Số Ngày Lưu Trú Bình Quân Của Du Khách Giai Đoạn 2011 - 2019


4.2.1.2. Cơ cấu nguồn khách

Trong giai đoạn từ năm 2011–2019, số lượng khách quốc tế đến Khánh Hòa tăng lên rất nhanh, nhất là sau năm 2014, sở dĩ như vậy là do nhiều hãng lữ hành đã hợp tác với các công ty hàng không bắt đầu khai trương, tổ chức nhiều đường bay thẳng quốc tế tới sân bay Cam Ranh, vì vậy lượng khách quốc tế bắt đầu phát triển mạnh mẽ đặc biệt là thị trường khách Trung Quốc.

Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn khách quốc tế giai đoạn 2011-2019

Đvt: lượt khách


Chỉ tiêu


2011


2012


2013


2014


2015


2016


2017


2018


2019

Tốc độ TTBQ

(%)

Tổng lượng khách quốc tế


440.090


532.112


635.926


831.386


950.803


1.169.797


2.022.121


2.793.256


3.560.231


29.87

Trung Quốc

13.211

22.428

27.786

32.970

182.356

542.938

1.232.692

1.893.360

2.467.378

92,27

Nga

34.317

82.992

148.932

238.334

229.210

273.809

445.567

442.982

475.876

38,91

Hàn Quốc

15.412

25.431

34.759

66.252

67.348

47.060

40.633

83.304

108.285

27,6

Tây Âu

205.619

179.372

252.115

260.548

270.928

154.242

137.456

141.432

165.708

(2,66)

Thị trường khác

171.531

221.889

172.334

233.282

200.961

151.748

165.773

232.178

342.984

9,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở du lịch tỉnh Khánh Hòa và tính toán của tác giả


Biểu đồ 4 2 Cơ cấu nguồn khách Qua bảng số liệu và đồ thị biểu thị cơ 1

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu nguồn khách


Qua bảng số liệu và đồ thị biểu thị cơ cấu nguồn khách quốc tế giai đoạn 2011- 2019 ta thấy rằng: Tổng lượng khách quốc tế qua các năm tăng với tốc độ tăng bình quân năm là 29,87 %, trong đó có lượng khách đến từ Trung Quốc tăng rất nhanh với tốc độ tăng bình quân năm 92,27%, khách Nga tăng với tốc độ tăng bình quân năm 38,91%, Hàn Quốc tăng với tốc độ tăng bình quân năm 27,6 %. Đây là dấu hiệu tốt cho ngành du lịch Khánh Hòa. Tuy nhiên qua đây cũng cho thấy số lượng khách Tây Âu vốn được xem là thị trường khách truyền thống nhưng từ sau năm 2015 lại có xu hướng giảm với tốc độ giảm bình quân năm 2,66 %. Như vậy cần phải có nhiều chính sách ưu đãi, nghiên cứu sâu hơn về phong tục tập quán của đối tượng khách này để có phương án, định vị thị trường khách nhằm thu hút lượng khách Tây Âu tăng trở lại đối với điểm đến du lịch Khánh Hòa.

Từ sau năm 2015, thị trường khách Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên việc tăng trưởng đột biến của thị trường khách Trung Quốc cùng với sự xuất hiện của các tour du lịch “không đồng” đã không chỉ tạo nên sức ép đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch của chính quyền địa phương mà còn ảnh hưởng đến hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Bên cạnh đó, do có sự không tương đồng về đặc điểm thị trường, sự phát triển nhanh chóng của thị trường khách Trung Quốc đã dẫn đến sự sụt giảm của một số thị trường khách du lịch trọng điểm của Khánh Hoà như: Nga, các nước Tây Âu. Sự sụt giảm của những thị trường du lịch trọng điểm này đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh du lịch Khánh Hoà và cũng đặt ra vấn đề đối với chất lượng tăng trưởng của du lịch Khánh Hoà từ góc độ thị trường. Sở dĩ như vậy là do chưa phát huy được hết tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa có nhiều hoạt động xúc tiến quảng bá thật sự hiệu quả, chưa đa dạng hóa được thị trường khách du lịch, chưa có kế hoạch thu hút được thị trường khách Mỹ và Tây Âu trở lại, chưa có chiến lược ổn định nguồn khách trong dài hạn.

Năm 2015 đánh dấu sự trở lại của du lịch bằng tàu biển cả về số chuyến phục vụ và lượt khách phục vụ. Đặc biệt năm 2016, du lịch Khánh Hòa đã tổ chức tiếp đón 54 chuyến tàu khách du lịch với khoảng 93.854 lượt khách lên bờ tham quan,


tăng 74% so với cùng kỳ năm 2015. Năm 2016 lần đầu tiên tàu Legend of the Seas của hãng tàu Royal Carribean (quốc tịch Bahamas) đưa khoảng 1.800 khách du lịch quốc tế đã cập Cảng quốc tế Cam Ran. Ngoài ra Tân Cảng Quốc tế Cam Ranh còn đón phục vụ 07 chuyến tàu với 5.870 lượt khách lên bờ. Tháng 4/2016, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa thực hiện theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt là xây dựng cảng Nha Trang thành cảng du lịch quốc tế đầu tiên cả nước, trọng tâm là đón du khách nước ngoài đến bằng các tàu biển hạng sang. Đây sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch hạng sang đến Khánh Hoà trong tương lai.

Có thể thấy rằng trong giai đoạn 2011-2019, cơ cấu nguồn khách quốc tế đến Khánh Hòa có sự gia tăng đột biến của lượng khách Trung Quốc, trong khi đó lượng khách từ Tây Âu lại có xu hướng giảm. Sự gia tăng đột biến của lượng khách Trung Quốc dẫn đến một số vấn đề như xuất hiện tình trạng trốn thuế, người Trung Quốc đến Nha Trang thuê nhà ở lâu dài và kinh doanh dịch vụ, buôn bán. Một số khác thuê người Việt Nam đứng tên các địa điểm kinh doanh, nhưng thực chất họ là người Trung Quốc đứng sau quản lý nhằm mục đích trốn thuế, do đó làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân địa phương. Thực tế cho thấy thị trường du lịch Nha Trang-Khánh Hòa phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường khách, nếu không có các biện pháp quản lý phù hợp, ngành du lịch Khánh Hòa sẽ đối mặt với nhiều rủi ro trong tương lai khi thị hiếu của thị trường này thay đổi. Điều này đã từng xảy ra đối với du lịch Khánh Hòa trong những năm trước đây, (thị trường khách Nga) đã phải đối mặt với những khó khăn khi bị động trước sự thay đổi nhu cầu của du khách.

Trước thực trạng như vậy, cơ quan quản lý cũng như các đơn vị kinh doanh hoạt động du lịch cần phải nhìn nhận và có những biện pháp, chính sách để xử lý kịp thời và hướng tới thị trường du lịch bền vững. Bên cạnh đó cần phải xây dựng những chiến lược cơ cấu nguồn khách phù hợp, khai thác thị trường khách như Tây Âu, Bắc Mỹ vốn dĩ cũng là nguồn khách đã có mặt tại Khánh Hòa. Có như vậy mới tạo được nguồn khách ổn định, góp phần duy trì nguồn thu và không quá phụ thuộc vào một thị trường khách khi có sự tác động quá lớn đối với hoạt động du lịch.


4.2.1.3. Số ngày lưu trú

Trong thời gian qua, lượng khách nội địa và quốc tế đến Khánh Hòa ngày càng tăng, tuy nhiên thời gian lưu trú bình quân của du khách chưa cao, cụ thể trong giai đoạn 2011-2019, thời gian lưu trú của du khách được thống kê và tính toán qua bảng sau:

Bảng 4.3: Số ngày lưu trú bình quân của du khách giai đoạn 2011 - 2019

Đvt: Ngày



Năm

Khách nội địa

Khách quốc tế

Lượt khách (ngàn lượt)

Ngày lưu trú (ngàn ngày)

Bình quân

Lượt khách (ngàn lượt)

Ngày lưu trú (ngàn ngày)

Bình quân

2011

1.740

2.655

1,53

440

1.032

2,35

2012

1.786

3.741

2,09

532

1.487

2,8

2013

2.398

4.792

2,00

636

1.928

3,03

2014

2.760

5.599

2,03

831

2.506

3,02

2015

3.080

6.250

2,03

951

2.901

3,05

2016

3.366

6.813

2,02

1.170

3.655

3,12

2017

3.408

5.414

1,59

2.022

8.024

3,97

2018

3.422

6.390

1,87

2.793

10.450

3,74

2019

3.440

6.913

2,01

3.560

14.090

3,96

Nguồn: Sở du lịch tỉnh Khánh Hòa và tính toán của tác giả


Biểu đồ 4 3 Số ngày lưu trú bình quân của du khách Qua bảng số liệu và đồ 2

Biểu đồ 4.3: Số ngày lưu trú bình quân của du khách


Qua bảng số liệu và đồ thị biểu thị số ngày lưu trú bình quân của du khách giai đoạn 2011-2019 cho thấy:

Số ngày lưu trú bình quân của khách nội địa và khách quốc tế duy trì ở mức ổn định và có sự tăng lên, tuy nhiên số ngày lưu trú bình quân chỉ giao động 2 ngày/ khách nội địa và 3 ngày/khách quốc tế. Mặc dù với nhiều điểm du lịch, tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc, nhưng thời gian lưu trú của khách du lịch ở Khánh Hòa thấp hơn so với các địa điểm du lịch khác trong nước như Đà Nẵng, Hội An bình quân khoảng 4,5 ngày.

Số ngày lưu trú bình quân thấp có thể do thiếu đa dạng, đặc sắc, hấp dẫn về sản phẩm du lịch vì vậy khó có thể kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Mặt khác du lịch Khánh Hòa mới chỉ tập trung đầu tư đảm bảo về cơ sở lưu trú, đảm bảo số lượng phòng, căn hộ du lịch, các khách sạn hạng 3-5 sao, hạng khách sạn dưới 3 sao và các nhà nghỉ bình dân. Trong khi đó dịch vụ đi kèm cơ sở lưu trú chưa đảm bảo điều kiện tốt nhất, việc tập trung đầu tư cơ sở lưu trú tại trung tâm thành phố gây ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường không khí, các hệ thống xử lý chưa được đảm bảo. Hơn nữa thiếu sự liên kết giữa các tuyến điểm du lịch, các trung tâm mua sắm giải trí thích hợp để tạo sự thu hút và hấp dẫn du khách lưu lại dài hơn. Vì vậy cần phải có chiến lược phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch phù hợp để tạo sức hút đối với du khách bởi việc lưu trú lâu dài đồng nghĩa với việc gia tăng chi tiêu như vậy càng tạo nguồn thu cho hoạt động du lịch nói riêng và nguồn thu cho tỉnh nói chung ngày càng tăng và ổn định.

4.2.1.4. Chi tiêu của du khách


Chi tiêu của du khách là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của du lịch, đóng góp vào ngân sách của tỉnh. Do đó làm thế nào để ngày càng tăng chi tiêu của du khách có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan quản lý và đơn vị kinh doanh hoạt động du lịch. Chi tiêu của du khách được tính toán qua bảng sau:


Bảng 4.4: Chi tiêu bình quân của du khách giai đoạn 2011-2019



Chỉ tiêu


2011


2012


2013


2014


2015


2016


2017


2018


2019

Tốc độ

TTBQ (%)

Doanh thu du

lịch (triệu đồng)


5.773.000


6.345.000


7.228.000


8.991.000


10.734.000


12.995.000


17.000.000


21.822.000


27.100.000


21,32

Tổng số ngày

lưu trú


3.687.324


5.228.134


6.720.476


8.105.081


9.150.994


10.468.673


13.438.000


16.840.000


21.003.000


24,29

Chi tiêu bình quân (triệu đồng/

khách/ ngày)


1,57


1,21


1,08


1,11


1,72


1,24


1,27


1,3


1,29


Nguồn: Sở du lịch tỉnh Khánh Hòa và tính toán của tác giả


Biểu đồ 4 4 Chi tiêu bình quân của khách Qua bảng số liệu và đồ thị biểu 3


Biểu đồ 4.4: Chi tiêu bình quân của khách


Qua bảng số liệu và đồ thị biểu thị chi tiêu bình quân của du khách giai đoạn 2011-2019 cho thấy: Chi tiêu bình quân của du khách mặc dù tương đối ổn định qua các năm, tuy nhiên với một mức chi tiêu còn thấp và có sự giảm nhẹ. Chi tiêu của du khách còn thấp, nguyên nhân có thể là do thiếu sự phong phú của các trung tâm mua sắm và giải trí, thiếu các mặt hàng lưu niệm độc đáo, các sản phẩm du lịch đặc trưng và đặc biệt là sự xuất hiện của hình thức tour ‘‘không đồng”.


Đây là hình thức các công ty lữ hành của Trung Quốc nhận khách du lịch với giá tour ‘‘không đồng”. Hình thức này, khách du lịch chỉ phải trả tiền vé, còn chi phí ăn ở và tham quan được miễn. Sau đó các công ty này lại “bán” khách cho công ty khác, và khách tham gia tour ‘‘không đồng” được hưởng những dịch vụ như đã cam kết, hoặc phải chi trả thêm tiền nếu muốn sử dụng dịch vụ. Về bản chất, khách du lịch không hề được hưởng lợi, bởi khi tham gia tour du lịch dạng này, họ không phải trả tiền vé và một số dịch vụ đi kèm nhưng đổi lại, họ phải trả phí rất cao cho việc sử dụng dịch vụ, mua sắm tại các nhà hàng, khách sạn đã được “ấn định” bởi công ty lữ hành. Điều đáng quan ngại hơn, tại các địa phương thu hút được lượng khách du lịch nói trên, tiền không hề “chảy” vào ngân sách các địa phương đó mà hầu hết “chảy” vào túi của các công ty lữ hành.

Để tăng được chi tiêu của du khách, ngành du lịch Khánh Hòa nên tập trung xúc tiến và quảng bá du lịch ở những thị trường có mức chi tiêu bình quân ngày/khách cao như thị trường khách Tây Âu. Nghiên cứu sản xuất mặt hàng lưu niệm thể hiện được biểu tượng và nét đặc trưng của Nha Trang - Khánh Hòa để giới thiệu tới du khách. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch, đầu tư các dịch vụ để kích thích du khách chi tiền nhiều hơn khi tham quan. Tăng cường công tác quản lý, xử lý vi phạm đối với hình thức ‘‘không đồng” bằng cách: chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch và kế hoạch tăng cường quản lý điểm đến. Tập trung chấn chỉnh tình trạng bán tour, lừa đảo ép khách mua hàng không đảm bảo chất lượng. Xử lý sai phạm các cửa hàng khép kín, chỉ bán cho khách du lịch Trung Quốc. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan trong quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát để hạn chế vi phạm xảy ra.

4.2.1.5. Doanh thu du lịch

Trong giai đoạn 2011-2019, lượng khách đến Khánh Hòa tham quan tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân15,7%, là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ góp phần tăng trưởng doanh thu du lịch Khánh Hòa. Cụ thể giai đoạn vừa qua doanh thu du lịch đạt được qua các năm như sau:


Bảng 4.5: Doanh thu du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2011-2019

Đvt: Tỷ đồng


Chỉ tiêu


2011


2012


2013


2014


2015


2016


2017


2018

2019

Tốc độ TTBQ (%)

Dịch vụ lưu trú

và ăn uống


2.453


2.726


3.271


4.588


5.477


6.630


9.031


11.356


16.970


27,35

Dịch vụ vận chuyển

1.019

1.136

1.192

1.325

1.582

1.914

2.266

3.786

4.059

18,86

Dịch vụ khác

2.301

2.483

2.765

3.078

3.675

4.451

5.703

6.680

6.071

12,89

Tổng doanh thu

du lịch


5.773


6.345


7.228


8.991


10.734


12.995


17.000


21.822


27.100


21,32

Nguồn: Sở du lịch tỉnh Khánh Hòa và tính toán của tác giả


Biểu đồ 4 5 Doanh thu du lịch Khánh Hòa qua các năm Thông qua bảng số liệu và 4


Biểu đồ 4.5: Doanh thu du lịch Khánh Hòa qua các năm

Thông qua bảng số liệu và đồ thị biểu thị doanh thu du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2011- 2019 cho thấy: Tổng doanh thu du lịch qua các năm đều tăng với tốc độ tăng bình quân 21,32%. Sự tăng trưởng này thể hiện ở tất cả các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ du lịch giao động từ 12,89% đến 27,35%, điều này chứng tỏ tất cả các dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch đều được chú trọng, doanh thu của các dịch vụ năm sau tăng hơn so với năm trước. Doanh thu du lịch tăng góp phần trong việc đưa ngành du lịch Khánh Hòa trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2022