Tổng Quan Nghiên Cứu Về Phát Triển Bền Vững Ngân Hàng Ở Việt Nam


các bên liên quan nhằm đánh giá hiệu suất hoạt động của ngân hàng kết hợp với tính bền vững. Mô hình này cho phép kết nối ngân hàng với kỳ vọng của tất cả các bên liên quan. Nghiên cứu này cũng phát triển khái niệm mới về phát triển bền vững tài chính (sustainable finance - SF) và phát triển bền vững ngân hàng (sustainable banking - SB). Với nghiên cứu này, tác giả đồng tình với Avkiran và Morita (2010) trong việc xác định các bên liên quan gồm: cơ quan lãnh đạo, khách hàng, cổ đông, nhà quản lý, nhân viên, ngoài ra tác giả nhấn mạnh việc đưa thêm nhân tố vào các bên liên quan là xã hội. Theo tác giả cách nhìn nhận, hài lòng của xã hội là nhân tố quan trọng trong việc đánh giá tính bền vững của ngân hàng.

Ứng dụng lý thuyết các bên liên quan trong đánh giá ngân hàng bền vững có nhiều ưu điểm so với các phương pháp đánh giá hiệu suất truyền thống. Các phương pháp nghiên cứu truyền thống không dựa trên nền tảng quan điểm phổ biến về tính bền vững của ngân hàng. Hơn nữa, quan điểm về hiệu quả hoạt động ngân hàng của các nghiên cứu trước đây dựa vào tối đa hóa giá trị cho cổ đông, do đó các tiêu chí phản ánh hiệu quả ngân hàng thường chỉ tập trung vào lợi ích đem lại cho cổ đông.

Nhìn chung, một số ít các nghiên cứu dựa trên quan điểm khác ngoài tối đa hóa giá trị cho cổ đông. Bao gồm, các nghiên cứu của Soteriou và Zenios (1999), Hussain và cộng sự (2002), Lee và Marlowe (2003), Devlin và Gerrard (2005) thừa nhận sự hài lòng của khách hàng như một chỉ số quan trọng của hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu của DeYoung và cộng sự (2001) đã dựa trên quan điểm của các nhà quản lý để đánh giá hiệu quả của hệ thống tài chính. Theo nghiên cứu của Freeman (1984), Greenley và Foxall (1997) việc điều chỉnh mục tiêu của ngân hàng đối với lợi ích của một trong số các bên liên quan cụ thể có thể đe doạ đến sự tồn tại và hiệu suất của chính ngân hàng. Do vậy, nếu chỉ dựa vào một bên liên quan để đánh giá hiệu suất như trên có nhiều hạn chế và chưa phản ánh được sự bền vững của ngân hàng.

Hiện tại, theo sự hiểu biết của tác giả, có ba nghiên cứu trước đây của Garcia và Surroca (2008), Avkiran và Morita (2010) và nghiên cứu của Rebai xem xét nhiều bên liên quan trong đánh giá hiệu suất ngân hàng. Nghiên cứu của Garcia và Surroca (2008) xây dựng một chỉ số hiệu suất tổng hợp bằng cách sử dụng các mục tiêu của các bên liên quan khác nhau để đánh giá kết quả đầu ra. Trong khi, Avkiran


và Morita (2010) phân loại từ mỗi Quan điểm của các bên liên quan để xác định đầu vào và đầu ra khác nhau. Nghiên cứu của Rebai đã đề xuất khái niệm về ngân hàng bền vững và tài chính bền vững, đánh giá hiệu suất kết hợp với mục tiêu bền vững ngân hàng dựa vào ứng dụng lý thuyết các bên liên quan. Tuy nhiên nghiên cứu của Garcia và Surroca (2008), Avkiran và Morita (2010) không đánh giá tính bền vững ngân hàng chỉ dừng lại đánh giá hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu Rebai đánh giá hiệu suất ngân hàng với mục tiêu hướng đến tính bền vững của ngân hàng. Các tiêu chí đánh giá chỉ tập trung các chỉ tiêu định lượng.

Đánh giá tính bền vững của ngân hàng thương mại thông qua các sáng kiến xanh:

Sahitya và Lalwani (2014) nghiên cứu tầm quan trọng của sáng kiến xanh đối với việc đạt được mục tiêu phát triển ngân hàng bền vững tại Ấn độ. Nghiên cứu của nhóm tác giả đã đánh giá những nổ lực của các NHTM nhằm thực hiện phát triển bền vững, bao gồm các hoạt động bên trong ngân hàng như sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng, khai thác cơ sở vật chất hiệu quả. Các NHTM cũng có những tác động tích cực đến môi trường và xã hội thông qua cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình như: đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm giảm sử dụng giấy trong các thủ tục của ngân hàng; khuyến khích khách hàng doanh nghiệp sử dụng các báo cáo điện tử; nâng cao nhận thức của khách hàng về ngân hàng bền vững; tuân thủ các nguyên tắc về tính bền vững trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay. Weber (2016) ứng dụng hồi quy với dữ liệu bảng nhằm đánh giá tính bền vững của các ngân hàng Trung quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa các chỉ số hoạt động tài chính và hiệu suất bền vững tại các ngân hàng Trung Quốc và cả hai đều bị ảnh hưởng bởi chính sách tín dụng xanh. Nghiên cứu chỉ ra rằng áp lực thể chế là một cách hiệu quả để tăng hiệu suất tài chính và tính bền vững trong lĩnh vực tài chính. Nghiên cứu của Aras và cộng sự (2017) ứng dụng phương pháp liên kết mờ TOPSIS xây dựng trên trọng số Entropy nhằm đo lường hiệu suất bền vững của công ty Garanti Bank với các chỉ số chính về khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường và chỉ số quản trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số về kinh tế có ảnh hưởng cao nhất đến hiệu suất bền vững tổng thể và các chỉ số quản trị tác động thấp nhất.


Nghiên cứu của Dyllick và Muff (2016) phân tích ý nghĩa của mô hình kinh doanh bền vững và phân loại tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thành ba cấp độ khác nhau. Các ngân hàng ở cấp độ 1.0 là nâng cao giá trị của cổ đông, ở cấp độ này các tổ chức quan tâm và tích hợp vấn đề môi trường và xã hội trong hoạt động kinh doanh, nhằm hạn chế các rủi ro liên quan đến môi trường và xã hội, tuy nhiên mục tiêu kinh doanh là mang lại lợi ích cho cổ đông. Cấp độ 2.0, hoạt động của ngân hàng không chỉ đem lại giá trị cho cổ đông mà còn rộng hơn là mang lại lợi ích cho xã hội và môi trường. Ở cấp độ này, hoạt động của ngân hàng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường là ba giá trị cốt lõi của tính bền vững. Tính bền vững được thực hiện trong các lĩnh vực quản trị, quy trình sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Cấp độ 3.0 là kinh doanh hoàn toàn bền vững, ở cấp độ này các ngân hàng sẽ biến những thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường như: khí hậu, di cư, tham nhũng, khan hiếm tài nguyên, đại dịch, thất nghiệp, nợ quá hạn, bất ổn tài chính…thành các cơ hội kinh doanh. Các ngân hàng cung cấp các sản phẩm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, lợi ích xã hội. Các ngân hàng thiết lập các tiêu chuẩn và nguyên tắc về tính bền vững trong hoạt động của mình và thực hiện minh bạch, công khai các tiêu chuẩn này.

Ứng dụng chỉ số DJSI nhằm đánh giá tính bền vững của một tổ chức:

Chỉ số bền vững Dow Jones (DJSI) đã được ban hành đầu tiên vào tháng 9 năm 1999 bao gồm các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu. Các DJSI được công nhận toàn cầu bởi các nhà đầu tư là tiêu chuẩn để đánh giá phát triển bền vững công ty. Các DJSI đánh giá hiệu suất của các công ty hàng đầu thế giới về các chỉ tiêu kinh tế, môi trường và xã hội, cung cấp cho các nhà đầu tư với các tiêu chuẩn khách quan để quản lý danh mục đầu tư của họ. (Searcy và cộng sự, 2012). Các DJSI dựa trên sự phân tích hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội, đánh giá các vấn đề như quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro, xây dựng thương hiệu, giảm thiểu biến đổi khí hậu, tiêu chuẩn chuỗi cung ứng, tiêu thụ năng lượng, phát triển nguồn nhân lực.

DJSI được công bố là một trong những chỉ số bền vững tốt nhất thế giới và nó sử dụng một quá trình đánh giá việc thực hành bền vững tốt nhất (Beloe và cộng sự, 2004). Tuyên bố này được củng cố trong một cuộc khảo sát với hơn 1000 các


chuyên gia về phát triển bền vững được thực hiện như một phần của dự án đánh giá xếp hạng và thấy rằng các DJSI có độ tin cậy cao nhất (Sadowski và cộng sự, 2010)

Có nhiều nghiên cứu về ứng dụng các chỉ số DJSI để đánh giá tính bền vững của một tổ chức, bao gồm các tập đoàn, các công ty, các tổ chức tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng. Ngiên cứu của Knoepfel (2001) tập trung vào phân tích cấu trúc của DJSI và tính minh bạch của các DJSI. Nghiên cứu của Searcy và cộng sự (2012) ứng dụng các chỉ số DJSI để phân tích tính bền vững 24 tập đoàn của Canada. Tác giả sử dụng phương pháp định tính bao gồm phân tích nội dung về báo cáo phát triển bền vững và các thông tin trên trang web của công ty và các cuộc khảo sát với các chuyên gia của công ty. Việc ứng dụng và duy trì các chỉ số DJSI tập trung vào việc làm nổi bật những thành tựu của công ty có thể được nhóm lại thành ba mục tiêu: ứng dụng chỉ số bền vững, xác nhận nỗ lực của công ty trong việc thực hiện phát triển bền vững, và sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh trên cơ sở các tiêu chí bền vững.

Ngày càng có nhiều công ty xác định đưa vào DJSI như một mục tiêu hoạt động của mình bởi vì những ưu điểm nổi bật như việc công khai ủng hộ cách tiếp cận của họ để giải quyết những rủi ro dài hạn và làm cho công ty hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Kết quả là, các DJSI đã phát triển thành một nền tảng tham gia hiệu quả bằng cách tạo ra sự cạnh tranh sôi động giữa các công ty. Tuy nhiên, việc ứng dụng theo các tiêu chuẩn DJSI là hoàn toàn tự nguyện, không bắt buộc các công ty phải thực hiện. Mỗi khu vực khác nhau có thể tạo ra các chỉ số khác nhau dựa trên tiêu chuẩn DJSI toàn cầu. Vì vậy, đối với các nước mới nổi và các nước đang phát triển việc ứng dụng các chỉ số này gặp nhiều khó khăn như hệ thống thể chế về phát triển bền vững chưa hoàn thiện, các quy định về vấn đề môi trường và xã hội chưa đáp ứng thông lệ quốc tế. Hơn nữa các định chế tài chính, các công ty hạn chế về tiềm lực tài chính, năng lực quản trị, công nghệ nên việc ứng dụng các tiêu chuẩn DJSI gặp nhiều rào cản.

Phát triển bền vững theo tiêu chuẩn sáng kiến báo cáo toàn cầu GRI

Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI) đã được phát triển với mục tiêu giúp các tổ chức báo cáo về hoạt động môi trường, xã hội, kinh tế và tăng cường trách nhiệm giải trình của họ.


Báo cáo sáng kiến toàn cầu (GRI) được biết đến như một khuôn khổ phổ biến nhất cho báo cáo tự nguyện của doanh nghiệp và các tổ chức khác trên toàn thế giới về hoạt động môi trường và xã hội. Brown (2007) [10] nhận định rằng nếu đánh giá theo khả năng thu hút, toàn diện, tính minh bạch, và uy tín, GRI đã thành công kể từ khi ban hành vào năm 1999. GRI là kết quả của một dự án của Liên minh các nền kinh tế có trách nhiệm với môi trường (CERES) với Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc trong đó công bố các nguyên tắc báo cáo bền vững đầu tiên vào tháng 6 năm 2000. Chỉ số về hiệu xuất của GRI bao gồm tập hợp chỉ số trung tâm và chỉ số bổ sung về ba khía cạnh cốt lõi của tính bền vững là kinh tế, môi trường và các chỉ số xã hội. Chỉ số hiệu suất theo GRI được trình bày dưới đây:

Chỉ số hiệu suất theo phương pháp GRI


Chỉ số hiệu suất

Chỉ số trung tâm

Chỉ số bổ sung

Tổng số

Kinh tế

10

3

13

Xã hội

16

19

35

Môi trường

24

25

49

Tổng số

50

47

97

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

Nguồn: Moneva và cộng sự (2006)

Ngoài các tiêu chuẩn phát triển bền vững theo DJSI và GRI, còn có tiêu chuẩn hiệu suất của IFC, các nguyên tắc xích đạo, hiệp ước toàn cầu của Liên hiệp quốc, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO)…Các tiêu chuẩn này ngày càng được nhiều NHTM trên thế giới thực hiện nhằm nâng cao trách nhiệm đối với xã hội và môi trường trong hoạt động, nâng cao giá trị thương hiệu và gắn kết khách hàng…

2.2 Tổng quan nghiên cứu về phát triển bền vững ngân hàng ở Việt Nam

Nghiên cứu về phát triển bền vững ngân hàng tại Việt Nam chưa nhiều. Chưa có nghiên cứu toàn diện về đánh giá phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nguyễn Thanh Phương (2012) đề xuất quan điểm về phát triển bền vững ngân hàng và phân tích phát triển bền vững tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Tác giả xây dựng các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển bền vững của ngân hàng thương mại gồm 4 nhóm chỉ tiêu: phản ánh quy mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu thị phần nguồn vốn và tài sản; nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tiếp cận của


ngân hàng; nhóm chỉ tiêu phản ánh tính an toàn trong hoạt động ngân hàng; và cuối cùng là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng.

Trần Thị Hoàng Yến (2016) ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội nhằm kiểm tra mối quan hệ và tác động của các biến độc lập là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả tài chính của ngân hàng thông qua các biến phụ thuộc là ROA và ROE. Trong nghiên cứu này tác giả đã làm rõ các lý thuyết về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong đó có lý thuyết về các bên liên quan và đây là lý thuyết cốt lõi và phổ biến nhất về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Luận án cũng làm rõ các phương thức thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua các khuôn khổ theo thông lệ quốc tế. Như vậy, kết quả của nghiên cứu đánh giá tác động của trách nhiệm xã hội đến kết quả hoạt động tài chính của ngân hàng, nghiên cứu này không đánh ngân hàng bền vững. Nguyễn Việt Hùng (2008) phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động của các NHTM Việt Nam dựa trên phương pháp định tính và định lượng như phân tích (SFA) phương pháp phân tích tham số và phi tham số (DEA) và mô hình Tobit. Phạm vi luận án là đánh giá hiệu quả hoạt động, không đánh giá toàn diện về mức độ phát triển bền vững ngân hàng thương mại Việt Nam.

Phan Thị Hạnh (2013) xây dựng khái niệm hiện đại hóa hoạt động ngân hàng thương mại nhằm xác định rõ hoạt động của ngân hàng thương mại hiện đại được phân tích theo chiều sâu của các chuẩn mực về quản trị trong mối liên hệ biện chứng với những tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nghiên cứu tập trung làm rõ mức độ hiện đại trong hoạt động ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào trình độ công nghệ mà còn phụ thuộc vào khả năng khai thác và hiệu quả đầu tư công nghệ. Luận án không đánh giá mức độ hiệu quả công nghệ ảnh hưởng đến phát triển bền vững ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2015) tổng hợp được các quan điểm, các chỉ tiêu đánh giá về phát triển ngân hàng bền vững. Thông qua đánh giá thực trạng phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và tái cấu trúc theo thông lệ quốc tế, nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng phát triển và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại dựa theo các tiêu chí đánh giá tính ổn định và lành mạnh hệ thống ngân hàng là chủ yếu. Nghiên cứu này chưa đi


sâu đánh giá về thực trạng phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại theo thông lệ quốc tế về khía cạnh môi trường và xã hội trong hoạt động ngân hàng.

Nhìn chung các nghiên cứu về phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại ở trong nước chưa nhiều, chưa làm rõ được các mức độ bền vững và các mô hình bền vững của ngân hàng thương mại. Các nghiên cứu trong nước tập trung nhiều về đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại, rất ít nghiên cứu về thực trạng phát triển bền vững của ngân hàng thương mại. Nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án là của Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2015) phân tích thực trạng phát triển của ngân hàng thương mại gắn với quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tuy nhiên nghiên cứu này phân tích phát triển bền vững hệ thống ngân hàng không tích hợp vấn đề môi trường và xã hội trong hoạt động của ngân hàng, đây được xem là các trụ cột cốt lõi của tính bền vững.

2.3 Khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu

Phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển bền vững ngân hàng thương mại cho thấy, hiện tại Việt Nam chưa có khung pháp lý hoàn thiện về phát triển bền vững ngân hàng thương mại như quan điểm, các nguyên tắc và mô hình cũng như điều kiện để phát triển bền vững ngân hàng thương mại Việt Nam.

Luận án xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của các ngân hàng thương mại và các giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy mô hình ngân hàng bền vững tại Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập tài chính sâu và rộng như hiện nay, thực hiện phát triển bền vững ngân hàng là hướng đi đúng đắn nhằm xây dựng giá trị thương hiệu và nâng cao khả năng cạnh tranh tại trường nội địa và hướng đến các thị trường quốc tế. Những khoảng trống này là cơ sở để thực hiện luận án nhằm giải quyết các câu hỏi sau:

ột à: Khung lý thuyết về phát triển bền vững ngân hàng thương mại? Để trả lời câu hỏi này, nghiên cứu sẽ trình bày, tổng hợp hệ thống lý thuyết về phát triển bền vững ngân hàng thương mại, bao gồm: các quan điểm phát triển bền vững ngân hàng thương mại, các nguyên tắc phát triển bền vững, các mô hình phát triển bền vững ngân hàng thương mại… Trên cơ sở đó, nghiên cứu này đề xuất định nghĩa, và các mô hình phát triển bền vững ngân hàng.


ai à: Bài học cho Việt Nam về phát triển bền vững ngân hàng thương mại từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới?

Câu hỏi này được trả lời thông qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển bền vững ngân hàng thương mại từ các mô hình ngân hàng điển hình, thành công của các quốc gia khác nhau. Các kinh nghiệm từ hệ thống thể chế, xây dựng lộ trình phát triển bền vững của cơ quan quản lý, các giai đoạn phát triển bền vững, đến việc thực hành phát triển bền vững của các ngân hàng thành công và điển hình tại các quốc gia trong khu vực và ở các nước phát triển.

a à: Mức độ phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại Việt Nam?

Câu hỏi này sẽ được trả lời thông qua việc bổ sung và hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ngân hàng và sử dụng các tiêu chí này để đánh giá mức độ bền vững của các ngân hàng thương mại qua các khía cạnh bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, đây là những giá trị cốt lỗi của ngân hàng bền vững và được tích hợp trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

ốn à: Những rào cản đối với quá trình phát triển bền vững ngân hàng thương mại Việt Nam?

Để trả lời câu hỏi này, tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm xác định những rào cản nào là lớn đối với các ngân hàng thông qua khảo sát điều tra theo các tiêu chí đã xác định đối với các nhà quản lý ngân hàng.

Năm à: Làm thế nào để phát triển bền vững ngân hàng thương mại Việt Nam trong xu thế hội nhập?

Câu hỏi này được trả lời bằng các giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2025.

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển bền vững ngân hàng thương mại và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian 2008-2017.

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí