Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thi Hành Pháp Luật Về Kinh Doanh Bất Động Sản Du Lịch


lại như mục đích ban đầu của dự án dù các quyết định đó cùng một cơ quan ban hành là UBND tỉnh Khánh Hòa. Điều đáng bàn là, sau mỗi quyết định được ban hành đó nó đã làm thay đổi hoàn toàn bản chất pháp lý của dự án đầu tư từ đất cho thuê để xây dựng các căn hộ du lịch nghỉ dưỡng thành giao đất có thu tiền để xây dựng nhà ở để bán. Sự thay đổi này dẫn tới hàng loạt thay đổi khác như: thay đổi về phương thức giao dịch (từ mua bán CTXD sang mua bán nhà; thay đổi về xác lập quyền sở hữu đối với BĐS lâu dài sang có thời hạn, hoặc ngược lại). Hệ quả của các quyết định thay đổi đó có tác động và ảnh hưởng trái chiều đối với thị trường, gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng giao dịch, gây những tiền lệ xấu tới môi trường đầu tư và lan tỏa xấu tới các địa bàn đầu tư khác như: Bình Thuận, Bình Định, Đà Nẵng chứ không chỉ riêng địa bàn của tỉnh Khánh Hòa. Với thực trạng nêu trên, thiệt hại trước hết khách hàng là những người dân vô tội phải gánh chịu, họ chỉ biết kêu tới CĐT, còn chính quyền địa phương thì đang bỏ ngỏ mà chưa có cơ chế giải quyết dứt điểm và “thấu tình đạt lý” trong trường hợp này.

Theo NCS, hậu quả và thiệt hại đối với các khách hàng khi mua các căn hộ với cam kết của CĐT được cấp quyền sở hữu lâu dài với mục đích để ở song sau đó lại cấp có thời hạn và không phải sử dụng cho mục đích chính là để ở ổn định không chỉ xác định trách nhiệm thuộc về CĐT phải gánh chịu, mà cần phải đặt ra trách nhiệm và xử lý cả đối với cán bộ có thẩm quyền ban hành các quyết định gây ra hậu quả đó. Nhìn vào các quy định của pháp luật hiện hành như đã đề cập trong Chương 3 khi phân tích về xử lý vi phạm dường như pháp luật mới chỉ dừng lại các quy định về xử lý dành riêng cho CĐT khi có hành vi vi phạm mà không có các quy định cụ thể cho việc xử lý đối với cán bộ có thẩm quyền. Việc nhận diện và xử lý các vi phạm này hiện hoàn toàn phụ thuộc vào các kết luận của cơ quan điều tra, thanh tra và áp dụng từ các quy định còn rất chung chung trong Bộ luật Lao động và Bộ luật Hình sự. Hơn nữa, sai phạm đã được xác định rõ ràng, song có xử lý và xử lý dứt điểm hay không lại phụ thuộc và việc Chính phủ có chỉ đạo sát sao và rốt ráo hay không, còn từ phía địa phương thì dường như bỏ lửng. Điều đó cũng dễ hiểu bởi, cán bộ có hành vi sai phạm lại thường từ cơ quan có quyền hành lớn nhất ở địa phương là UBND cấp


tỉnh nên các cơ quan khác có chức năng xử lý cùng cấp thường e ngại và không thực hiện triệt để nếu không có sự chỉ đạo từ cấp trên.

Hai là, cần có cơ chế xử lý nghiêm và dứt điểm, không dây dưa kéo dài đối với các CĐT có sự vi phạm trong hoạt động kinh doanh BĐS du lịch

Đối với giao dịch liên quan tới sở hữu kỳ nghỉ như luận án đã phân tích tại trang 160 và có kiến nghị rằng, cần có quy định, hướng dẫn cụ thể về điều kiện, hình thức giao dịch, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch, tránh tranh cãi, nhầm lẫn giữa sở hữu kỳ nghỉ và sở hữu BĐS. Cùng với đề xuất này, để đảm bảo thanh lọc thị trường, xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động kinh doanh, nhằm tạo môi trường kinh doanh chính quy và minh bạch, không bị đánh đồng, không bị “trà trộn” giữa hoạt động kinh doanh các sản phẩm BĐS du lịch với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng mà trong đó BĐS du lịch chỉ là một trong số các dịch vụ cho thuê đối với khách du lịch trong thời gian nghỉ dưỡng như dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi, giải trí… Có quy chế pháp lý rõ ràng để phân biệt giữa hai loại hình kinh doanh này sẽ có cơ sở pháp lý rõ ràng nhằm hạn chế tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng hình thức bán các hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ (kinh doanh dịch vụ lưu trú) để nhằm mục đích kinh doanh BĐS du lịch trá hình, huy động vốn trong đầu tư kinh doanh BĐS du lịch khi BĐS du lịch chưa đủ điều kiện để huy động vốn. Cùng với đó, có cơ chế pháp lý phù hợp để xử lý đối với các sai phạm của các doanh nghiệp kinh doanh trá hình như đã nêu trên.

Ba là, cần giải quyết dứt điểm, kịp thời về những sai phạm có dấu hiệu của lợi ích nhóm, làm lũng đoạn thị trường với những sự kiện bất thường của thị trường BĐS nói chung và thị trường BĐS du lịch nói riêng. Trong đó, sai phạm từ đấu giá Thủ Thiêm trong thời gian qua là ví dụ điển hình. Tình trạng "cò đấu giá", "quân xanh - quân đỏ" lộng hành, thông đồng, dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá, gây mất an ninh trật tự, thất thoát nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia đấu giá là vấn nạn xảy ra ở khắp các tỉnh thành trong cả nước trong nhiều năm qua, song chưa được xử lý dứt điểm. Tuy nhiên, điều cần chú trọng hơn và cần phải có sự vào cuộc quyết liệt và rốt ráo hơn đối với những sự kiện “bất thường”, có dấu


hiệu của “nhóm lợi ích” muốn thao túng và làm lũng đoạn thị trường, đẩy giá đất tăng đột biến, khó kiểm soát và gây nên những “dị biến”. NCS muốn nhấn mạnh tới thương vụ đấu giá Thủ Thiêm diễn ra vào ngày 10/12/2021. Theo đó, với 4 lô đất được đấu giá thành công những tưởng rằng sẽ mang về cho thành phố Hồ Chí Minh nguồn thu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

37.000 tỉ đồng - số tiền vô cùng lớn bổ sung vào nguồn ngân sách vốn đang rất khó khăn sau đại dịch Covid - 19 nhưng điều đó đã không thể thành hiện thực khi hiện nay đã có hai Công ty là Công ty Bất động sản Ngôi sao Việt (đơn vị thuộc Tân Hoàng Minh) và Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Thương mại Bình Minh bỏ cọc và chấm dứt hợp đồng mua bán sau đấu giá. Hai doanh nghiệp trúng đấu giá còn lại là Công ty cổ phần Dream Republic và Sheen Mega đến chiều ngày 8/2/2022 cũng chưa thực hiện việc nộp tiền sử dụng đất trong khi hạn chót nộp 50% tiền là ngày 6/2/2022.149 Thực trạng này cho thấy, thương vụ đấu giá đã không thành công, đồng nghĩa nguồn thu nêu trên thành phố không thể có. Sự việc này khiến người dân, giới kinh doanh hồ nghi về tính minh bạch, khách quan của thương vụ đấu giá. Điều đáng luận bàn hơn về hậu quả của nó là sau sự kiện đấu giá này, đất ở các khu vực lân cận tăng đột biến, vượt xa khả năng và tầm với của những người dân thường, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có cơ hội để tiếp cận được đất đai. Kéo theo đó, cổ phiếu của các công ty BĐS, xây dựng trên sàn chứng khoán cũng đua nhau tăng kịch trần150. Trước diễn biến bất thường nêu trên của thương vụ đấu giá, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 1767/CĐ-Ttg ngày 21/12/2021 yêu cầu các Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Ngân hàng nhà nước rà soát hệ thống pháp luật để nhận diện những bất cập, không phù hợp để kịp thời sửa đổi bổ sung; kiểm tra và rà soát hoạt động đấu giá tại các địa phương trong cả nước; kiểm soát hoạt động của các Tổ chức tín dụng tài trợ vốn cho doanh nghiệp trong cuộc chơi. Trên cơ sở chỉ đạo này, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao các bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính tăng cường thanh tra,


Pháp luật về kinh doanh bất động sản du lịch ở Việt Nam - 23

149 https://vietnamfinance.vn/bo-xay-dung-kien-nghi-xu-ly-nghiem-hanh-vi-truc-loi-trong-dau-gia-dat-sau-vu-bo-coc-o-thu-thiem-20180504224264644.htm, truy cập ngày 15/2/2022

150 https://thanhnien.vn/choang-voi-gia-dau-gia-dat-thu-thiem-thoi-tu-duoi-dat-den-tren-san-post1414255.html, truy cập ngày 01/2/2022


kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về đấu giá đất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đấu giá, trục lợi trong đấu giá đất. Cùng với đó, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước rà soát các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu tư vay tiền đấu giá đất để đảm bảo an toàn tín dụng. Đồng thời, nghiên cứu, sửa đổi các quy định của pháp luật hiện hành theo hướng quy định thống nhất hình thức, trình tự, thủ tục trong tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất. Bổ sung quy định về số tiền đặt trước khi tham gia đấu giá và số tiền đảm bảo thực hiện hợp đồng khi trúng đấu giá, đồng thời quy định rõ thời hạn người, tổ chức trúng đấu giá phải nộp đủ số tiền trúng đấu giá để hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá đất để tạo hiệu ứng chim mồi (decoy effect), để đầu cơ, "thổi giá" đất.151

Với diễn biến và hiện trạng nêu trên từ thương vụ đấu giá đất Thủ Thiêm có thể nhận thấy rằng, mảng xám của hoạt động đấu giá QSDĐ đã diễn ra từ lâu, làn sóng dư luận đã bất bình nhiều song chưa được quan tâm, chú trọng và có cơ chế xử lý và giải quyết kịp thời, dứt điểm. Chỉ đến sự vụ đấu giá bất thường tại Thủ Thiêm vừa qua vỡ lở, giới doanh nghiệp, người dân bức xúc thì mới được quan tâm chỉ đạo để xem xét. Điều này cho thấy, khâu quản lý, kiểm soát và xử lý đối với những vi phạm luôn có “độ trễ” lớn, để hậu quả xảy ra rồi mới nghiên cứu và xem xét hiện tượng. Ở một khía cạnh khác, vấn đề sẽ được phòng ngừa có hiệu quả hơn nếu pháp luật hiện hành có cơ chế cụ thể, rõ ràng đối với việc xử lý các vi phạm đối với các bộ thực thi chức năng, nhiệm vụ của địa phương; đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu của câu kết để làm lũng đoạn thị trường. Từ vụ việc nổi cộm về đấu giá tại Thủ Thiêm, rất hy vọng vấn đề này phải được xử lý nghiêm minh trong thời gian tới.

Thứ ba, cần có văn bản kịp thời, chính thống từ phía cơ quan nhà nước thể hiện rõ vấn đề cấp quyền sở hữu lâu dài hay có thời hạn đối với các condotel và các các BĐS du lịch khác được gọi là BĐS lai (hay còn gọi là BĐS đa công năng), theo đó, chúng có sự kết hợp giữa nhu cầu để ở và nhu cầu cho du lịch như: shophouse,


151 https://vietnamfinance.vn/bo-xay-dung-kien-nghi-xu-ly-nghiem-hanh-vi-truc-loi-trong-dau-gia-dat-sau-vu-bo-coc-o-thu-thiem-20180504224264644.htm, truy cập ngày 15/2/2022


shoptel, farmstay, homestay… để tránh gây nhầm lẫn hay hoang mang đối với các khách hàng tham gia giao dịch BĐS du lịch. Cùng với đó, cần phải có cơ chế pháp lý rõ ràng, minh bạch để giải quyết dứt điểm những tồn đọng của thị trường BĐS du lịch phát sinh trong thời gian qua do thiếu sự quản lý và kiểm soát của Nhà nước và thiếu những hành lang pháp lý để điều chỉnh. Cụ thể, cần có quy định chính thức nhằm xử lý dứt điểm tồn đọng của hàng nghìn căn hộ condotel của các chủ đầu tư rao bán và cấp quyền sở hữu lâu dài cho khách hàng, song hiện tại chính quyền địa phương dừng việc cấp sổ do chưa có quy định chính thức. Cần nhấn mạnh rằng, Công văn 703/BTNMT-TCQLĐĐ/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng chưa thể hiện quan điểm rõ ràng và trực tiếp đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với các BĐS du lịch và càng không phải là cơ sở pháp lý để giải quyết về tình trạng một số các doanh nghiệp ký hợp đồng bán căn hộ condotel với cam kết cấp quyền sở hữu lâu dài song hiện tại chính quyền địa phương lại từ chối việc cấp. Thực trạng nêu trên vẫn đang “treo” trong suốt nhiều năm qua mà chưa có sự giải quyết triệt để.

4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về kinh doanh bất động sản du lịch

4.3.1. Nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản du lịch và phát triển thị trường bất động sản du lịch

Thị trường BĐS du lịch được vận hành có hiệu quả, hoạt động kinh doanh an toàn, phòng ngừa được rủi ro cho các chủ thể tham gia thì bên cạnh một hệ thống pháp luật phù hợp, minh bạch và thống nhất thì cần thiết phải có một cơ chế tổ chức thi hành hợp lý, năng động và trách nhiệm. Theo đó, NCS có một số đề xuất cụ thể sau đây:

Thứ nhất, vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Mới đây, Quốc hội đã thông qua Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) trong đó đáng chú ý là định hướng không gian sử dụng đất chú ý tới việc phát triển du lịch phù hợp với đặc


điểm của từng vùng lãnh thổ152. Trên cơ sở đó, các địa phương cần rà soát và đánh giá thực trạng quy hoạch một cách cụ thể, chi tiết trong đó có BĐS du lịch để sớm lập quy hoạch phù hợp; có quy định, cơ chế để tăng cường thông tin, bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận thông tin trong quy hoạch sử dụng đất.

- Tổng rà soát lại và đánh giá thực trạng quy hoạch một cách cụ thể, chi tiết về BĐS du lịch, làm rõ “hiện đang có bao nhiêu cơ sở lưu trú, chất lượng ra sao, các loại hình như thế nào, đủ để đáp ứng cho lượng khách là bao nhiêu và cần phải xây dựng thêm bao nhiêu sản phẩm nữa để chuẩn bị đón lượng khách như mục tiêu đã đặt ra”153. Trên cơ sở đó, lập và công khai quy hoạch những dự án tại những khu du lịch đã phát triển, những khu vực danh lam thắng cảnh, sinh thái, văn hoá… có tiềm năng nhưng chưa được khai thác trên khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là các dải ven biển. Cần xác định rõ những vùng cấm thuộc về an ninh quốc phòng; những khu vực cần bảo vệ về mặt môi trường, cảnh quan tự nhiên bởi nếu xâm phạm đến thì không thể tái tạo lại; các khu vực cấm và hạn chế xây dựng để đảm bảo an sinh và tính mạng của con người (khu vực có nguy cơ thiên tai, sạt lở, lũ quét, nước biển dâng…).

- Có quy định, cơ chế để tăng cường thông tin, bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận thông tin trong quy hoạch sử dụng đất. Cơ quan có trách nhiệm lập quy hoạch có trách nhiệm công bố, công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình các ý kiến đóng góp này154.

Thứ hai, tăng cường hoạt động tích cực của chính quyền đối với việc thực hiện pháp luật kinh doanh bất động sản du lịch trong phạm vi cả nước và ở từng địa phương.

Một là, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh BĐS bám sát hoạt động sản xuất - kinh doanh của những doanh nghiệp, CĐT dự án BĐS du lịch trên địa bàn


152 Điều 2, Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13/12/2021 của Quốc hội về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.

153 Đỗ Viết Chiến, “Quy hoạch đất cho thị trường bất động sản du lịch: Hiện trạng và kiến nghị”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Chính sách, pháp luật về bất động sản du lịch - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức ngày 16/11/2021, Hà Nội, tr. 100.

154 Hương Diệp, Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quy hoạch sử dụng đất, http://m.mattran.org.vn/hoat- dong/bao-dam-tinh-cong-khai-minh-bach-trong-quy-hoach-su-dung-dat-40019, truy cập ngày 8/10/2021


quản lý để thường xuyên lắng nghe ý kiến phản hồi, tâm tư, nguyện vọng và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; đặc biệt, là trong thời điểm thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội, phòng chống đại dịch Covid-19 hiện nay. Trên cơ sở đó, địa phương kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành trung ương ban hành những văn bản về miễn giảm thuế, kéo dài thời gian trả nợ vốn vay ngân hàng, giảm lãi suất vay vốn và thực hiện gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh BĐS vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.

Hai là, hàng quý, chính quyền các địa phương tổ chức hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc với doanh nghiệp đầu tư kinh doanh BĐS du lịch để lắng nghe, chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong kinh doanh BĐS du lịch. Đồng thời, UBND các địa phương chỉ đạo tăng cường việc quảng bá về phát triển du lịch; tổ chức xúc tiến các hoạt động đầu tư, du lịch nhằm nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư ở địa phương góp phần hỗ trợ việc thực hiện pháp luật kinh doanh BĐS du lịch.

Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh BĐS du lịch song hành với việc đầu tư, áp dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ số mới vào quản lý nhà nước về kinh doanh BĐS; cải cách thủ tục hành chính, đề cao tính công khai minh bạch, tham vấn ý kiến người dân, doanh nghiệp và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai, BĐS và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp; nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh ở các địa phương; chấn chỉnh, sửa đổi những biểu hiện lệch lạc trong quản lý nhà nước về kinh doanh BĐS …Trong đó, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kinh doanh BĐS du lịch sẽ mang lại những hiệu quả vô cùng to lớn, cần được coi là giải pháp trọng tâm, ưu tiên trong thời gian tới.

Bốn là, công bố công khai đường dây nóng của người đứng đầu chính quyền các cấp để tiếp nhận ý kiến, chỉ đạo giải quyết kịp thời, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh BĐS du lịch nói riêng. Định kỳ hàng tháng, người đứng đầu chính quyền các cấp phải đi tìm hiểu thực tế,


gặp gỡ, tiếp xúc với các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh BĐS du lịch để nắm được thực tiễn, kiểm tra sự tuân thủ pháp luật của các cơ quan quản lý cấp dưới và doanh nghiệp, người dân trong kinh doanh BĐS du lịch. Bên cạnh đó, các địa phương cần thành lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn trong thực thi pháp luật kinh doanh BĐS du lịch.

Thứ ba, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của thị trường, nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực BĐS.

Để pháp luật kinh doanh BĐS được thực thi một cách có hiệu quả, cần tạo lập, hoàn thiện, nâng cao năng lực cho các tổ chức hỗ trợ cho hoạt động của thị trường BĐS nói chung và thị trường BĐS du lịch nói riêng như: sàn giao dịch BĐS; tổ chức định giá BĐS; tổ chức tư vấn, quản lý BĐS; tổ chức bảo hiểm BĐS, hệ thống thông tin BĐS và hoàn chỉnh lại các tổ chức có sẵn như tổ chức môi giới BĐS, các định chế tài chính tham gia thị trường BĐS, các tổ chức kinh doanh BĐS, tổ chức dịch vụ công... Theo đó, cần nhấn mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của sàn giao dịch BĐS, môi giới BĐS, cụ thể:

- Tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch BĐS trong đó có hoạt động giao dịch kinh doanh BĐS du lịch; góp phần quản lý thông tin giao dịch BĐS, tăng tính công khai, minh bạch và bảo vệ quyền lợi người dân khi kinh doanh BĐS du lịch thông qua các sàn giao dịch BĐS theo hướng: khuyến khích việc giao dịch kinh doanh BĐS du lịch qua sàn để công khai, minh bạch; các BĐS du lịch có sẵn đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ thì không bắt buộc thực hiện giao dịch qua sàn; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định việc giao dịch qua sàn đối với các BĐS hình thành trong tương lai, trong đó có BĐS du lịch (BĐS lưu trú) hình thành trong tương lai của doanh nghiệp, CĐT để đảm bảo quyền lợi của khách hàng155.

- Về môi giới BĐS: Theo thống kê, hiện nay lực lượng môi giới cả nước có hơn 320.000 người nhưng đại đa số chưa chuyên nghiệp vì chỉ có khoảng 10% nhà môi giới có chứng chỉ hành nghề, mà chất lượng đào tạo vẫn là “ẩn số”. Để nâng cao


155 Mục 6 Phần III Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt theo Quyết định số 2161/QĐ-Ttg ngày 22/12/2021 của Thủ tưởng Chính phủ.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 31/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí