Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam - 11

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Việc cho phép thành lập doanh nghiệp KH&CN trong các CSGDĐH công lập mang lại nhiều ý nghĩa cho xã hội và cho chính bản thân CSGDĐH công lập. Theo đó, CSGDĐH công lập có thể ứng dụng và khai thác lợi nhuận từ các kết quả công trình nghiên cứu khoa học đã thực hiện và đóng góp cho đời sống xã hội thông qua việc chuyển giao tri thức và thương mại hóa sản phẩm bắt nguồn từ kết quả nghiên cứu khoa học; là cầu nối hiệu quả giữa CSGDĐH – sinh viên – doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, để tạo cơ chế pháp lý thông thoáng nhằm tạo điều kiện cho các CSGDĐH công lập thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp trực thuộc, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc là rất cần thiết. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi cần đi theo định hướng: đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống các quy định pháp luật; đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam; đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; và cuối cùng phải dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm xây dựng pháp luật về thủ tục hành chính.

Trong Chương 3, một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật bao gồm việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật GDĐH về thành lập doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH công lập, sử dụng tài sản và đất đai có nguồn gốc Nhà nước giao tại các CSGDĐH công lập; điều chỉnh một số quy phạm pháp luật về hoạt động doanh nghiệp, công chức và viên chức, về doanh nghiệp KH&CN. Bên cạnh đó cần ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của CSGDĐH công lập để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp trực thuộc, cùng với việc đưa ra các chính sách hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp KH&CN trực thuộc các CSGDĐH công lập. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bao gồm thiết lập chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN trong các CSGDĐH công lập; nâng cao nhận thức về doanh nghiệp cho lãnh đạo các CSGDĐH công lập; thiết lập các kênh kết nối với doanh nghiệp cùng ngành.

KẾT LUẬN CHUNG


Đã có rất nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước nhìn nhận tầm quan trọng của mô hình doanh nghiệp trong CSGDĐH như là một bước đệm cơ sở để phát triển giáo dục hiện đại cũng như sự phát triển chung của đổi mới sáng tạo. Mô hình doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập có thể vẫn còn mới trong thời gian này, nhưng tương lai nó sẽ mang đến sự đổi mới mạnh mẽ cho nền giáo dục bậc cao tại Việt Nam. Không chỉ giải quyết được bài toán về ứng dụng nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, nó còn tạo điều kiện thúc đẩy cho sự phát triển chung của CSGDĐH công lập và kinh tế xã hội nói chung.

Với sự phát triển của mô hình doanh nghiệp trực thuộc này, pháp luật Việt Nam về cơ bản đã có những động thái xây dựng các quy định pháp luật để làm cơ sở pháp lý thực hiện mục tiêu phát triển mô hình doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH, mở đầu với việc cho phép thành lập doanh nghiệp trong CSGDĐH theo mô hình góp vốn. Hệ thống pháp lý về doanh nghiệp KH&CN của Việt Nam hiện nay đã quy định được những vấn đề cơ bản nhất nhằm phát triển doanh nghiệp KH&CN tại Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập khá là đặc thù, do vậy ngoài việc bị điều chỉnh bởi pháp luật về doanh nghiệp KH&CN nó còn chịu sự điều chỉnh của một số quy định pháp luật khác liên quan tới hoạt động của CSGDĐH công lập mà nó trực thuộc.

Dưới sự hỗ trợ về các quy định và chính sách từ phía Nhà nước, các doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập đã có được những thành tựu nhất định, đóng góp cho sự phát triển chung cho lĩnh vực nghiên cứu KH&CN nước ta. Tuy vậy, những doanh nghiệp này vẫn vấp phải những khó khăn xuất phát từ các quy định pháp luật có phần chồng chéo và không rõ ràng. Mặc dù hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và còn tồn tại những vướng mắc trong quá trình thực hiện, nhưng cũng đủ để thể hiện tư duy sẵn sàng đổi mới và đi theo xu thế toàn cầu hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ khái niệm về doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập, phân tích pháp luật hiện hành về doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập bao gồm các quy định về doanh nghiệp KH&CN và các quy định chi phối hoạt động của CSGDĐH công lập mà ảnh hưởng tới doanh nghiệp

trực thuộc. Từ đó thấy được vai trò và ý nghĩa của loại hình doanh nghiệp này đối với sự phát triển của các CSGDĐH công lập và đóng góp của nó tới sự phát triển chung của xã hội. Bên cạnh đó, luận văn nhìn vào thực tiễn thực thi pháp luật và đưa ra những khó khăn mà doanh nghiệp đang vướng mắc, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao thực thi pháp luật về thành lập và quản lý vận hành doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH công lập.

Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam - 11

Do hạn chế về khả năng cũng như thời gian nghiên cứu và sự mới hình thành của loại hình doanh nghiệp này, nên những vấn đề được nêu trong luận văn chỉ mới là bước đầu với những yếu tố cơ bản nhất. Trong quá trình thành lập doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập còn rất nhiều vấn đề tồn đọng cần giải quyết như quy định pháp luật về góp vốn doanh nghiệp, sử dụng vốn có nguồn gốc ngân sách Nhà nước, hay là pháp luật về chuyển giao và thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ… Những vấn đề này sẽ được học viên nghiên cứu thêm trong những công trình tiếp nối luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Văn bản pháp luật:


1. Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015.

2. Luật Cán bộ công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008.

3. Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020. 4. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.

5. Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019.

6. Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012.

7. Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013.

8. Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017

9. Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014.

10. Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010.

11. Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13.

12. Luật số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và Luật Viên chức số 58/2010/QH12.

13. Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 1/2/2019 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

14. Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

15. Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

16. Nghị định số 70/2018/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn Nhà nước.

17. Nghị định số 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

18. Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

19. Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

20. Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 về quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50%.

21. Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

22. Quyết định số 68/1998/QĐ-TTg về việc cho phép thí điểm thành lập doanh nghiệp Nhà nước trong các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu.

23. Thông tư số 301/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí trước bạ.

24. Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Tài liệu tiếng Việt:


25. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. xem 10/12/2021.

<https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xii/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xi-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-cua-dang-1600>.

26. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Kết luận số 14-KL/TW ngày 26/7/2002, Hội nghị lần thứ VI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010. xem 10/12/2021.

<https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung-uong/khoa-ix/ket-luan-so-14-kltw-ngay-2672002-hoi-nghi-lan-thu-sau-ban-chap-hanh-trung-uong-khoa-ix-ve-tiep-tuc-thuc-hien-nghi-quyet-652>.

27. Bích Liên. 2015. Hà Nội: Nhiều vướng mắc trong hoạt động chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

xem 2/4/2022. <https://dangcongsan.vn/y-te/ha-noi-nhieu-vuong-mac-trong-hoat-dong-chung-nhan-doanh-nghiep-khoa-hoc-cong-nghe-361279.html>.

28. Bộ Khoa học và Công nghệ. 2021. Thúc đẩy phát triển hệ thống doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2021-2025 – từ việc tăng cường mối liên kết giữa viện trường và doanh nghiệp. xem 8/12/2021.

<https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/19068/thuc-day-phat-trien-he-thong-doanh-nghiep-khoa-hoc-va-cong-nghe-viet-nam-giai-doan-2021-2025--tu-viec-tang-cuong-moi-lien-ket-giu.aspx>.

29. Đại học Luật Hà Nội. 2019. Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật. NXB Tư Pháp.

30. Đinh, Văn Toàn. 2021. Các giai đoạn phát triển doanh nghiệp spin-offs và chính sách hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu từ các cơ sở giáo dục đại học. Tạp chí Công thương. số 2. tr. 38-43.

31. Đinh, Văn Toàn (chủ biên). 2019. Phát triển doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học – Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tiễn Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

32. Đinh, Thị Hiếu. 2019. Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập. Tạp chí Tài chính. số 715. tr. 26-30.

33. Đỗ, Ngọc Dung. 2020. Hoàn thiện pháp luật về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa. Luận văn Thạc sĩ Luật học. Đại học Quốc gia Hà Nội.

34. G, Hưng. 2020. Khoa học và công nghệ - nguồn lực quan trọng của phát triển kinh tế. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. xem 13/12/2021.

<https://dangcongsan.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe-voi-su-nghiep-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc/diem-nhan-khoa-hoc-va-cong-nghe/khoa-hoc-va-cong-nghe-nguon-luc-quan-trong-cua-phat-trien-kinh-te-566081.html>.

35. Kinh Tế Sài Gòn Online. 2020. Tường thuật trực tuyến: Mô hình “Doanh nghiệp trong trường đại học” tạo đột phá trong đào tạo ra sao?. xem 1/12/2021. <https://thesaigontimes.vn/tuong-thuat-truc-tuyen-mo-hinh-doanh-nghiep-trong-truong-dai-hoc-tao-dot-pha-trong-dao-tao-ra-sao/>.

36. Mai, Hoàng Anh. 2020. Chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các trường đại học tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp tại Đại học Quốc gia Hà Nội). Luận án Tiến sĩ Khoa học Quản lý. Đại học Quốc gia Hà Nội.

37. Nguyễn, Vân Anh. Nguyễn, Hồng Hà. Lê, Vũ Toàn. 2014. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển, Tạp chí Chính sách và Quản lý Khoa học và Công nghệ, 3(3), 66-80.

38. Nguyễn, Văn Hùng. 2020. Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực đất đai tại các cơ sở đại học công lập trong điều kiện hiện nay. Tạp chí Công thương. xem 11/12/2021. <https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nang-cao-hieu-qua-quan-ly-su-dung-nguon-luc-dat-dai-tai-cac-co-so-dai-hoc-cong-lap-trong-dieu-kien-hien-nay-67909.htm>.

39. Tạ, Hải Tùng. 2018. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong trường đại học: Bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức. Tạp chí Tia Sáng. xem 18/11/2021.

<https://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Doanh-nghiep-khoi-nghiep-sang-tao-trong-truong-dai-hoc-Bat-dau-tu-su-thay-doi-nhan-thuc-11292>.

40. Thùy Vân. Anh Đại. Mai Hương. 2021. Thúc đẩy sáng chế đến thương mại hóa sản phẩm. Tạp chí Nhân dân hằng tháng. xem 29/11/2021.

<https://special.nhandan.vn/thucdaysangche_tmhoa/index.html>.

41. Trần, Ngọc Hà. 2021. Chương trình 592: Góp phần hình thành doanh nghiệp KH&CN và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức KH&CN công lập. xem 2/4/2022. <https://moit.gov.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe/chuong-trinh-592-gop-phan-hinh-thanh-doanh-nghiep-kh-cn-va-n.html>

42. Hoàng, Văn Cường. 2020. Sở hữu tài sản trong tự chủ đại học. Tài liệu phục vụ Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - từ chính sách đến thực tiễn”. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng. tr. 109-113.

Tài liệu tiếng Anh:


43. Bigliardi. Galati, F. & Verbano, C. 2013. Evaluating Performance of University Spin-Off Companies: Lessons from Italy, Journal of Technology

Management & Innovation. vol. 8, no. 2. tr. 29–30.

<https://doi.org/10.4067/S0718-27242013000200015>.

44. Lockett, A. Wright, M. 2005. Resources, capabilities, risk capital and the creation of university spin-out companies. Research Policy. vol. 34, no. 7. tr. 1043–1057. <https://doi.org/10.1016/j.respol.2005.05.006>.

45. Etzkowitz, H. Zhou, C. 2017. The Triple Helix: University-Industry- Government innovation in action, Taylor & Francis Group.

46. Eun, J.H., Lee, K. Wu, G. 2006. Explaining the “University-run enterprises” in China: A theoretical framework for university–industry relationship in developing countries and its application to China. Research Policy. vol. 35, no. 9. tr. 1329–1346. <https://doi.org/10.1016/j.respol.2006.05.008>.

47. Li, He, L. Zhao, Y. 2020. The triple helix system and regional entrepreneurship in China. Entrepreneurship and Regional Development. vol. 32, no. 7-8. tr. 508–530. <https://doi.org/10.1080/08985626.2019.1666168>.

Website:


48. Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

<https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn/inf/default.aspx>

49. Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Vương quốc Anh (UK Research and Innovation – UKRI). < https://www.ukri.org/>.

50. Cục Thống kê Giáo dục Anh (Higher Education Statistics Agency – HESA).

< https://www.hesa.ac.uk/>.

51. BK Holdings. <http://www.bkholdings.com.vn/>.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023