Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa - 2

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững 31‌


Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố PTBVDL tại Thanh Hóa 107

Hình 3.2: Quy trình thực hiện nghiên cứu 109

Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu và kết quả sử lý số liệu 126


Hình 4.1: Dự báo phát triển du lịch thế giới tới năm 2030 129

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3.1: Tổng sản phẩm theo giá hiện hành bình quân đầu người Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 (USD/Người) 69

MỞ ĐẦU

Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa - 2


1.Tính cấp thiết của đề tài‌

Trong những năm gần đây, du lịch ngày càng trở thành một hiện tượng kinh tế

- xã hội phổ biến, khi đời sống người dân dần được cải thiện, nhu cầu đi du lịch cũng tăng lên, nó trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội.‌

Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm cho hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…

Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng trưởng cao đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.

Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030, ngày 3/8/2016 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam cũng đã đưa ra mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Theo Nghị quyết số 08-NQ/TW, mục tiêu đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực.

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có nhiều biến chuyển, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn được coi là ngành kinh tế chính, mặc dù ngành nông nghiệp có kinh ngạch xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới song vẫn chưa mang lại thu nhập cao cho người dân, bên cạnh đó là ngành công nghiệp lại cần đến lượng vốn đầu tư

khoa học kỹ thuật lớn, thời gian hòan vốn lâu thì ngành du lịch - một ngành kinh tế dịch vụ, được coi như là một ngành công nghiệp không khói lượng vốn cần đầu tư không quá nhiều và thời gian thu lợi nhuận nhanh, đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nước ta.

Thanh Hóa là một tỉnh có điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời. Phong phú về di sản văn hoá và các lễ hội truyền thống. Thanh Hóa cũng là nơi có tài nguyên du lịch mà rất ít nơi nào có được như tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử, và thiên nhiên. Tất cả đều là các yếu tố thuận lợi cho Thanh Hóa để phát triền ngành du lịch. Trong những năm qua, được Đảng và Nhà nước tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng tại Thanh Hóa để tương xứng với tiềm năng. Cùng với sự phấn đấu của Đảng, Chính quyền, nhân dân trong vùng, Thanh Hóa đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế xã hội.

Trong thời gian qua, ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã được Chính phú quan tâm và xem đây là ngành kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, du lịch Thanh Hóa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; tài nguyên du lịch chưa được khai thác hợp lý, chưa phát huy lợi thế để đóng góp tương xứng cho phát triển kinh tế những năm qua, chưa thực sự là nơi đầu tư hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư vào du lịch; thu nhập từ du lịch, chi tiêu của khách và ngày lưu trú còn thấp; sự gia tăng lượng khách nhanh nhưng cơ sở hạ tầng, cơ sở vui chơi giải trí không theo kịp; doanh nghiệp lữ hành còn thiếu; sự gia tăng số lượng lao động du lịch trực tiếp vừa thiếu lại chưa gắn với chất lượng. Phát triển du lịch tại Thanh Hóa chưa gắn với công tác "bảo tồn và phát huy" một cách hiệu quả di sản bị xâm hại thiếu sự phát triển bền vững, nguồn lực cho bảo tồn còn thấp; phát triển du lịch không đều giữa các vùng trong tỉnh. Sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng, khác biệt để hấp dẫn du khách; liên kết phát triển du lịch chưa được triển khai. Công tác bảo vệ môi trường, đối xử với thiên nhiên chưa được chú trọng, điển hình là rừng bị tàn phá, các khu du lịch thác, hồ khô nước, ô nhiễm nặng do thiếu đầu tư, tôn tạo và xuất hiện sự xung đột lợi ích với các ngành kinh tế khác.

Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với ngành du lịch Thanh Hóa hiện nay là làm thế nào để phát huy tiềm năng, lợi thế của du lịch tỉnh để phát triển nhanh và bền vững. Tức là vừa khai thác môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, giúp phát triển kinh tế và phải quan tâm đến các lợi ích kinh tế

dài hạn, đồng thời vừa duy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường, tôn tạo bảo tồn các di sản, bảo vệ tài nguyên du lịch và góp phần nâng cao mức sống và lợi ích của cộng đồng địa phương và cần phải hài hòa, lan tỏa được lợi ích kinh tế các thành phần kinh tế tại địa phương.

Xuất phát từ thực tiễn, cùng với những kiến thức khoa học được tích lũy tác giả đã chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA”

làm đề tài luận án nghiên cứu của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành du lịch tại Thanh Hóa

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển bền vững ngành du lịch và kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch;

- Đánh giá thực trạng của phát triển du lịch, tại Thanh Hóa giai đoạn 2015- 2019.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch tại Thanh

Hóa.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển một cách bền vững ngành du lịch

tại Thanh Hóa.

3. Câu hỏi nghiên cứu.

Câu hỏi nghiên cứu:

- Du lịch Thanh Hóa phát triển bền vững hay chưa?

- Những hạn chế trong phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa ? Nguyên nhân tại sao?

- Nhân tố nào ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa ?

- Giải pháp nào nhằm giúp du lịch Thanh Hóa phát triển một cách bền vững?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là toàn bộ các vấn đề lý luận về phát triển bền vững du lịch, thực tiễn và giải pháp phát triển bền vững du lịch ở địa phương cấp tỉnh.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển bền vững du lịch, các tiêu chí, mô hình và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch.

+ Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

+ Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng phát triển từ năm 2015 đến 2019 bằng các dữ liệu thứ cấp; các dữ liệu sơ cấp được điều tra khảo sát trong năm 2019 các giải pháp; đề xuất, kiến nghị xác định tới năm 2025 tầm nhìn tới năm 2030.

5. Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế du lịch.‌

Trong đề tài luận án của tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng làm nền tảng trong quá trình nghiên cứu. Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể:

5.1 Phương pháp phân tích

Tác giả nghiên cứu sách báo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, các báo cáo về phát triển du lịch sau đó phân tích và từ đó rút ra các kết luận về phát triển bền vững du lịch.

5.2 Phương pháp thống kê so sánh, tổng hợp

Từ việc nghiên cứu chỉ tiêu qua các năm, tác giả sử dụng phương pháp thống kê so sánh về tỷ lệ phần trăm, số tương đối và tuyệt đối để đưa ra các kết luận về tình hình phát triển du lịch tại Thanh Hóa. Từ đó đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp liên quan tới phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa.

5.3 Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu

5.3.1 Thu thâp số liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục dích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của tác giả. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Nguồn tài liệu thứ cấp được đưa vào xử lý, phân tích nhằm rút ra những đánh giá, kết luận có căn cứ khoa học phục vụ cho nội dung luận án

Trong luận án tác giả đã sử dụng số liệu từ các nguồn: Sử dụng dữ liệu thứ cấp lấy tại Sách, giáo trình, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu đã xuất bản, luận án tiến sĩ, niên giám thống kê, tài liệu trên internet; niên giám thống kê của Cục thống kê; các tài liệu về các báo cáo, chương trình, đề án, kế hoạch, nghị quyết, quyết định, tư liệu của Sở VHTTDL Thanh Hóa, Sở kế hoạch đầu tư Thanh Hóa, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Thanh Hóa.....

5.3.2 Thu thâp số liệu sơ cấp

Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu của tác giả, tác giả phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các dữ liệu tự thu thập này được gọi là dữ liệu sơ cấp. Giữ liệu sơ cấp sẽ được tác giả thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2019.

Nghiên cứu sinh tiến hành kết hợp với phỏng vấn sâu và thu thập dữ liệu sơ cấp qua khảo sát bằng phiếu hỏi bằng giấy.

Đối với phỏng vấn sâu, là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xem xét xác định các khía cạnh của đối tượng nghiên cứu. Trong luận án, để ,có tính đại diện tác giả đã sử dụng phiếu hỏi phỏng vấn 4 nhóm (Nhóm người làm công tác QLNN về du lịch; Nhóm người ở viện/trường có chức năng nghiên cứu đào tạo Du Lịch; Nhóm các doanh nghiệp hoạt động phát triển du lịch; Nhóm các tổ chức hoạt động phát triển du lịch) với cụ thể 08 chuyên gia trực tiếp liên quan tới hoạt động du lịch bao gồm: Phó chủ tịch UBND TP Sầm Sơn phụ trách Văn hóa Xã hội, 02 Giảng viên tại Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa, 01 cán bộ thuộc Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa, 01 Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thanh Hóa, 01 phó giám đốc Khách sạn Mường Thanh Grand Thanh Hóa, Công ty Cổ phần Du lịch & Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam – Viettravel (CN tại Thanh Hóa). Từ đó xây dựng ra mẫu phiểu khảo sát Mẫu 1: Phiếu khảo sát cơ quan QLNN và Đơn vị KDDL với mục đích phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa. Tác giả lựa chọn 2 đối tượng trên bởi lẽ họ trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch và có cách tiếp cận với du lịch tại Thanh Hóa rộng hơn, trong thời gian dài. Phiếu khảo sát được tác giả thu thập bằng phiếu giấy.

Tổng số phiếu cần thiết phải khảo sát được tính trên cơ sở sau: Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA, dựa theo nghiên cứu của Höck & Ringle (2006)cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát [90]. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố Comrey (1973): N=5*m , lưu ý m là số lượng câu hỏi trong điều tra [85]. Do đó, tác giả sẽ khảo sát số phiếu điều tra là N>5*m (phiếu). Đề tài nghiên cứu với: 53 biến x 5 = 265 (phiếu) [Phụ lục 6]. Do đó số phiếu thu thập tác giả dự kiến sẽ khảo sát từ 300 - 400 (phiếu) để đảm bảo tính chính xác và khoa học trong điều tra.

Ngoài ra tác giả đã xây dựng và thiết kế phiếu hỏi Mẫu 2: Dành cho cư dân địa phương (11 câu hỏi) và Mẫu 3: Dành cho khách du lịch (12 câu hỏi) để có giữ liệu để sử dụng đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa qua bộ tiêu chí với các nội dung về Kinh tế, Văn hóa xã hôi và Môi trường. Kích thước mẫu mỗi đối tượng là 150 và được thu thập ngẫu nhiên.

5.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Cụ thể tác giả sử dụng bằng các kỹ thuật để phân tích định lượng:

- Kỹ thuật phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha:

- Cronbach (1951) đưa ra hệ số tin cậy cho thang đo. Chú ý, hệ số Cronbach’s Alpha chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ 3 biến quan sát trở lên ) chứ không tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ (2013) [55, tr.355].

- Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) [62, tr.24]. Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:

- Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ (nhỏ hơn 0.3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0.6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunnally & Bernstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ (2013) [55, tr.365].

- Các mức giá trị của Cronbach’s Alpha: Từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được; từ 0.8 đến gần bằng 1 là thang đo lường rất tốt; từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) [62, tr.24].

- Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA): để xác định tính hiệu lực của các thước đo các yếu tố ảnh hưởng tới sự PTBVDL Thanh Hóa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023