CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1 Khái quát chung về CTCK
1.1.1 Định nghĩa và phân loại CTCK
Theo quy định của Luật Chứng khoán nhân dân Trung Hoa thông qua tại kỳ họp thứ VI của Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khoá IX ngày 19/12/1998 có hiệu lực ngày 01/7/1999 thì “ CTCK là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần làm nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán” . Hoặc theo Luật Chứng khoán và Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc thì “ CTCK là công ty cổ phần được Bộ Tài chính và kinh tế cấp phép kinh doanh chứng khoán” . Theo Luật Chứng khoán Nhật Bản thì “ CTCK là bất kỳ công ty cổ phần nà o đó được Bộ trưởng Bộ Tà i chính cấp phép kinh doanh chứng khoán” . Theo Luật Chứng khoán Thái Lan định nghĩa thì “ CTCK là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng hoặc tổ chức tà i chính được cấp giấy phép hoạt
động kinh doanh chứng khoán” . Theo Luật Chứng khoán của các nước châu Âu thì “ CTCK là pháp nhân hoặc không phải là pháp nhân thực hiện các dịch vụ kinh doanh chứng khoỏn cho bên thứ ba như là nghiệp vụ chính của mình”
Pháp luật Việt Nam có định nghĩa cụ thể khá chi tiết và đầy đủ về CTCK, theo đó CTCK là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.(4)
4 Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC, ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK
Hiện nay, theo pháp luật của một số nước trên thế giới thường có các loại CTCK sau đây:
- CTCK chuyên doanh
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện - 1
- Hoạt Động Môi Giới Chứng Khoán Của Ctck
- Hoạt Động Môi Giới Chứng Khoán Và Phân Loại Hoạt Động Môi Giới Chứng Khoán
- Trình Tự, Thủ Tục Cấp Phép Hoạt Động Môi Giới Chứng Khoán
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng không được trực tiếp tham gia kinh doanh chứng khoán.
Ưu điểm của mô hình này là: Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng đồng thời tạo điều kiện cho TTCK phát triển có tính chuyên môn hoá cao hơn. Mô hình này được áp dụng ở nhiều nước như Mỹ, Nhật, Canada…
- CTCK đa năng (CTCK đa nghiệp vụ)
Mô hình này đối lập hẳn với mô hình chuyên doanh, theo đó các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này có ưu điểm là ngân hàng có thể đa dạng hoá, kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro do hoạt động kinh doanh chung, khả năng chịu đựng các biến động của thị TTCK là cao. Mặt khác, ngân hàng tận dụng được thế mạnh về vốn để kinh doanh chứng khoán, khách hàng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ đa dạng và lâu năm của ngân hàng.
Tuy nhiên, mô hình này bộc lộ một số hạn chế như không phát triển được thị trường cổ phiếu do các ngân hàng có xu hướng bảo thủ, thích hoạt động tín dụng truyền thống hơn là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Thêm vào đó, nếu có biến động trên TTCK sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, dễ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính. Do những hạn chế trên mà trước đây Mỹ và nhiều nước khác đã áp dụng mô hình này, nhưng sau cuộc khủng hoảng năm 1933, đa số các nước đã chuyển sang mô hình chuyên doanh chứng khoán, chỉ có Đức vẫn duy trì mô hình này đến ngày nay.
Ngoài cách phân loại trên, phụ thuộc vào từng loại hình hoạt động kinh doanh chứng khoán, có các CTCK sau:
- Công ty môi giới: Môi giới chứng khoán là việc CTCK làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng. Trường hợp này, CTCK phải là thành viên của SGDCK/TTGDCK.
- Công ty tư vấn đầu tư chứng khoán:CTCK thực hiện nghiệp vụ tư vấn tài chính, đầu tư chứng khoán là chủ yếu. Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc CTCK cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán.
- Công ty bảo lãnh phát hành:CTCK phân phối chứng khoán mới được phát hành cho công chúng qua việc mua bán chứng khoán của tổ chức phát hành và bán lại cho công chúng để hưởng lợi nhuận (thường gọi là nhà bảo lãnh phát hành). Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.
- Công ty buôn bán chứng khoán không nhận hoa hồng:Trường hợp này CTCK thực hiện nghiệp vụ tự doanh là chủ yếu - công ty mua bán chứng khoán bằng tài khoản của chính mình nhằm tìm kiếm lợi nhuận, tự chịu trách nhiệm về các khoản phí, lỗ và lãi. Tự doanh chứng khoán là việc CTCK mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình. CTCK đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường: mua vào khi giá chứng khoán tụt giảm mạnh và bán ra khi giá chứng khoán tăng cao.
- Công ty dịch vụ đa năng:CTCK hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà pháp luật cho phép.
Tại Việt Nam, do quy mô các ngân hàng thương mại nói chung là rất nhỏ bé và đặc biệt vốn dài hạn rất thấp, hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực thương mại ngắn hạn, trong khi hoạt động của TTCK thuộc lĩnh vực vốn dài hạn. Khả năng khắc phục những điểm yếu này của ngân hàng Việt Nam còn rất lâu dài. Do đó, để bảo vệ an toàn cho các ngân hàng, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/11/2003 về chứng khoán và TTCK quy định các ngân hàng thương mại muốn kinh doanh chứng khoán phải tách ra một phần vốn tự có của mình thành lập một CTCK chuyên doanh trực thuộc, hạch toán độc lập với ngân hàng. Tại Quyết định số 172/1999/Q§-TTg ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc các tổ chức tín dụng thành lập CTCK và tham gia niêm yết trên TTCK cũng nói rất rõ quan điểm trên.
Tiếp theo là Quyết định số 163/2003/QĐ-TTGDCK của Thủ tướng Chính phủ, ngày 05 tháng 08 năm 2003 phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010. Trong đó có đề cập đến việc phát triển các định chế tài chính trung gian cho TTCK Việt Nam. Theo định hướng này thì CTCK hiện tại và trong tương lai sẽ phát triển theo cả hai loại hình: “CTCK đa nghiệp vụ và CTCK chuyên doanh, nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ và khả năng chuyên môn hoá hoạt động nghiệp vụ”.
1.1.2 Đặc điểm CTCK
CTCK kinh doanh các dịch vụ tài chính và tư vấn tài chính trên TTCK nên có những điểm khác biệt so với các loại công ty khác.
- Về hình thức pháp lý: CTCK được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Ở Việt Nam, hình thức của CTCK được quy định tại điều 59, Luật Chứng khoán, theo đó CTCK được tổ chức dưới hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều quy định như vậy, bởi lẽ: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là các hình thức công ty đối vốn, trong đó các cá nhân hoạt
động trên cơ sở đảm bảo uy tín và hoạt động bằng số vốn hiện có và đang lưu hành tại doanh nghiệp. Điều này phù hợp hơn với việc kinh doanh chứng khoán đầy rủi ro tiềm ẩn nếu CTCK hoặc nhân viên CTCK gây ra thiệt hại cho khách hàng thì CTCK phải bồi thường bằng tiền cho các thiệt hại mà mình gây ra cho khách hàng.
- Về hoạt động kinh doanh: CTCK hoạt động chủ yếu và thường xuyên các hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Điều này thể hiện ngay trong tên gọi của CTCK. Thụng thường, doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề nào thỡ thể hiện rất rừ trờn tờn gọi của chỳng. Vớ dụ, cụng ty TNHH xõy dựng XYZ, thỡ cú thể biết ngay cụng ty này kinh doanh ngành nghề chủ yếu là xõy dựng. Cũng như vậy, tại Điều 6, Quy chế Tổ chức và hoạt động của CTCK, Ban hành kốm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC, ngày 24 thỏng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chớnh, Việc đặt tờn CTCK phải bao gồm cỏc thành tố sau: Loại hỡnh doanh nghiệp; Cụm từ “chứng khoỏn”; và Tờn riờng. Ví dụ, Cụng ty Cổ phần Chứng khoỏn Bảo Việt, Cụng ty TNHH Chứng khoỏn Ngõn hàng Á Chõu. Như vậy, luật phỏp quy định bắt buộc CTCK khi đặt tờn phải thể hiện ngay trờn tờn gọi ngành nghề kinh doanh chớnh của mỡnh là phự hợp.
- Về hồ sơ và thủ tục thành lập: Vì CTCK có ảnh hưởng rất lớn đến TTCK nên việc thành lập CTCK phải theo những điều kiện cụ thể, trình tự và thủ tục thành lập đặc biệt và vô cùng chặt chẽ.
Hồ sơ thành lập CTCK bao gồm(5): Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động; Bản thuyết minh cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo
5 Điều 4, Quy chế Tổ chức và hoạt động của CTCK, Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC, ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán kèm theo hợp đồng nguyên tắc chứng minh quyền sử dụng phần diện tích làm trụ sở công ty; Biên bản họp cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập và Nghị quyết về việc thành lập CTCK; Danh sách dự kiến Giám đốc (Tổng Giám đốc) và người hành nghề chứng khoán cùng bản cam kết sẽ làm việc cho công ty chứng khoán của những người này; Danh sách cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập và cổ đông, thành viên khác; Cam kết góp vốn của cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập và cổ đông, thành viên khác nắm giữ từ 5% trở lên vốn điều lệ của CTCK kèm theo bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sơ yếu lý lịch đối với cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với pháp nhân; Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và nguồn vốn góp của cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập; Dự thảo Điều lệ công ty đã được các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập công ty chứng khoán thông qua; Phương án hoạt động kinh doanh trong ba (03) năm đầu phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro theo quy định của UBCKNN.
Thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động(6):
Sau khi nhận được hồ sơ, trong thời hạn ba mươi (30) ngày UBCKNN xem xét chấp thuận nguyên tắc việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động CTCK. Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động CTCK, UBCKNN có quyền đề nghị người đại diện trong số cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập hoặc người dự kiến được bổ nhiệm, tuyển dụng làm Giám đốc (Tổng giám đốc) của CTCK giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản.
6 Điều 5, Quy chế Tổ chức và hoạt động của CTCK, Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC, ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trong vòng sáu (06) tháng kể từ ngày được chấp thuận nguyên tắc, tổ chức xin cấp phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán phải hoàn tất việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và phong toả vốn pháp định.
Tổ chức xin cấp phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán được trích phần vốn góp của các cổ đông hoặc của các thành viên hoặc vốn góp của chủ sở hữu để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. UBCKNN kiểm tra cơ sở vật chất tại trụ sở công ty chứng khoán trước khi chính thức cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Phần vốn góp còn lại của các cổ đông hoặc của thành viên góp vốn hoặc của chủ sở hữu phải được gửi vào một tài khoản phong toả tại ngân hàng do UBCKNN chỉ định và phải có xác nhận của ngân hàng này về số vốn trên tài khoản phong toả. Số vốn này chỉ được giải toả sau khi được UBCKNN chính thức cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày nhận được xác nhận phong tỏa vốn của ngân hàng do UBCKNN chỉ định và biên bản kiểm tra cơ sở vật chất trụ sở công ty, UBCKNN cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán. Trường hợp từ chối, UBCKNN phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
CTCK phải chính thức hoạt động trong thời hạn mười hai (12) tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
1.1.3 Các nguyên tắc hoạt động CTCK
Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể các nguyên tắc hoạt động của CTCK. Tuy nhiên, xem xét các quy định về nghĩa vụ và những hành vi mà CTCK không được làm, có thể rút ra các nguyên tắc hoạt động của CTCK như sau:
- Nguyên tắc giao dịch công bằng, trung thực vì lợi ích của khách hàng
Thực tế nguyên tắc này rất khó được thực hiện vì trên TTCK Việt Nam hiện nay thường xuyên xuất hiện sự đối xử phân biệt giữa các nhà đầu
tư: nhà đầu tư là tổ chức này hoặc tổ chức khác, nhà đầu tư nhỏ lẻ và nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư sở hữu ít loại chứng khoán và nhiều loại chứng khoán.
Khi TTCK bùng nổ khiến lượng khách hàng tìm đến các CTCK tăng mạnh, thay vì phải mời chào nhã nhặn, trong cảnh một người bán vạn người mua, nhà môi giới không đủ thời gian để xử lý các yêu cầu của
„thượng đế‟, vì thế dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử nhà đầu tư lớn, nhỏ, gây thiệt hại không ít cho khách hàng.
Như dư luận báo chí phản ánh, thời gian vừa qua, trên TTCK Việt Nam có rất nhiều nhà đầu tư phản ảnh mình bị các CTCK phân biệt đối xử một cách công khai. Tại một CTCK công khai phân loại nhà đầu tư với quy định giao dịch qua mạng phải tối thiểu là 20 triệu đồng. Một nhà đầu tư do không đủ điều kiện giao dịch qua mạng nên phải đặt lệnh qua điện thoại, đặt lệnh lúc 8h15 trong cả 3 buổi liên tiếp, mua giá trần đều không khớp. Tra cứu mãi mới được trả lời lệnh không chuyển qua trung tâm chứng khoán để nhập. Với những lệnh có giá trị trên 20 triệu đồng, 8h tối hôm trước nhà đầu tư đó đã vào mạng đặt lệnh, nhưng không hiểu sao hôm sau lệnh vẫn chưa được chuyển tới trung tâm. (7)
Câu chuyện tương tự với nhà đầu tư khác tại sàn giao dịch khác. Đầu đợt 2, ông đặt lệnh, không khớp được lệnh tự động chuyển sang đợt 3 nhưng nhân viên môi giới lại yêu cầu ông ký nháy vào tờ lệnh và viết thêm chữ "đồng ý để đặt lệnh đợt 3" khiến nhiều lần ông không có mặt ở đó là không mua được. "Nhân viên công ty còn tùy tiện trong khâu nhập lệnh, người viết phiếu sau có thể được nhập trước mặc cho nhà đầu tư xì xào".
- Nguyên tắc kinh doanh có tinh thần trách nhiệm
Tinh thần trách nhiệm của CTCK hay nhân viên môi giới cũng khó có thể xác định, nhiều nhà đầu tư phàn nàn rằng do sự bất cẩn thiếu trách
7 Nguồn: http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2007/01/3B9F2678/