Pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


ĐÀO THỊ CẤM


PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN

CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN


Chuyên ngành : Luật kinh tế

Mã số : 60 38 50


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện - 1

HÀ NỘI - 2008


1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁNVÀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 8

1.1 Khái quát chung về CTCK 8

1.1.1 Định nghĩa và phân loại CTCK 8

1.1.2 Đặc điểm CTCK 11

1.1.3 Các nguyên tắc hoạt động CTCK 14

1.2 Hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK 18

1.2.1 Hoạt động kinh doanh chứng khoán của CTCK 18

1.2.2 Hoạt động môi giới chứng khoán và phân loại hoạt động môi giới chứng khoán 24

1.3 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK 27

1.3.1 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với nền kinh tế 27

1.3.2 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với TTCK 27

1.3.3 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với CTCK 28

1.3.4 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với đối với nhà đầu tư 29

1.3.5 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với đối với các tổ chức phát hành 29

1.4 Trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK 29

1.4.1 Các điều kiện cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán 30

1.4.2 Trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 38

2.1 Chủ thể của hoạt động môi giới chứng khoán 38

2.2 Hợp đồng môi giới chứng khoán 39

2.2.1 Khái niệm hợp đồng môi giới chứng khoán 39

2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng môi giới chứng khoán 42

2.3 Trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK 49

2.3.1 Mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho khách hàng 50

2. 3. 2 CTCK chuyển lệnh cho đại diện của công ty tại TTGDCK/ SGDCK 51

2.3.3 TTGDCK/SGDCK thực hiện việc ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho CTCK 55

2.3.4 CTCK thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư 55

2.3.5 Quyết toán và hoàn tất giao dịch 56

2.4 Xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động môi giới chứng khoán ... 58

2.4.1 Chế tài hành chính 58

2.4.2 Chế tài dân sự 64

2.4.3 Chế tài hình sự 66

2.5 Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động môi giới chứng khoán 67

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÊ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 70

3.1 Cơ sở hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK tại Việt Nam 70

3.1.1 Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước 70

3.1.2 Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 73

3.1.3 Những bất cập của pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK 75

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán 76

3.2.1 Quy định pháp luật về chủ thể hoạt động môi giới chứng khoán 76

3.2.2 Quy định pháp luật về việc cấp chứng chỉ hành nghề 78

3.2.3 Các quy định về đạo đức hành nghề của người môi giới chứng khoán và CTCK và trách nhiệm bồi thường thiệt hại 80

3.2.4 Quy định pháp luật về vốn pháp định đối với hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK 81

3.2.5 Quy định pháp luật về cơ sở vật chất kỹ thuật, thời gian nhận lệnh và chuyển lệnh đến thị trường, về thời gian thanh toán 82

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90


bảng danh mục các chữ viết tắt


CTCK: Công ty chứng khoán TTCK: Thị trường chứng khoán

TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán UBCKNN: Uỷ ban chứng khoán Nhà nước

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

TTCK chính thức của Việt Nam hình thành và phát triển từ năm 2000 khi TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động. Qua gần tám năm, TTCK nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được những thành công nhất định.

Hiện nay, việc giao dịch chứng khoán tập trung được thực hiện qua 02 sàn giao dịch là SGDCK thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và TTGDCK Hà Nội (HASTC). Trong đó, các cổ phiếu giao dịch tại HOSE là những cổ phiếu đủ điều kiện niêm yết còn các cổ phiếu giao dịch tại HASTC là những cổ phiếu chưa đủ điều kiện niêm yết tại HOSE.

Tính đến hết tháng 11/2008, SGDCK thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) có 239 chứng khoán được giao dịch trong đó cổ phiếu là 167, chứng chỉ quỹ là 4 và trái phiếu là 68 (1). Trên sàn giao dịch TTGDCK Hà Nội (HASTC) có 161 cổ phiếu được giao dịch, tổng số có 162 công ty niêm yết và 36 công ty nộp hồ sơ xin niêm yết.(2) Trong đó, đã có nhiều doanh

nghiệp lớn, tiêu biểu của Việt Nam đã “lên sàn“ như: Vinamilk (VNM); Sacombank (STB), Ngân hàng Á Châu (ACB), FPT,...

Sự phát triển của TTCK Việt Nam đáng chú ý nhất là trong ba năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2006 và đầu năm 2007. Năm 2007, toàn thị trường đã có khoảng 327.000 tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại các CTCK, tăng 241.000 tài khoản so với năm 2006. Các tập đoàn tài chính lớn


1 Nguồn: http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/Chungkhoan.aspx http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/TraiPhieu.aspx http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/ChungChiQuy.aspx


2 Nguồn: http://www.hastc.org.vn/danhsach_TCDKGD.asp?actType=1&menuup=402000&TypeGrp=1&menuid= 114120&menulink=114120&menupage=danhsach_TCDKGD.asp&stocktype=2

như: Morgan Staley, Merrill Lynch, HSBC,...đã có mặt tại Việt Nam cùng làn sóng đầu tư từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc,...khiến cho TTCK nước ta có thời điểm phát triển với tốc độ vào loại nhất, nhì thế giới. Số tài khoản giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư nước ngoài đến hết năm 2007 là 7.900 tài khoản (gồm 7.400 tài khoản của cá nhân và 500 tài khoản của tổ chức).

Nhắc đến TTCK không thể không nhắc đến một định chế trung gian là CTCK. CTCK đóng một vai trò quan trọng giữa nhà đầu tư và tổ chức phát hành chứng khoán. Sự có mặt của các nhà môi giới chứng khoán rất cần thiết trên TTCK. Chức năng của họ là nối kết nhu cầu giữa người mua và người bán chứng khoán, giúp nhà đầu tư nhận định đúng về thông tin của các loại chứng khoán hiện đang được niêm yết tại sàn giao dịch để họ có thể đánh giá và quyết định mua hay không mua chứng khoán, nếu mua chứng khoán thì nên mua loại chứng khoán nào.

Trong thời gian qua, số lượng các CTCK đã tăng lên nhanh chóng. Đến thời điểm hiện nay, tổng số CTCK được UBCKNN cấp phép hoạt động 101 công ty chính thức đi vào hoạt động.(3)

Về quản lý nhà nước, UBCKNN là cơ quan quản lý nhà nước về TTCK Việt Nam nói chung và CTCK nói riêng. Trong thời gian vừa qua, các cơ quan quản lý đã tích cực có những văn bản pháp lý điều chỉnh giúp cho thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch và ổn định. Đóng vai trò quan trọng nhất phải kể đến là sự ra đời của Luật Chứng khoán có hiệu lực từ 01/01/2007 và hệ thống các văn bản hướng dẫn đã tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ và thuận lợi cho các hoạt động trên thị trường.

Tuy vậy, bên cạnh đó cũng còn nhiều văn bản pháp lý còn chưa phù hợp hoặc chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK. Vì vậy, tôi chọn đề tài: Pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của công


3 Nguồn: http://www.ssc.gov.vn/ssc/Detail.aspx?tabid=1150&typeid=142

ty chứng khoán ở Việt Nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

làm đề tài nghiên cứu.


Luận văn này sẽ nghiên cứu những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về một trong những nghiệp vụ kinh doanh của CTCK được hầu hết các quốc gia có TTCK quan tâm, đó là nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Hiện nay, các CTCK Việt Nam cũng coi đây là hoạt động quan trọng nhất của mình vì đây là một hoạt động tạo ra nguồn thu không nhỏ cho hầu hết các CTCK. Hoạt động mụi giới chứng khoỏn cũng đúng một vai trũ quan trọng trờn TTCK.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hoạt động môi giới và thực trạng pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK, tác giả sẽ tập trung phân tích những mặt tích cực và mặt hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán.

3. Phương pháp nghiên cứu


Luận văn sử dụng phương pháp so sánh (Ví dụ: So sánh các văn bản pháp luật Việt Nam với pháp luật của các nước trên thế giới về hoạt động môi giới chứng khoán), phân tích, tổng hợp, thống kê dữ liệu xuất phát từ thực trạng để nghiên cứu.

Luận văn cũng dựa trên cơ sở sử dụng phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với các quan điểm kinh tế thương mại tài chính, dựa trên đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, trên cơ sở lý luận chung và kinh nghiệm của các nước để nghiên cứu và áp dụng vào TTCK tại Việt Nam.

4. Tính mới của Luận văn

Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản và các quy định pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK.

Luận văn cũng nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK và so sánh các quy định pháp luật đó với quy định pháp luật của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán nói riêng và TTCK Việt Nam nói chung.

Luận văn đưa ra những kiến nghị mang tính cụ thể về hoạt động môi giới chứng khoán để áp dụng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về CTCK nói riêng và TTCK nói chung.

5. Bố cục của Luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn này gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về công ty chứng khoán và hoạt

động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán

Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về hoạt

động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán

Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động mụi giới chứng khoỏn của cụng ty chứng khoỏn tại Việt Nam.

Ngày đăng: 04/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*