và trước những năm 1900, chính phủ kết thúc những lực lượng thị trường thuộc ngành công nghiệp độc quyền mà không cung cấp đủ kiểm soát nhằm bảo vệ người tiêu dùng, đạt được cạnh tranh công bằng và phân bổ nguồn lực hiệu quả. Vì thế, chính phủ xây dựng hai kiểm soát mang ý nghĩa khác nhau như là việc thay thế và bổ sung cho lực lượng thị trường này: Cơ quan chính phủ: Trong một vài thị trường mà nguồn gốc của việc sản phẩm và kỹ thuật được tạo ra từ độc quyền tự nhiên, chính phủ thiết lập cơ quan chính phủ để kiểm soát hành vi tập trung kinh tế. Luật chống độc quyền: Trong hầu hết những thị trường còn lại, xã hội kiểm soát bằng các quy định chống độc quyền được thiết kế ra để ngăn cản và chống lại việc phát triển của các hình thức độc quyền. Bốn bộ phận cụ thể của quy định Liên bang được chắt lọc và mở rộng từ những lần sửa đổi khác nhau, thiết lập bộ luật cơ bản liên quan đến cấu trúc và quản lý độc quyền.
Tư tưởng chính của Đạo luật chống độc quyền Sherman 1890 thể hiện ở việc quy định mọi hợp đồng, việc kết hợp giữa các hình thức độc quyền hay những hình thức hay những âm mưu mà làm kiềm chế thương mại giữa các bang hoặc giữa các quốc gia thì được xem là bất hợp pháp; mọi cá nhân mà được xem là độc quyền, hoặc nỗ lực để có độc quyền, hoặc sáp nhập hoặc chung sức với bất kỳ cá nhân khác hay cộng đồng khác để có độc quyền trong bất kỳ thành phần thương mại nào giữa các bang hoặc các quốc gia sẽ được xem là mắc trọng tội. Đạo luật chống độc quyền Sherman đã cấm những ràng buộc trong thương mại (ví dụ, kết hợp giá cố định và phân chia thị trường) như trong độc quyền. Đạo luật chống độc quyền Clayton năm 1914 chứa đựng một số các yêu cầu được đưa ra trong Đạo luật chống độc quyền Sherman, đạo luật cấm thâu tóm cổ phần của những công ty đối thủ cạnh tranh khi thu nhập ít hơn của đối thủ cạnh tranh. Luật về Ủy ban thương mại Liên bang năm 1914 cho phép Ủy ban thương mại Liên bang (FTC) có quyền hạn trong việc kiểm ra vấn đề cạnh tranh không công bằng và xem xét yêu cầu của những công ty bị hại. Nó có thể thu nhận những phản hồi từ phía công cộng và nếu cần thiết nó có thể chấm dứt các đơn đặt hàng nếu phát hiện ra “có sự không công bằng trong cạnh tranh thương mại”...
- Sách “Quản trị ngân hàng thương mại” của tác giả Peter S.Rose, Nxb. Tài chính, Hà Nội (2000). Tác giả đã dành một phần dung lượng cuốn sách để trình bày các quy định pháp lý đối với hoạt động sáp nhập ngân hàng ở Mỹ.
Thứ nhất, hệ thống quy định điều chỉnh chung hoạt động sáp nhập ngân
hàng. Ở Mỹ về cơ bản có hai hệ thống quy định điều chỉnh chung hoạt động sáp nhập ngân hàng, đó là các phán quyết của tòa án và các đạo luật được thông qua trên cơ sở các đặc thù của ngành ngân hàng. Với các đạo luật có thể dẫn chiếu đến đạo luật chống độc quyền Sherman năm 1890 và đạo luật Clayton năm 1914. Các đạo luật này cấm các hoạt động sáp nhập nếu chúng dẫn đến độc quyền hay hạn chế cạnh tranh trong bất kỳ ngành công nghiệp nào và Bộ Tư pháp sẽ thông qua các vụ sáp nhập nào như vậy. Ngoài hai đạo luật trên, hoạt động sáp nhập còn chịu sự điều chỉnh của nhiều đạo luật khác. Đạo luật sáp nhập ngân hàng đòi hỏi mỗi ngân hàng tham gia sáp nhập phải được chuẩn y từ các cơ quan điều hành Liên bang trước khi sáp nhập. Với các ngân hàng trong nước, việc sáp nhập phải được Cục Quản lý tiền tệ thông qua. Với các ngân hàng được bảo hiểm và là thành viên của hệ thống Dự trữ Liên bang thì việc hợp nhất phải có sự thông qua của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed. Còn với các ngân hàng được bảo hiểm nhưng không là thành viên của hệ Dự trữ Liên bang thì cần có sự thông qua của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang.
