Pháp luật về ngân sách nhà nước những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách - 7

2.2.3. Thực trạng phân cấp chi ngân sách


Quy định về chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ còn chồng chéo, chưa rò ràng (chẳng hạn, có những khoản chi gắn liền với nhiệm vụ của địa phương nhưng chưa phân cấp cho địa phương, như chi phòng cháy, chữa cháy, hướng dẫn trật tự giao thông,…).

III.Kiến nghị về quản lý ngân sách nhà nước

1. Đổi mới nhận thức về phân chia thu nhập công

- Cần chú ý cả lợi ích (chính quyền địa phương nhận được bao nhiêu trong „chiếc bánh ngân sách“) và cơ hội tham gia (chính quyền địa phương được tham gia như thế nào vào quá trình phân chia đó)

- Tư duy phân chia: nhiệm vụ → thẩm quyền chi → thẩm quyền thu.

2. Trong tương lai cần quy định quyền yêu cầu của chính quyền địa phương được cung cấp tài chính tương xứng với nhiệm vụ và cơ chế bảo đảm thực hiện quyền này.

III.Kiến nghị về quản lý ngân sách nhà nước (tiếp)

3. Mục tiêu cải cách hệ thống tài chính địa phương:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

- Các yêu cầu về sự đầy đủ, bền vững, ổn định, tăng trưởng, tự chủ và khách quan của hệ thống tài chính địa phương;

- Sự cân bằng lợi ích trong thu và sử dụng các khoản thuế đã thu;

Pháp luật về ngân sách nhà nước những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách - 7

- Sự thống nhất của hệ thống tài chính địa phương với

chính sách kinh tế, tài chính của quốc gia

- Tính đơn giản, hiệu quả kinh tế của việc thu, quản lý và sử dụng các khoản thu nhập công trên địa bàn địa phương.

III.Kiến nghị về quản lý ngân sách nhà nước (tiếp)

4. So với các đạo Luật NSNN trước đây thì địa vị pháp lý tài chính hiện nay của xã ít được bảo đảm hơn về phương diện điều chỉnh bằng đạo luật → chú ý hơn quyền lợi theo luật của xã trong lần thay đổi tới của đạo Luật NSNN.

5. Áp dụng mô hình phân chia trộn lẫn của các nhân tố phân chia tách và phân chia liên kết trong phân chia các khoản thu nhập thuế cho cấp xã.

6. Thuế phải chiếm một tỷ lệ quan trọng trong tổng các

khoản thu của ngân sách địa phương.

III.Kiến nghị về quản lý ngân sách nhà nước (tiếp)

6. Chuyển thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà, đất thành thuế thuộc thẩm quyền thu riêng của xã. Cho phép xã tham gia nhiều hơn vào sự phân chia của các khoản thuế chung, nhất là các nguồn thu giàu tiềm năng.

7. Chỉnh sửa, bổ sung Luật thuế môn bài về chủ thể chịu

thuế, về thuế suất (tính thuế theo tỷ lệ %).

8. Các khoản bổ sung tài chính tạo thành hệ thống phân chia phụ: địa phương tham gia vào hệ thống phân chia chính càng nhiều → càng ít nhu cầu được bổ sung tài chính → tự chủ tài chính hơn.

III.Kiến nghị về quản lý ngân sách nhà nước (tiếp)

9. Xác định chức năng của bổ sung tài chính:

- Làm tăng thêm khối lượng tài chính của ngân sách cấp dưới;

- Giảm bớt sự chênh lệch, nhưng không được san bằng hoặc làm chênh lệch thêm khoảng cách về năng lực thu của các địa phương (tỉnh, huyện, xã) có cùng hạng;

- Phương tiện để khuyến khích sự phát triển hài hòa, cân đối giữa các địa phương.

10. Thay thế mô hình bổ sung, cân đối tài chính chỉ chú ý đến nhu cầu chi tiêu và năng lực thu thực tế của địa phương riêng lẻ bằng mô hình phân chia định hướng vào nhiệm vụ với mục đích cân bằng và ở mô hình đó tổng thể các địa phương cùng phải được chú ý.

III.Kiến nghị về quản lý ngân sách nhà nước (tiếp)

11. Việc phân chia các khoản bổ sung tài chính nên thực hiện theo

trình tự:

- Xác định khối lượng tài chính dùng để bổ sung và phân chia cho

tổng thể các địa phương;

- Đánh giá nhu cầu bổ sung;

- Đánh giá năng lực tài chính của từng địa phương;

- Xác định mức độ phân chia cho từng địa phương.

12. Đảm bảo quyền độc lập tương đối của Hội đồng nhân dân các cấp trong lập, quyết định, phân bổ nguồn thu, chi ngân sách nhà nước cho cấp dưới và các phương tiện vật chất, nhân sự cần thiết để thực hiện tốt chức năng quản lý ngân sách.

III.Kiến nghị về quản lý ngân sách nhà nước (tiếp)

13. Bỏ HĐND cấp huyện → sửa khái niệm ngân sách địa phương → hệ thống ngân sách phải được thiết kế lại phù hợp với điều kiện chính quyền cấp huyện không còn là cấp ngân sách độc lập.

14. Đối với những khoản chi trực tiếp gắn với nhiệm vụ của địa phương mà nay đang quy định là nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương sẽ chuyển thành nhiệm vụ chi của ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

15. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán NSNN; hoàn thiện bộ máy thu NSNN; nâng cao năng lực quản lý tài chính của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính – ngân sách, đặc biệt là cán bộ tài chính xã, phường;…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2022