Pháp luật Việt Nam về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

----------------


TRẦN THỊ NGỌC


PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH


Hệ đào tạo : Chính quy Khóa học : QH-2012-L

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 48 trang tài liệu này.


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. LÊ KIM NGUYỆT

Pháp luật Việt Nam về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường - 1

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật Việt Nam về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới dự hướng dẫn của TS. Lê Kim Nguyệt. Các kết quả nêu trong Khóa luận tốt nghiệp chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận tốt nghiệp đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN


Trần Thị Ngọc

LỜI CẢM ƠN


Trải qua 4 năm học tập và rèn luyện tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi cảm thấy rất may mắn vì được học tập và làm việc tại môi trường này. Quãng thời gian 4 năm dù không dài nhưng đã tích lũy cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết của một người học luật trước khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Những thành tích mà tôi đạt được có sự giúp đỡ to lớn của các thầy, các cô, những người đã và đang làm công tác giảng dạy tại Khoa Luật với tâm huyết, lòng yêu nghề và sự tận tụy với việc truyền đạt kiến thức đến các lớp sinh viên.

Được sự phân công của Bộ môn Luật Kinh doanh và sự đồng ý hướng dẫn của cô giáo TS. Lê Kim Nguyệt, tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài “Pháp luật Việt Nam về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường.”

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các Thầy Cô, đội ngũ cán bộ công nhân viên chức tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đã hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt những năm tháng trên giảng đường.

Xin chân thành cảm ơn đến cô giáo TS. Lê Kim Nguyệt đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người thân yêu đã luôn ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện khóa luận, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm vẫn còn nhiều hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô cũng như các bạn để khóa luận tốt nghiệp có thể hoàn thiện hơn trong tương lai.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10/05/2016 Sinh viên


Trần Thị Ngọc

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á BVMT : Bảo vệ môi trường

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường TVCĐ : Tham vấn cộng đồng

UBND : Ủy ban nhân dân

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu: 3

3. Phương pháp nghiên cứu 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4

PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 6

1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến tham vấn cộng đồng trong đánh giá

tác động môi trường 6

1.1.1. Khái niệm đánh giá tác động môi trường 6

1.1.2. Khái niệm tham vấn cộng đồng và pháp luật về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường 9

1.2. Mục đích, ý nghĩa của các quy định pháp luật về tham vấn cộng đồng trong

đánh giá tác động môi trường 15

CHƯƠNG II. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 19

2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về tham

vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường 19

2.1.1. Pháp luật Việt Nam thời kỳ trước năm 2005 về tham vấn cộng đồng trong

đánh giá tác động môi trường 19

2.1.2. Pháp luật Việt Nam thời kỳ từ năm 2005 đến năm 2014 về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường 22

2.1.3. Pháp luật Việt Nam thời kỳ sau năm 2014 về tham vấn cộng đồng trong

đánh giá tác động môi trường 26

2.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về tham vấn cộng đồng trong đánh giá

tác động môi trường 27

2.2.1. Đối tượng tham vấn 27

2.2.2. Các nội dung cần tham vấn cộng đồng 29

2.2.3. Cách thức và quy trình tham vấn 30

2.2.4. Thời gian và thời hạn tham vấn 32

2.2.5. Xử lý vi phạm pháp luật về tham vấn cộng đồng 34

2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động

môi trường 38

2.3.1. Kết quả đạt được 38

2.3.2. Các hạn chế còn tồn tại 39

CHƯƠNG III. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 46

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về tham vấn cộng đồng trong đánh giá

tác động môi trường 46

3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường 48

3.3. Một số đề xuất, kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tham

vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường 49

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càn g được cải thiện. Tuy nhiên, đối lập với đó, tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Mặc dù đã được sự quan tâm của cộng đồng thế giới, song môi trường toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đang có những tín hiệu xấu, đáng báo động. Môi trường đất, nước, không khí ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Tại nhiều đô thị và khu dân cư, mức độ ô nhiễm không khí đã trở nên nghiêm trọng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; và tại nhiều địa phương, do việc quy hoạch không hợp lý cùng sự thiếu trách nhiệm khi thực hiện dự án, nhiều doanh nghiệp đã ngang nhiên xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường1.

Do vậy, việc bảo vệ môi trường (BVMT) đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Đó vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người dân. BVMT phải được coi như là một mục tiêu, đồng thời cũng là một trong những nội dung cơ bản của sự phát triển bền vững và phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Vấn đề BVMT không phải của riêng ai mà phải là trách nhiệm của cả xã hội và cộng đồng. Cần phải huy động mọi lực lượng, mọi giai cấp, tầng lớp, mọi tổ chức cá nhân, cơ quan nhà nước tham gia vào công tác này vì nếu chỉ có một người, một doanh nghiệp hay cơ quan, tổ chức tham gia BVMT thì chưa đủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết. Thành công, thành công đại thành công.” Đoàn kết nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của cộng đồng từ xa xưa đã là kim chỉ nam trong đường lối hành động cũng như ban hành những chính sách của Đảng và của Nhà nước ta. Ngày nay, khi bước vào công cuộc xây dựng

1 TS. Trần Đắc Hiến (Văn phòng chính phủ), ô Thực trạng nhiễm môi trường nước ta hiện nay, http://moitruong.com.vn/moi-truong-cong-luan/thuc-trang-moi-truong/o-nhiem-moi- truong-o-nuoc-ta-hien-nay-thuc-trang-va-mot-so-giai-phap-khac-phuc-1165.htm, truy cập 14:21, ngày 13/03/2016

và phát triển đất nước thì đoàn kết toàn dân cùng nhau hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ vẫn luôn được Đảng đưa ra làm chính sách quan trọng hàng đầu của sự phát triển. Trong đó, BVMT cũng là một trong những vấn đề cần có sự chung tay góp sức của cộng đồng. Đây là một tư tưởng hoàn toàn đúng đắn, bởi trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng gia tăng và trở thành nỗi lo của toàn xã hội.

Cộng đồng dân cư là lực lượng có vai trò quan trọng. Cộng đồng có thể tham gia vào nhiều nội dung BVMT khác nhau, trong đó có tham gia vào quá trình đánh giá tác động môi trường (ĐTM). ĐTM là một công cụ hữu hiệu trong việc phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro và thiệt hại đối với môi trường ngay từ khi dự án bắt đầu được hình thành. Bất kỳ dự án phát triển nào cũng gây ra tác động nhất định tới đời sống của người dân và môi trường xung quanh, đặc biệt là dự án có quy mô liên quan đến nhiều địa phương. Tại khu vực mà dự án triển khai, có thể có cộng đồng dân cư sinh sống, và họ chính là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng từ các dự án phát triển nên họ có quyền được tham gia vào vấn đề BVMT trong quá trình ĐTM. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập.

Việt Nam đã quy định thực hiện ĐTM đối với một số loại hình dự án phát triển trong Luật BVMT từ năm 1993. Tuy nhiên, đến năm 2005, nội dung tham vấn và công khai thông tin liên quan đến ĐTM mới được đưa vào Luật BVMT sửa đổi. Cho đến thời điểm này, việc tham vấn và công khai thông tin ở Việt Nam vẫn còn quá nhiều hạn chế về cả quy định pháp luật và thực tiễn thi hành. Hệ quả là các quyết định đưa ra chưa phản ánh một cách đúng đắn tâm tư nguyện vọng của các bên, đặc biệt là cộng đồng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các dự án phát triển. Các xung đột liên quan do đó khó có thể được phòng ngừa và kiểm soát ngay từ giai đoạn hình thành ý tưởng dự án. Luật BVMT 2014 ra đời và có nhiều bước tiến bộ vượt bậc khi đưa nội dụng tham vấn cộng đồng (TVCĐ) thành một quy định pháp luật cụ thể. Điểm mới trong Luật BVMT 2014 được kỳ vọng là sẽ tạo điều kiện cho người dân tham gia phản biện ngay từ khi hình thành dự án nhằm loại bỏ nguy cơ xảy ra hệ lụy đến môi trường và dân sinh

sau này. Các văn bản dưới luật cũng có các quy định cụ thể hơn về việc tham vấn ý kiến cộng đồng trong ĐTM. Tuy nhiên, các quy định này cũng như công tác thực thi, áp dụng vẫn còn khá nhiều bất cập. Đó là việc các quy định chưa rõ ràng, cụ thể; việc thực thi còn mang tính hình thức và chưa đạt hiệu quả cao… Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp. Trong giới hạn một khóa luận tốt nghiệp, tác giả không tham vọng trình bày cặn kẽ tất cả các vấn đề liên quan đến đề tài mà chỉ mong muốn đưa ra được một số vấn đề lý luận, các quy định pháp luật hiện hành, thực tiễn thi hành pháp luật và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về TVCĐ trong quá trình ĐTM.

2. Mục đích nghiên cứu:

Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về TVCĐ trong ĐTM. Nghiên cứu một cách có hệ thống nhằm xem xét, phân tích, đánh giá nội dung các quy phạm pháp luật hiện hành về TVCĐ trong ĐTM.

Thứ hai, khái quát được thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về TVCĐ trong ĐTM để chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong quy định pháp luật cũng như trong thực tiễn thi hành.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật luật về TVCĐ trong ĐTM, từ đó nâng cao hiệu quả của TVCĐ trong ĐTM.

3. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành như: phân tích, so sánh và tổng hợp thông tin; lôgic - lịch sử; kế thừa, tham khảo những nghiên cứu đi trước và tổng hợp kiến thức từ thực tiễn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là Pháp luật về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường.

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Khóa luận nghiên cứu pháp luật về TVCĐ trong ĐTM tại Việt Nam

Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu pháp luật ĐTM về TVCĐ trong ĐTM trong giai đoạn hiện nay, đồng thời có sự so sánh, đối chiếu với các văn bản pháp luật cũ.

Về nội dung: Khóa luận tập trung phân tích những vấn đề lý luận của TVCĐ trong quá trình ĐTM, phân tích sự phát triển của các quy định pháp luật Việt Nam về TVCĐ, đánh giá thực trạng, chất lượng của các quy định pháp luật cũng như việc thực thi pháp luật của các cá nhân, tổ chức trong giai đoạn hiện nay, khảo sát kinh nghiệm xây dựng pháp luật về TVCĐ trong quá trình ĐTM ở một số quốc gia và các tổ chức quốc tế và đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện pháp luật.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Thứ nhất, khóa luận đã làm rõ các vấn đề lý luận bằng việc trình bày các khái niệm có liên quan đến TVCĐ trong ĐTM.

Thứ hai, khái quát được lịch sử hình thành và pháp triển của pháp luật về TVCĐ trong ĐTM. Tác giả cũng tiến hành so sánh, đối chiếu những quy định pháp luật trong các thời kỳ khác nhau để chỉ ra ra những ưu và nhược điểm.

Thứ ba, phân tích nội dung của các quy định pháp luật về TVCĐ trong

ĐTM.

Thứ tư, trình bày thực tiễn thi hành pháp luật về TVCĐ trong ĐTM, từ đó

đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về TVCĐ trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế kết hợp với việc phân tích thực trạng của Việt Nam.

6. Kết cấu của khóa luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, kết cấu của khóa luận gồm 3 chương:

Chương I: Những vấn đề lý luận về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường.

Chương II: Pháp luật về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường.

Chương III: Hoàn thiện pháp luật về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG


1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường

1.1.1. Khái niệm đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường được nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX, khi mà những ảnh hưởng của các hoạt động công nghiệp đối với môi trường trở nên nghiêm trọng và các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Trước những mối lo ngại về những chuyển biến ngày càng xấu đi của môi trường, ngay từ khi các dự án được tiến hành, các phương pháp để phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro, thiệt hại đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng. “Đạo luật môi trường” (National Envirimental Policy Act, NEPA) đầu tiên của Mỹ ra đời vào năm 1969 đặt nền móng đầu tiên cho các quy định pháp luật về ĐTM. Tiếp sau đó là một số nước như Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore cũng đã quy định báo cáo ĐTM như là một trong các điều kiện để thông qua các dự án phát triển2. Ngày nay, tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, ĐTM đã trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc quản lý môi trường, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các rủi ro để tiến tới mục tiêu phát triển bền vững.

Có rất nhiều định nghĩa ĐTM khác nhau. Tùy vào từng mục tiêu hay đối tượng của việc ĐTM, mỗi tác giả đưa ra một khái niệm riêng:

Hiệp hội quốc tế về đánh giá tác động (IAIA) định nghĩa ĐTM là "quá trình xác định, dự đoán, đánh giá và giảm thiểu những tác động liên quan sinh học, xã hội, và các yếu tố khác của các đề án phát triển trước khi những quyết định chính được thực hiện và cam kết được đưa ra."


2 Chu Mạnh Hùng, Sự ra đời của việc đánh giá tác động môi trường ở một số quốc gia, Con đường xanh số t2/2010

Xem tất cả 48 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí