Khái Niệm, Đặc Điểm Và Các Loại Hành Vi Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Quảng Cáo Thương Mại Ngoài Trời



- Luận văn đưa ra được một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, là một nguồn tham khảo cho tỉnh để hoàn thiện hơn trong thời gian tới.

7. Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời.

Chương 2: Cơ sở pháp lý và thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời tại tỉnh Bình Dương.


CHƯƠNG 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI NGOÀI TRỜI

1.1 Khái niệm, đặc điểm và các loại hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời

Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời – Thực tiễn tại tỉnh Bình Dương - 3

1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời

1.1.1.1. Khái niệm quảng cáo thương mại ngoài trời

Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, các cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đặt rất nhiều sự quan tâm cho việc xây dựng và phát triển lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu của mình. Để xây dựng lòng tin và nâng cao nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp, “Quảng cáo” đã trở thành một phần quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy và mở rộng thị phần của mỗi doanh nghiệp.

Hiện nay, QC đã trở thành cụm từ khá thông dụng, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có rất nhiều cách hiểu, định nghĩa khác nhau được đưa ra để giải thích cho khái niệm “quảng cáo”, tuy nhiên khái niệm chung nhất, mang tính bắt buộc đã được quy định cụ thể tại Luật QC năm 2012 như sau: “QC là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá

nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân6. Bên cạnh đó, Luật Thương mại năm 2005 cũng đưa ra khái niệm QCTM “QCTM là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình7.


6 Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012

7 Điều 102 Luật Thương mại năm 2005



Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật chưa đưa ra được khái niệm về QCTM ngoài trời, mặc dù cụm từ này vẫn được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Tuy pháp luật chưa có khái niệm cụ thể về QCTM ngoài trời nhưng dựa vào những phân tích trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm QCTM ngoài trời như sau:“QCTM ngoài trời là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại được các chủ thể bao gồm cá nhân, tổ chức thực hiện thông qua các phương tiện QC ngoài trời nhằm giới thiệu đến người tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với mục đích sinh lợi”.

1.1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời

VPHC là những vi phạm được diễn ra hàng ngày và luôn thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội. VPHC được định nghĩa lần đầu trong Pháp lệnh Xử phạt vi phạm năm 1989, theo đó “VPHC là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một các cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắt quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị XPVPHC8 và các Pháp lệnh 1995, 2002 (sửa đổi, bổ sung 2007, 2008) thì không còn đưa ra khái niệm VPHC mà đưa ra định nghĩa XPVPHC. Đến Luật xử lý VPHC năm 2012 tập thể tác giả

thống nhất với khái nhiệm VPHC vì đã bao gồm các dấu hiệu cần thiết của VPHC, đủ căn cứ để phân biệt VPHC với các vi phạm pháp luật khác, theo đó: “VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị XPVPHC”9. Cá nhân, tổ chức là chủ thể của VPHC và là chủ thể có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật, năng lực chịu trách nhiệm pháp lý hành chính là khả năng được Nhà nước quy định đối với cá nhân, tổ

chức phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do đã thực hiện hành vi VPHC một cách có lỗi10.



8 Điều 1 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm năm 1989.

9 Khoản 1 Điều 2 Luật xử lý VPHC năm 2012.

10 Trường ĐH Luật TPHCM (2019), Giáo trình luật Hành chính Việt nam, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam.



Liên quan đến khái niệm VPHC đã có nhiều tác giả đưa ra những khái niệm khác nhau, chẳng hạn như trong Luận án “XPVPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Đinh Phan Quỳnh trên cơ sở phân tích, luận giải những khái niệm VPHC đã trình bày trong một số công trình khoa học, tác giả đồng tình với khái niệm VPHC được trình bày trong Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên: “VPHC là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự quản lý nhà nước và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, xâm phạm các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của con người,

của công dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính11.

Cho tới nay, vẫn chưa có một khái niệm chung thống nhất nào về VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời, theo những quy định về QCTM ngoài trời, VPHC và các khái niệm khác có liên quan, có thể rút ra khái niệm về VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời như sau:“VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời là hành vi của chủ thể thực hiện trên các phương tiện QC ngoài trời do cố ý hoặc vô ý trái với các quy định pháp luật về quảng cáo, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác hoặc người tiêu dùng”.

Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm VPHC trong lĩnh vực VHTTDL và QC và Nghị định số 28/2017/NĐ- CP ngày 30/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định vi phạm VPHC trong lĩnh vực VHTTDL và QC. Nghị định này có quy định một số các hành vi VPHC trong hoạt động QCTM như: Vi phạm quy định về QC trên sản phẩm in; vi phạm quy định về QC trên bảng QC, băng-rôn, màn hình chuyên QC; vi phạm quy định về QC làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự giao thông, xã hội và trên


11 Đinh Phan Quỳnh (2018), “Xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sỹ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.



phương tiện giao thông; vi phạm quy định về QC bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự; vi phạm quy định về QC trong chương trình, hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; vi phạm quy định về tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo; vi phạm quy định về QC trong băng, đĩa phim, bản ghi âm, ghi hình; Vi phạm quy

định về biển hiệu; Vi phạm các quy định về xác nhận nội dung QC đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt;12

Như vậy, có thể thấy hành vi VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời là hành vi có tác động trực tiếp và gây hậu quả xấu tới hoạt động kinh doanh và hoạt động bình thường của các chủ thể kinh doanh, quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.

1.1.2 Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời

Từ những phân tích khái niệm về VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trên có thể nhận thấy, hành vi VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời cũng có một số đặc điểm giống với những VPHC pháp luật khác, như sau:

Thứ nhất, về chủ thể thực hiện HVVP

HVVP pháp luật trong lĩnh vực QCTM ngoài trời phải là hành vi được thực hiện bởi cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính và tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định về HĐQC ngoài trời được quy định trong Luật QC và Nghị định quy định chế tài (Nghị định số 158/2013/NĐ-CP và Nghị định số 28/2017/NĐ-CP). Chủ thể thực hiện hành vi là chủ thể có năng lực pháp luật, năng lực hành vi, không bị hạn chế về mặt pháp luật, theo đó họ có đầy đủ các quyền của một chủ thể được pháp luật thừa nhận. Theo quy định tại Luật xử lý VPHC năm 2012 thì đối tượng bị XPVPHC là “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về VPHC do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi VPHC do mình

gây ra.”13

Thứ hai, về việc thực hiện HVVP pháp luật


12 Chương 3, Mục 3 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về quy định XPVPHC trong lĩnh vực VHTTDL và QC.

13 Điểm a Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý VPHC năm 2012



Việc thực hiện HVVP pháp luật trong lĩnh vực QCTM ngoài trời phải là hành vi của chủ thể được thực hiện một cách có lỗi. Hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận thức được vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý hoặc vô ý. Trên thực tế, yếu tố lỗi là cơ sở rất quan trọng để có thể xác định vấn đề vi phạm của chủ thể nói chung và chủ thể vi phạm pháp luật trong lĩnh vực QCTM nói riêng.

Thứ ba, hậu quả của HVVP pháp luật

Hậu quả chính là một dấu hiệu để nhận diện HVVP pháp luật trong hoạt động QCTM. Hành vi trái pháp luật hành chính ở những mức độ khác nhau đều có tính nguy hiểm cho xã hội, nó có thể gây ra hoặc chứa đựng nguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất, tinh thần và những thiệt hại khác cho xã hội. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPHC được đánh giá, xác định thông qua mức độ thiệt hại trên thực tế hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại cho xã hội mà hành vi đó gây ra. Hậu quả của HVVP phải có mối liên hệ nhân quả đối với chính hành vi được chủ thể vi phạm thực hiện. Điều này thể hiện ở chỗ, sự thiệt hại cho xã hội trên thực tế là hệ quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hành chính gây ra. Trong khi đó, hậu quả của VPHC có thể là những thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại cho xã hội. Trong một số trường hợp, đối với một số VPHC cụ thể, nhà làm luật quy định hành vi của chủ thể chỉ bị coi là VPHC khi hành vi đó đã gây ra những thiệt hại trên thực tế. Trong những trường hợp này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hành chính với hậu quả (sự thiệt hại của xã hội) mà nó gây ra là điều hết sức cần thiết để khẳng định có VPHC hay không.

1.1.3. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời

VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời nói riêng và VPHC nói chung đều bao gồm bốn yếu tố cấu thành nhất định. Nghiên cứu khái niệm về VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời, chúng ta có thể nhận ra các dấu hiệu pháp lý và yếu tố cấu thành VPHC, gồm: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.



Mặt khách quan: Mặt khách quan của VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời là những biểu hiện ra bên ngoài của VPHC mà trực quan sinh động con người có thể nhận thức được, bao gồm các yếu tố:

Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật hành chính được thể hiện dưới dạng hành động (chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật hành chính ngăn cấm) hoặc không hành động (chủ thể không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính bắt buộc phải thực hiện). Nếu không có hành vi trái pháp luật hành chính của chủ thể thì không thể có cấu thành VPHC.

Thứ hai, là hậu quả gây ra cho xã hội (sự thiệt hại của xã hội). Hành vi trái pháp luật hành chính ở những mức độ khác nhau đều có tính nguy hiểm cho xã hội, nó có thể gây ra hoặc chứa đựng nguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất, tinh thần và những thiệt hại khác cho xã hội. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPHC được đánh giá, xác định thông qua mức độ thiệt hại trên thực tế hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại cho xã hội mà hành vi đó gây ra.

Thứ ba, là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hành chính với hậu quả (sự thiệt hại của xã hội) mà nó gây ra. Như đã nêu tại mục thứ hai trên đây, hậu quả của VPHC có thể là những thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại cho xã hội. Trong một số trường hợp, đối với một số VPHC cụ thể, nhà làm luật quy định hành vi của chủ thể chỉ bị coi là VPHC khi hành vi đó đã gây ra những thiệt hại trên thực tế. Trong những trường hợp này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hành chính với hậu quả (sự thiệt hại của xã hội) mà nó gây ra là điều hết sức cần thiết để khẳng định có VPHC hay không.

Ngoài ra còn có một số dấu hiện khách quan như trên còn có những dấu hiệu về “công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm”14... những dấu hiệu này tuy không phổ biến nhưng trong một số trường hợp vi phạm các dấu hiệu này có thể là trở thành bắt buộc, có ý nghĩa đối với mức độ VPHC.


14 Trường đại học Luật thành phố Hồ Chính Minh (2019), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Hồng Đức –Hội luật gia Việt Nam (trang 563).



Mặt chủ quan: Mặt chủ quan là một trong những yếu tố cấu thành VPHC trong lĩnh vực QCTM, là thể hiện thái độ, trạng thái tâm lý bên trong của người vi phạm. Trong đó yếu tố lỗi được coi là một dấu hiệu cơ bản trong cấu thành của mọi VPHC, có ý nghĩa quyết định đến các yếu tố khác trong mặt chủ quan của VPHC.

Thứ nhất, về yếu tố lỗi của chủ thể vi phạm: Là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với HVVP và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra. Lỗi trong Pháp luật hành chính Việt Nam được quy định dưới hai hình thức cố ý và vô ý.

+ Lỗi cố ý là hành vi của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật đã nhận thức hậu quả pháp lý nhưng có ý thức xem thường để mặc cho hậu quả xảy ra.

+ Lỗi vô ý là hành vi trái pháp luật của chủ thể do hành vi cẩu thả hoặc quá tự tin gây ra, chủ thể thực hiện hành vi không ý thức được hành vi đó sẽ là HVVP.

Thứ hai, về yếu tố mục đích: Mục đích của VPHC không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mọi cấu thành của mọi loại VPHC. Nó chỉ có ở một số trường hợp VPHC nhất định và những trường hợp này đều có hình thức lỗi là cố ý.

Thứ ba, về yếu tố động cơ: Là động lực bên trong thúc đẩy người VPHC thực hiện hành vi VPHC. Trừ những VPHC với lỗi cố ý có mục đích xác định, phần lớn động cơ trong VPHC là không rõ rệt. Nó không được coi là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tất cả mọi lỗi VPHC. Trong các yếu tố nêu trên, thì lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mặt chủ quan của VPHC; yếu tố mục đích, động cơ có thể có hoặc có thể không, tùy thuộc vào từng loại VPHC. Trong một số trường hợp, đối với một số hành vi VPHC cụ thể, pháp luật quy định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc phải có.

Khách thể của VPHC: Là các quy tắc quản lý hành chính nhà nước. Khách thể của VPHC là yếu tố cơ bản bắt buộc phải có trong mọi cấu thành của VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời. Khách thể của VPHC gồm:

+ Khách thể chung: là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước hay nói cách khác là trật tự quản lý nhà nước nói chung.

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí