Các Công Trình Nghiên Cứu Đề Cập Về Quan Điểm, Phương Hướng Và Các Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Mua Lại, Sáp Nhập Ngân Hàng Thương Mại

trên thế giới [56].

Thủ tục cho việc mua lại, sáp nhập hiện tại được cho là khá phức tạp và phải được phép của nhiều cơ quan khác nhau. Ngoài ra, còn một số nhân tố cản trở tiến trình thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng như đối tượng mua lại, sáp nhập còn hẹp; hạn chế trong việc chuyển đổi doanh nghiệp sau mua lại, sáp nhập; các chế tài liên quan đến các quy định đánh giá năng lực quản trị, năng lực tài chính đối với các NHTM Việt Nam chưa nghiêm và chưa cao; định giá trong hoạt động mua lại, sáp nhập ngân hàng rất khó do thiếu các kỹ thuật, kinh nghiệm cần thiết; thông tin liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập chưa thực sự minh bạch; vấn đề bảo mật; các nghĩa vụ tài chính, người lao động, thương hiệu, cơ chế giải quyết tranh chấp chưa được quy định cụ thể; thiếu các công ty môi giới và tư vấn chuyên nghiệp về mua lại, sáp nhập; các quy định hiện hành về cách tính thị phần của TCTD còn chưa hợp lý; các quy định về tập trung kinh tế giữa một NHTM và một TCTD phi ngân hàng chưa cụ thể. Hiện còn tồn tại tình trạng không thống nhất về cơ sở tính toán mức độ tập trung trong ngân hàng giữa Luật cạnh tranh và Nghị định hướng dẫn. Các quy định về mua lại, sáp nhập hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc xác định hình thức của giao dịch mà còn thiếu các quy định cụ thể để thực hiện. Hoạt động mua lại, sáp nhập ngân hàng liên quan đến nhiều ban ngành nhưng còn chưa rõ quy trình tiếp nhận, xử lý các NHTM yếu kém. Về quản lý hoạt động này, các tác giả cũng có chung nhận định là văn bản pháp luật quy định nhiều cơ quan đang quản lý khác nhau như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Công thương…[53], [56], [63].

Theo quy định của Luật các TCTD, NHNN có quyền góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD bị kiểm soát đặc biệt hoặc yêu cầu các TCTD sáp nhập, hợp nhất bắt buộc nhằm bảo đảm an toàn hệ thống TCTD. Thông tư số 07/2013/TT- NHNN ngày 14/3/2013 của NHNN quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD đã tạo lập cơ chế để NHNN thực hiện vai trò của mình trong việc buộc các TCTD sáp nhập, hợp nhất và bán cổ phần bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay Thông tư 04/2010/TT-NHNN của NHNN còn bỏ ngỏ nội dung mua lại, sáp nhập bắt buộc TCTD. Các quy định pháp luật được cho là chưa đủ cơ sở pháp lý vững chắc để nhà nước can thiệp, xử lý một số NHTM yếu kém thông qua mua lại, sáp nhập nhằm tránh đổ vỡ hệ thống, ổn định kinh tế vĩ mô [59].

1.1.2.3. Các công trình nghiên cứu đề cập về quan điểm, phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

Quan điểm, phương hướng hoàn thiện pháp luật và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam đã được một số nghiên cứu đề xuất, kiến nghị. Về quan điểm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, có những đề xuất cho rằng không để một ngân hàng nào rơi vào tình trạng đổ vỡ, ngoài tầm kiểm soát; bảo đảm giữ vững sự an toàn, ổn định của hệ thống, đồng thời không gây tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh chính trị và trật tự xã hội; trong bất cứ trường hợp nào, quyền lợi người gửi tiền cũng được bảo vệ hoàn toàn; quá trình chấn chỉnh, củng cố và cơ cấu lại hệ thống các TCTD hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất và chi phí của ngân sách nhà nước cho xử lý những vấn đề của hệ thống các TCTD [7], [17], [97].

Quan điểm coi việc phá sản ngân hàng là chuyện bình thường như phá sản doanh nghiệp đã được đặt ra [2], hay cần nhanh chóng sắp xếp các NHTM dựa trên cơ sở tự nguyện theo hướng sáp nhập, hợp nhất, mua lại, thậm chí đóng cửa (loại bỏ), nhưng có định hướng rõ ràng từ cơ quan quản lý nhà nước [98]. Cũng có những quan điểm cho rằng đối với một lĩnh vực nhạy cảm và có tính lan truyền rộng như lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng thì việc phá sản ngân hàng sẽ để lại rất nhiều hệ lụy với một nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng [83]. Theo Dziobek (1998), căn cứ thông lệ quốc tế, việc đóng cửa các ngân hàng không có khả năng tồn tại một cách có trật tự (đồng thời chi trả bảo hiểm tiền gửi hoặc bán phần hoạt động tốt cho ngân hàng khác) là một trong những giải pháp được coi là ưu tiên hàng đầu để xử lý các ngân hàng yếu kém, thanh lọc khỏi hệ thống [83]. Đối với quan điểm của nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội thì các giải pháp nhà nước hỗ trợ thanh khoản hoặc bỏ tiền ra cứu các ngân hàng yếu kém là không khả thi, xét cả trên giác độ nguồn lực tài chính và rủi ro lợi ích nhóm. Do vậy, một phương án cho phép các ngân hàng yếu kém “âm thầm” đóng cửa trên cơ sở bảo vệ lợi ích của người gửi tiền sẽ tiết kiệm chi phí và tổn thất xã hội sẽ thấp nhất [83].

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam được nhiều tác giả đề xuất cụ thể như cần hoàn thiện khái niệm liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập cho thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế; quy định hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại trong Luật các TCTD và Luật doanh nghiệp; mở rộng đối tượng hợp nhất, sáp nhập và bổ sung hình thức tổ chức lại TCTD; quy

định vốn điều lệ thực tối thiểu; siết chặt điều kiện cần và đủ để thành lập ngân hàng; thủ tục xử lý các giao dịch với người gửi tiền và người vay trước khi giao dịch mua lại, sáp nhập được xác lập; công bố thông tin; tiêu chí sử dụng để tính thị phần của các ngân hàng [56], [59], [60]...

Các vấn đề về nội dung của thương vụ mua lại, sáp nhập cần phải được quy định đầy đủ hơn nữa như định giá doanh nghiệp, chuyển đổi tài sản, các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, thuế, phí; trách nhiệm giữa các đối tượng tham gia hoạt động và trách nhiệm của ngân hàng đối với quyền lợi của người lao động và cổ đông… Cần xây dựng quy trình kiểm soát, xử lý khi ngân hàng đổ vỡ một cách bài bản theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời xác định cơ quan làm đầu mối, phân chia nhiệm vụ, sự phối hợp giữa các ban ngành. Có hướng dẫn chi tiết về thủ tục sau mua lại, sáp nhập để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông, phí bảo hiểm tiền gửi, mức bảo hiểm... [63]. Có kiến cho rằng, các ngân hàng nhỏ, yếu trong diện tự nguyện sáp nhập với nhau thì cần phải giám sát chặt chẽ để giải quyết các vấn đề của hậu sáp nhập. Đối với các ngân hàng tiến hành mua lại, sáp nhập để tăng vốn, cần phải xem xét các tiêu chuẩn về tỷ lệ an toàn theo quy định Basel hơn là chú trọng đến việc tăng vốn điều lệ [18].

Trong quá trình nghiên cứu, trao đổi, có ý kiến cho rằng cần xây dựng khung pháp lý chuyên biệt về mua lại, sáp nhập ngân hàng [89] hay để khẳng định được uy tín trên thị trường quốc tế, Việt Nam cần xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp với các cam kết quốc tế, trong đó có pháp luật về mua lại, sáp nhập. Cần ban hành chính sách khuyến khích các ngân hàng chủ động hợp nhất, sáp nhập thông qua các công cụ như ưu đãi về thuế, hỗ trợ tái cơ cấu vốn thông qua thị trường liên ngân hàng, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đồng thời bổ sung những quy định trong Luật cạnh tranh [59]. Nhằm đảm bảo quyền kiểm soát của NHNN trong việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại bắt buộc các TCTD yếu kém, Thông tư 04/2010/TT-NHNN cần được sửa đổi, bổ sung quy định thêm trường hợp mua lại, sáp nhập bắt buộc, có sự giám sát của NHNN, thể hiện được quyền lực của NHNN với vai trò là cơ quan quản lý chuyên ngành vừa là một bên tham gia vào quá trình mua lại, sáp nhập bắt buộc đối với các TCTD yếu kém...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

Nhìn tổng quan, các công trình nghiên cứu thu nhận được có liên quan mật thiết hoặc liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận án đã cung cấp cơ sở lý

Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay - 4

luận về mua lại, sáp nhập và pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và đối với NHTM nói riêng, làm cơ sở cho việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài luận án. Một số nghiên cứu đã giải quyết khái niệm về mua lại, sáp nhập với sự phân tích, so sánh kỹ lưỡng, nghiên cứu công phu, chỉ ra các hình thức mua lại, sáp nhập; các phương thức mua lại, sáp nhập; phân biệt sự khác nhau của mua lại, sáp nhập; vai trò của mua lại, sáp nhập; các yếu tố và điều kiện thúc đẩy hoạt động mua lại, sáp nhập chủ yếu ở cả góc độ kinh tế và pháp luật.

Một số nghiên cứu đề cập đến pháp luật về mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng, kinh nghiệm của một số quốc gia trong vấn đề xử lý mua lại, sáp nhập ngân hàng như nguồn lực, thời điểm công bố thông tin, xử lý nợ xấu, cấp vốn, đầu tư vốn, mua lại vốn cổ phần... Theo pháp luật hiện hành, hoạt động mua lại, sáp nhập được điều chỉnh dưới nhiều góc độ phù hợp với các quan hệ xã hội cần điều chỉnh. Luật thực định đã được các tác giả phân tích, viện dẫn. Những quy định đặc thù của pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, ngân hàng được trình bày, chỉ ra được pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM có sự liên thông với các ngành luật khác, chỉ ra bộ phận cấu thành của pháp luật và phân định thành các nhóm. Một số nghiên cứu đã đánh giá thực trạng pháp luật về mua lại, sáp nhập và hợp nhất ngân hàng như hình thức pháp lý của các văn bản pháp luật, nội dung điều chỉnh của pháp luật hiện hành, đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận xét, bình luận về vấn đề nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật về mua lại, sáp nhập như quy định và điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau, có sự chồng chéo của các văn bản pháp luật. Việc quy định phân tán và không cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau đã làm doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng khó thực hiện khi tiến hành mua lại, sáp nhập. Một số văn bản pháp luật đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như chưa đồng nhất về khái niệm, cách tính thị phần của TCTD còn chưa hợp lý; còn nhiều vấn đề pháp lý liên quan trực tiếp đến mua lại, sáp nhập ngân hàng chưa có quy định hoặc có nhưng chưa cụ thể, khó áp dụng như tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục trong trường hợp mua lại, sáp nhập bắt buộc, quy định về định giá, bảo mật, cung cấp thông tin, các nghĩa vụ tài chính, người lao động, thương hiệu, cơ chế giải quyết tranh chấp, xử lý nợ xấu... Các đề xuất, kiến nghị về quan điểm, phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật của các nghiên cứu có sự gắn kết với nội dung nghiên cứu, có sự lý giải thấu đáo và có giá trị tham khảo nhất định để hoàn thiện pháp luật.

Qua việc nghiên cứu tổng quan, tác giả nhận thấy rằng đã có những công trình nghiên cứu về pháp luật mua lại, hợp nhất, sáp nhập đối với NHTM. Tuy nhiên, với những đặc thù riêng của NHTM và hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM so với các loại hình doanh nghiệp khác, một số vấn đề cốt lõi về phương diện pháp lý chưa được nghiên cứu, đó là: tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập. Bên cạnh đó là những vấn đề như định giá ngân hàng, thực hiện lãi suất tiền gửi, lãi suất, phí cấp tín dụng, hợp đồng mua lại, sáp nhập, thực hiện hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn... khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM cũng cần được nghiên cứu chuyên sâu. Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, những nội dung còn bỏ ngỏ và tranh luận, đặt ra những vấn đề để luận án kế thừa kết quả sử dụng, đồng thời cần tiếp tục nghiên cứu độc lập những nội dung sau:

- Về lý luận, luận án sẽ kế thừa có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu về NHTM nhưng làm rõ các đặc điểm của NHTM do có liên quan mật thiết đến hoạt động mua lại, sáp nhập và pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM; làm rõ và sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về mua lại, sáp nhập và pháp luật về mua lại, sáp nhập đối với NHTM như là một đối tượng điều chỉnh của pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung; làm rõ khái niệm, đặc điểm của mua lại, sáp nhập NHTM, pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM; những nội dung lý luận của pháp luật điều chỉnh chủ yếu xác định về tiêu chuẩn, điều kiện; trình tự, thủ tục; hệ quả pháp lý và giải quyết tranh chấp khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM.

- Về thực tiễn, một số đánh giá thực trạng pháp luật, tình hình thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và đối với NHTM ở Việt Nam hiện nay được nghiên cứu sử dụng nhưng sẽ được lý giải bởi các vấn đề lý luận mà luận án đã đặt ra đối với thực tiễn trong lĩnh vực này. Luận án sử dụng một số kết quả nghiên cứu về thực trạng pháp luật để đi sâu phân tích và luận giải các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM, trong đó tập trung vào các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện; trình tự, thủ tục; hệ quả pháp lý và giải quyết tranh chấp khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM... Qua đây, tìm ra những hạn chế, các nguyên nhân, phân tích các nguyên nhân của hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, NHTM, chỉ ra những khoảng trống mà pháp luật cần giải quyết, từ đó làm cơ sở đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam.

- Luận án chọn lọc để sử dụng một số đề xuất, kiến nghị hợp lý về phương hướng, các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong các nghiên cứu đã thực hiện. Tuy nhiên trên cơ sở nghiên cứu độc lập, luận án cần đưa ra được phương hướng, các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu của: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hội nhập quốc tế; hoàn thiện khung pháp lý về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và đối với NHTM nói riêng; phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Những giải pháp cụ thể cần khắc phục được các hạn chế, bất cập cơ bản của pháp luật hiện hành, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đặt ra, nhất là trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1. Cơ sở lý thuyết

a) Lý thuyết nghiên cứu:

Một số lý thuyết được sử dụng trong luận án như sau:

+ Lý thuyết về phát triển NHTM;

+ Lý thuyết về tổ chức và hoạt động của NHTM trên cơ sở lý thuyết chung về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;

+ Lý thuyết về hiệu quả trong hoạt động của TCTD;

+ Lý thuyết về M&A doanh nghiệp;

b) Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu:

Để giải quyết đề tài luận án, các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:

Thứ nhất, về lý luận:

Câu hỏi nghiên cứu: Mua lại và sáp nhập NHTM, pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM được hiểu như thế nào, có những đặc điểm ra sao? Bản chất pháp lý của mua lại, sáp nhập NHTM có tác động chi phối thế nào đến cơ chế điều chỉnh pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM? Vì sao cần có điều chỉnh riêng đối với hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM? Khi nào thì nhà nước có quyền can thiệp thông qua bắt buộc mua lại, sáp nhập NHTM? Khung pháp lý về mua lại, sáp nhập NHTM được xây dựng trên cơ sở lý luận nào?

Giả thuyết nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận chung về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp để giải quyết những vấn đề lý luận đối với mua lại, sáp nhập NHTM và pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM. NHTM có những đặc điểm riêng so với các loại

hình doanh nghiệp khác nên mua lại, sáp nhập NHTM và pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM cũng có những điểm đặc thù riêng biệt. Bản chất pháp lý khi mua lại, sáp nhập NHTM có tác động chi phối đến cơ chế điều chỉnh pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM, nhất là trong quan hệ tiền gửi để bảo vệ người gửi tiền. Do vai trò đặc biệt quan trọng của NHTM đối với nền kinh tế, trong một số trường hợp nhà nước có quyền mua lại, sáp nhập bắt buộc đối với NHTM yếu kém để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, giữ vững trật tự xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô. Khung pháp lý về mua lại, sáp nhập NHTM được xây dựng trên cơ sở khung pháp lý về mua lại, sáp nhập đối với doanh nghiệp và những điều chỉnh riêng biệt đối với NHTM.

Kết quả nghiên cứu (dự kiến) về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu lý thuyết đưa ra cách hiểu thống nhất về mua lại, sáp nhập NHTM và pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM; làm rõ được bản chất pháp lý của hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM và sự tác động, chi phối đến cơ chế điều chỉnh pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM; phân tích, làm rõ được những đặc trưng của NHTM, mua lại, sáp nhập NHTM và pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM, cơ sở lý luận để điều chỉnh riêng bằng pháp luật đối với hoạt động mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực NHTM; phân tích, làm rõ cơ sở lý luận để nhà nước có quyền can thiệp thông qua bắt buộc mua lại, sáp nhập NHTM; xây dựng được khung pháp lý về mua lại, sáp nhập NHTM.

Thứ hai, về thực tiễn:

Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, NHTM và thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện; trình tự, thủ tục; hệ quả pháp lý; giải quyết tranh chấp khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM cụ thể là gì? áp dụng, vận dụng trong trường hợp thực hiện tự nguyện hay bắt buộc có gì khác nhau? Đã có khung pháp lý để nhà nước có quyền can thiệp, xử lý NHTM yếu kém thông qua bắt buộc mua lại, sáp nhập hay chưa? Những hạn chế, bất cập của pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam và nguyên nhân của những hạn chế bất cập là gì?

Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật về mua lại, sáp nhập đối với doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực NHTM ở Việt Nam đã được hình thành, tạo cơ sở pháp lý để điều chỉnh hoạt hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM. Tuy nhiên pháp luật trong lĩnh vực này còn chưa đầy đủ, đồng bộ và chưa được hệ thống hóa, còn có những hạn chế, bất cập như một số vấn đề pháp lý liên quan trực tiếp đến mua lại,

sáp nhập ngân hàng chưa có hoặc chưa quy định cụ thể, chưa theo kịp thực tiễn, còn có những khoảng trống pháp lý chưa được điều chỉnh, chưa có cơ sở pháp lý vững chắc để nhà nước can thiệp thông qua bắt buộc mua lại, sáp nhập NHTM yếu kém. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập này do pháp luật còn chưa đồng bộ, thống nhất, nhiều văn bản, quy định đã lạc hậu nhưng chậm được sửa đổi, thay thế, chưa theo kịp quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Kết quả nghiên cứu (dự kiến) về mặt thực tiễn: Đánh giá đúng đắn thực trạng pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, NHTM và thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam hiện nay; chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế, bất cập của pháp luật và việc thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập đối với NHTM; phân tích, đánh giá việc áp dụng, vận dụng pháp luật hiện hành trong trường hợp thực hiện tự nguyện hay bắt buộc, trong trường hợp nhà nước can thiệp, xử lý NHTM yếu kém thông qua bắt buộc mua lại, sáp nhập; làm rõ được nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó.

Thứ ba, về phương hướng, giải pháp và đề xuất, kiến nghị:

Câu hỏi nghiên cứu: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM hiện nay như thế nào? Những giải pháp cụ thể khắc phục hạn chế, bất cập của pháp luật về mua lại sáp nhập NHTM để các NHTM thực hiện hoạt động kinh doanh thuận lợi trong khung khổ pháp luật, đáp ứng thể chế kinh tế thị trường, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, phục vụ mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc ngân hàng, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế?

Giả thuyết nghiên cứu là: Hiện nay đã có những phương hướng, giải pháp, đề xuất, kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam. Tuy nhiên những phương hướng, giải pháp, đề xuất, kiến nghị này cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung trên cơ sở lý luận sắc bén, bằng chứng thực tiễn đầy đủ để hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này một cách đồng bộ, thống nhất, minh bạch, hiệu quả, khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành.

Kết quả nghiên cứu (dự kiến): Đưa ra được phương hướng và những giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam có tính khả thi, bảo đảm tính công khai, minh bạch, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành và phù hợp với các cam kết quốc tế. Các giải pháp cụ thể sẽ khắc phục được những tồn tại, hạn chế của pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM hiện nay; hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh mua lại, sáp nhập NHTM cũng như cơ sở pháp lý để

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022