chất lượng đội ngũ này, cần nâng cao trình độ, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp đối với cá nhân hành nghề môi giới BĐS (chuẩn hoá việc đào tạo, thi sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề); các cá nhân hành nghề môi giới BĐS đăng ký, tham gia hoạt động để có tổ chức quản lý (hoạt động theo doanh nghiệp, văn phòng, hội….). Nghiên cứu việc giao cho các Hiệp hội nghề nghiệp kinh doanh dịch vụ BĐS đào tạo, cấp chứng chỉ cho người hành nghề tư vấn, môi giới, định giá…BĐS bởi lẽ chính các Hiệp hội là người nắm rõ nhất chất lượng, nhu cầu cung cấp các dịch vụ liên quan đến kinh doanh BĐS du lịch.
Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực và hiệu lực bộ máy quản lý Nhà nước về thị trường BĐS theo hướng kết hợp với chủ trương cải cách hành chính, ưu tiên cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý của cán bộ công chức nhà nước, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thống kê, quản lý... Ngoài ra, cần nghiên cứu thành lập cơ quan chuyên biệt, có tính liên ngành như Ban chỉ đạo thuộc Chính phủ để làm đầu mối tháo gỡ các chồng chéo, mâu thuẫn của pháp luật và cải cách thủ tục hành chính liên quan đến kinh doanh BĐS nói chung và BĐS du lịch nói riêng. Đối với lĩnh vực du lịch, cần tăng cường chức năng nhiệm vụ của Tổng cục Du lịch đối với hoạt động kinh doanh BĐS du lịch, cân nhắc việc thành lập Sở Du lịch trên cơ sở tách từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để quản lý chuyên biệt về du lịch tại các địa phương có du lịch phát triển mạnh như kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai156. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần đẩy nhanh hơn việc đưa Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch đi vào hoạt động, tạo hiệu quả tích cực trong công tác quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ đào tạo nhân lực du lịch, phát triển thị trường, xây dựng sản phẩm du lịch, xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam157.
Thứ tư, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động sản du lịch.
Để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, giúp các chủ thể liên quan bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà đầu tư BĐS du lịch cần có nhận thức đầy đủ về các quy định pháp luật và thông tin liên quan tới BĐS
156 https://vov.vn/du-lich/lao-cai-chinh-thuc-thanh-lap-so-du-lich-910267.vov, truy cập ngày 10/12/2021. 157 http://baovanhoa.vn/du-lich/artmid/416/articleid/42249/giam-sat-thuc-hien-luat-du-lich-2017-van-con-nhung-quy-dinh-gay-kho-khan-vuong-mac-khi-thuc-hien, truy cập ngày 12/12/2021.
du lịch. Để đạt được mục tiêu này, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật kinh doanh BĐS du lịch nói riêng nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh doanh BĐS cũng như người dân, doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ pháp luật trong quản lý và kinh doanh BĐS (bao gồm kinh doanh BĐS du lịch). Để có nhận thức đúng thì khó có thể bỏ qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục bởi lẽ tuyên truyền, giáo dục pháp luật là “con đường ngắn nhất giúp mọi người dân trong xã hội hiểu và chấp hành tốt các quy định”158. Theo đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kinh doanh BĐS nói chung và pháp luật kinh doanh BĐS du lịch nói riêng cần được tiến hành kiên trì, bền bỉ với những cách làm sáng tạo, hiệu quả như:
- Lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật kinh doanh BĐS du lịch trong nội dung kế hoạch công tác hàng quý, hàng tháng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể xã hội khác nhằm tạo phong trào sâu, rộng trong xã hội vận động người dân quan tâm tìm hiểu pháp luật; nâng cao ý thức pháp luật, chấp hành pháp luật khi tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS nói chung và đầu tư, kinh doanh BĐS du lịch nói riêng.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Và Nghĩa Vụ Đối Với Chủ Thể Kinh Doanh Bất Động Sản Du Lịch
- Hoàn Thiện Pháp Luật Về Hình Thức Và Hiệu Lực Của Giao Dịch Kinh Doanh Bất Động Sản Du Lịch
- Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thi Hành Pháp Luật Về Kinh Doanh Bất Động Sản Du Lịch
- Pháp luật về kinh doanh bất động sản du lịch ở Việt Nam - 25
- Pháp luật về kinh doanh bất động sản du lịch ở Việt Nam - 26
- Pháp luật về kinh doanh bất động sản du lịch ở Việt Nam - 27
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
- Tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo, bồi dưỡng; các hội nghị tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật kinh doanh BĐS cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói chung và cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh doanh BĐS nói riêng; đặc biệt, tại các tỉnh, các địa phương có tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch.
Thứ năm, tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản du lịch.
