ thế. Tuy nhiên, công suất điện của các nhà máy không đủ đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt và

sản xuất, đặc biệt là các nhà hàng khách sạn, các khu du lịch, một số khu vực phải sử dụng máy phát điện với công suất nhỏ. Tình trạng thiếu điện, cắt điện xẩy ra thường xuyên gây khó khăn cho vấn đề phát triển kinh tế, xã hội. Để đáp ứng được nhu cầu điện trong sinh hoạt, trong sản xuất và đặc biệt trong ngành du lịch thì dự án đưa điện từ đất liền ra đảo bằng cách lắp đặt hệ thống cáp ngầm xuyên biển từ Hà Tiên đến Phú Quốc với tổng chiều dài là 53km cần sớm được thi công. Dự án này do tập đoàn điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư với số vốn là 260 triệu USD, kế hoạch hoàn thành đến năm 2013(25). Ngoài ra, để có đủ

nguồn năng lượng, Phú Quốc ngoài nguồn năng lượng truyền tải từ đất liền ra thì còn phải sử dụng nguồn năng lượng từ các nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng mặt trời, sức gió... Điều này vừa thức đẩy kinh tế phát triển vừa đảm bảo được môi trường sinh thái bền vững.

Nước : Toàn đảo đều có hệ thống chứa nước mưa với tổng dung tích 30.00m3, 21 giếng khoan công suất 1400 m3/ngày đêm, trạm cấp nước (hồ Dương Đông) với công suất 3,3 triệu m3, cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt toàn đảo (chiếm 60 -70% nhu cầu sử dụng của đảo). Ngoài ra, người dân Phú Quốc có thói quen tự trữ nước mưa để sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. Tính đến năm 200926 toàn huyện có hơn 900 bể chứa nước mưa tại nhà. Tại các điểm kinh doanh nhà hàng, khách sạn, các điểm du lịch, nguồn nước chủ yếu được cung cấp từ nguồn nước ngầm trên đảo.

Tuy nhiên, việc khai thác nước ngầm trên đảo cũng đang có nhiều vấn đề đáng quan tâm như nguy cơ hạ mực nước ngầm, tạo điều kiện cho hiện tượng xâm nhập mặn, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước mặt. Nguy cơ này càng ngày càng gia tăng khi nhu cầu nước cho du lịch, cho sản xuất và sinh hoạt ngày một tăng cao.

Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin trên đảo phát triển tốt. Điện thoại, mạng đã phủ sóng trên đảo lớn và các đảo nhỏ. Dịch vụ internet phát triển mạnh. Hiện nay, với trạm thu và phát vệ tinh tại đất liền (Hòn Quéo – Hòn Đất), đã giúp cho hầu hết các đảo đều đã bắt được các kênh phát trực tiếp trên vệ tinh như VT1, VT2, VT3, VT4... truyền hình cáp, my tivi, cũng như các đài địa phương khác. Trạm phát sóng truyền thanh đặt tại Dương Đông phát 24/24 phủ sóng khắp các đảo. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các nhà hàng khách sạn, các điểm du lịch đều chú ý đáp ứng các nhu cầu về thông tin liên lạc, điều đó đã phần


25 Theo vietnam net

26 UBND huyện Phú Quốc, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Quốc giai đoạn 2006 – 2010, tháng 04/ 2005

nào đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch khi tham quan và lưu trú. Tuy nhiên, các nhà quản lý cần tìm biện pháp giảm giá các dịch vụ vì còn quá cao so với đất liền.

Hệ thống xử lý chất thải : Với chiến lược xây dựng thương hiệu du lịch trên cơ sở các yếu tố: thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành. Tuy nhiên, quá trình đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay buộc Phú Quốc phải đối mặt với tình trạng suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái bị đe dọa bởi thiên tai và các rác thải.

Hiện nay, môi trường Phú Quốc đang đứng trước các vấn đề như sau: nguồn nước thải và rác thải trong sản xuất và sinh hoạt của các hộ dân và các điểm, các khu du lịch, các nhà máy chế biến với khoảng 35 – 40 tấn rác/ ngày(27). Số rác chỉ mới được thu gom ở 2 thị trấn Dương Đông và An Thới, trên những tuyến đường lớn, điểm gần trung tâm, ngoài những khu vực đó phần còn lại thì chưa thu gom được. Tại các xã, ngoài lượng rác thu gom, người

dân xử lý bằng cách đốt (vào mùa khô), chôn lấp (vào mùa mưa). Ở những khu vực gần chợ, ven kênh rạch, người dân thường vứt rác trực tiếp xuống kênh, sông, không có hệ thống thu gom và xử lý rác thải. Do đó, những khu vực này bị ô nhiểm môi trường khá nặng, không khí ô nhiểm bởi mùi hôi, ruồi muỗi, rác thải bừa bãi làm cho các dòng kênh có màu đen kèm thêm mùi hôi thối. Điều đó đã tác động không nhỏ đến sức khỏe của người dân địa phương, và gây cảm giác bất an cho du khách.

