Pháp luật Việt Nam về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường - 6

cũng phải được tham vấn ý kiến của người dân trước khi gửi cho cơ quan nhà nước để giám sát. Người dân cũng có quyền phản ánh trực tiếp đến cơ quan giám sát về những sai sót của chủ dự án trong quá trình xây dựng dự án. Cuối cùng, toàn bộ nội dung và các tài liệu liên quan nêu trên đều phải được lưu trữ và người dân có quyền tiếp cận miễn phí37.

Kinh nghiệm của Phi-líp-pin và Trung Quốc cho thấy vai trò của cộng đồng trong việc giám sát thực thi các hoạt động trong ĐTM là vô cùng quan trọng. Trong thực tế, tình hình ô nhiễm môi trường xảy ra bất ngờ và khó kiểm soát. Xây dựng cơ chế giám sát của cộng đồng sẽ góp phần ngăn chặn hoặc làm hạn chế các thiệt hại đối với môi trường. Việc giám sát được thực hiện theo các tiêu chuẩn môi trường cụ thể, kết quả thực thi các yêu cầu kèm theo trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Ngoài ra, cơ chế giám sát chỉ thực sự phát huy được hiệu quả khi những phát hiện trong quá trình giám sát được báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan này có những biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp. Đồng thời, việc tham vấn cộng đồng cần được tiến hành tiếp tục ở các giai đoạn sau thẩm định báo cáo ĐTM, kể cả thẩm vấn định kỳ khi dự án đã đưa vào vận hành và đang hoạt động để cộng đồng có thể góp phần vào việc kiểm soát các hành động thiếu trách nhiệm, lách luật, gây ô nhiễm môi trường của những chủ dự án vì lợi nhuận gây ra, bảo đảm phát triển bền vững.


37 Nguyễn Minh Đức, Hoàn thiện pháp luật về ĐTM, ĐMC của Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm luật pháp Trung Quốc, http://www.thiennhien.net/2014/03/21/hoan-thien-phap-luat-ve-dtm-dmc-cua-viet-nam-nhin-tu-kinh-nghiem-luat-phap-trung-quoc/, truy cập 9:43, ngày 05/05/2016

KẾT LUẬN


Có thể nói, cộng đồng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các chính sách về môi trường nói chung, và đặc biệt là về pháp luật ĐTM nói riêng. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy công tác BVMT chỉ đạt được hiệu quả khi dựa trên nguyên tắc tiếp cận quyền và đảm bảo sự tham gia trong suốt quá trình từ xây dựng, thực thi đến sửa đổi chính sách. Điều này đã thể hiện vai trò quan trọng của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong BVMT, đặc biệt trong việc quản lý các dự án đầu tư có tác động tiêu cực đối với môi trường. Sự tham gia và giám sát của các tổ chức xã hội và cộng đồng không chỉ đóng góp thêm nguồn lực cho Nhà nước để thực hiện công tác BVMT mà còn giúp đạt được sự đồng thuận trong quá trình triển khai dự án đầu tư, hạn chế các tranh chấp và xung đột liên quan đến môi trường. Trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM, sự tham gia của cộng đồng là một yêu cầu cơ bản để đảm bảo thể hiện sự tán thành hoặc không tán thành của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đối với việc đặt dự án tại địa phương, cũng như để bổ sung những tác động tiêu cực, các giải pháp BVMT mà báo cáo ĐTM có thể chưa đề cập đến. Thực tế, cộng đồng có liên quan đến các quá trình chuẩn bị của dự án có thể sẽ đóng góp nhiều ý kiến có ích cho dự án.

Trong thời gian qua, công tác TVCĐ trong quá trình lập, thẩm định báo cáo ĐTM đã được thực hiện theo các văn bản pháp lý hiện hành. Việt Nam đã dành nhiều nỗ lực xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách để phục vụ công tác BVMT từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Mặc dù vậy, vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong BVMT còn rất mờ nhạt, một phần nguyên nhân do thiếu những cơ chế chính sách để thúc đẩy sự tham gia một cách hiệu quả. Khóa luận “Pháp luật Việt Nam về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường” đã phần nào làm rõ những quy định cụ thể về tham vấn ý kiến cộng đồng, đưa ra những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại, cũng như đề xuất các kiến nghị cho việc đổi mới và hoàn thiện các quy định pháp luật về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 48 trang tài liệu này.

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Hiến pháp năm 1992 của Quốc Hội ban hành ngày 15 tháng 04 năm 1992.