Tăng cường thanh tra việc thực hiện pháp luật kinh doanh BĐS có ý nghĩa quan trọng. Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật kinh doanh BĐS nói chung và
158 Bùi Thu Hiền (2019), Pháp luật về môi giới bất động sản và thực tiễn thi hành tại tỉnh Hoà Bình, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.66.
kinh doanh BĐS du lịch nói riêng, NCS cho rằng cần thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau đây:
- Công tác thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện ngay từ khâu đầu tiên cho đến khi kết thúc quá trình đầu tư kinh doanh BĐS du lịch vì nếu công tác này được thực hiện ngay từ đầu và xuyên suốt quá trình đầu tư kinh doanh BĐS du lịch sẽ giúp loại trừ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất sai phạm có thể xảy ra.
- Khi phát hiện các vi phạm pháp luật liên quan đến đầu tư kinh doanh BĐS du lịch phải xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh đúng pháp luật; tránh tư tưởng nể nang, bao che hoặc né tránh.
- Giải quyết nhanh chóng, chính xác, dứt điểm và đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo về kinh doanh BĐS du lịch của người dân và doanh nghiệp.
4.3.2. Nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển tạo đà cho thị trường bất động sản du lịch cất cánh
Phát triển thị trường BĐS du lịch luôn gắn liền và bám sát với những mục tiêu, định hướng và chiến lược phát triển của ngành du lịch Việt Nam bởi điều không thể phủ nhận là: Du lịch có phát triển, lượng khách trong nước và quốc tế ngày càng lớn thì đồng nghĩa với đó là nhu cầu về BĐS phục vụ thiết yếu cho mục đích này cũng ngày càng cao. Theo đó, thị trường BĐS sẽ có nhiều cơ hội để phát triển đa dạng và lớn mạnh. Vì vậy, bên cạnh các đề xuất về giải pháp hoàn thiện pháp luật đối với hoạt động kinh doanh BĐS du lịch, đối với thị trường BĐS du lịch thì các giải pháp để thúc đẩy để Việt Nam trở thành cường quốc du lịch của thế giới, đóng góp lớn về kinh tế, nâng cao hình ảnh quốc gia, hội nhập quốc tế cũng có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy thị trường BĐS du lịch phát triển.
Theo Báo cáo cạnh tranh du lịch và lữ hành ấn bản 2019 thì Việt Nam đứng thứ 63/140 quốc gia. Mục tiêu chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam đến năm 2030 là Việt Nam sẽ đứng thứ 50 khi đáp ứng đủ 14 tiêu chí của Tổ chức du lịch thế giới (WTO). Cụ thể: (1) Độ mở với quốc tế (chỉ số miễn visa); (2) Chính sách ưu tiên cho du lịch, lữ hành; (3) Sự sẵn sàng cho CNTT-TT; (4) Nguồn nhân lực và thị trường lao động; (5) Sức khoẻ và vệ sinh; (6) An toàn và an ninh; (7) Môi trường kinh doanh;
(8) Cạnh tranh về giá cả; (9) Môi trường bền vững; (10) Hạ tầng hàng không; (11) Hạ tầng mặt đất và cảng; (12) Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; (13) Tài nguyên thiên nhiên và (14) Tài nguyên văn hoá.
Với các tiêu chí nêu trên, NCS nhận thấy, giải pháp trọng tâm để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới là:
Thứ nhất, tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng, trong đó có hạ tầng kỹ thuật như làm mới, mở rộng sân bay, cảng tầu du lịch, đường cao tốc, mạnh dạn đẩy nhanh dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, hạ tầng công nghệ thông tin và hạ tầng xã hội như các khu phi thuế quan (duty free zone), trường học, bệnh viện quốc tế... Có chính sách hấp dẫn thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước, trong đó chú trọng vốn tư nhân cho các công trình hạ tầng này.
Thứ hai, cần ban hành quy định về việc miễn visa đơn phương cho khách quốc tế từ tất cả các nước trên thế giới. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, không có nước nào đón trên 20 triệu du khách quốc tế/năm mà lại không miễn visa cho hầu hết các nước. Du khách càng đến nhiều sẽ tạo cầu cho du lịch, BĐS du lịch xuất khẩu tại chỗ. Hiện tại, Việt Nam đang miễn visa cho người mang hộ chiếu phổ thông với 25 nước, trong khi bình quân của top 10 quốc gia có du khách quốc tế nhiều nhất miễn visa cho 53 nước; bình quân cho nhóm 10 nước tiếp theo (từ 11-18) là 88 nước, riêng trong ASEAN là 79 nước.159 160 161 162
Thứ ba, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên cơ sở kết hợp hài hòa với tiềm năng và thế mạnh của mỗi vùng, miền, chú trọng tới các sản phẩm có sự tích hợp của nhiều tiện ích, tạo thêm các điểm đến du lịch hấp dẫn, quan tâm chú trọng tới chất lượng dịch vụ, vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Thứ tư, cần sớm triển khai mạnh mẽ Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, theo đó cần đa dạng hoá nguồn đóng góp cho Quỹ, trong đó có xã hội hoá. Nên dành 1-2% doanh
159 https://en.wikipedia.org/wiki/World_Tourism_rankings#cite_note-WTO_Tourism_Highlights_2019_Edition-1, truy cập ngày 15/2/2022.
160 https://en.wikipedia.org/wiki/Travel_visa#Visa_policies, truy cập ngày 15/2/2022.
161 https://www.visahouse.com/en/information/visafreecountries/ , truy cập ngày 15/2/2022.
162 https://www.statista.com/statistics/1197952/vietnam-number-of-international-visitor-arrivals/, truy cập ngày 15/2/2022.
thu từ du lịch để phát triển nguồn nhân lực; chú trọng đào tạo miễn phí tiếng Anh cho người dân tại các trung tâm du lịch quốc gia, các địa bàn nổi tiếng về du lịch; Dành 1-2% doanh thu từ du lịch cho truyền thông Việt Nam ra thế giới thông qua các kênh mạng xã hội (Google, Facebook, WhatsApp, Youtube, TikTok, Wechat, Twitter…), các kênh truyền thông lớn như CNN, BBC, Discovery, NHK…), hợp tác với Hollywood làm các bộ phim điện ảnh về Việt Nam hoặc lấy bối cảnh Việt Nam, hợp tác với các KOL… để quảng bá văn hoá, lịch sử, thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam.
Thứ năm, chú trọng tới giải pháp trước mắt để “lấy ngắn nuôi dài” cần đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa. Dư địa khách nội địa của Việt Nam còn rất lớn. Tỷ lệ khách nội địa trên dân số của Việt Nam mới chỉ đạt 0.88 ( 88% của dân số năm 2019). Trong khi trung bình của top 10 thế giới là hơn 9 lần. Top 20 là hơn 6 lần và ASEAN là 2,5 lần163. Do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, khách quốc tế đến Việt Nam năm 2021 chỉ đạt 157.300.000 lượt. Hiện tại Việt Nam chưa chính thức công bố mở cửa cho khách quốc tế nên kế hoạch đón khách quốc tế trong năm 2022 coi như không đáng kể (thực tế, các đại lý lữ hành (Travel Agency - TA) và đại lý lữ hành trực tuyến (Online Travel Agency – OTA) thường lập kế hoạch trước 6 tháng). Vì thế, cần coi trọng du lịch nội địa để ban hành các chính sách và triển khai hành động phù hợp, sớm tăng trở lại con số 80 triệu khách nội địa ở thời điểm 2019, tạo đà cho các năm tiếp theo và thúc đẩy du lịch đại chúng trong nước (public domestic tourism).
Thứ sáu, nhà nước sớm xem xét lại việc thành lập các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu) tại Vân Đồn của Quảng Ninh, Vân Phong của Khánh Hoà và Phú Quốc của Kiên Giang trên cơ sở Điều 110 Hiến pháp 2013 để tạo thêm các đầu tầu kinh tế mới, thử nghiệm thể chế mở (open) và tự do (free) trong đó đặc biệt chú trọng đến các chính sách ưu tiên cho du lịch nói chung và BĐS du lịch nói riêng.
163 https://www.e-unwto.org/doi/suppl/10.5555/unwtotfb0000280519952019202102 , truy cập ngày 15/2/2022
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS du lịch là nhu cầu tất yếu và cần được triển khai càng sớm càng tốt. Việc hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS du lịch phải đáp ứng một số yêu cầu như phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và những yêu cầu đặt ra từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phù hợp với tổng thể hệ thống pháp luật hiện hành; có tham khảo pháp luật kinh doanh BĐS của các nước trên thế giới và được thực hiện theo một lộ trình phù hợp.
Các giải pháp hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS du lịch được đề xuất một cách toàn diện trong các lĩnh vực pháp luật liên quan như pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, kinh doanh BĐS, tài chính, môi trường và những vấn đề phát sinh mới trên thị trường BĐS mà bản thân pháp luật hiện hành chưa đề cập tới. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh BĐS du lịch còn hướng tới việc giải quyết những tồn đọng đã phát sinh từ các giai đoạn trước song hiện tại chưa có cơ chế pháp lý để giải quyết thỏa đáng.
Ngoài ra, để pháp luật kinh doanh BĐS du lịch thật sự phát huy hiệu quả, cần thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật từ cả góc độ thể chế, con người, các định chế và các hoạt động liên quan.
KẾT LUẬN
Lựa chọn đề tài "Pháp luật về kinh doanh bất động sản du lịch ở Việt Nam” Nghiên cứu sinh mong muốn làm phong phú thêm những tri thức khoa học về lý luận, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật và giải quyết có hiệu quả nhu cầu của thực tiễn liên quan tới thị trường bất động sản du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh bất động sản du lịch nói riêng. Từ đó nhận diện tính tất yếu khách quan phải có những giải pháp hữu hiệu, thiết thực nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản du lịch phát triển chính quy và có hiệu quả. Các giải pháp nhằm cải thiện môi trường pháp lý và môi trường đầu tư kinh doanh bất động sản du lịch luôn dựa trên các quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước nhằm hướng tới một mục tiêu chung vì một Việt Nam thịnh vượng, thu nhập cao” vào năm 2045 như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Theo đó, các kết quả cơ bản trong luận án đạt được thể hiện ở các vấn đề sau:
1. Bất động sản du lịch là phân khúc bất động sản mới xuất hiện nhưng đang có xu hướng phát triển nhanh ở Việt Nam. Những vấn đề lý luận liên quan tới bất động sản du lịch cần được nghiên cứu trên cơ sở làm rõ đặc trưng của loại bất động sản này trong mối quan hệ gắn bó với sự phát triển của du lịch, với mục tiêu sử dụng phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng.
2. Hình thành muộn hơn so với các thị trường về nhà ở, công nghiệp và dịch vụ, song thị trường bất động sản du lịch lại có bước phát triển nhanh, mạnh và có nhiều dư địa để phát triển lớn mạnh hơn nữa trong tương lai. Vì vậy, đòi hỏi sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật đối với thị trường này bên cạnh tính đồng bộ, tính phù hợp còn đòi hỏi phải mang tính hiện đại và thích ứng cao với sự phát triển năng động đó của thị trường. Theo đó, pháp luật điều chỉnh thị trường bất động sản du lịch được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở của nền tảng lý luận chung về thị trường bất động sản, pháp luật điều chỉnh thị trường bất động sản mang tính liên ngành đang có hiệu lực; đồng thời chú trọng tới tính đặc thù của thị trường bất động sản du lịch; cùng với đó là những yêu cầu khách quan thực thực tiễn đặt ra.
3. Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bất động sản du lịch thuộc mảng pháp luật quan trọng của hệ thống pháp luật điều chỉnh đối với thị trường bất động
sản du lịch; trong đó phải chứa đựng tới các nhóm quy phạm căn bản, trọng yếu không thể thiếu biểu hiện các nội dung trọng tâm về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản du lịch; về các hình thức kinh doanh bất động sản du lịch; về các quyền, nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh bất động sản du lịch và các yêu cầu cụ thể đối với từng hoạt động kinh doanh cụ thể. Thông qua đó, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh bất động sản du lịch vừa tuân thủ các yêu cầu của quản lý nhà nước, vừa đảm bảo quyền chủ động trong hoạt động đầu tư kinh doanh nhưng cũng đồng thời thể hiện được tinh thần trách nhiệm cao đối với đối tác, khách hàng, với trách nhiệm chung đối với xã hội trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Nhận thức cụ thể vấn đề này không chỉ trong Luật Kinh doanh bất động sản 2014 mà liên quan đến một chuỗi pháp luật có mối liên hệ đan xen, lồng ghép cùng điều chỉnh như: pháp luật dân sự, pháp luật đất đai, pháp luật về quy hoạch, pháp luật tài chính ngân hàng, pháp luật về đấu giá, đấu thầu, pháp luật về xây dựng và pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, pháp luật về du lịch, về môi trường. Điều này cho thấy, hoàn thiện pháp luật về kinh doanh bất động sản cũng phải được đặt ra và thực hiện trong phạm vi tổng thể của hệ thống pháp luật này.
4. Hoàn thiện pháp luật về thị trường bất động sản du lịch không chỉ nhằm hướng tới thúc đẩy phân khúc thị trường này phát triển mà còn hướng tới sự phát triển chính quy, lành mạnh của cả thị trường bất động sản nói chung, đồng thời, hướng tới hiện thực hóa chủ trương phát triển ngành du lịch Việt Nam trở thành cường quốc du lịch trong thời gian tới mà Nghị quyết của Chính phủ đã đề ra. Theo đó, các đề xuất về giải pháp cần phải bám sát các mục tiêu và định hướng phát triển ngành du lịch; xây dựng kế hoạch và lộ trình để có những hoạt động trọng tâm và hiệu quả.
5. Quá trình hoàn thiện pháp luật về thị trường bất động sản du lịch ở Việt Nam không thể bỏ qua việc tham khảo và học tập những kinh nghiệm quý báu của các nước trên thế giới có thị trường du lịch, thị trường bất động sản du lịch phát triển, có hành lang pháp lý an toàn, năng động và có hiệu quả với một cơ chế quản lý thích hợp và tiên tiến, thích ứng với thời đại.
Những kết quả trên được thể hiện xuyên suốt toàn bộ nội dung của Luận án.