Hiện nay, Phú Quốc đã quy hoạch được một số khu đất trống xa dân cư, nằm gần rừng, biển để làm bãi rác thải. Đây là những bãi rác tự nhiên, không được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Điều này dẫn đến ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm dẫn đến không đạt tiêu chuẩn cơ bản về vệ sinh môi trường trong mắt du khách và nhà đầu tư. Trong tương lai, Phú Quốc sẽ có thêm 2 bãi rác là Cửa Dương và Hàm Ninh với diện tích khoảng 15 ha/khu. Các nhà quản lý hy vọng rằng, với quy mô bãi rác tập trung sẻ giải quyết được vấn đề môi trường và Phú Quốc thực sự có môi trường trong lành trong mắt du khách.

Các công trình thương mại dịch vụ: Chợ Dương Đông là ngôi chợ lớn nhất ở Phú Quốc. Chợ có đầy đủ các mặt hàng, là chợ đầu mối của huyện Phú Quốc và cũng là nơi bán những món hàng đặc sản dành cho du khách. Chợ cá bên sông Dương Đông còn là một địa điểm thú vị để du khách có thể tìm hiểu rõ về cuộc sống của người dân nơi đây. Tóm lại, Phú Quốc có ít trung tâm mua sắm vì vậy hạn chế rất nhiều đến chi tiêu của khách. Kết thúc giai đoạn phát triển kinh tế 2005 – 2010, Phú Quốc đã đầu tư vào nhiều dự án về thương

27 Theo phòng thống kê công ty Công trình đô thị và ban quản lý chất thải huyện Phú Quốc

mại và đã cơ bản hoàn thành như khôi phục, nâng cấp lại các chợ Cầu Sấu, chợ Gành Dầu, chợ Hàm Ninh, Trung tâm thương mại Dương Đông, Trung tâm thương mại An Thới, Trung tâm thương mại Dương Tơ...

Cơ sở lưu trú : Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2010, cùng với gia tăng về số lượng khách du lịch, cơ sở vật chất kỷ thuật phục vụ du lịch đã có những bước chuyển biến căn bản cả về số lượng và chất lượng. Các khu du lịch, khách sạn liên doanh với nước ngoài được xây dựng tạo nên dáng vẻ mới cho các điểm du lịch quan trọng của huyện, đáp ứng được phần nào nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Đến năm 2010(28), số lượng cơ sở lưu trú tăng liên tục từ 128 cơ sở kinh doanh (2006) lên 153 cơ sở kinh doanh (2010) chiếm 35,8% cơ sở lưu trú toàn tỉnh (153/427); trong đó các cơ sở lưu trú được phép hoạt động trên địa bàn chiếm 60% tổng cơ sở lưu trú trong toàn tỉnh (90/146 cơ sở). Dự báo đến 2015,

Phú Quốc sẽ nâng tổng số cơ sở lưu trú là 250 cơ sở, 300 khách sạn, 3.000 – 3.500 phòng, trong đó 50% số khách sạn đạt từ 2 sao trở lên để đón khách quốc tế.

Đơn vị (khách sạn)

Biểu đồ 2.5 Biểu đồ tăng trưởng các cơ sở lưu trú được phép hoạt động


cơ sở lưu trú

100

90

80

70

60

50

90

83

71

52

40

30

20

10

0

36

25

2000 2002 2004

2006

2008

2010

Năm

Nguồn: Số liệu tổng hợp phòng thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2011


Tuy nhiên, hiện nay phần lớn khách du lịch đến Phú quốc có thời gian lưu trú thấp (từ 1 – 2 đêm), một trong những nguyên nhân là do giá thuê các cơ sở lưu trú còn cao; các điểm ăn uống, mua sắm ở huyện đảo vẩn còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ và chưa hội đủ các yếu tố đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Các cơ sở lưu trú quá tải vào mùa du lịch, đặc biệt vào các ngày nghỉ lễ 30/4 – 1/5 hay 24/12 (noel) và tết dương lịch. Nếu như trên thế giới chọn cơ sở lưu trú với nhiều loại như khách sạn, motel, camping, bugalow, hay làng du lịch, thì


28 UBND huyện Phú Quốc, báo cáo đại hội Đảng bộ huyện khóa X

Phú Quốc phổ biến là khách sạn, resort, các nhà nghỉ, nhà trọ... với chất lượng từ cao cấp 5 sao đến loại bình dân. Trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở lưu trú ở Phú Quốc phát triển với tốc độ nhanh theo hướng nâng cấp các cơ sở đã có và xây dựng các cơ sở kinh doanh mới bằng nguồn vốn trong và ngoài nước. Hầu hết, các thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú. Nhìn chung các phòng ở khách sạn đảm bảo tiện nghi cho việc lưu trú của khách. Sự cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường đã thúc đẩy các khách sạn tăng cường trang thiết bị, đa dạng hóa các dịch vụ, giảm giá phòng theo các tour, nâng cao trình độ nghiệp vụ và tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị. Tuy nhiên, mật độ phân bố các khách sạn, các resort đạt chuẩn chủ yếu tập trung ở các trung tâm như thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới đã hạn chế rất nhiều đến việc phát triển du lịch trên quy mô toàn huyện đảo.

