Các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% (tiếp)
l) Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương;
m) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;
n) Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
o) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
p) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
q) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và
ngoài nước;
r) Thu kết dư ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 63 của
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về ngân sách nhà nước những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách - 2
- Chủ Thể Quan Hệ Phân Cấp Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước
- Thẩm Quyền Thu Của Ngân Sách Trung Ương (Điều 30
- Thực Trạng Phân Chia Nhiệm Vụ Chi Giữa Các Cấp Ngân
- Pháp luật về ngân sách nhà nước những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách - 7
- Pháp luật về ngân sách nhà nước những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách - 8
Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.
Luật NSNN ;
s) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
2.1.2.2.Sự tham gia của chính quyền địa phương vào các khoản thu chung phân chia giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương (khoản 2 Điều 30 Luật NSNN): xem mục 1.2. ở trên
2.1.2.3.Các khoản bổ sung tài chính từ ngân sách trung
ương cho ngân sách địa phương
- Bổ sung tài chính từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương là cần thiết vì các khoản thu của ngân sách địa phương từ hai nguồn thu chính thường không đủ trang trải các khoản chi của địa phương: dự toán năm 2007 chỉ có 11/64 địa phương tự cân đối được ngân sách.
- Các khoản bổ sung tài chính ≡ phân chia lại các khoản thu đã được phân chia; tạo thành hệ thống phân chia phụ: ở VN các khoản thu bổ sung chiếm 22,37% tổng thu ngân sách các địa phương; ở nhiều địa phương thậm chí khoản bổ sung tài chính trở thành khoản thu chính.
- Các loại hình bổ sung tài chính:
+ Bổ sung để cân đối ngân sách;
+ Bổ sung gắn với các mục tiêu;
+ Bổ sung để thực hiện các công việc đã chuyển giao;
+ Bổ sung để thực hiện các công việc ủy quyền.
2.1.3. Thực trạng phân chia thẩm quyền thu giữa các
cấp ngân sách
2.1.3.1. Thực trạng phân chia các khoản thu riêng
- Các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%: đa số là các nguồn thu có tiềm năng thu thấp, ví dụ: các khoản thu về nhà, đất năm 2007 dự toán chỉ chiếm 6,43% tổng thu ngân sách nhà nước) >< các khoản thu có tiềm năng thu cao do trung ương thu.
- Tính thiếu ổn định của nhiều khoản thu mà ngân sách địa phương được hưởng 100%: ví dụ: thuế môn bài, thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Thực trạng phân chia thẩm quyền thu (tiếp)
- Tính thứ bậc và lồng ghép trong hệ thống ngân sách: làm hạn chế tính độc lập của các cấp ngân sách bên dưới; gây ra sự chồng chéo thẩm quyền quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền; làm quy trình ngân sách phức tạp, hạn chế tính hiệu quả, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong quá trình lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước.
2.1.3.2. Thực trạng phân chia các khoản thu chung
- Quy định về tỷ lệ % phân chia giữa các cấp ngân sách còn mang tính chủ quan.
- Một số quy định chưa phù hợp với thực tế, vì một số khoản
thu không phát sinh tại địa phương, chẳng hạn Điều 34 khoản
II. Thực trạng pháp luật về thu, chi ngân
sách nhà nước (tiếp)
1 điểm b quy định về tỷ lệ tối thiểu 70% đối với 5 khoản thu
ngân sách xã, thị trấn được hưởng.
2.1.3.3. Thực trạng bổ sung ngân sách (hệ thống phân chia
phụ)
- Bổ sung để cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên xuông ngân sách cấp dưới lớn. Thu ngân sách địa phương từ thuế càng ít và từ bổ sung tài chính càng nhiều thì địa phương đó càng phụ thuộc vào trung ương.
- Cách thức đánh giá nhu cầu bổ sung dựa trên cơ sở tính toán sự chênh lệch giữa dự toán thu và dự toán chi và cân bằng toàn bộ số chênh lệch: không khách quan, không khai thác được tiềm năng thu của địa phương (ví dụ: nếu địa phương dấu nguồn thu).
- Bổ sung để cân đối ngân sách và bổ sung theo chương trình mục tiêu chưa góp phần giảm bớt được sự chênh lệch về năng lực thu giữa các địa phương, chưa đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, sự hợp lý mang tính hệ thống.
2.1.3.4. Thực trạng lập, chấp hành, quyết toán ngân sách
Việc lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước chưa gắn chặt với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Quy trình lập, chấp hành, quyết toán NSNN còn phức tạp, mang tính hình thức. Thời gian xây dựng dự toán và quyết toán ngân sách dài, nhưng thời gian dành cho mỗi cấp chính quyền xem xét, quyết định dự thảo ngân sách và quyết toán ngân sách ít.
- Quy định về thẩm quyền quyết định dự toán NSNN và phê chuẩn quyết toán NSNN của các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương còn chồng chéo.