Công Trình Liên Quan Tới Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Bền Vững Du Lịch

liên kết du lịch,các cơ hội bị bỏ lỡ), bền vững về xã hội và sinh thái, bền vững về hạ tầng và tính hấp dẫn. Để đánh giá được độ bền vững trong mỗi lĩnh vực nêu trên, các tác giả lần lượt nêu ra các chỉ số tương ứng để lượng hóa thông tin. Ví dụ, đối với vấn đề tài nguyên du lịch, vận dụng phương pháp STBT, người ta tính toán được chính xác số lượng các điểm du lịch tự nhiên và các điểm du lịch văn hóa của một khu vực cụ thể, qua đó đánh giá được quy mô và tiềm năng du lịch của địa bàn đó.

Công trình nghiên cứu: “Sustainable Tourism Model - Example: the Slītere National Park” (Mô hình phát triển bền vững du lịch – Ví dụ: Đánh giá tại vườn quốc gia Slītere) nằm trong dự án POLPROPIP NATURA thuộc các nước Châu Âu (2014) [102]. Công trình nghiên cứu đã tổng hợp những nội dung chính như: (1) Ý tưởng của mô hình du lịch bền vững; (2) Sản phẩm của du lịch và cơ sở hạ tầng; (3) Chiên lược marketing; (4) Giám sát lượt thăm quan. Từ đó đề tài đã đánh giá sự phát triển hoạt động du lịch tại công viên quốc gia Slītere có bền vững hay không. Nghiên cứu đưa ra kết luận hoạt động du lịch nơi đây bền vững bởi vì mô hình này phục vụ cho lợi ích của tất cả các bên liên quan. Mô hình này tạo ra động lực rõ ràng để các bên liên quan tham gia, hợp tác và giữ cho mô hình chạy để phát triển kinh tế địa phương và bảo tồn thiên nhiên. Mô hình phát triển này được đánh giá qua: (1) Sự tham gia của cộng đồng địa phương; (2) Tài nguyên du lịch địa phương và (3) việc đề xuất một kế hoạch phát triển bền vững.

1.1.3 Công trình liên quan tới nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch

Đề tài nghiên cứu:“Steps to Sustainable Tourism” (Các bước để du lịch bền vững) của Chính phủ Úc chịu trách nhiệm là Christopher (2004) [86]. Đề tài đã xây dựng 10 bước để phát triển bền vững du lịch một quốc gia. Công trình đưa ra nhóm các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch bao gồm: (1) Cộng đồng; (2) Quản lý đất đai và di sản văn hóa; (3) Các doanh nghiệp; (4) Khách du lịch. Đề tài được phát triển nhằm định hướng cho du lịch nước Úc phát triển bền vững. Tác giả chỉ ra rằng: phát triển du lịch bền vững là việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch hiện tại và khu vực chủ nhà trong khi bảo vệ và tăng cường cơ hội cho Tương lai. Phát triển du lịch bền vững phải dự tính đến việc quản lý tất cả các nguồn lực theo cách mà kinh tế, xã hội và nhu cầu có thể được đáp ứng trong khi duy trì toàn vẹn văn hóa, các quá trình sinh thái thiết yếu, đa dạng sinh học và hệ thống hỗ trợ cuộc sống.‌

Bài báo nghiên cứu: “Identifying the key factors influencing sustainable tourism in Bangladesh” (Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến du lịch bền vững ở Bangladesh) của tác giả Rahman & Jahan (2016) [103]. Công trình đã nêu lên khái niệm về du lịch bền vững và nhận định du lịch bền vững nên: (1) Tận dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường tạo thành yếu tố chính trong phát triển du lịch, duy trì các quá trình sinh thái thiết yếu và giúp bảo tồn di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học; (2) Tôn trọng tính xác thực văn hóa xã hội của các cộng đồng chủ nhà, bảo tồn di sản văn hóa được xây dựng và sống và các giá trị truyền thống của họ, và đóng góp vào sự hiểu biết và khoan dung liên văn hóa; (3) Đảm bảo các hoạt động kinh tế dài hạn, khả thi, mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho tất cả các bên liên quan được phân phối công bằng, bao gồm cơ hội kiếm việc làm và thu nhập ổn định và các dịch vụ xã hội cho cộng đồng, và góp phần xóa đói giảm nghèo. Sau cùng tác giả xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến du lịch bền vững ở Bangladesh bao gồm: (1) Ưu đãi mua hàng; (2) Các dịch vụ hỗ trợ; (3) Chất lượng dịch vụ; (4) Các tác động của du lịch bền vững; (5) Sự tham gia của của người dân địa phương và các cơ quan có liên quan; (6) Mức độ trách nhiệm; (7) Tài nguyên và môi trường;

(8) Kiến thức và sự thận trọng của khách du lịch. Kết quả nghiên cứu nghiên cứu được dựa trên phương pháp định lượng khảo sát bởi 275 khách du lịch từ 54 nước đã tới Bangladesh. Sau khi sử dụng kỹ thuật Varimax Rotations (Ma trận xoay) nghiên cứu đã chi ra rằng có 8 nhân tố ảnh hưởng khiến Bangladesh trở thành một điểm đến bền vững và trong đo 3 nhân tố quan trọng nhất gồm: Ưu đãi mua hàng (17,52%), Các dịch vụ hỗ trợ (12,41%) và Chất lượng dịch vụ (10,49%).

Bài báo nghiên cứu: “Determining the Sustainability Factors and Performance of a Tourism Destination from the Stakeholders’ Perspective” (Xác định các yếu tố bền vững, hiệu suất của một điểm đến du lịch từ quan điểm của các bên liên quan) của tác giả Díaz & Espino-Rodríguez (2016) [89]. Công trình tập trung nghiên cứu một số nội dung về điểm đến du lịch, hiệu suất của một điểm đến, xác định các yếu tố bền vững để đạt hiệu suất cho một điểm đến du lịch. Tác giả đã tổng hợp có tám yếu tố thúc đẩy hoạt động du lịch: (1) du lịch và cơ sở hạ tầng liên quan; (2) điều kiện kinh tế; (3) an ninh, an toàn và sức khỏe; (4) giá du lịch năng lực cạnh tranh; (5) chính sách của Chính phủ; (6) bền vững môi trường; (7) kỹ năng lao động và đào tạo; và (8) tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. Qua nghiên cứu tại Gran Canaria, tác giả đã nêu ra các nhân tố bền vững của điểm đến du lịch của Gran

Canaria: (1) Các nguồn lực và chuỗi cung ứng; (2) Giải trí; (3) Đáp ứng các yếu tố văn hóa; (4) Tính an toàn; (5) Ưu đãi từ các khách sạn; (6) Chi phí thấp. Kết quả thu được trong nghiên cứu này cho thấy trong 6 có 2 nhân tố không ảnh hưởng tới du lịch bền vững điểm đến Gran Canaria là Đáp ứng các yếu tố văn hóa và Ưu đãi từ khách sạn. Còn lại 4 nhân tố có sự tác động theo mức độ ảnh hưởng là: Các nguồn lực và chuỗi cung ứng (B = 0,560); Tính an toàn (B = 0,530); Giải trí (B = 0,176) và cuối cùng là Chi phí thấp (B = 0,184).

Bài báo nghiên cứu: “Analyzing factors affecting tourism sustainable developmant towards Viet Nam in the new Era” (Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong kỷ nguyên mới) của tác giả Vuong & Prof (2019) [106]. Công trình tập trung nghiên cứu một số nội dung: (1) Rà soát và xác định các yếu tố ảnh hưởng để phát triển bền vững du lịch phù hợp với điều kiện Việt Nam; (2) Xây dựng mô hình định tính cho sự phát triển bền vững du lịch phù hợp với điều kiện Việt Nam; (3) Đề xuất quy mô của các thành phần cho các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch bền vững phát triển phù hợp với điều kiện Việt Nam; (4) Đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch tại Việt Nam. Tác giả cũng nhận định thang đo các yếu tố và xây dựng các biến quan sát cho từng yếu tố: (1) Yếu tố kinh tế; (2) Yếu tố xã hội; (3) Yếu tố môi trường. Từ đó tác giả chỉ ra cần phải giải quyết 3 vấn đề: Thứ nhất, phát triển du lịch phải đảm bảo bảo vệ môi trường. Thứ hai, phát triển du lịch nên trình bày những lợi ích kinh tế cho địa phương. Thứ ba, phát triển du lịch phải đảm bảo khía cạnh xã hội. Tuy nhiên hạn chế của bài nghiên cứu là mới chỉ tổng hợp được các cơ sở lý luận và đưa ra được mô hình nghiên cứu mà chưa chỉ ra được kết quả mang tính định lượng cho từng nhân tố.

1.2. Công trình nghiên cứu trong nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

1.2.1 Công trình có liên quan tới du lịch bền vững

Cuốn sách: “Du lịch bền vững” của tác giả Nguyễn Đình Hoè, NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 2001 [28], đã đề cập đến một số vấn đề như những nguyên tắc của du lịch bền vững; chính sách du lịch bền vững trên thế giới; các biện pháp tự điều chỉnh nhằm đạt đến sự bền vững; một số mô hình du lịch bền vững như làng du lịch ở Austria, Ecomost - mô hình du lịch bền vững của cộng đồng châu Âu, mô hình du lịch bền vững ở Hoàng Sơn - Trung Quốc; tổ chức sự tham gia của cộng đồng vào quản lý và tiến hành hoạt động du lịch như tham gia quy hoạch phát triển du lịch, tham gia vào việc lập quyết định liên quan đến phát triển của điểm du lịch,‌‌‌

Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa - 4

tham gia hoạt động và quản lý hoạt động du lịch ở những vị trí, ngành nghề thích hợp; đánh giá tính bền vững của du lịch nhờ đánh giá hoạt động du lịch dựa vào khả năng tải, dựa vào bộ chỉ thị môi trường của WTO, bộ chỉ thị đánh giá nhanh tính bền vững của một điểm du lịch.

Công trình nghiên cứu:“Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, tác giả Phạm Trung Lương năm 2002 [38]. Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống ở cấp độ Nhà nước về phát triển du lịch bền vững. Công trình đã tiếp cận khoa học các vấn đề về phát triển du lịch bền vững; tổng quan và hệ thống hóa một số nội dung lý luận về phát triển du lịch bền vững như khái niệm, những nguyên tắc cơ bản, dấu hiệu nhận biết, mô hình lý thuyết về phát triển du lịch bền vững; phân tích một số mô hình và kinh nghiệm quốc tế; phân tích thực trạng phát triển du lịch Việt Nam với các số liệu nghiên cứu từ năm 1992 đến thời điểm thực hiện đề tài; xác định một số vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển du lịch bền vững đối với Việt Nam; đề xuất một số giải pháp chính sách và thực tiễn cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam

1.2.2 Công trình liên quan tới tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch

Luận án tiến sĩ: “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ bàng”của Trần Tiến Dũng, năm 2007 [21]. Tác giả đã phân tích các quan niệm về hệ thống đánh giá về du lịch bền vững, các kinh nghiệm du lịch bền vững và không bền vững trên thế giới và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững Phong Nha-Kẻ Bàng. Luận án tập trung nghiên cứu các tài nguyên thiên nhiên và nhân văn tại Phong Nha-Kẻ Bàng từ đó xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững. Luận án đã đánh giá sự phát triển du lịch bền vững dựa trên các yếu tố như sau: (1) Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch dựa vào sức chứa; (2) Đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường của Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO. Đây là luận án về du lịch bền vững ở một vùng du lịch cụ thể, có tính đặc trưng. Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá còn hạn chế và việc ứng dụng vào thực tiễn chỉ phù hợp với các địa phương có tài nguyên thiên nhiên và các di sản mang tính nhân văn.‌

Luận án Tiến sĩ địa lý: “Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững” của tác giả La Nữ Ánh Vân, năm 2012 [76]. Luận án này đã hệ thống cơ sở lý luận chung về du lịch, đề tài đi sâu phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng về du lịch tỉnh Bình Thuận. Tác giả cũng chỉ ra định hướng chung giai

đoạn 2010 – 2020, du lịch Bình Thuận phát triển cân đối, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển: kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững được đánh giá bởi hệ thống 3 nhóm gồm 16 tiêu chí: (1) Nhóm tiêu chí đánh giá về phát triển kinh tế; (2) Nhóm tiêu chí đánh giá về phát triển xã hội; (3) Nhóm tiêu chí đánh giá về bảo vệ môi trường. Các tiêu chí được đánh giá với bốn mức độ: bền vững, tương đối bền vững, thiếu bền vững hay kém bền vững. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy phát triển du lịch tại Bình Thuận được đánh giá “tương đối bền vững” ở 2 nhóm kinh tế và phát triển xã hội; nhóm tiêu chí về bảo vệ môi trường ở mức “Thiếu bền vững”. Ngoài ra luận án cũng xác đinh nhóm các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch Bình Thuận bao gồm: (1) Vị trí địa lý; (2) Tài nguyên du lịch; (3) Kinh tế xã hội và môi trường. Để đạt được các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020, tác giả đã đề ra du lịch Bình Thuận cần thực hiện đồng bộ 08 giải pháp về kinh tế, xã hội và môi trường.

Luận án Tiến sĩ: “Giải pháp phát triển du lịnh bền vững ở Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Đức Tuy năm 2014 [65]. Đề tài này đã hệ thống cơ sở lý luận chung về du lịch, đề tài đi sâu phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng về du lịch trên địa bàn Tây Nguyên. Tác giả đã thu thập tư liệu, phỏng vấn khách du lịch để phân tích đánh giá và kết luận mức độ phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên dựa trên bộ tiêu chí với 4 nhóm 9 tiêu chí mà tác giả xây dựng: Nhóm (1) kinh tế; Nhóm (2) chính trị; Nhóm (3) xã hội; Nhóm (4) môi trường. Kết quả của nghiên cứu cho thấy trong 9 tiêu chí đánh giá có: 02 tiêu chí tốt, 2 tiêu chí khá, 02 tiêu chí trung bình và 03 tiêu chí yếu, tác giả kết luận: “phát triển du lịch Tây Nguyên chưa bền vững”. Luận án còn tiến hành phân tích mô hình SWOT, nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để có cơ sở định hướng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên trong thời gian đến. Tác giả đưa ra 3 nhân tố quan trọng cho sự phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên đó là: (1) sản phẩm du lịch; (2) liên kết phát triển du lịch Tây Nguyên; (3) xúc tiến quảng bá du lịch. Từ đó đề xuất 7 nhóm giải pháp và một số kiến nghị phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển du lịch Tây Nguyên bền vững.

Luận án tiến sĩ: “Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ” của tác giả Dương Hoàng Hương, năm 2017 [30]. Đề tài này của tác giả cũng đánh giá việc phát triển du lịch bền vững dựa trên ba nội dung cơ bản: Tăng trưởng kinh tế bền vững ngành du lịch; Tăng trưởng kinh tế bền vững đồng thời thúc đẩy tiến bộ, công

bằng xã hội ngày càng cao và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa; Tăng trưởng bền vững gắn liền với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển các tài nguyên có khả năng tái sinh, bảo vệ môi trường sinh thái. Luận án đẫ đánh gía thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ bằng cách xây dựng bộ tiêu chí đánh giá do tác giả đề xuất bao gồm: (1) Tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế bền vững; (2) Tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế bền vững thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa; (3) Tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế bền vững gắn với bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và môi trường sinh thái. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy có 19/27 tiêu chí đánh giá thể hiện kết quả chưa bền vững, sự phát triển của du lịch tỉnh Phú Thọ các năm qua chưa bền vững. Bên cạnh đó luận án đã nêu lên nhóm các nhân tố tác động tới phát triển bền vững du lịch bao gồm: (1) Năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; (2) Ý thức trách nhiệm của khách du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư địa phương; (3) tài nguyên du lịch; (4) trình độ phát triển kinh tế - xã hội, chính sách đối với phát triển du lịch và mức độ ổn định của môi trường pháp lý, chính trị - xã hội, an ninh - quốc phòng của quốc gia và địa phương

; (5) sự liên kết và hợp tác giữa các địa phương trong nước và quốc tế; (6) các yếu tố tác động khác. Tuy nhiên luận án chưa đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nêu trên tới việc phát triển du lịch tại Phú Thọ. Từ cơ sở nghiên cứu tác giả đã đề xuất 7 nhóm giải pháp cơ bản nhằm góp phần phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.

1.2.3 Các công trình có liên quan tới nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch

Luận án Tiến sĩ:“Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu” của tác giả Vũ Văn Đông, năm 2014 [19]. Đây là một công trình nghiên cứu công phu về phát triển du lịch theo hướng bền vững. Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững, tập trung vào các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, đưa ra một số tiêu chí cho việc đánh giá phát triển bền vững của hoạt động du lịch dựa trên các tiêu chí về: Kinh tế, Tài nguyên - môi trường, Xã hội. Tác giả xác định 12 nhóm nhân tố ảnh hưởng bao gồm: (1) Nhân tố thuộc hệ kinh tế; (2) Nhân tố thuộc hệ xã hội; (3) Nhân tố thuộc hệ môi trường; (4) Nhân tố thuộc hệ tài nguyên tự nhiên; (5) Nhân tố thuộc hệ tài nguyên nhân văn (6) Nhân tố thuộc hệ sản phẩm dịch vụ; (7) Nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực;(8) Nhân tố thuộc hệ chất lượng dịch vụ; (9)‌

Nhân tố liên quan đến cơ sở hạ tầng; (10) Nhân tố liên quan đến cơ sở vật chất kỹ thuật; (11) Nhân tố liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch; (12) Nhân tố thuộc hệ tiêu chí phát triển du lịch bền vững. Sau khi xây dựng thang đo, tác giả đã khảo sát 600 phiếu và thu về 550 phiếu được xử lý bằng SPSS 19.0. Kết quả sau phân tích EFA và hồi quy đã xác định được 4 nhân tố khám phá có ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển du lịch bền vững là: (1) Các yếu tố về môi trường (B = 0,083); (2) Các yếu tố về xã hội (B = 0,138); (3) Các yếu tố về kinh tế (B = 0,37); (4) Các yếu tố về sản phẩm du lịch (B = 0,167). Ngoài ra luận án còn đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu theo quan điểm phát triển bền vững. Trong đó: tập trung đánh giá những mặt làm được, những tồn tại cũng như những vấn đề cần đặt ra để có thể phát triển du lịch bền vững. Từ việc phân tích thực trạng, nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm quốc tế, luận án đã đưa ra 5 nhóm giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu.

Luận án tiến sĩ: “Chiến lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Nghệ An đến năm 2020” của tác giả Nguyễn Tư Lương, năm 2015 [39]. Luận án tập trung các cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược phát triển du lịch cấp địa phương. Luận án đã xây dựng 2 nhóm tiêu chí đánh giá chiến lược phát triển du lịch là: Nhóm tiêu chí định lượng và nhóm tiêu chí định tính. Tác giả nhận định nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và thực thi chiến lược phát triển bền vững bao gồm: Nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan. Nhóm nhân tố khách (i) quan bao gồm:

(1) Xu thế phát triển của nhu cầu du lịch hướng tới các yếu tố phát triển bền vững;

(2) Các chính sách phát triển du lịch bền vững của Nhà nước và địa phương; (3) Sự cạnh tranh trong kinh doanh du lịch; (4) Lợi thế về tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch bền vững; (5) Lợi thế so sánh về vị trí địa lý đối với phát triển du lịch bền vững; (6) Cơ sở hạ tầng xã hội nói chung và của địa phương nói riêng cho phát triển du lịch bền vững; (7) Nhận thức của cộng đồng địa phương về phát triển du lịch bền vững; (8) Môi trường pháp luật của Nhà nước và địa phương về phát triển du lịch bền vững. Nhóm nhân tố chủ quan (ii) bao gồm: (1) Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững của các cấp lãnh đạo địa phương; (2) Năng lực về tài chính cho phát triển du lịch bền vững của tỉnh;

(3) Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý trong xây dựng và chỉ đạo, triển khai thực hiện chiến lược phát triển DL; (4) Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp DL;

(5) Đội ngũ nhân lực ngành Du lịch của địa phương; (5) Đội ngũ nhân lực ngành Du lịch của địa phương.

Luận án tiến sĩ: “Quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh Miền Trung” của tác giả Nguyễn Hoàng Tứ, năm 2016 [63]. Luận án đã phân tích thực trạng quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền Trung giai đoạn 2001-2015. Trong đó, tập trung các nội dung: (1) Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước; (2) Xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch bền vững; (3) Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp nhà nước địa phương hoạt động du lịch; (4) Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch; (5) Thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững các tỉnh miền Trung. Trong đó, nêu lên những kết quả đạt được; những hạn chế, tồn tại; nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó đã đề ra những giải pháp gồm: 07 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền Trung hiện nay, bao gồm: (1) Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật về du lịch cho các cấp, các ngành, doanh nghiệp và cán bộ, nhân dân trong địa phương; (2) Đẩy mạnh công tác quy hoạch, tập trung đầu tư có trọng điểm và thu hút đầu tư để phát triển du lịch; (3) Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến cơ sở, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; (4) Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; (5) Tăng cường xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch của tỉnh; (6) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch tại một số tỉnh miền Trung; (7) Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững.

Luận án tiến sĩ: “Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững” của tác giả Lê Đức Viên, năm 2017 [76]. Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển du lịch theo hướng bền vững, đặc biệt là luận án đã nêu bật được những nội dung chính của phát triển bền vững du lịch . Công trình đã áp dụng phương pháp đánh giá PRA, tính bền vững của các hoạt động du lịch ở Đà Nẵng được đánh giá dựa vào 4 bộ chỉ tiêu: (1) Chỉ tiêu về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023