Về các dịch vụ khác : Trên địa bàn toàn huyện Phú Quốc có rất ít các điểm vui chơi giải trí phục vụ du khách. Một số loại hình tập trung ở trong một số khu du lịch như khách sạn Sài Gòn – Phú Quốc, Longbeach resort, Sasco Blue resort... Các khu giải trí, các dịch vụ về đêm còn thiếu như công viên, casino, sân golf. Điều đó đã tạo nên cảm giác buồn chán về đêm cho du khách, đồng thời hạn chế nhu cầu mua sắm, chi tiêu của khách.

Hiện nay, để tạo nên sự đa dạng trong hoạt động du lịch, góp phần giữ chân du khách dài ngày hơn, bên cạnh đầu tư mở rộng các điểm du lịch, đa dạng các loại hình du lịch, Phú Quốc đang hoàn tất thủ tục để xây dựng casino (năm 2012), và 4 sân golf (năm 2015). Có như vậy, du khách đến với Phú Quốc mới có điểm tham quan, điểm mua sắm, điểm nghiên cứu và điểm để chơi, du khách mới có mục đích để chi tiêu, địa phương sở tại mới tạo ra nhiều việc làm, tăng thêm nguồn thu cho ngành du lịch.

Tóm lại, Phú Quốc cần phải đẩy nhanh nâng cao lợi thế cạnh tranh với các điểm du lịch trong nước như Nha Trang, Hạ Long, Ninh Thuận… và cả với các đảo du lịch Phuket (Thái Lan), Bali (Indonesia)... nhằm từng bước thu hẹp khoảng cách với các đảo quốc du lịch hàng đầu thế giới và sớm hình thành đô thị biển đảo tại Việt Nam.


2.2.5.7.Đầu tư cho phát triển du lịch‌

Chính sách đầu tư: Trong “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 tầm nhìn đến 2020”, Thủ tướng Chính phủ đã xác định tập trung xây dựng đảo Phú Quốc trở thành Trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao, đồng thời gắn với việc phát triển du lịch của đảo Phú Quốc với phát triển du lịch trong nước, vùng kinh tế trọng

điểm phía Nam, huy động nguồn vốn trong nước hợp tác liên doanh với nước ngoài như mở tuyến du lịch từ đảo Phú Quốc đi các nước Thái Lan, Campuchia, Malaysia... được xem như là những thuận lợi để thu hút vốn đầu tư.

Để thực hiện được điều đó, nhà nước đã cho phép Phú Quốc được áp dụng cơ chế chính sách ưu đại, nhất về luật đầu tư, về xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài, giá cho thuê đất và các loại thuế, chính sách cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài được mua nhà ở, thuê đất ở lâu dài trên đảo và được áp dụng chính sách một giá.

Nguồn vốn đầu tư: Tính đến tháng 6 năm 2010, toàn huyện Phú Quốc đã thu hút được 60 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 46.350 tỷ đồng. Trong đó, 21 dự án đầu tư vào dịch vụ lưu trú và nghỉ dưỡng, 172 dự án đã có chủ trương đầu tư nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận. Các dự án chủ yếu là đầu tư về cơ sở hạ tầng và cơ sở lưu trú du lịch với số dự án đầu tư trong nước vào du lịch huyện đảo Phú Quốc liên tục tăng trong những năm vừa qua. Tổng số vốn đầu tư cơ bản trên địa bàn tính đến quý 2 năm 2010 bằng nguồn vốn trong nước (vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước, vốn đầu tư từ trái phiếu chính phủ) tăng 12,72 lần so với năm 2005, trong đó vốn ngân sách chiếm 59,5% tổng số vốn đầu tư.

Nếu như năm 2005, có khoảng 15 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm các trục giao thông chính như tuyến lộ 46 đến lộ 47, đường Dương Đông – An Thới, thì năm 2010 29số dự án đầu tư trong nước gần 50 dự án (được cấp phép), tổng số vốn đầu tư khoảng trên 3.000 tỷ đồng. Dự báo đến năm 2015, tổng số vốn đầu tư trong nước sẽ tăng lên trên 5.000 tỷ đồng, và sẽ ngày càng mở rộng các lĩnh vực đầu tư trong ngành du lịch.

Nguồn vốn nước ngoài : Với lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài, những năm gần đây số dự án với số vốn đầu tư từ nước ngoài vào ngành du lịch huyện đảo Phú Quốc tăng lên chiếm xấp xỉ 50% tổng số vốn đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực du lịch tại huyện đảo như: Kinh doanh khách sạn, làng du lịch, các khu resort; Kinh doanh du lịch vui chơi, giải trí: công viên, sân golf, casino, dự án du lịch lặn biển...

Đã có một thời kỳ, dịch vụ du lịch được coi là một dịch vụ xa xỉ, là “con gà đẻ trứng vàng”, không cần đầu tư mà cũng thu được ngoại tệ. Điều đó đã làm nảy sinh tâm lý sai lầm



29 UBND huyện Phú Quốc, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Quốc giai đoạn 2006 – 2010

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí