Những Vấn Đề Uận Cơ Bản Về Phát Triển Bền Vững Ngân Hàng Thương Mại


- Phân tích các điều kiện liên quan đến môi trường phát triển bền vững ngân hàng thương mại Việt Nam, làm rõ các thách thức đối với chiến lược phát triển bền vững NHTM.

- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2019-2025.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: với vị trí nghiên cứu là đứng trên góc độ nghiên cứu độc lập nhằm đánh giá phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam, theo các khía cạnh về bền vững kinh tế, các vấn đề về môi trường và xã hội, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bền vững cung cấp.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững của 12 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2008-2017. Số liệu được thu thập trong báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán của từng ngân hàng nhằm tính toán các chỉ số tài chính. Số liệu thu thập trong khoảng thời gian dài và các chỉ số tài chính tương đối nhiều nên trong phạm vi của luận án chỉ đánh giá phát triển bền vững của 12 ngân hàng thương mại bao gồm: 3 NHTMCPNN và 9 NHTMCP. Số liệu được thu thập và xử lý bao gồm 12 NHTM sau:

STT

Viết tắt

Ngân hàng TMCP

1

VCB

Ngân hàng TMCP ngoại thương

2

Vietinbank

Ngân hàng TMCP công thương

3

BIDV

Ngân hàng đầu tư và phát triển

4

ACB

Ngân hàng TMCP châu

5

Techcombank

Ngân hàng TMCP kỹ thương

6

MBBank

Ngân hàng TMCP quân đội

7

Eximbank

Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu

8

SHB

Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà nội

9

Martimebank

Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam

10

VPBank

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

11

Sacombank

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

12

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu


Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện theo trình tự sau:


- Xác định vấn đề nghiên cứu

- Xác định nội dung nghiên cứu

- Thu thập dữ liệu theo các tiêu chí:

+ Các bài báo đăng trên tạp chí khoa học có uy tín. Đối với bài báo quốc tế, sử dụng các bài báo có tỷ lệ trích dẫn cao.

+ Luận án tiến sĩ của các trường đại học lớn trong và ngoài nước

+ Tài liệu xuất bản sách về nền tảng lý thuyết bền vững do các nhà xuất bản có uy tín, của các trường đại học lớn trên thế giới.

+ Số liệu thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo thường niên, báo cáo tình hình quản trị của từng NHTM, báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước Việt Nam qua các năm.

- Phân tích dữ liệu:

Sắp xếp, phân loại tài liệu theo các tiêu chí: nền tảng lý thuyết, thiết kế nghiên cứu, phương pháp, kết quả nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu

- Tổng hợp, đánh giá dữ liệu

5.2 Phương pháp xử lý số liệu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả sử dụng phần mềm STATA để tính toán các chỉ số, mức độ bình quân, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, độ lệch chuẩn của dãy số thời gian nhằm đánh giá mức độ bền vững của các ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian 2008-2017.

5.3 Phương pháp khảo sát

Nghiên cứu khảo sát chuyên sâu đối với 250 nhà quản lý ngân hàng từ cấp phó phòng giao dịch trở lên nhằm đánh giá việc thực hiện cũng như rào cản về phát triển vững của các ngân hàng thương mại. Đối tượng khảo sát là những nhà quản lý, những người góp phần hoạch định chiến lược, triển khai và thực hiện chiến lược phát triển bền vững của ngân hàng.

6. Những đóng góp của luận án

Về lý luận

Luận án hệ thống hóa lý luận và làm rõ hơn khung khổ lý thuyết về phát triển bền vững ngân hàng thương mại. Trên cơ sở các quan điểm về phát triển bền vững ngân hàng, tác giả đề xuất định nghĩa về phát triển ngân hàng bền vững theo ba trụ cột: hiệu quả về kinh tế, hiệu quả về xã hội và hiệu quả về môi trường. Dựa trên


nghiên cứu tổng quan về các nguyên tắc, tiêu chuẩn về tính bền vững của một tổ chức, tác giả đã tổng hợp các mô hình ngân hàng bền vững tương ứng với mức độ bền vững, theo đó, một số ngân hàng lớn ở các nước phát triển đã xây dựng được mô hình bền vững toàn diện và cũng có những ngân hàng đang ở mức độ phát triển tích hợp.

Luận án phát triển và hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững NHTM theo các nhóm tiêu chí gồm: nhóm tiêu chí phản ánh tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, các tiêu chí này tích hợp thông qua cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển bền vững ngân hàng thương mại của các quốc gia phát triển và đang phát triển. Các kinh nghiệm từ hệ thống thể chế, xây dựng và thực hiện lộ trình phát triển bền vững từ phía cơ quan quản lý, đến việc thực hành phát triển bền vững của các ngân hàng thành công và điển hình tại các quốc gia khác nhau. Từ nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển ngân hàng bền vững trên thế giới, tác giả xác định các điều kiện cần thiết để phát triển bền vững ngân hàng thương mại.

Về lý thuyết, luận án tổng hợp, làm rõ các mô hình phát triển ngân hàng bền vững, hoàn thiện và phát triển hệ thống tiêu chí đánh giá ngân hàng bền vững, chỉ rõ các điều kiện cần thiết để phát triển bền vững ngân hàng. Trên cơ sở đó, mỗi ngân hàng định hướng phát triển bền vững theo từng mô hình phù hợp với chiến lược của ngân hàng nhằm tối đa hóa lợi ích của các bên liên quan.

Về thực tiễn

Luận án phân tích thực trạng phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008-2017, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế về phát triển bền vững của NHTM Việt Nam. Theo đó, một trong những rào cản lớn là: năng lực tài chính của một số ngân hàng chưa hiệu quả và bền vững và chưa đạt các tiêu chuẩn về Basel II. Còn nhiều ngân hàng chưa xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro môi trường, xã hội và tích hợp hệ thống này như một phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng để xét duyệt các dự án vay vốn.


Luận án đã đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. Trong đó, đề xuất mô hình bền vững qua ba giai đoạn: thứ nhất xây dựng hệ thống quản lý môi trường nội bộ; thứ hai quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cho vay và đầu tư; thứ ba, cung cấp các sản phẩm tài chính bền vững. Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất kiến nghị riêng với các bên liên quan của ngân hàng như Chính phủ, Bộ ngành liên quan, ngân hàng nhà nước Việt Nam, bản thân NHTM và khách hàng đảm bảo các giải pháp đề xuất được thực thi đồng bộ và hiệu quả nhất.

Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc xây dựng khung chính sách và thực thi mô hình ngân hàng bền vững phù hợp với chiến lược của từng ngân hàng. Luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý các cấp nhằm xây dựng chính sách, đề án hỗ trợ hệ thống ngân hàng thương mại phát triển bền vững.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững các ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2008- 2017.

Chương 3: Giải pháp phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2019-2025.


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ UẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 QUAN ĐIỂM, CÁC NGUYÊN TẮC VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Quan điểm về phát triển bền vững

Trong gần 40 năm qua, nền kinh tế toàn cầu có sự phát triển và tăng trưởng đáng kể cùng với đó là sự gia tăng các tình trạng tiêu cực như chênh lệch về thu nhập, đói nghèo, các vấn đề về tiêu thụ quá nhiều nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường. Phát triển bền vững nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, giảm đói nghèo và đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái trở nên cần thiết và cấp bách. Từ những năm 1980 trong ấn phẩm chiến lược bảo tồn Thế giới (được công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung: "Phát triển bền vững là sự phát triển của nhân loại không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái".

Đến năm 1987 quan điểm phát triển bền vững được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED, 1987), theo đó phát triển bền vững là "sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương ai". Định nghĩa này nhấn mạnh đến khía cạnh lâu dài của phát triển bền vững, không vì sự phát triển hiện tại mà làm ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.

Theo hình 1.1, trung tâm cuả phát triển bền vững là các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và m i trư ng phải được tích hợp với nhau, bổ sung và gắn liền với nhau trong quá trình phát triển (OECD, 2002).

Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững nghĩa là chúng ta phải duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái môi trường, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý, đảm bảo sự phục hồi tái tạo của các nguồn tài nguyên. Khuyến khích sử dụng các năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong sản xuất, kinh doanh, tránh các hoạt động gây tổn hại đến môi trường, biến đổi khí hậu.

Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần chú trọng đảm bảo công bằng


trong vấn đề sử dụng lao động như bình đẳng giới, chính sách thu nhập, khen thưởng, các cơ hội thăng tiến, nghiêm cấm lao động trẻ em…tôn trọng quyền con người trong mọi hoạt động của tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người đều có khả năng phát huy tốt nhất năng lực của bản thân.

Hiệu quả kinh tế là rất quan trọng đối với phát triển bền vững. Các tổ chức cần phải duy trì mức độ phát triển ổn định, lành mạnh, đạt được hiệu quả kinh tế mà không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên, đảm bảo các công bằng trong sử dụng lao động và minh bạch thông tin.

Xét tổng thể, để phát triển bền vững, một tổ chức cần phải chú trọng và tích hợp các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường trong các chính sách cũng như trong thực tiễn hoạt động.


Địa phương

p

Quốc gia


Toàn cầu

Quan Điểm

p

F

p

F: Tích hợp hoàn toàn


P: Tích hợp từng phần

Hình 1.1: Các trụ cột của phát triển bền vững

Nguồn: OECD (2002)

1.1.2 Quan điểm phát triển Ngân hàng bền vững

Có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển ngân hàng bền vững, trong đó có hai hướng tiếp cận chủ yếu: thứ nhất, nhấn mạnh tác động bên ngoài của ngân hàng thông qua cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Theo đó NHBV chỉ cung cấp các sản phẩm cho khách hàng có xem xét các tác động đến môi trường và xã hội trong hoạt động của mình. Chẳng hạn tài trợ các dự án thân thiện với môi


trường như: sử dụng hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo, công nghệ sạch, giảm phát thải…Hiện nay các nguyên tắc xích đạo đã được áp dụng nhằm giúp các NHTM quản lý các rủi ro môi trường và xã hội của các dự án mà họ tài trợ trên khắp thế giới. Bouma và cộng sự (2001) định nghĩa ngân hàng bền vững là “ngân hàng chỉ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các khách hàng có xem xét các tác động m i trư ng và xã hội trong các hoạt động của họ”. Định nghĩa này tập trung vào tác động bên ngoài của ngân hàng thông qua việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Theo quan điểm này, ngân hàng bền vững chỉ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các khách hàng xem xét các tác động đến môi trường và xã hội trong các hoạt động của họ.

Hướng tiếp cận thứ hai, định nghĩa ngân hàng bền vững bao gồm cả hoạt động nội bộ của ngân hàng như vấn đề tiết kiệm chi phí môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng, cơ sở vật chất và các tác động bên ngoài thông qua cho vay đối với khách hàng. Theo cách tiếp cận này, ngân hàng phải đảm bảo quản lý hiệu quả các chi phí về môi trường trong hoạt động nội bộ như: các vấn đề sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguồn tài nguyên, tiết kiệm các chi phí về sử dụng giấy in, sử dụng hiệu quả các cơ sở vật chất của ngân hàng.... Bên cạnh đó, ngân hàng phải xây dựng được các tiêu chuẩn nhằm đánh giá được tính bền vững của khách hàng vay vốn và cung cấp các giải pháp nhằm khuyến khích thực hiện bền vững của khách hàng. Tác động môi trường của ngân thông qua các hoạt động bên ngoài như cho vay và đầu tư là rất lớn mặc dù khó ước tính. Hơn nữa, quản lý môi trường trong kinh doanh ngân hàng giống như quản lý rủi ro, nó làm tăng giá trị doanh nghiệp và giảm tỷ lệ tổn thất, chẳng hạn danh mục đầu tư và cho vay có chất lượng cao mang lại thu nhập cao hơn. Theo hướng tiếp cận này, Ngân hàng bền vững không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân ngân hàng, khách hàng mà rộng hơn là cho cả cộng đồng.

Imeson và Sim (2013) ngân hàng bền vững được mô tả là " là một hệ thống giá trị mà các hoạt động của ngân hàng không chỉ có lợi cho nhân viên và cổ đ ng của mình, mà còn của khách hàng và rộng hơn à nền kinh tế, bên cạnh đó, hoạt động của ngân hàng ngăn chặn, hoặc ít nhất là giảm thiểu bất kỳ tác hại không đáng có đối với xã hội và m i trư ng tự nhiên”. Cách tiếp cận này nhấn mạnh NHBV đem lại lợi ích cho các bên liên quan không chỉ cổ đông và nhân viên của


mình mà rộng hơn là cân bằng lợi ích của khách hàng và nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, NHBV cần phải ngăn chặn, hoặc ít nhất là giảm thiểu, bất kỳ tác hại không đáng có đối với xã hội và môi trường tự nhiên.

Theo quan điểm của Jeucken (2001) định nghĩa ngân hàng bền vững là “một m hình mà trong đó các hoạt động nội bộ nhằm quản lý hiệu quả các chi phí về m i trư ng và hoạt động bên ngoài như cho vay và đầu tư tập trung vào các tiêu chuẩn đánh giá và khuyến khích sự bền vững giữa các khách hàng và các tổ chức khác trong xã hội”.

Rebai (2014) đề xuất định nghĩa ngân hàng bền vững là “một ngân hàng đáng tin cậy xét trong cả hoạt động nội bộ và các bên liên quan bên ngoài của nó. Nó đảm bảo các hoạt động trung gian quan tâm đặc biệt đến khía cạnh xã hội và m i trư ng với tầm nhìn ngắn hạn, trung và dài hạn. Nó thiết lập các giá trị đạo đức và góp phần đến sự ổn định và lành mạnh của hệ thống tài chính, quản lý rủi ro đầy đủ cũng như tìm kiếm liên tục và tối ưu sự cân bằng giữa lợi ích của các bên

iên quan”.

NHTM đóng một vai trò quan trọng trong phân bổ nguồn lực tài chính cho hoạt động của con người và nền kinh tế phát triển không chỉ cho ngày hôm nay mà còn trong tương lai. Ngoài ra, vai trò của các ngân hàng là tài trợ cho một nền kinh tế ổn định và bền vững (Alexander, 2014) BankTrack, một mạng lưới toàn cầu của các tổ chức phi chính phủ hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng thương mại và phát triển bền vững, đưa ra Tuyên bố Collevecchio năm 2003. Tuyên bố đã được xác nhận bởi hơn 200 tổ chức xã hội dân sự. Nội dung tuyên bố như sau: “ ác tổ chức tài chính phải mở rộng nhiệm vụ của mình từ những tổ chức tài chính ưu tiên tối đa hóa lợi nhuận cho tầm nhìn về tính bền vững xã hội và m i trư ng. Cam kết bền vững sẽ yêu cầu các tổ chức tài chính tích hợp đầy đủ việc xem xét giới hạn sinh thái, công bằng xã hội và công bằng kinh tế vào chiến ược của doanh nghiệp và

ĩnh vực kinh doanh cốt lõi (bao gồm tín dụng, đầu tư, bảo ãnh, tư vấn), đưa mục tiêu bền vững lên mức bình đẳng để tối đa hóa giá trị cổ đ ng, sự hài lòng của khách hàng, tích cực tài trợ cho các giao dịch quảng bá tính bền vững.” (Declaration, 2003).

Ngân hàng bền vững có đặc điểm chung với ngân hàng xanh là cả hai mô

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí