Phân Loại Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Quảng Cáo Thương Mại Ngoài Trời



+ Khách thể loại: là những quan hệ xã hội có cùng hoặc gần tính chhất với nhau trong từng lĩnh vực nhất định của quản lý nhà nước.

+ Khách thể trực tiếp: là quan hệ xã hội cụ thể được pháp luật quy định và bảo vệ bị chính hành vi VPHC gây tác hại.

Chủ thể của VPHC: Chủ thể VPHC là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính, nghĩa là theo quy định của pháp luật hành chính, họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật của mình. Đối với cá nhân, họ phải là người ở độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật, có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Nếu không đủ căn cứ cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong tình trạng có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì có thể kết luận rằng: Không có VPHC xảy ra. Khoản 5 Điều 11 Luật Xử lý VPHC năm 2012 cũng quy định việc không truy cứu trách nhiệm hành chính trong trường hợp người thực hiện hành vi “không có năng lực trách nhiệm hành chính” hoặc “chưa đủ tuổi bị XPVPHC”. Chủ thể bị XPVPHC là cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 10 Điều 2 và khoản 1 Điều 5 Luật xử lý VPHC năm 2012:

Thứ nhất, là cá nhân, gồm: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị XPVPHC về VPHC do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị XPVPHC về mọi VPHC. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân VPHC thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý. Cá nhân, tổ chức nước ngoài VPHC trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị XPVPHC theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Thứ hai, là tổ chức, gồm: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề



nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật. Tổ chức bị XPVPHC được quy định cụ thể tại các nghị định quy định XPVPHC trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Theo quy định của pháp luật về xử lý VPHC hiện hành, thì việc xác định chủ thể bị XPVPHC có một số điểm cần lưu ý:

Một là, tổ chức bị XPVPHC khi có đủ các điều kiện là pháp nhân theo quy định của pháp luật; hành vi VPHC do người đại diện pháp nhân hoặc người được phân công, giao nhiệm vụ thực hiện HVVP và theo quy định của pháp luật phải bị XPVPHC.

Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời – Thực tiễn tại tỉnh Bình Dương - 4

Hai là, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức (CBCC) thực hiện HVVP khi đang thi hành công vụ theo nhiệm vụ do cơ quan, người có thẩm quyền giao thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý VPHC mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về CBCC.

Ba là, cơ quan QLNN thực hiện HVVP thuộc nhiệm vụ QLNN được giao, thì không bị XPVPHC mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

1.1.4. Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời

Hành vi VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời được quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định XPVPHC trong lĩnh vực VHTTDL và QC và Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 30/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định vi phạt VPHC trong lĩnh vực VHTTDL và QC quy định cụ thể những hành vi VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời. Theo đó một số HVVP quy định về QCTM ngoài trời như: vi phạm quy định về QC trên sản phẩm, trên bảng QC, băng-rôn, màn hình chuyên QC; vi phạm quy định về QC làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông; vi phạm quy định về QC bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự; vi phạm quy



định về QC trong chương trình, hoạt động VHTTDL; vi phạm quy định về tổ chức đoàn người thực hiện QC; vi phạm quy định về biển hiệu.

1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời

1.2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời

Khái niệm XPVPHC

XPVPHC thực chất là một hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Trong pháp luật về xử lý VPHC ở nước ta, Pháp lệnh XPVPHC năm 1989 chỉ ghi nhận khái niệm VPHC, theo đó “VPHC là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Đến Pháp lệnh xử lý VPHC năm 1995, khái niệm “xử lý VPHC” được định nghĩa bao gồm XPVPHC và các biện pháp xử lý hành chính khác, Pháp lệnh xử lý VPHC năm 1995 quy định “XPVPHC được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý

hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.15

“Các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân có HVVP pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại các điều 21, 22, 23, 24 và 25 của Pháp lệnh này.”

Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 cũng định nghĩa “xử lý VPHC bao gồm XPVPHC và các biện pháp xử lý hành chính khác.”16 Hiện nay, Luật xử lý VPHC năm 2012 quy định về xử lý VPHC tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 như sau: “XPVPHC là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC theo quy định của pháp luật về XPVPHC”17 và “Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp


15 Điều 1 Pháp lệnh xử lý VPHC năm 1995 (hết hiệu lực)

16 Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 (hết hiệu lực)

17 Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý VPHC năm 2012


được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”18

Về khái niệm XPVPHC có nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể như: Theo Giáo trình Luật hành chính Việt Nam của trường Đại học luật Hà Nội, thì khái niệm XPVPHC được hiểu là “hoạt động của chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.”19 Còn theo tác giả Đinh Phan Quỳnh trong Luận án đã tiếp cận rộng hơn, trên cơ sở tiếp

thu các luận giải của các nhà khoa học về khái niệm xử lý, XPVPHC, cũng như những phân tích của cá nhân và đưa ra khái niệm xử lý VPHC như sau: “Xử lý VPHC là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các hình thức XPVPHC, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo việc xử lý VPHC đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản lý nhà nước.20

Những khái niệm trên tuy có khác nhau về câu chữ trong nghiên cứu đưa ra khái niệm nhưng tóm lại đều có nội dung chính là XPVPHC gồm có các yếu tố là “hoạt động của người có thẩm quyền buộc các tổ chức, cá nhân VPHC phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành; XPVPHC không chỉ đơn thuần là việc các nhân, tổ chức vi phạm phải chịu xử phạt mà còn phải chịu một hoặc vài biện pháp cưỡng chế khác. Qua phân tích các khái niệm, quan điểm về XPVPHC, tác giả nhận thấy và thống nhất với “khái niệm xử phạt vi phạm hành chính” đã được quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật xử lý VPHC năm 2012.

Khái niệm XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời


18 Khoản 3 Điều 2 Luật xử lý VPHC năm 2012

19 Trường Đại học luật Hà Nội (2019), Giáo trình luật Hành chính Việt Nam, NXB CAND, Hà Nội 2019 (trang 349)

20 Đinh Phan Quỳnh (2018) “ Xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ Việt Nam hiện nay”, Luận án

Tiến sĩ, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam (trang 38).



QCTM ngoài trời là một hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức với mục đích sinh lợi thông qua các phương tiện QC ngoài trời. QCTM ngoài trời là hình thức QC được thực hiện theo quy hoạch do cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt và được quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo chung cho trật tự, an toàn, đảm bảo mỹ quan đô thị, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của một địa phương theo hướng văn minh, hiện địa.

Từ khái niệm QCTM ngoài trời, VPHC, xử lý VPHC có thể đưa ra khái niệm XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời như sau: “XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời là hoạt động của cơ quan QLNN có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức có HVVP pháp luật trong lĩnh vực QCTM ngoài trời nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

1.2.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời

- Nguyên tắc đó là hệ thống các quan điểm, tư tưởng xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo. Luật xử lý VPHC năm 2012 đề ra một số nguyên tắc đòi hỏi chủ thể áp dụng pháp luật phải tuyệt đối tuân theo, do đó nếu vi phạm một trong các nguyên tắc đó thì việc XPVPHC là không đảm bảo đúng theo quy định pháp luật. Luật xử lý VPHC năm 2012 quy định 6 nguyên tắc, các nguyên tắc này dựa trên nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và đáp ứng yêu cầu trong XPVPHC là loại vi phạm nhỏ, phổ biến và mục đích chính của XPVPHC là ngăn chặn, hạn chế các vi phạm, gây hậu quả, thiệt hại lớn hơn cho xã hội. Chính vì vậy việc XPVPHC buộc các chủ thể có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm minh theo đúng trình tự, thủ tục luật định.

+ Nguyên tắc “Mọi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”21, nội dung nguyên tắc này thể hiện sự nghiêm minh, công


21 Điểm a khoản 1 Điều 3 Luật xử lý VPHC năm 2012



bằng của pháp luật, đảm bảo mọi cá nhân, tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật, pháp luật là “không có vùng cấm”.

+ Trong XPVPHC chỉ có thể được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền và phải đảm bảo thời hạn, thời hiệu, đúng trình tự, thủ tục luật định, đồng thời phải công khai, minh bạch quá trình XPVPHC nhằm tạo điều kiện cho việc giám sát, theo dõi của các tổ chức, công dân và nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Việc XPVPHC được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.”22

+ Trong XPVPHC thì “Chỉ XPVPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định. Một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC đó. Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng HVVP” như vậy chỉ xử phạt khi chủ thể có HVVP được ghi nhận trong văn bản luật và không thể xử phạt các chủ thể có hành vi đã được pháp luật miễn trừ như trong các trường hợp: phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết …quy định tại Điều 11 Luật XLVPHC năm 2012. Mục đích của nguyên tắc này là phòng ngừa sự tùy tiện trong XPVPHC; đồng thời, đòi hỏi các cơ quan QLNN phải luôn hoàn thiện pháp luật về xử lý VPHC đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật.

+ Nguyên tắc “Việc XPVPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng” yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện XPVPHC phải thật cụ thể trong việc xem xét tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả do hành vi vi phạm đó gây ra hoặc có thể gây ra, nhân thân người vi phạm và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người vi phạm theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Luật xử lý VPHC năm 2012, để quyết định áp dụng hình thức, biện pháp XPVPHC cho phù hợp.


22 Điểm b khoản 1 Điều 3 Luật xử lý VPHC năm 2012



+ Nguyên tắc“Đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”23 Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, nâng cao hiệu quả phòng ngừa vi phạm vì đối với một tổ chức khi đã thực hiện HVVP là “nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo” điều đó chứng minh vi phạm là có hệ thống, tổ chức và tính chất, hậu quả, tác hại đối với xã hội sẽ cao hơn do đó phải chịu mức phạt tiền cao gấp hai lần mức phạt đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm.

+ Nguyên tắc yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện XPVPHC phải chứng minh được VPHC, tức phải chứng minh được các yếu tố cấu thành VPHC, nguyên tắc này sẽ tăng tính trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền, hạn chế sự lạm quyền và lộng quyền của các chủ thể khi thực thi công vụ.

+ XPVPHC được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Đây là một trong những nguyên tắc chung trong hoạt động quản lý nhà nước. Để phát hiện và xử lý HVVP kịp thời, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xử lý một cách nhanh chóng, chính xác và triệt để. Đảm bảo xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật.

1.2.3. Thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời

1.2.3.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời

XPVPHC đối với các HVVP pháp luật trong hoạt động QCTM ngoài trời được áp dụng đối với các hành vi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, do người có thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xử lý. Theo quy định Luật xử lý VPHC năm 2012 thì có thể thấy thẩm quyền XPVPHC thuộc về chủ thể là cá nhân cụ thể làm việc trong các cơ quan nhà nước mà không phải thuộc thẩm quyền tập thể. Thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời được quy định cụ thể tại Chương 4 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực VHTTDL và QC,


23 Điểm e khoản 1 Điều 3 Luật xử lý VPHC năm 2012



được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017, cụ thể như sau:

- Thẩm quyền XPVPHC của Chủ tịch UBND các cấp: Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện VPHC, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (cấp huyện và cấp tỉnh). Trong đó, Chủ tịch UBND cấp xã phạt tiền đến 5 triệu đồng; Chủ tịch UBND cấp huyện phạt tiền đến 50 triệu đồng và Chủ tịch UBND cấp tỉnh phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực QC24.

- Thẩm quyền XPVPHC của cơ quan Thanh tra: Theo khoản 57 điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP thì thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời của cơ quan thanh tra là phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện VPHC, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (cấp sở, bộ). Trong đó mức phạt tiền cao nhất đến 100 triệu đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực QC 25.

Ngoài các cơ quan chuyên môn, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP và Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ cũng phân định rõ thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực QC của các cơ quan khác khi thi hành nhiệm vụ..

1.2.3.2. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời

Thủ tục XPVPHC đối với các HVVP pháp luật trong hoạt động QCTM ngoài trời được áp dụng theo quy định về XPVPHC quy định chung của Luật xử lý VPHC năm 2012. Theo đó, khi cơ quan quản lý nhà nước phát hiện có HVVP phải tiến hành việc đầu tiên là chấm dứt HVVP đó, rồi căn cứ vào các quy định của pháp

24 Điều 80 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về quy định XPVPHC trong lĩnh vực VHTTDL và QC.

25 Khoản 57 Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của chính phủ quy định xử phạt VPHC về quyền tác giả, quyền liên quan và nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực VHTTDL và QC.

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí