Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các quốc gia thành lập khung chính sách phát triển bền vững hệ thống ngân hàng 52

Bảng 1.2: Các giai đoạn phát triển sản phẩm bền vững toàn diện 55

Bảng 2.1: Số lượng các TCTD giai đoạn 2012-2017 62

Bảng 2.2: Tài sản và nguồn vốn của các tổ chức tín dụng năm 2017 63

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu hoạt động của NHTM 64

Bảng 2.4: Hệ số CAR của NHTM 65

Bảng 2.5: Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của NHTM 66

Bảng 2.6: Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của NHTM 70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Bảng 2.7: Mô tả tỷ lệ đòn bẩy tài chính 71

Bảng 2.8: Tỷ lệ đòn bẩy tài chính trung bình giai đoạn 2008-2017 71

Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Bảng 2.9: Mô tả các tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng 72

Bảng 2.10: Nhóm tiêu chí về khả năng sinh lời của NHTM

giai đoạn 2008-2017 73

Bảng 2.11: Mô tả khả năng sinh lời 74

Bảng 2.12: Tốc độ tăng tổng tài sản của NHTM 74

Bảng 2.13: Tốc độ tăng dư nợ của NHTM 75

Bảng 2.14: Tốc độ tăng thu nhập thuần của NHTM 76

Bảng 2.15: Mô tả các tiêu chí phản ánh năng lực quản lý 77

Bảng 2.16: Tiêu chí dư nợ so với tổng tiền gửi của NHTM

giai đoạn 2008-2017 78

Bảng 2.17: Cơ cấu sở hữu của NHTM năm 2017 84

Bảng 2.18: Kết quả thoái vốn của VCB tại các tổ chức 95

Bảng 2.19: Đầu tư vào an sinh xã hội của NHTM năm 2017 103


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Số lượng các TCTD giai đoạn 2012-2017 62

Biểu đồ 2.1: Hệ số CAR của hệ thống ngân hàng thương mại 66

Biểu đồ 2.2: Tổng vốn chủ sở hữu của các NHTM năm 2017 70

Biểu đồ 2.3: Chất lượng tài sản của NHTM giai đoạn 2007-2017 72

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ tiền gửi khách hàng so với tổng tài sản

giai đoạn 2008-2017 77

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản giai đoạn 2008-2017 của NHTM 79

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ khả năng chi trả năm 2017 của NHTM 80

Biểu đồ 2.7: Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của NHTM năm 2017 81

Biểu đồ 2.8: Số lượng ATM và POS của NHTM 82

Biểu đồ 2.9: Số lượng thẻ của NHTM 83

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM năm 2017 87

Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ nợ trung hạn, dài hạn so với tổng dư nợ năm 2017 89

Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn so với tổng tiền gửi khách hàng năm 2017 90

Biểu đồ 2.13: Thu nhập lãi thuần và ngoài lãi của các NHTM bình quân giai đoạn 2008-2017 91

Biểu đồ 2.14: Cơ cấu thu nhập bình quân của NHTM 92

Biểu đồ 2.15: Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi so với tổng thu nhập của các nước trong khu vực Euro 92

Biểu đồ 2.16: Nợ xấu của NHTM 93

Biểu đồ 2.17: Thu nhập bình quân một tháng của người lao động 97


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Các trụ cột của phát triển bền vững 19

Hình 1.2 Các mức độ phát triển bền vững ngân hàng thương mại 24

Hình 1.3: Mô hình ngân hàng bền vững kêt hợp với kinh doanh truyền thống...27 Hình 1.4: Các nguyên tắc về NHBV của GABV 29

Hình 1.5: Phân loại dự án theo PROPER 45

Hình 1.6: Danh mục sản phẩm của KfW 50

Hình 2.1: Số lượng các NHTM giai đoạn 2012-2017 62

Hình 2.2: Số chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người lớn 63

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tính bền vững trong hoạt động ngân hàng được bàn luận ngày càng nhiều tại các nước phát triển kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Các nhà quản lý ngân hàng tin rằng thực hiện bền vững có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thành công của ngân hàng trong tương lai. Họ cũng tin tưởng vào sự cần thiết của việc gắn các vấn đề môi trường và xã hội trong hoạt động kinh doanh của mình.

Trong khoảng thời gian này, Peter Sands, Tổng giám đốc của Standard Chartered, viết trong Báo cáo Đánh giá Bền vững của ngân hàng năm 2009 rằng "Đối với một ngân hàng, cuộc khủng hoảng chúng ta vừa mới trải qua việc duy trì tính bền vững không còn là một sự lựa chọn nữa. Chúng ta phải chứng minh rằng mô hình kinh doanh của chúng ta là bền vững. Chúng ta phải chứng minh rằng chúng ta đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển bền vững. Chúng ta phải chứng tỏ rằng nhận thức về các vấn đề bền vững đã được gắn liền trong cách chúng ta điều hành kinh doanh”. Quan điểm này được cũng cố khi nghiên cứu về tính bền vững của hai tổ chức United Nations Global Compact và Accenture (2010) được công bố. Đây được xem là nghiên cứu lớn nhất về tính bền vững với cuộc khảo sát từ 766 CEO của gần 100 quốc gia trên thế giới. Kết quả khảo sát cho thấy 98% các CEO của ngân hàng khẳng định tầm quan trọng của các vấn đề bền vững đối với sự thành công trong tương lai của hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, họ cũng đồng ý với sự cần thiết của việc tích hợp các vấn đề này vào chiến lược và hoạt động của họ.

Rất quan trọng Quan trọng

Ngân hàng

68%

30%

Tổng số

54%

39%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Tầm quan trọng của tính bền vững đối với công ty/ngân hàng

Nguồn: United Nations Global Compact and Accenture CEO Study (2010).


Mô hình ngân hàng bền vững mang lại nhiều lợi ích cho một quốc gia, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nền công nghiệp xanh và gia tăng lợi ích cho tổ chức tài chính. Phát triển ngân hàng bền vững sẽ làm gia tăng giá trị tài sản trong tương lai cho ngân hàng, thông qua việc hỗ trợ các dự án xanh, thân thiện với môi trường sẽ giúp ngân hàng tạo mối quan hệ gắn kết với khách hàng và tạo hình ảnh tốt với công chúng, cung cấp các sản phẩm xanh, tài chính bền vững.

Khảo sát IFC (2002) cho biết 86% báo cáo những thay đổi tích cực từ tích hợp hệ thống (Quản lý rủi ro môi trường và xã hội –ESMS) vào kinh doanh của họ, 19% thay đổi đáng kể, 0% báo cáo thay đổi tiêu cực. Khảo sát của UNEPFI (2007) có 26 tổ chức tài chính trong CEE đánh giá tình trạng nhận thức về phát triển bền vững, có hơn 90% các tổ chức đã triển khai thực tiễn kinh doanh bền vững nhằm mục tiêu chủ yếu là tăng cường danh tiếng và tiết kiệm chi phí. Nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đã phát triển mô hình bền vững như: Alpha Bank, Allied Irish Banks, Bank Austria, Barclays, BBVA, Credit Agricole, Credit Lyonnais, Deutsche, Ausgleichsbank, KBC, Nordea, Royal Bank of Scotland…càng chứng tỏ tầm quan trọng của tính bền vững ngân hàng trong xu thế hội nhập ngành tài chính ngày càng sâu và rộng.

Hiện nay hệ thống ngân hàng thương mại đang tiếp tục được tái cấu trúc gắn với xử lý nợ xấu để đảm bảo sự an toàn, lành mạnh, bền vững của tổ chức tín dụng, từ đó tạo tiền đề vững chắc để kiềm chế lạm phát, đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm hướng đến phát triển kinh tế bền vững. Sau quá trình tái cấu trúc giai đoạn (2011-2015), năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại đã được cải thiện, theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các NHTM nợ xấu so với dư nợ của toàn hệ thống đã được đẩy lùi về dưới mức 3%, đây là mức an toàn theo quy định của ngân hàng nhà nước. Một số ngân hàng thương mại yếu kém được giải quyết thông qua bán các nợ xấu cho VAMC (công ty quản lý tài sản), hay sáp nhập với các ngân hàng khác, cá biệt, có một số ngân hàng thương mại được ngân hàng nhà nước mua lại với giá 0 đồng…

Phát triển bền vững tại các NHTM Việt Nam đang ở giai đoạn đầu, một số ngân hàng đang quan tâm và từng bước lồng ghép vấn đề môi trường nhằm hỗ trợ các quyết định tín dụng, thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí về môi trường


trong hoạt động nội bộ. Hiện vẫn chưa có NHTM nào phát triển theo mô hình ngân hàng bền vững, các NHTMNN đóng vai trò chi phối trong hệ thống các TCTD, ngoại trừ 3 NHTMNN được mua lại với giá 0 đồng các NHTMNN có tình hình tài chính lành mạnh có năng lực và quy mô lớn, trong đó vẫn chưa có ngân hàng nào kinh doanh theo mô hình bền vững. Các NHTMCP có những ngân hàng quy mô vốn nhỏ nhưng có năng lực tài chính lành mạnh, có khả năng phát triển theo mô hình bền vững và một số NHTMCP đã hoàn thành giai đoạn tái cấu trúc (2011- 2015) như SHB, Maritime Bank…Hiện nay có nhiều rào cản trong quá trình thực hiện mô hình bền vững như: nhiều ngân hàng chưa có hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội, các giải pháp thực hiện đang còn thiếu, khung pháp lý chưa hoàn thiện, hạn chế về nguồn lực...Phát triển bền vững NHTM bao gồm ba trụ cột chính đó là năng lực tài chính lành mạnh, hiệu quả, có trách nhiệm với môi trường và nhằm cân bằng lợi ích của các bên liên quan bao gồm của cổ đông, khách hàng, cơ quan quản lý, nhân viên và rộng hơn là mang lại ích cho cả cộng đồng. Phát triển bền vững tạo ra nhiều giá trị trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, giúp ngân hàng thu được lợi nhuận nhờ tăng cường uy tín, nâng giá trị thương hiệu, tăng khả năng gắn kết giữa các bên liên quan. Mặt khác, phát triển bền vững giúp ngân hàng năng tự phục hồi, duy trì hoạt động khi có tổn thất xảy ra do các tác động từ bên ngoài.

Trong xu thế toàn cầu hóa, hệ thống ngân hàng thương mại phải hội nhập sâu và rộng, vì vậy phát triển bền vững nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo uy tín và vị thế của ngân hàng là một xu hướng tất yếu phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Nhận thấy tính cấp thiết và khả năng ứng dụng vào thực tế về tính bền vững của hoạt động ngân hàng trong tương lai, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam”, nhằm đánh giá tính bền vững và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển bền vững ngân hàng

2.1 Các nghiên cứu quốc tế

Đánh giá tính bền vững theo hiệu quả hoạt động

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đánh tính bền vững của công ty, ngân hàng, quan điểm về tính bền vững trước đây được gắn với hiệu quả hoạt động dựa


trên cơ sở tối đa hóa lợi ích cho cổ đông. Những nghiên cứu gần đây đã có bước chuyển biến thay vì chỉ tối đa hóa lợi ích cho cổ đông như trước đây sẽ mở rộng thành tối đa hóa lợi ích cho các bên liên quan khác của tổ chức bao gồm: cổ đông, khách hàng, nhà đầu tư, cơ quan quản lý và mở rộng cho cả cộng đồng. Theo cách tiếp cận truyền thống, hiệu quả kinh doanh ngân hàng là nhằm tối đa hóa lợi ích cho cổ đông.

Nghiên cứu của Tom (2012) ứng dụng khung CAMEL nhằm xác định hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Keyna. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của 37 ngân hàng thương mại. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đã xác định rằng các yếu tố an toàn vốn, Thu nhập và Khả năng thanh khoản có mối quan hệ tiêu cực với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó, yêu cầu các ngân hàng và các cơ quan quản lý phải tìm ra một điểm tối ưu về tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ thanh khoản, theo đó các ngân hàng sẽ không nắm giữ quá nhiều vốn và thanh khoản vì sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu cũng chứng tỏ rằng chất lượng quản lý và chất lượng tài sản có quan hệ tốt với hiệu quả hoạt động. Trong đó, chất lượng quản lý có tác động lớn nhất đến hiệu quả của ngân hàng.

Vijayakumar (2012) ứng dụng thang đo CAMEL nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước Ấn Độ, tác giả sử dụng 23 tỷ số theo khung CAMEL, một ngân hàng được xếp hạng dựa theo các yếu tố có trọng số bằng nhau: an toàn vốn (C), chất lượng tài sản (A), Hiệu quả Quản lý (M), Chất lượng lợi nhuận (E) và thanh khoản (L). Tác giả xếp hạng của các ngân hàng thương mại nhà nước dựa trên trung bình của nhóm các tỷ số. Nghiên cứu đi đến kết luận rằng Ngân hàng thương mại Nhà nước Ấn Độ đã thành công trong việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức cao hơn so với mức quy định (hơn 9%) và hiệu quả quản lý được nâng cao trong suốt thời gian nghiên cứu.

Nghiên cứu của Gazzar (2014), với mục đích so sánh hiệu quả tài chính của các ngân hàng Hồi giáo với ngân hàng thông thường tại khu vực MENA & GCC trong giai đoạn 2009-2013 với 45 ngân hàng được đánh giá. Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy với biến phụ thuộc là ROA, ROE và NIM đây là các tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng, các biến phụ thuộc là các tỷ số của CAMEL.


Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng Hồi giáo đã vượt trội hơn các ngân hàng thông thường về mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản, chất lượng quản lý và chất lượng thu nhập, tuy nhiên họ có tình trạng thanh khoản thấp hơn so với các ngân hàng thông thường.

Nghiên cứu của Ishaq và cộng sự (2016) ứng dụng cách tiếp cận CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Pakistan. Nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là EPS (lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu) được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, các biến độc lập là các tỷ số của các thành phần của khung CAMEL, bao gồm: an tòa vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản lý, thu nhập và khả năng thanh khoản. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, các tỷ số tài theo khung phân tích CAMEL tác động có ý nghĩa đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Trong đó, các chỉ số lợi nhuận ròng so với tổng tài sản và lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Ứng dụng lý thuyết các bên liên quan trong đánh giá phát triển bền vững:

Phương pháp đánh giá hiệu suất tổng thể kết hợp với đánh giá mức độ phát triển bền vững của ngân hàng là một trong những hướng nghiên cứu mới. Phương pháp này ứng dụng lý thuyết các bên liên quan nhằm đánh giá mức độ bền vững ngân hàng thông qua các chỉ số tài chính như các nghiên cứu truyền thống trước đây kết hợp các tiêu chí phi tài chính như các tiêu chí xã hội và môi trường nhằm đáp ứng lợi ích của các bên liên quan.

Nghiên cứu của Hempel và cộng sự (1994) xác định bốn bên liên quan: đơn vị thặng dư, đơn vị thâm hụt, chủ sở hữu và nhà quản lý. Tương tự như vậy, Garcia và Surroca (2008) kết luận người gửi tiền, nhân viên, các nhà sáng lập, và cơ quan quản lý như các bên liên quan. Avkiran và Morita (2010) xác định năm bên liên quan, cụ thể là, các cổ đông, khách hàng, nhà quản lý, nhân viên, và cơ quan lãnh đạo. Nghiên cứu sử dụng mô hình DEA nhằm đánh giá hiệu suất các ngân hàng thương mại Trung quốc ứng dụng lý thuyết các bên liên quan. Rebai (2014) nghiên cứu phương pháp tiếp cận mới trong đánh giá hiệu suất ngân hàng, đã phát triển một mô hình đánh giá hiệu suất dựa trên cách tiếp cận tiện ích đa thuộc tính và lý thuyết

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí