Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


PHẠM MINH SƠN


PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành: Luật kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Mã số: 62 38 01 07


Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay - 1

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thị Thương Huyền


0

Hà Nội - 2016



LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.

Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Hà Nội, ngày tháng năm 2016


TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Phạm Minh Sơn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


1. Bộ luật dân sự năm 2005 - BLDS (2005)


2. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 - BLTTDS (2004)


3. Mergers and Acquisitions (Mua lại và sáp nhập)

- M&A

4. Ngân hàng Nhà nước - NHNN


5. Ngân hàng thương mại - NHTM


6. Ngân hàng thương mại cổ phần - NHTMCP


7. Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội

8. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

9. Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam

10. Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam

- HBB


- SHB


- VNCB


- CBBank

11. Ngân hàng Trung ương - NHTW


12. Nhà xuất bản - NXB


13. Tổ chức tín dụng - TCTD


14. Trách nhiệm hữu hạn - TNHH


15. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - UBCKNN


16. Ủy ban nhân dân - UBND

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 31

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP VÀ PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 31

2.2. PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 38

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 76

3.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 76

3.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 107

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 126

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 126

4.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 134

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

3

PHỤ LỤC 163


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hoạt động mua lại, sáp nhập (M&A) đã được thực hiện từ lâu trên thế giới và trở thành xu thế phổ biến ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, hoạt động M&A tuy mới được thực hiện từ những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước nhưng đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và giá trị giao dịch, là kênh đầu tư hấp dẫn ở trong và ngoài nước. Các hoạt động M&A đã trở thành một làn sóng những năm 2003 đến 2008 trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông. Khuynh hướng M&A có suy giảm dần sau đó nhưng từ năm 2013 đến nay, nhất là năm 2015 thì xu hướng M&A đối với ngân hàng ở nước ta đã diễn ra mạnh mẽ.

Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam không những phải đối mặt với những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải đối mặt với nhiều bất ổn của kinh tế vĩ mô trong nước như tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, thâm hụt ngân sách lớn và tỷ lệ lạm phát tăng cao. Điều đó đã làm cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) tuy đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tăng trưởng nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, mở rộng mạng lưới hoạt động, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của nền kinh tế nhưng cũng đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém như tính cạnh tranh và tính thanh khoản thấp, nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, tỷ lệ nợ xấu tăng, trình độ quản trị yếu, xuất hiện những nguy cơ hiện hữu gây mất ổn định kinh tế vĩ mô. Để giải quyết những vấn đề bất ổn này, M&A cùng với một số cơ chế khác là những giải pháp cần thiết giúp hệ thống NHTM tránh khỏi tình trạng đổ vỡ, giữ an toàn hệ thống, khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời giúp các NHTM nhỏ gia tăng thị phần, qua đó hình thành các ngân hàng lớn có sức cạnh tranh hơn trên thị trường trong nước và khu vực.

Pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và đối với NHTM ở Việt Nam đã được hình thành trong thời gian gần đây, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, giải quyết được một số mục tiêu, yêu cầu cụ thể của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng nhưng còn có những hạn chế và bất cập. Khung pháp lý về mua lại, sáp nhập còn sơ khai, chồng chéo và mâu thuẫn, còn có những khoảng trống pháp lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn khi thực hiện mua lại, sáp nhập và chưa tạo được cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy hoạt động này.

Trên thực tế đã có nhiều bất cập khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM thời gian qua, trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế pháp lý cần phải giải quyết.

Nghiên cứu về mua lại, sáp nhập NHTM và pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM trong thời gian gần đây đã trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm không chỉ đối với giới nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách mà còn cả giới luật gia và doanh nghiệp. Tuy không phải là vấn đề nghiên cứu mới, nhưng hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về pháp luật mua lại và sáp nhập NHTM ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ và sâu sắc hơn cơ sở lý luận, giúp đánh giá đúng đắn thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam hiện nay, góp phần thực hiện quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Trước thực trạng trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài "Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay" để nghiên cứu và làm luận án tiến sĩ luật học, có ý nghĩa không chỉ về khoa học pháp lý mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM hiện nay.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Mục đích nghiên cứu của luận án: Xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM và đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam.

- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Với mục đích nghiên cứu như trên, luận án có các nhiệm vụ sau:

+ Đánh giá được tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án, từ đó xác định được những nội dung còn bỏ ngỏ, còn tranh luận để đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án.

+ Nghiên cứu, phân tích, làm rõ và sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về mua lại, sáp nhập NHTM và pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM; xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM.

+ Nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng đắn thực trạng pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực NHTM; thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

+ Đưa ra phương hướng và các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về mua

lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM và hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM dưới góc độ pháp lý.

- Phạm vi nghiên cứu: Điều chỉnh pháp lý về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng bao gồm nhiều nội dung. Khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành trong quá trình mua lại, sáp nhập, các bên trong quan hệ mua lại, sáp nhập còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về dân sự, doanh nghiệp, đầu tư, tài chính, chứng khoán, cạnh tranh..., bên cạnh đó là các vấn đề như thương hiệu, giải quyết lao động, nghĩa vụ thuế, đăng ký kinh doanh, đăng ký quyền sở hữu tài sản, chuyển đổi hình thức pháp lý sau mua lại, sáp nhập. Trên cơ sở những đặc thù riêng của NHTM và hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM so với các loại hình doanh nghiệp khác, luận án tập trung nghiên cứu pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam trên các phương diện về tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập. Các vấn đề này là những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM.

Để có cơ sở giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam hiện nay, luận án nghiên cứu một số văn bản pháp luật có liên quan mật thiết đến nội dung đề tài luận án được ban hành từ năm 2004 đến năm 2015 và có hiệu lực thi hành trong khoảng thời gian từ khi được ban hành đến hết năm 2015; nghiên cứu một số trường hợp mua lại, sáp nhập NHTM đã thực hiện trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 phục vụ việc đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này. Luận án không nghiên cứu tất cả các loại hình NHTM mà chỉ nghiên cứu về ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) do loại hình ngân hàng này mang tính phổ biến, gặp nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, hoạt động, ngoài ra các hoạt động mua lại, sáp nhập ngân hàng trong thời gian gần đây cũng tập trung vào nhóm NHTMCP.

4. Những điểm mới của luận án

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây về mua lại, sáp nhập và pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp cũng như trong lĩnh vực NHTM, đồng thời cùng với quá trình nghiên cứu độc lập, luận án có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau:

* Về lý luận:

Thứ nhất, NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt bởi chính những đặc điểm của NHTM. Do đó việc nghiên cứu để phát hiện chính xác và đầy đủ các đặc điểm của NHTM sẽ giúp xây dựng được một cơ chế pháp lý hiệu quả nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM. Hoạt động ngân hàng có những đặc thù mà các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường không có, đó là được nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng cho khách hàng. Việc thành lập, hoạt động, tổ chức lại NHTM được kiểm soát nghiêm ngặt trong một khung pháp lý rất chặt chẽ. Các chủ thể hoạt động NHTM phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt như vốn, an toàn vốn, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin, bảo mật, chuyên môn nghiệp vụ mới được cơ quan quản lý ngân hàng cho phép hoạt động. Hoạt động kinh doanh của NHTM tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao hơn so với các loại hình kinh doanh khác. Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải liên tục, ổn định cao nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác, đồng thời các NHTM chịu sự ảnh hưởng dây chuyền với nhau.

Thứ hai, hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM có những đặc trưng cơ bản, chi phối đến pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM. Những đặc trưng cơ bản của hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM được xác định là: NHTM thực hiện mua lại, sáp nhập với tư cách là bên mua lại hoặc nhận sáp nhập với NHTM khác; các doanh nghiệp khác trừ ngân hàng không được mua lại, nhận sáp nhập với chủ thể bên kia là ngân hàng. Trong tất cả các giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM đều phải đáp ứng hoạt động ngân hàng liên tục, ổn định, không ảnh hưởng đến quyền lợi người gửi tiền và quyền, nghĩa vụ của các bên có liên quan. So với các loại hình doanh nghiệp khác, trình tự, thủ tục khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM phức tạp hơn. Khi thực hiện mua lại, sáp nhập MHTM trước tiên phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, sau đó mới tính đến quyền lợi của bên thứ ba và quyền lợi của nhà nước. Thời điểm chuyển giao quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp giữa các bên khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM có ý nghĩa quan trọng.

Thứ ba, bản chất pháp lý của mua lại, sáp nhập NHTM là việc giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua các hoạt động đầu tư, tổ chức lại doanh nghiệp; việc chuyển giao tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp giữa các bên, đồng thời xác định tư cách pháp lý của các bên sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022