ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2013
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 603850
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền
Hà nội – 2013
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Giá trị gia tăng | |
NSNN | Ngân sách nhà nước |
DN | Doanh nghiệp |
TNDN | Thu nhập doanh nghiệp |
NNT | Người nộp thuế |
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Việt Nam - 2
- Các Đặc Điểm Của Hoạt Động Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng
- Pháp luật về quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Việt Nam - 4
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 14
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
14
1.1. Quản lý thuế Giá trị gia tăng 14
1.1.1 Một số nhận thức về thuế Giá trị gia tăng 14
1.1.2 Khái niệm quản lý thuế Giá trị gia tăng 17
1.1.3 Các đặc điểm của hoạt động quản lý thuế Giá trị gia tăng 19
1.1.4 Sự cần thiết của hoạt động quản lý thuế Giá trị gia tăng 21
1.2. Pháp luật về quản lý thuế Giá trị gia tăng 22
1.2.1 Khái niệm pháp luật về quản lý thuế Giá trị gia tăng 22
1.2.2 Những nội dung cơ bản của pháp luật về quản lý thuế Giá trị gia tăng 24
CHƯƠNG 2 40
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 40
2.1. Thực trạng pháp luật về thủ tục hành chính thuế 40
2.1.1 Các quy định về đăng ký thuế GTGT 40
2.1.2 Các quy định về khai thuế GTGT 43
2.1.3 Các quy định về nộp thuế GTGT 46
2.1.4 Các quy định về hoàn thuế GTGT 50
2.1.5 Các quy định về xóa nợ tiền thuế, tiền phạt 61
2.2. Thực trạng pháp luật về giám sát và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật quản lý thuế 65
2.2.1. Các quy định về quản lý thông tin người nộp thuế 65
2.2.2. Các quy định về kiểm tra, thanh tra thuế GTGT 68
2.2.3. Các quy định về xử lý vi phạm và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế 72
2.2.4. Các quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết các tranh chấp phát sinh
trong quản lý thuế GTGT 80
CHƯƠNG 3 81
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ
TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM 81
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật quản lý thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam 81
3.2. Căn cứ để xác định giải pháp hoàn thiện pháp luật Quản lý thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam 82
3.2.1. Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện nền
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay 82
3.2.2. Sự chi phối của nền Kinh tế thị trường Việt Nam 84
3.2.3. Kết quả nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm xây dựng, thực hiện pháp luật quản lý thuế ở nước ta và một số nước trên thế giới 86
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam 87
3.3.1. Hoàn thiện các quy định về thủ tục hành chính thuế 87
3.3.2. Hoàn thiện pháp luật đảm bảo sự giám sát và tuân thủ pháp luật thuế 91
3.4. Cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam 97
3.4.1. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy quản lý thuế 97
3.4.2. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thuế 99
3.4.3. Đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin nhằm tiến tới thực hiện quản lý
thuế điện tử 101
3.4.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế 102
KẾT LUẬN
104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế GTGT là một sắc thuế quan trọng trong hệ thống thuế hiện hành của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Thực tiễn áp dụng thuế GTGT ở nước ta trong hơn 15 năm qua đã cho thấy sự tác động lớn, nhiều mặt đến đời sống kinh tế, xã hội của thuế GTGT và khẳng định được sự đúng đắn trong việc áp dụng sắc thuế GTGT. Chính vì tầm quan trọng của sắc thuế này, việc đặt ra yêu cầu quản lý thuế GTGT trở nên hết sức cần thiết.
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề quản lý thuế GTGT cũng như quản lý các sắc thuế khác được quy định trong một đạo luật về Quản lý thuế nói chung. Luật Quản lý thuế ban hành ngày 29/11/2006 đã có những thay đổi căn bản trong phương thức quản lý thuế theo hướng chặt chẽ, hiệu quả, thống nhất chính sách quản lý thu thuế; tạo sự đồng bộ, nâng cao tính rõ ràng, minh bạch; tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, xã hội trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng. Với nhiều quy định tiến bộ, Luật quản lý thuế 2006 bước đầu đã phát huy được hiệu quả thực thi hệ thống chính sách thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng của Nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, pháp luật về quản lý thuế GTGT đã bộc lộ những bất cập nhất định như: Một số quy định không bảo đảm tính thống nhất hoặc chưa phù hợp, hoặc thiếu tính khả thi, hoặc chưa có quy định cụ thể, rõ ràng. Các thủ tục hành chính thuế còn phức tạp, trùng lắp và thiếu đồng bộ, chi phí tuân thủ pháp luật của người nộp thuế còn cao, …Điều này đã gây khó khăn nhất định cho công tác quản lý thuế GTGT cũng như cho người nộp thuế. Để pháp luật về quản lý thuế GTGT phát huy vai trò quan trọng đối với việc thực thi có hiệu quả sắc thuế GTGT và để đảm bảo tốt hơn quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế thì pháp luật về quản lý thuế GTGT nói riêng cũng như pháp luật về Quản lý thuế nói chung cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện.
Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 đã xác định mục tiêu tổng quát của Chính phủ: “Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực,
hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: Thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; Nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao, … phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng các mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2010” [6].
Từ thực tiễn nêu trên đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ lý luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ về quản lý thuế GTGT để trên cơ sở đó đánh giá một cách toàn diện, khách quan về thực trạng pháp luật về quản lý thuế GTGT ở nước ta, từ đó xác định phương hướng và giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý thuế GTGT nói riêng cũng như pháp luật Quản lý thuế nói chung ở Việt Nam hiện nay.
Với những lý do trên đây, luận văn“Pháp luật về quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Việt Nam” là vấn đề có tính cấp thiết cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn, cần được nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu luận văn
Qua nghiên cứu, tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, có thể nêu một số công trình có liên quan đến vấn đề quản lý thuế GTGT là:
- “Những vấn đề pháp lý về việc áp dụng thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam” (2002), luận án tiến sĩ luật học; Nguyễn Thị Thương Huyền, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật.
- Pháp luật về quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn (2012), Luận án tiến sĩ Luật; Vũ Văn Cương, Đại học Luật Hà Nội;
- Pháp luật về thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, thực trạng và hướng hoàn thiện(2006); Luận văn thạc sĩ luật học; Trần Thị Minh Hiền, người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Giang Thu;
- Pháp luật về thuế GTGT và các biện pháp bảo đảm thực hiện (2002), Luận văn thạc sỹ, Lê Thị Bích Liên, Hà Nội;
- Một số ý kiến trao đổi về dự thảo luật thuế GTGT và Luật thuế thu nhập Doanh nghiệp (2008), TS. Phạm Giang Thu, Tạp chí Luật học số 4/2008;
- Luật quản lý thuế và những vấn đề cần bàn thêm (2008), TS. Nguyễn Thị Thương Huyền, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 29/2008;
- Thông tin về người nộp thuế trong pháp luật quản lý thuế ở nước ta hiện nay; ThS.Vũ Văn Cương; Tạp chí Luật học; Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 4/2009, tr. 3 – 12;
- Pháp luật quản lý thuế ở Việt Nam, thực trạng và hướng hoàn thiện (2006); Khoá luận tốt nghiệp; Nguyễn Minh Phương; Người hướng dẫn: ThS. Vũ Văn Cương, Đại học Luật Hà Nội.
Có thể thấy, trong các công trình khoa học kể trên, các tác giả hướng tới nghiên cứu pháp luật nội dung về thuế giá trị gia tăng hoặc nghiên cứu về vấn đề quản lý thuế nói chung mà chưa có một nghiên cứu nào hoàn chỉnh về vấn đề quản lý thuế GTGT.
Tình trạng này xuất phát từ việc các công trình nghiên cứu đó được thực hiện trong điều kiện pháp luật thực định không có sự tách biệt giữa hai bộ phận pháp luật là pháp luật quy định nội dung chính sách thuế và pháp luật về quản lý thuế [9, 51].
Hơn nữa, do pháp luật thuế Việt Nam được cải cách, xây dựng và hoàn thiện trong điều kiện nền kinh tế ở nước ta đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, nên có quá nhiều vấn đề đặt ra đối với chính sách thuế cần tập trung giải quyết. Vì vậy, xu hướng hoàn thiện pháp luật thuế trong những năm qua chủ yếu tập trung vào các quy định phản ánh chính sách thuế mà ít quan tâm đến bộ phận pháp luật về quản lý thuế [4, 5].
Như vậy, nhìn lại các công trình nghiên cứu trong thời gian qua có thể khẳng định cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về pháp luật quản lý thuế