Thứ hai, các hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Để giảm thiểu sự không chắc chắn về pháp lý, năm 1968 Bộ Tư pháp Mỹ đã ban hành hướng dẫn chính thức về việc xin sáp nhập với những yêu cầu chặt chẽ. Theo đó các hãng hoạt động trong thị trường có mức độ tập trung cao và cạnh tranh hạn chế chỉ được thôn tính các doanh nghiệp có thị phần nhỏ và không quan trọng, đồng thời chỉ được thâm nhập thị trường với hình thức tạo lập doanh nghiệp mới. Khi Luật sáp nhập được nới lỏng vào năm 1982, Bộ Tư pháp đã thay đổi hướng dẫn sáp nhập vào năm 1992 bao gồm các hướng dẫn riêng cho sáp nhập ngân hàng. Hướng dẫn mới của Bộ Tư pháp lấy công thức tính chỉ số Herfindahl-Hirschman Index (HHI) làm thước đo mức độ tập trung cho thị trường. Với việc ban hành chỉ số HHI này, bất cứ vụ sáp nhập nào mà chỉ số HHI sau khi sáp nhập nhỏ hơn 1.800 hoặc giá trị chỉ số HHI trong khu vực thay đổi dưới 200 điểm sẽ không bị Bộ Tư pháp ngăn cản.
Thứ ba, quá trình ra quyết định của nhà chức trách Liên bang. Những tiêu chuẩn do Luật sáp nhập ngân hàng và Hướng dẫn của Bộ Tư pháp phải được Cơ quan quản lý Liên bang Mỹ áp dụng. Các tác động của vụ sáp nhập tới công chúng sẽ được Cơ quan Liên bang chịu trách nhiệm giám sát theo quy định của Đạo luật sáp nhập ngân hàng. Gần đây một rào cản về quy chế đối với các ngân hàng có yêu cầu sáp nhập đã được thiết lập là Luật kê khai cho vay mua nhà thế chấp. Luật đòi hỏi các ngân hàng cho vay mua nhà phải báo cáo định kỳ về sự phân bổ địa lý và
các thông tin khác đối với danh mục cho vay mua nhà. Các ngân hàng có hành vi phân biệt đối xử trong việc cho vay sẽ gặp nhiều khó khăn về pháp lý nếu muốn nhận được sự phê chuẩn cho yêu cầu hợp nhất.
- Bài viết: Các vấn đề cần lưu ý khi tham gia giao dịch M&A tại Việt Nam của Luật sư Gregoty Crovo (thuộc Hãng luật Kelvin Chia Partnership) với chủ đề M&A- Toàn cảnh thị trường mua bán-sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2012 đăng trên đặc san của Báo Đầu tư.
Luật sư Gregory Crovo là người có kinh nghiệm tư vấn cho rất nhiều thương vụ M&A thành công. Trong bài viết, tác giả phân tích các vấn đề pháp lý, thủ tục và thực tế thực hiện giao dịch dựa trên các kinh nghiệm tư vấn của mình cho các nhà đầu tư nước ngoài trong các giao dịch M&A tại Việt Nam, đồng thời tác giả đề cập các vấn đề pháp lý tồn tại trong quá trình tiến hành giao dịch cho đến khi hoàn tất giao dịch và các yếu tố có thể gây trở ngại cho giao dịch. Những nội dung được tác giả đề cập như các quy định về tài khoản góp vốn, thẩm định pháp lý, quy định của pháp luật cạnh tranh kiểm soát mua lại và sáp nhập, các vấn đề liên quan đến thủ tục cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư ở Việt Nam, quá trình thanh toán và những khó khăn cho việc thực thi các hợp đồng mua lại và sáp nhập tại Việt Nam. Tác giả bài viết phân tích một số bất cập trong các quy định pháp luật của Việt Nam về mua lại và sáp nhập doanh nghiệp, từ đó khuyến cáo các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia giao dịch mua lại và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay - 1
- Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Đề Cập Về Quan Điểm, Phương Hướng Và Các Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Mua Lại, Sáp Nhập Ngân Hàng Thương Mại
- Khái Quát Chung Về Mua Lại, Sáp Nhập Và Pháp Luật Về Mua Lại, Sáp Nhập Doanh Nghiệp
- Nội Dung Pháp Luật Về Mua Lại, Sáp Nhập Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Có nhiều nghiên cứu trong nước được thực hiện thời gian qua đã tập trung phân tích, phản ảnh về mua lại, sáp nhập; pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, NHTM và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Có thể kể đến một số nghiên cứu như: Luận án tiến sĩ kinh tế “Sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam” của Phan Diên Vỹ, năm 2013; luận án tiến sĩ luật học “Pháp luật mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam” của Trần Thị Bảo Ánh, năm 2014... Bên cạnh các nghiên cứu trên, một số đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực này như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Hoạt động sáp nhập và mua lại: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị chính sách cho Việt Nam” do ThS. Lưu Minh Đức làm chủ nhiệm, năm 2009; đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành “Hoạt động mua bán, sáp nhập các ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh do TS. Nguyễn Thị Loan làm chủ nhiệm, năm 2012; đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Pháp luật điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam” của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh do TS. Nguyễn Trí Hùng làm chủ nhiệm, năm 2012; đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện “Pháp luật về hợp nhất, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam” của Học viện Tài chính, năm 2014...
Các công trình nêu trên đã phân tích và cung cấp thông tin về cơ sở lý luận mua lại, sáp nhập và pháp luật về mua lại, sáp nhập đối với doanh nghiệp, công ty tài chính, ngân hàng; phân tích, phản ảnh tình hình hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp và NHTM của một số quốc gia và Việt Nam; phân tích và luận giải khung pháp lý, thực trạng pháp luật đối với doanh nghiệp, ngân hàng nói chung và về mua lại, sáp nhập đối với doanh nghiệp, NHTM nói riêng. Các nghiên cứu cũng phân tích và đề cập đến hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát tập trung kinh tế, về thị trường chứng khoán; đưa ra quan điểm, phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức khác cũng cung cấp nhiều thông tin liên quan đến tình hình nghiên cứu của đề tài luận án như: “Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”, “Báo cáo kinh tế vĩ mô 2014 - Cải cách thể chế kinh tế: Chìa khóa cho tái cơ cấu” của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; “Báo cáo phát triển Việt Nam (VDR) 2012: Kinh tế thị trường khi Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình” của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; “Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam” của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Chứng khoán NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng, năm 2014; “Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam năm 2012”; “Báo cáo rà soát pháp luật cạnh tranh với pháp luật chuyên ngành” của Cục Quản lý cạnh tranh, năm 2014; nghiên cứu “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, năm 2012…
Các nghiên cứu, tài liệu trên đã phân tích, đề cập, cung cấp thông tin đa dạng về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, đến tái cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc ngân hàng, cải cách thể chế, tập trung kinh tế, đưa ra mục tiêu, quan điểm, định hướng chính sách, giải pháp cơ cấu lại các TCTD... Một số nghiên cứu đi sâu phân tích về cơ sở lý luận, quy định pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM; kinh nghiệm quốc tế để xử lý ngân hàng yếu kém. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng đưa ra các đề xuất, kiến nghị liên quan đến hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và ngân hàng, trong đó có hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh
nghiệp, ngân hàng.
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu đề cập về lý luận mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, ngân hàng
Một số nghiên cứu đã cung cấp cơ sở lý luận về mua lại, sáp nhập và pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, NHTM như nêu khái niệm mua lại, sáp nhập, đề cập đến các phương thức mua lại, sáp nhập; phân biệt sự khác nhau của mua lại, sáp nhập; vai trò của mua lại, sáp nhập; các yếu tố và điều kiện thúc đẩy hoạt động mua lại, sáp nhập chủ yếu ở cả góc độ kinh tế và pháp luật, theo quan điểm chung của quốc tế, pháp luật của một số quốc gia và pháp luật Việt Nam. Các nguyên tắc pháp lý khi tiến hành sáp nhập, hợp nhất NHTM, các bộ phận cấu thành pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM cũng được nghiên cứu, qua đó cho thấy pháp luật về mua lại, sáp nhập đối với NHTM có sự liên thông với pháp luật cạnh tranh, chứng khoán, doanh nghiệp, dân sự, thương mại... [16], [42], [59], [89].
Trong các nghiên cứu, bài viết trên, có quan điểm chưa thống nhất việc sử dụng thuật ngữ “mua lại và sáp nhập” tại Việt Nam để chỉ khái niệm mua lại, sáp nhập như theo nội hàm và cách hiểu của quốc tế. Các ý kiến về nhóm vấn đề này cho rằng trên thực tế hoạt động mua lại, sáp nhập đa dạng hơn nhiều so với khái niệm như hay dùng, diễn ra ở nhiều hình thức khác nhau và vô cùng phức tạp, nên để đưa ra định nghĩa chính xác, nhất quán về mua lại, sáp nhập là tương đối khó khăn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì chưa có được định nghĩa thống nhất điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập [14], [67]. Có ý kiến trao đổi cần phải làm rõ định nghĩa để thống nhất về nội dung thâu tóm, hợp nhất, mua lại, sáp nhập, hay cần thống nhất cách hiểu khi đề cập đến thâu tóm hoặc đơn giản chỉ hiểu đó là sự thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần trong tổ chức dẫn đến việc tham gia quản trị điều hành [77]. Một số vấn đề lý luận cũng được đề cập, bàn luận như hoạt động mua cổ phần trong vốn điều lệ của NHTM; khái niệm “đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại” áp dụng đối với NHTM [42]; mua lại cổ phần theo phương thức lôi kéo cổ đông bất mãn [14]...
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu đề cập về pháp luật mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, ngân hàng thương mại
- Các công trình nghiên cứu đề cập về pháp luật mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, ngân hàng thương mại của một số quốc gia:
Pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, NHTM và bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam của một số quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, một số nước Đông Nam Á và vùng lãnh thổ như Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia, Singapore, Đài Loan… đã được một số nghiên cứu đề cập [32], [40], [59], [68]... Trên thế giới, quốc gia đầu tiên ban hành Luật cạnh tranh là Canada vào năm 1889. Tuy nhiên, Luật Sherman của Hoa Kỳ được ban hành vào năm 1890 lại là đạo luật có ảnh hưởng lớn và thường được trích dẫn. Do tầm quan trọng của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp và ngân hàng ngày càng mang tính toàn cầu hóa nên nhiều quốc gia đã ban hành các luật riêng để điều chỉnh hoạt động này. Một số quốc gia đã xây dựng các tiêu chuẩn để kiểm soát tập trung kinh tế, xây dựng và áp dụng các chuẩn mực về vốn, tỷ lệ an toàn vốn ngân hàng khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng, thực hiện mua lại bắt buộc đối với những ngân hàng yếu kém trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế cũng là những kinh nghiệm tốt để tham khảo trong quá trình hoàn thiện pháp luật tại Việt Nam.
- Các công trình nghiên cứu đề cập khung pháp lý về mua lại, sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam:
Đề cập đến khung pháp lý về mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, Bộ luật dân sự (2005), Luật đầu tư (2005), Luật cạnh tranh (2004), Luật chứng khoán (2006) và Luật chứng khoán sửa đổi (2010), Luật các TCTD (2010), Luật NHNN Việt Nam (2010), Luật doanh nghiệp (2005, 2014) là các
văn bản pháp luật được nhiều tác giả dẫn chiếu [29], [42], [45], [59], [89].
Một số nghiên cứu đã đề cập, phân tích quy định pháp luật về mua lại, sáp nhập giữa các TCTD Việt Nam; điều kiện để các TCTD nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam (niêm yết hoặc chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán), trong đó quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; điều kiện để ngân hàng Việt Nam bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài; điều kiện chuyển nhượng cổ phần; điều kiện tham gia quản trị tại ngân hàng Việt Nam; quy định về tổ chức và hoạt động của các NHTM được NHNN Việt Nam cấp giấy phép thành lập và hoạt động; các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO... [56], [63], [110]. Mặc dù đã xây dựng được hành lang pháp lý ban đầu nhưng hoạt động mua lại, sáp nhập vẫn cần phải có một hành lang pháp lý đầy đủ, đảm bảo cho hoạt động mua lại, sáp nhập được diễn ra trên thực tế, có cơ sở pháp lý để điều chỉnh, phù hợp mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đáp ứng quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập được đề cập, đó là các cam kết trong GATS/WTO, các cam kết trong khu vực ASEAN, các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các cam kết quốc tế về đầu tư song phương có yếu tố tự do hóa liên quan đến mua lại, sáp nhập (M&A), Hiệp định thương mại tự do có cam kết về đầu tư [59]...
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam:
Thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam cũng được một số công trình và tác giả nghiên cứu, phân tích, bàn luận. Một số trường hợp nghiên cứu về mua lại, sáp nhập NHTM giai đoạn trước năm 2005 được các tác giả trích dẫn và phân tích [53], [88]... Trong giai đoạn này có hai hình thức thực hiện chủ yếu là sáp nhập và hợp nhất. NHTMCP là nhóm ngân hàng có nhiều thương vụ mua lại, sáp nhập diễn ra nhất trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong khoảng thời gian trước năm 2005, phần lớn các giao dịch mua lại, sáp nhập diễn ra giữa các ngân hàng trong nước với nhau. Nhiều NHTMCP nông thôn với quy mô vốn nhỏ được mua lại, sáp nhập [8]. Pháp luật áp dụng trong giai đoạn này chủ yếu dựa trên nguyên tắc của Luật NHNN, Luật các TCTD.
Giai đoạn từ năm 2005 trở về đây, một số thương vụ mua lại, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng được phân tích, bàn luận như trường hợp hợp nhất ba NHTMCP là FicoBank, TinNghiaBank và SCB; Công ty dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện sáp nhập vào ngân hàng Liên Việt; NHTMCP Nhà Hà Nội (HBB) sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB); ngân hàng EximBank mua lại cổ phần của ngân hàng SacomBank; tập đoàn DOJI hoàn tất mua 20% cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng TienPhongBank [19], [122]. Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 của NHNN quy định về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD (sau đây gọi là Thông tư 04/2010/TT-NHNN) cũng được nhiều tác giả phân tích, bàn luận là đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập nên trong quá trình áp dụng để tiến hành các hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM đã gặp không ít trở ngại [67], [79].
Trong thời gian qua, nhiều giao dịch mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam đã được tiến hành, tuy nhiên hợp đồng mua lại, sáp nhập còn một số vấn đề chưa được nghiên cứu thấu đáo. Vì thế một số tác giả đã nghiên cứu về hợp đồng mua lại, sáp nhập doanh nghiệp [41] hay lưu ý khi soạn thảo hợp đồng này [48]. Có tác giả đã đi sâu nghiên cứu về nguyên tắc, trình tự, thủ tục hợp đồng mua lại, sáp nhập, nhưng trọng tâm các bên thỏa thuận như thế nào? Nội dung của hợp đồng, chuyển
quyền, nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ ra sao? Hiệu lực phát sinh của hợp đồng? Thời điểm nào có hiệu lực, thời điểm nào vô hiệu? ... đã được kiến nghị cần được tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn [41], [44], [119].
- Những hạn chế, bất cập của pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam:
Trong các nghiên cứu thu nhận được phản ảnh những hạn chế, bất cập của pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam đều có chung nhận định về những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành. Đa số các nghiên cứu đều nhận định pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng được quy định và điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nên gặp khó khăn khi thực hiện, một số quy định chưa theo kịp thực tiễn đang diễn ra nhanh chóng, chưa điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội phát sinh. Một số văn bản pháp luật đề cập đến mua lại, sáp nhập nhưng khái niệm về mua lại, sáp nhập còn chưa thống nhất. Mỗi luật điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập từ một góc độ khác nhau theo chức năng của ngành luật, trong từng trường hợp cụ thể thì áp dụng luật nào cũng là vấn đề đặt ra cần quan tâm nghiên cứu [86], [89], [110].
Các luật ban hành có liên quan điều chỉnh chủ yếu về hoạt động mua lại, sáp nhập đối với doanh nghiệp, chưa đề cập đến trường hợp doanh nghiệp đặc biệt là ngân hàng. Luật các TCTD là văn bản pháp lý cao nhất của ngành ngân hàng điều chỉnh đối với các TCTD chưa quy định cụ thể về mua lại, sáp nhập, chỉ gọi chung là tổ chức lại TCTD dưới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý nhưng không có quy định cụ thể. Điều chỉnh trực tiếp hoạt động mua lại, sáp nhập ngân hàng hiện tại là Thông tư 04/2010/TT-NHNN. Các quy định điều chỉnh việc mua lại, sáp nhập ngân hàng chủ yếu hướng tới việc khuyến khích các ngân hàng tự nguyện sáp nhập, hợp nhất, quy định những ngân hàng yếu kém phải bị buộc mua lại, sáp nhập còn chưa đủ mức chế tài [89]. Thông tư 04/2010/TT- NHNN chỉ đề cập các nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục, điều kiện, hồ sơ sáp nhập… Những nội dung quan trọng khác như định giá ngân hàng, cách thức phân chia quyền và nghĩa vụ của các bên, các vấn đề về nhân sự, các vấn đề hậu sáp nhập… không được đề cập trong Thông tư. Điều này dẫn đến tình trạng là đã có hành lang pháp lý nhưng khó thực hiện bởi nhiều quy định còn chung và thiếu. Do đó nếu muốn tiến hành mua lại, sáp nhập, các ngân hàng phải tự tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ các thương vụ mua lại, sáp nhập ngân hàng đã thực hiện ở trong nước và