cán bộ, vì vậy cán bộ làm công tác thanh tra chưa có một quá trình làm việc lâu dài nên phần nào cho thấy hạn chế trong công tác kiểm tra, xử lý nhằm chấn chỉnh HĐQC ngoài trời cũng như biển hiệu sai quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của cán bộ thanh tra cũng từ các chuyên ngành khác nhau, thời gian công tác, năng lực công tác của cán bộ cũng khác nhau nên phần nào làm hạn chế trong công tác tham mưu chỉ đạo kiểm tra, xử lý đối với hoạt động QCTM ngoài trời trên địa bàn. Ngoài ra việc phân công nhiệm vụ tham mưu trong quản lý cũng như kiểm tra đối với hoạt động QCTM ngoài trời cho cán bộ thanh tra chưa phù hợp, chưa đúng năng lực sở trường của từng vị trí, cán bộ thanh tra thì thích “an toàn” trong công tác, chưa nghiên cứu chuyên sâu, mạnh dạn tham mưu. Bên cạnh đó, Thanh tra Sở VHTTDL quản lý đa ngành, đa lĩnh vực mà số lượng cán bộ thanh tra thực hiện nhiệm vụ chỉ có 05 người nên chưa đảm bảo trong công tác hậu kiểm toàn bộ các lĩnh vực cũng như thường xuyên đối với lĩnh vực QCTM ngoài trời.
Ngoài ra trong phân công, phối hợp công việc giữa Sở VHTTDL với các sở ban ngành liên quan trong lĩnh vực QC ngoài trời chưa được xây dựng kế hoạch phối hợp rõ ràng, còn mạnh cơ quan nào cơ quan đó tiến hành kiểm tra, xử lý đối với HĐQC ngoài trời. Địa bàn các huyện, thị xã, thành phố tương đối rộng, đặc biệt đối với các thị xã, thành phố thuộc tỉnh có các cơ sở kinh doanh phát triển nhiều nên nhu cầu QC bằng bảng, biển hiệu, băng rôn rất lớn. Chính vì vậy việc kiểm tra chấn chỉnh hoạt động phối hợp giữa các cơ quan đối với hoạt động XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời đúng quy định pháp luật và quy hoạch QC là việc làm cần thiết.
2.3.3. Một số khó khăn, bất cập khác
Công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về XPVPHC QC nói chung và trong lĩnh vực QCTM ngoài trời nói riêng đến các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn chưa đúng mức và hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, hiệu quả. Bên cạnh đó, các cấp các ngành chưa thật sự quan tâm việc chấn chỉnh đối với những HVVP pháp luật trong lĩnh vực QCTM ngoài
trời, đơn cử như hành vi treo, dán QC trên cột điện vẫn đang mọc lên như nấm nhưng trường hợp bị XPVPHC đối với hành vi này còn rất ít.
Công tác kiểm tra và XPVPHC trong lĩnh vực QC của lực lượng chức năng còn bị ảnh hưởng tác động bởi nhiều yếu tố phi chính thức khác ngoài quy định pháp luật, dẫn đến mức phạt chưa phù hợp với tính chất của HVVP, hay bỏ qua vi phạm nên chưa chấn chỉnh được các phương tiện QC ngoài trời.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Hình Thức Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Quảng Cáo Thương Mại Ngoài Trời
- Thực Trạng Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Quảng Cáo Ngoài Trời Tại Tỉnh Bình Dương
- Thực Trạng Hoạt Động Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Quảng Cáo Thương Mại Ngoài Trời Của Ủy Ban Nhân Dân Cấp Huyện
- Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời – Thực tiễn tại tỉnh Bình Dương - 9
- Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời – Thực tiễn tại tỉnh Bình Dương - 10
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
Việc thực thi pháp luật về QC nói chung và QCTM ngoài trời nói riêng tại các cơ quan, các cơ sở, doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ kinh doanh chưa nghiêm túc.
Tóm lại, công tác XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm qua đã có kết quả quan trọng góp phần vào việc đảm bảo thực thi pháp luật nghiêm minh, trật tự trong HĐQC, an toàn giao thông, lưới điện, đảm bảo mỹ quan đô thị. Tuy nhiên quy định pháp luật và chế tài luôn xuất hiện những khó khăn, vướng mắc là một tất yếu của sự vận động phát triển của xã hội. Trong các nguyên nhân chủ quản và khách quan đó, cần được nhìn nhận, đánh giá một cách nghiêm túc để tìm những giải pháp hợp lý, khả thi trong thời gian tới.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế năng động trọng điểm phía Nam nước ta. Với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi, Bình Dương đã vượt lên trở thành một trong những tỉnh phát triển công nghiệp đứng đầu của cả nước trong những năm gần đây. Đây cũng chính là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay.
Tại chương 2 này, Luận văn đã nêu lên được các đặc điểm, tình hình trên địa bàn tỉnh Bình Dương có liên quan đến XPVPHC trong lĩnh QCTM ngoài trời; thực trạng và nguyên nhân của VPHC trong lĩnh QCTM ngoài trời ở tỉnh Bình Dương; chương này cũng đã làm nổi bật được các hoạt động XPVPHC trong lĩnh vực QCMT ngoài trời ở tỉnh Bình Dương của các cơ quan có thẩm quyền xử phạt; đồng thời nêu lên được những HVVP phổ biến trên địa bàn và nguyên nhân của các kết quả đó, cũng như các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại hạn chế đó. Tiếp theo chương 3, Luận văn sẽ trình bày về các giải pháp bảo đảm XPVPHC trong lĩnh QCMT ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI NGOÀI
TRỜI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1. Dự báo tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời tại Bình Dương
Trong những năm qua, công tác XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã mang lại nhiều kết quả đáng kể góp phần cơ bản giữ gìn mỹ quan đô thị, trật tự an toàn xã hội hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của QC trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet, mạng xã hội…thì hoạt động QCTM ngoài trời trên địa bàn tỉnh cũng không ngừng tăng về số lượng. Từ những phân tích về tình hình VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời, về hoạt động XPVPHC đối với hoạt động này của các lực lượng chức năng cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời được trình bày tại chương 2 của luận văn, dự báo trong thời gian tới các VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời vẫn tiếp tục gia tăng về cả số lượng và đối tượng thực hiện HVVP:
Về chủ thể thực hiện vi phạm: tỉnh Bình Dương ngày càng phát triển không ngừng tăng việc đóng góp chung cho kinh tế đất nước, bên cạnh đó đầu năm 2020 tỉnh Bình Dương có thêm 2 thành phố thuộc tỉnh được thành lập do đó hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân ngày càng tăng về số lượng.
Theo thống kê trên địa bàn tỉnh, trong 10 tháng năm 2019 có 5564 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động và gần 10.000 hộ kinh doanh được đăng ký mới40. Như vậy, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, đặc biệt là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại địa bàn cho thấy nhu cầu quảng bá dịch vụ, hàng hóa đến người tiêu dùng
40 Báo cáo số 1164/BC-CTK ngày 15/11/2019 của Cục Thống kê tỉnh Bình Dương về tình hình kinh tế xã hội năm 2019
ngày càng tăng cao. Cùng với đó là dự báo về tình hình VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới có thể sẽ tăng theo sự phát triển kinh tế tại địa phương.
Về các HVVP: Qua thực tế tác giả nghiên cứu cho thấy tại tỉnh Bình Dương hiện nay có rất hiều bảng hiệu, băng rôn bảng QC đặt không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận trên địa bàn. Hành vi treo dán QC tại các cột điện, cây xanh nơi công cộng, trạm xe buýt rất nhiều, đặc biệt tại những con đường có nhiều ngã ba, ngã tư ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và cuộc sống của người dân.
Lĩnh vực QCTM ngoài trời trong thời gian tới tiếp tục nổi lên nhiều hành vi VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời như các hành vi: hết thời hạn thông báo không tự tháo dỡ, QC không đúng vị trí quy hoạch và được cơ quan nhà nước chấp thuận; không thông báo khi thực hiện QC; QC treo, đặt, dán trên cột điện, cây xanh nơi công cộng; hành vi phát tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội; treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa..
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay để doanh nghiệp phát triển thị trường trong nước và vươn ra nước ngoài, QCTM được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, giờ đây QC xuất hiện nhiều hình thức, nhiều kênh nhưng hình thức QCTM ngoài trời truyền thống vẫn được các doanh nghiệp áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Với xu thế phát triển mạnh mẽ của thị trường và ngày càng cạnh tranh như hiện nay, trong hoạt động QCTM ngoài trời cũng không tránh khỏi những những HVVP pháp luật, trong đó tình trạng VPHC diễn ra hàng ngày biến tướng dưới nhiều hình thức để “luồn lách qua mắt” các cơ quan chức năng. Xây dựng, hoàn thiện định hướng hệ thống pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời để đáp ứng nhu cầu phát triển cải tiến trong xã hội là việc cấp thiết để đưa ra
những giải pháp thiết thực hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực QCTM ngoài trời. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực QCTM không chỉ là cơ sở để điều chỉnh hành lang pháp lý mà còn bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực QC nói chung và QCTM ngoài trời nói riêng. Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ, tác giả đề xuất phương hướng xây dựng, hoàn thiện những quy định pháp luật để nâng cao hiệu quả XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời tại Bình Dương nói riêng và trên cả nước nói chung như sau:
3.2.1. Kiến nghị sửa đổi quy định về lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời
Hoàn thiện pháp luật về xử lý VPHC nói chung và xử lý VPHC đối với hoạt động QCTM ngoài trời nói riêng là đòi hỏi cấp thiết để đảm bảo áp dụng pháp luật được thống nhất theo đúng quy định pháp luật. Như đã phân tích vướng mắc tại mục 2.2.1.2, chương 2 của luận văn, theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật xử lý VPHC năm 2012 “khi phát hiện HVVP người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản…”, tuy nhiên trong lĩnh vực QCTM ngoài trời khi đi kiểm tra phát hiện HVVP của cá nhân, tổ chức trong HĐQC ngoài trời không thể kịp thời lập biên bản ngay theo quy định của pháp luật được do cá nhân, tổ chức vi phạm thường không thể có mặt ngay tại nơi vi phạm, mà người có thẩm quyền phải chụp hình rồi mời và hẹn ngày tới cơ quan để làm việc và lập biên bản VPHC, thời gian có thể từ một tuần đến một tháng, chính vì vậy sẽ không đảm bảo tính “kịp thời” trong lập biên bản. Thực tế đã
có một số Tòa án của các tỉnh xét xử khiếu kiện quyết định hành chính về việc lập biên bản VPHC không “kịp thời”41 mà ra quyết định xử phạt. Vì vậy để bảo đảm chặt chẽ trong việc lập biên bản VPHC, tác giả đề xuất nghiên cứu sửa đổi quy định lập biên bản tại khoản 1 Điều 58 Luật xử lý VPHC năm 2012 từ “Khi phát hiện VPHC thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công
41http://banan.thuvienphapluat.vn/ban-an/ban-an-022018hcpt-ngay-31072018-ve-khieu-kien-quyet-dinh-xu-
phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-72979 (truy cập ngày 15/3/2020)
vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản…” thành “Khi phát hiện VPHC thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản…” để đảm bảo quá trình xử lý VPHC và phù hợp với thời hiệu xử lý VPHC trong từng lĩnh vực quy định tại Điều 6 Luật xử lý VPHC năm 2012.
3.2.2. Kiến nghị tăng mức tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời
Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2013/NĐ-CP về XPVPHC trong lĩnh vực VHTTDL và QC theo hướng tăng khung hình phạt tiền đối với một số HVVP phổ biến trong lĩnh vực QCTM ngoài trời. Một số mức phạt tiền đối với các hành vi được quy định trong Nghị định này vẫn còn thấp chưa đủ sức răn đe. Có thể thấy, trên thực tế một số hành vi VPHC trong lĩnh vực QC phổ biến mà có mức phạt thấp như: phát tờ rơi QC làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 – 500 ngàn đồng (khoản 49 Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017) và treo, đặt, dán, vẽ QC các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng phạt từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng và từ 05 đến 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (khoản 42 Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017); không tự tháo dỡ bảng QC, băng-rôn đã hết hạn ghi trong thông báo và không thông báo về nội dung QC trên mỗi bảng, mỗi băng- rôn đến cơ quan NN có thẩm quyền nơi thực hiện QC bị phạt 5 triệu 10 triệu đồng (khoản 2 Điều 60 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP và khoản 48 Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 ) đây là những HVVP phổ biến có tác động ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự, an toàn giao thông nhưng mức xử phạt hiện tại còn tương đối thấp chưa đủ răn đe. Tác giả đề xuất tiếp tục nghiên cứu sửa đổi hoặc ban hành nghị định mới thay thế 2 nghị định theo hướng tăng mức tiền xử phạt các HVVP phổ biến trên như sau:
- Phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng đối với hành vi “Phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội” và “treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng” do hai hành vi này tương đồng về tính chất vi phạm là làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
- Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi “Không tự tháo dỡ mỗi bảng QC đã hết hạn ghi trong thông báo” và “không thông báo về nội dung QC trên mỗi bảng đến cơ quan QLNN có thẩm quyền nơi thực hiện QC”. Tác giả kiến nghị tách hành vi thực hiện QC bằng phương tiện là bảng, biển để có mức phạt phù hợp với “quy mô” của phương tiện QC.
- Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi “người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng” để đủ sức hạn chế việc người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuê người đi phát, dán QC bằng các tờ rơi, tờ gấp ảnh hưởng đến mỹ quan, trât tự giao thông.
3.2.3. Kiến nghị bổ sung thêm một số biện pháp khắc phục hậu quả
Bên cạnh tăng mức phạt tiền cao hơn cần áp dụng hình thức khắc phục hậu quả là cắt số điện thoại liên lạc có thời hạn và vô thời hạn nếu tái phạm nhằm tăng cường tính răn đe khi vi phạm, tạo ra cơ chế thực thi hiệu quả quyết định xử phạt. Do đó, tác giả đề xuất cần tiếp tục nghiên cứu thực tiễn để áp dụng hình thức khắc phục hậu quả mạnh hơn nhằm đảm bảo quá trình thực thi pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực QCTM đối với các hành vi QC như là phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội (khoản 49 Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017) và treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng và người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (khoản 42 Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017). Bổ sung thêm các biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp với từng HVVP, đối tượng, quy mô, hình thức thực hiện QC sao cho khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả mà chủ thể muốn thực hiện HVVP cũng không dám. Việc áp dụng hình thức khắc phục hậu quả mạnh như vậy nhằm tăng cường