Pháp luật Việt Nam về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường - 6

2. Hiến pháp năm 2013 của Quốc Hội ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2013

3. Luật BVMT Việt Nam 2005 số 52/2005/QH11 của Quốc Hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005

4. Luật bảo vệ môi trường 2014 số 54/2014/QH13 của Quốc Hội ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014

5. Nghị định số 175/CP của Chính phủ ban hành ngày 18/10/1994 về Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường

6. Nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/8/2006 Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

7. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 9/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

8. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 02 năm 2008 Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP

9. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18/4/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

10. Nghị định 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/02/2015 Quy định về quy hoạch Bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, và kế hoạch bảo vệ môi trường

11. Nghị định 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/02/2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

12. Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2014 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

13. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

14. Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường

15. Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP

16. Thông tư 18/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2014

17. Thông tư 27/2015/TT-BTNTM về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

18. Báo cáo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường sáu tháng đầu năm 2015, nhiệm vụ trọng tâm sáu tháng cuối năm 2015 và tình hình triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2014

19. Giáo trình đánh giá tác động môi trường, Đại học Thái Nguyên, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2013

20. Trung tâm từ điển học Việt Nam (2008), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng

21. Hướng dẫn tham vấn ý kiến cộng đồng trong quá trình lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, 2012.

22. Hướng dẫn tham vấn công chúng của Hội đồng nhân dân, Văn phòng Quốc hội, 2012

23. Nguyễn Ngọc Anh Đào (2013), Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Luật học, Học viện khoa học xã hội

24. TS.Mai Hải Đăng (2015), Pháp luật quốc tế và Việt Nam về môi trường với việc bảo vệ quyền con người, sách chuyên khảo, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, NXBTư Pháp.

25. Lê Sơn Hải, Về việc thực hiện đành giá tác động môi trường ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 6/2015.

26. Chu Mạnh Hùng, Sự ra đời của việc đánh giá tác động môi trường ở một số quốc gia, Con đường xanh số t2/2010

27. Ths. Trần Thị Quang Hồng, Trương Hồng Quang, Hoàn thiện pháp luật đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Luật học số 6/2011

28. TS. Nguyễn Khắc Kinh, 2004, Báo cáo 10 năm thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường

29. TS. Nguyễn Khắc Kinh, 2015, Tham vấn trong quá trình đánh giá tác động môi trường.

30. TS Lê Thị Thanh Mai, Giáo trình môi trường và con người, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

31. Nguyễn Thị Miền, Hiệu lực quản lý nhà nước trong thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 394, T3/ 2011

32. Nguyễn Hoàng Phượng, Đỗ Hải Linh, Trần Thanh Thủy (2015), Thể chế hóa quy trình tham vấn trong quy trình Đánh giá tác động môi trường

33. Nguyễn Hoàng Phượng (2015), Cơ sở pháp lý cho sự tham gia của Liên hiệp các Hội KH&KT và Mặt trận tổ quốc trong tư vấn, phản biện và giám sát môitrường.

II. Tài liệu tiếng Anh

1. World Bank, 2006, Environmental Impact Assessment: Regulation and Strategic Environmental Assessment Requirements _ Practice and Lesons Learned in East and Southeast Asia.

2. Norman Schwartz and Anne Deruyttere, Community Consultation, Sustainable Development and the Inter-American Development Bank, 1996.

3. Delia Rodrigo and Pedro Andrés Amo, Background Document on Public Consultation.

4. Declanration of principles on Human rights and the Environment, 1994. http://www.yale.edu/lawweb/avalon/diana/undocs/331989-11.html


III. Websites

1. http://moitruong.com.vn/ Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ta hiện nay,

TS. Trần Đắc Hiến (Văn phòng chính phủ)

2. http://www.vesdi.org.vn/ Những việc cần làm để tham vấn cộng đồng trong ĐTM các dự án phát triển kinh tế - xã hội, GSTS Lê Thạc Cán

3. http://phantichmoitruong.com/ Đánh giá tác động môi trường là gì?

4. http://tnmtvinhphuc.gov.vn/index.php/vi/news/ Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên

5. http://mtnt.hoinongdan.org.vn/ Thực trạng và giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam, Thùy Dung

6. http://vacne.org.vn/Tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường chưa đi vào thực chất, Nguyễn Đức Tùng

7. http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/ Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong quy trình xây dựng pháp luật, Đinh Ngọc Quý

8. http://baotainguyenmoitruong.vn/Khu công nghiệp Thụy Vân (Phú Thọ): Vén "bức màn" ô nhiễm, Tuyết Chinh – Mai Đan

9. http://nongnghiep.vn/Dự án đường sắt trên cao không yêu cầu chặt cây xanh, Huyền Trang

10. http://thanhnien.vn/ Lấp sông Đồng Nai làm dự án: Tỉnh dựa trên báo cáo môi trường kém chất lượng, Mạnh Quân

Xem tất cả 48 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí