Hoạt Động Môi Giới Chứng Khoán Và Phân Loại Hoạt Động Môi Giới Chứng Khoán

thu thập và xử lý thông tin về tình hình kinh tế quốc tế và trong nước chính xác, trung thực, thực hiện phân tích theo đúng cẩn trọng, khách quan, trung thực để giúp nhà đầu tư có quyết định đầu tư đúng.

1.2.2 Hoạt động môi giới chứng khoán và phân loại hoạt động môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là nghiệp vụ chủ yếu của CTCK, nghiệp vụ này bao gồm việc thực hiện lệnh giao dịch, thanh toán và quyết toán các giao dịch mua bán chứng khoán. CTCK đại diện cho khỏch hàng tiến hành giao dịch thụng qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hay TTGDCK mà chớnh khỏch hàng sẽ phải chịu trỏch nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đú. Người mụi giới chỉ là trung gian thực hiện nghĩa vụ theo đỳng hợp đồng mụi giới và hưởng phớ (hưởng hoa hồng).

Tuỳ theo qui định của mỗi nước, cách thức hoạt động của từng SGDCK mà người ta có thể phân chia thành nhiều loại nhà môi giới khác nhau như sau:

- Môi giới dịch vụ (Full Service Broker): Theo loại này, người môi giới có thể cung cấp đầy đủ dịch vụ như mua bán chứng khoán, giữ hộ cổ phiếu, cho khách hàng vay tiền, cho vay cổ phiếu đề bán trước, mua sau và nhất là có thể cung cấp tài liệu, cho ý kiến cố vấn trong việc đầu tư.

- Môi giới chiết khấu (Discount Broker): Theo loại này, người môi giới chỉ cung cấp một số dịch vụ như mua bán hộ chứng khoán. Đối với môi giới loại này thì khoản phí và hoa hồng nhẹ hơn môi giới toàn dịch vụ vì không có tư vấn, nghiên cứu thị trường.

- Môi giới uỷ nhiệm hay môi giới thừa hành: Đây là loại môi giới mà những nhân viên của một CTCK thành viên của một sở giao dịch, làm việc hưởng lương của một CTCK và được bố trí để thực hiện các lệnh mua bán cho các CTCK hay cho khách hàng của công ty trên sàn giao dịch.Vì thế họ

có tên chung là môi giới trên sàn (Floor Broker). Các lệnh mua bán được chuyển đến cho các nhà môi giới thừa hành này có thể từ văn phòng công ty cũng có thể từ các môi giới đại diện (Registered Representative)

- Môi giới độc lập hay môi giới 2 đôla: Đây là hoạt động môi giới mà người môi giới độp lập (Independent Broker) chính là các môi giới làm việc cho chính họ và hưởng hoa hồng hay thù lao theo dịch vụ. Họ là một thành viên tự bỏ tiền ra thuê chỗ tại sở giao dịch (Sàn giao dịch) giống như các CTCK thành viên. Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khác của sở giao dịch. Sở dĩ có điều này là tại các sở giao dịch nhộn nhịp, lượng lệnh phải giải quyết cho khách hàng của các CTCK đôi khi rất nhiều, các nhân viên môi giới của các công ty này không thể làm hết hoặc một lý do nào đó vắng mặt. Lúc đó, các CTCK sẽ hợp đồng với các nhà môi giới độc lập để thực hiện lệnh cho khách hàng của mình và trả cho người môi giới này một khoản tiền nhất định

Ban đầu các nhà môi giới độc lập được trả 2 đôla cho một lô tròn chứng khoán (100 cổ phần) nên người ta quen gọi là “môi giới 2 đôla”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Môi giới độc lập cũng được gọi là môi giới trên sàn (floor broker), họ đóng vai trò không khác gì một môi giới thừa hành, chỉ khác là họ có tư cách độc lập-tức họ không đại diện cho bất kì một CTCK nào cả.

- Nhà môi giới chuyên môn: Các SGDCK thường qui định mỗi loại chứng khoán chỉ được phép giao dịch tại một điểm nhất định gọi là quầy giao dịch (post) các quầy này được bố trí liên tiếp quanh sàn giao dịch (floor). Trong quầy giao dịch có một số nhà môi giới được gọi là nhà môi giới chuyên môn hay chuyên gia. Các chuyên gia này chỉ giao dịch một số loại chứng khoán nhất định. Nhà môi giới chuyên môn thực hiện hai chức năng chủ yếu là thực hiện các lệnh giao dịch và lệnh thị trường(9).

Pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện - 4



9 Nguồn: http://www.ktdoingoai.com/diendan/archive/index.php/t-153.html

Tại Việt Nam các CTCK đều đăng ký thực hiện nghiệp vụ này và là nghiệp vụ quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay. Qua 8 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển tuy không tạo được những bước đột phá nhưng là sự phát triển vững chắc đều đặn, trong đó hoạt động môi giới của các CTCK đã từng bước song hành với hoạt động giao dịch trên thị trường.

Để thu hút người đầu tư, các CTCK đã đầu tư khá tốt cơ sở vật chất cho hoạt động môi giới như xây dựng hệ thống sàn giao dịch rộng rãi với đầy đủ các thiết bị công bố thông tin như bảng giao dịch điện tử, bảng công bố thông tin, xây dựng website để giúp người đầu tư tiếp cận thông tin mọi lúc mọi nơi.

Ngoài ra, các CTCK đã thực hiện một số chính sách nhằm thu hút người đầu tư đến với công ty, như cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư miễn phí, đa dạng các hình thức nhận lệnh giao dịch (qua điện thoại, fax ..), áp dụng chính sách thu phí linh hoạt theo hướng khuyến khích giao dịch (giảm phí môi giới cho khách hàng có giá trị giao dịch lớn theo từng lệnh hoặc theo cộng dồn định kỳ theo khoảng thời gian ), kết hợp với các ngân hàng thương mại cung cấp thêm một số dịch vụ phụ trợ cho khách hàng (cầm cố chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán). Nhờ đó, số lượng người đầu tư đến mở tài khoản giao dịch tại các CTCK và giá trị giao dịch chứng khoán trong thời gian qua đã không ngừng tăng lên.

Có thể nói, đây là nghiệp vụ được các CTCK thực hiện tốt nhất trong giai đoạn đầu khi thị trường đi vào hoạt động, các CTCK đã thể hiện được vai trò trung gian trên TTCK, kết nối giữa người đầu tư có vốn với các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển.


1.3 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK‌


1.3.1 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với nền kinh tế


CTCK là một định chế trung gian tài chính, đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự vận hành và phát triển của TTCK. Xét riêng hoạt động môi giới chứng khoán, một nghiệp vụ không thể thiếu đối với hoạt động của TTCK. CTCK với hoạt động môi giới đã làm trung gian trong việc luân chuyển vốn của nền kinh tế. Cụ thể như: Các nhà đầu tư đang có nguồn vốn nhà rỗi chưa biết nên gửi tiết kiệm ngân hàng hay đầu tư chứng khoán, trong khi đó các công ty cổ phần hoặc người đang sở hữu chứng khoán đang thiếu vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đang muốn bán chứng khoán đi. Các công ty cổ phần sẽ niêm yết chứng khoán trên TTCK kêu gọi nhà đầu tư mua cổ phiếu, còn những người muốn bán cổ phiếu thì đặt lệnh bán thông qua CTCK. Người môi giới lúc này đóng vai trò trung gian giúp hai bên: bên đầu tư và bên bán chứng khoán gặp gỡ nhau thông qua việc đặt lệnh và khớp lệnh mua, bán chứng khoán qua sàn giao dịch. Sau khi kết thúc giao dịch, người môi giới hoàn thành trách nhiệm và hưởng phí do hai bên trả.

1.3.2 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với TTCK

- Hình thành giá cả của chứng khoán:

Thông qua thị trường sở giao dịch chứng khoán CTCK cung cấp một cơ chế giá cả nhằm giúp nhà đầu tư có được sự đánh giá đúng thực tế và chính xác về trị giá chứng khoán đầu tư của mình.

- Thực thi tính hoán tệ của chứng khoán:

Các nhà đầu tư muốn có được khả năng chuyển tiền mặt thành chứng khoán có giá và ngược lại trong một môi trường đầu tư ổn định sẽ tìm đến

CTCK. Qua hoạt động môi giới CTCK cung cấp cơ chế chuyển đổi giúp các nhà đầu tư chịu thiệt hại ít nhất.

- Thúc đẩy vòng quay chứng khoán:

Qua việc chú ý đến nhu cầu của các nhà đầu tư, các CTCK cung cấp cho khách hàng các cách đầu tư khác nhau. Các CTCK luôn cải tiến các công cụ tài chính của mình, làm cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, chẳng hạn như tăng trưởng vốn, lãi cổ phần.

1.3.3 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với CTCK

Hoạt động môi giới là một trong những hoạt động quan trọng của hầu hết các CTCK, hoạt động này đã mang về cho các CTCK một doanh thu không nhỏ đồng thời cũng quảng bá uy tín và thương hiệu của CTCK đối với nhà đầu tư và TTCK. Ví dụ như: Cụng ty cổ phần chứng khoỏn Sài Gũn (SSI) mi ngà y thu được hơn 2 tỷ đồng phớ mụi giới. Quy mụ nhỏ hơn, song CTCK ngõn hàng Á Chõu (ACBs) cũng bỏ tỳi 800 triệu đồng tiền phớ, kột sắt Cụng ty cổ phần chứng khoỏn quốc tế (VIS) cú được 200 triệu đồng. Theo SSI hiện tại, tiền phớ giao dịch thu được của riờng chi nhỏnh TP HCM khoảng 1,5 tỷ đồng/ngày. Trong đú, CTCK thu nhiều nhất là từ cỏc tổ chức tài chớnh đến từ Chõu Âu, HongKong và Singapore.

Lượng khách đến sàn tăng vọt chính là nguyên nhân khiến nguồn thu phí giao dịch của các CTCK trở nên dồi dào. Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn mỗi ngày có thêm chừng 30 tài khoản mở mới, đa số là của nhà đầu tư trong nước và khách vãng lai đến từ Nhật, Trung Quốc. Trung bình một tuần cũng có khoảng 200 nhà đầu tư mới đến mở tài khoản tại ACBs. Trong khi thời gian trước số tài khoản mở mới tại các CTCK chỉ tính trên đầu ngón tay.(10)



10 Theo VnMedia, thứ sáu, 05/10/2007

1.3.4 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với đối với nhà đầu tư‌

Với vai trò là chiếc cầu nối giữa các nhà đầu tư và tổ chức phát hành, CTCK cùng với các nhân viên môi giới cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, phân tích thông tin để đưa ra những lời tư vấn cho các nhà đầu tư định hướng các quyết định sử dụng vốn của mình. Nhà môi giới chứng khoán có kinh nghiệm và nghiệp vụ môi giới, có thể phân tích đúng đắn các thông tin hết sức phức tạp, các loại chứng khoán đa dạng và phong phú mà nhà đầu tư khó có thể tự mình phân tích để quyết định đầu tư: mua chứng khoỏn nào, hoặc bỏn chứng khoỏn nào. CTCK và các nhà môi giới là những người đồng hành không thể thiếu được của các nhà đầu tư và góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy các giao dịch chứng khoán, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của TTCK.

1.3.5 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với đối với các tổ chức phát hành

CTCK giúp các tổ chức phát hành huy động vốn một cách hiệu quả,

đồng thời quảng bá thương hiệu trên thị trường. Nhờ ưu thế về huy động nguồn vốn lớn nên các tổ chức phát hành có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới sản xuất kinh doanh để có năng suất cao hơn, chất lượng hàng hoá tốt hơn, giá cả rẻ hơn, tức là già nh được lợi thế trong cạnh tranh

1.4 Trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK

Hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK là một trong những hoạt động kinh doanh chứng khoán nên có cùng điều kiện cấp phép hoạt

động nhưng hoạt động môigiới khác với các loại hoạt động khác ở mức vốn pháp định.

Dưới đây là phân tích cụ thể về các điều kiện và trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán, có thể nhận thấy các điều kiện, trình

tự và thủ tục cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán nói riêng và hoạt

động kinh doanh chứng khoán nói chung rất chặt chẽ. Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hoạt động của nó lại có ảnh hưởng rất lớn đến TTCK và thậm chí là ảnh hưởng đến nên kinh tế. Do đó, pháp luật cần quy

định chặt chẽ để tăng cường sự quản lý và giám sát.

1.4.1 Các điều kiện cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán

- Điều kiện về trụ sở

Những cá nhân hoặc pháp nhân hoạt động môi giới chứng khoán phải thành lập CTCK, một trong những điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động là CTCK xin phép thành lập phải có trụ sở đảm bảo các yêu cầu nhất định. Pháp luật quy định như vậy một mặt nhằm đảm bảo cho việc giao dịch của các nhà đầu tư được thuận lợi, mặt khác đảm bảo cho việc vận hành các giao dịch chứng khoán được thuận lợi, tạo nên sự ổn định của TTCK. Theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trụ sở của CTCK phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu một năm, trong đó diện tích làm sàn giao dịch phục vụ nhà đầu tư tối thiểu 150 m2;

+ Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh, bao gồm: sàn giao dịch phục vụ khách hàng; thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán; trang thông tin điện tử, bảng tin để công bố thông tin cho khách hàng; hệ thống kho, két bảo quản chứng khoán, tiền mặt, tài sản có giá trị khác và lưu giữ tài liệu, chứng từ giao dịch;

+ Hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

+ Có hệ thống an ninh, bảo vệ an toàn trụ sở làm việc.

Ở các trung tâm chứng khoán lớn trên thế giới, thời gian quay vòng một lệnh chứng khoán chỉ dưới một giây. Trong khi ở Việt Nam, các công ty để rớt lệnh quá nhiều, thường trong 10 lệnh, chỉ có 5-6 lệnh được thực hiện và tình trạng dồn cục lệnh là chuyện thường xuyên xảy ra. Có nhà đầu tư cả tuần không thấy lệnh của mình, không mua bán được và CTCK cũng không thu được phí.

Vậy nên, các CTCK sắp thành lập phải đảm bảo nghiêm ngặt các quy

định về cơ sở vật chất, kỹ thuật vì đây là điều kiện tăng khả năng giao dịch thành cụng và cũng là thỏch thức của tất cả cỏc CTCK. Hiện nay trước tỡnh hỡnh biến động của TTCK, cỏc CTCK bắt buộc phải cạnh tranh để tồn tại. Đó cú nhiều CTCK sỏp nhập lại để mở rộng quy mụ, tăng vốn, nõng cấp cơ sở vật chất, giảm phớ giao dịch để thu hỳt khỏch hàng.

- Điều kiện về vốn

Vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Điều 18, Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán là 25 tỷ đồng Việt Nam. Theo quy định trước đây thì mức vốn pháp

định để một CTCK được cấp giấy phép hành nghề môi giới chứng khoán là 3 tỷ đồng Việt Nam. Như vậy, có thể thấy quy định hiện tại đã hợp lý hơn.

+ Điều kiện đối với cá nhân góp vốn:

Cá nhân góp vốn phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 62, Luật Chứng khoán; Chỉ được phép sử dụng vốn của chính mình để góp vốn, không được sử dụng nguồn vốn ủy thác đầu tư của pháp nhân và cá nhân khác.

Cá nhân góp vốn từ 5% trở lên vốn điều lệ của CTCK phải chứng minh tài sản bằng tiền, chứng khoán hoặc các tài sản khác. Đối với tài sản bằng tiền, phải có xác nhận của ngân hàng về số dư tại ngân hàng. Đối với tài sản bằng chứng khoán, phải có xác nhận của CTCK hoặc của tổ chức

Ngày đăng: 04/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*