Chính Sách Đối Ngoại Của Nga Đối Với Các Nước Châu Á:


quốc gia khác. Nga muốn tái lập quyền kiểm soát trong khu vực thì trước tiên cần phải có mối quan hệ hữu hảo với quốc gia này. Quan trọng hơn cả vẫn là Uraina. Không có Ucraina, Nga sẽ không còn là cường quốc Âu - Á. Khi NATO và EU mở rộng, Ucraina sẽ rơi vào tình thế phải lựa chọn tham gia vào tổ chức này hay tổ chức kia. Cũng có thể Ucraina sẽ gia nhập cả hai. Vị thế của Nga ở Châu Âu sẽ phụ thuộc vào quyết định của Ucraina. Nga có thể bị đẩy ra ngoài Châu Âu, hợp nhất hay rơi vào thế đối chọi khi các nước Đông Âu gồm cả Ucraina gia nhập EU và NATO.

Như vậy, các nước SNG đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong việc thực hiện chính sách đối ngoại cân bằng của Nga. Trong chính sách đối ngoại của mình, Nga cũng đang cố gắng duy trì sự kiểm soát đối với khu vực này, coi đó là lợi ích sống còn.


2.2.2.2. Chính sách đối ngoại của Nga đối với Châu Âu


Nga đang theo đuổi chiến lược quan hệ tốt với mọi trung tâm quyền lực thế giới nhằm tránh rơi vào tình thế bị cô lập và bị tấn công từ nhiều phía. Trong số những trung tâm quyền lực đó có Châu Âu.

Trong văn kiện “Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga” được công bố ngày 10 tháng 7 năm 2000, V.Putin đã khẳng định: “Quan hệ với các nước Châu Âu là hướng ưu tiên truyền thống trong chính sách đối ngoại của Nga”. V.Putin đưa ra công thức về một Châu Âu ổn định và không bị chia rẽ. Mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại của Nga theo hướng Châu Âu là xây dựng một hệ thống an ninh và hợp tác toàn Châu Âu một cách ổn định và dân chủ. Nga hy vọng đẩy mạnh đối thoại Nga - EU để thúc đẩy quá trình Nga hội nhập vào Châu Âu và thế giới. Trước đây, Liên bang Nga cũng đã từng theo đuổi chính sách đối ngoại hướng về phương Tây, tự nguyện theo đuổi phương Tây, ảo tưởng hoà nhập với phương Tây. Và cũng chính từ chính sách đó cùng với mô hình phát triển nền kinh tế không thích hợp đã là nguyên nhân làm cho tình hình kinh tế và chính trị ở Nga thêm bất ổn. Giờ đây, Tổng thống V.Putin đã nhận ra sai lầm của những người tiền nhiệm nên chính sách đối ngoại của ông có điểm khác. Từ một nước phải nhượng bộ, dựa dẫm vào Châu Âu, V.Putin đã đưa nước Nga sang một vị thế khác, độc lập tự chủ với Châu Âu, nước Nga sẽ không nhượng bộ phương Tây như trước đây. V.Putin sẽ làm tất cả những gì có lợi cho nước Nga. Trong quan hệ với Châu Âu, Nga luôn luôn đặt lợi ích quốc gia, đặc biệt là


lợi ích kinh tế lên vị trí hàng đầu. Mỹ hứa hẹn nhiều nhưng không thể sánh nổi những lợi ích mà Châu Âu đem lại cho Nga.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Sau khi giữ chức Tổng thống, V.Putin đã xử lý mối quan hệ với các nước lớn Châu Âu bằng phương châm ngoại giao linh hoạt, thực dụng và tích cực. Tháng 4 năm 2000, V.Putin đã lựa chọn nước Anh là nước phương Tây đầu tiên đến thăm sau khi nhậm chức. Lựa chọn nước Anh là có sự tính toán về kinh tế. Anh có thể đóng vai trò thuyết khách, ủng hộ nước Nga tại Tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế. Ngoài ra, Anh không những có địa vị quan trọng trong Liên minh Châu Âu mà còn có mối quan hệ đặc biệt với Mỹ. Cải thiện quan hệ Nga - Anh có thể gián tiếp thúc đẩy quan hệ Nga - Mỹ, mở ra lối thoát nhằm hoà dịu mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở trong tình thế bế tắc.

Sau Anh, V.Putin đã có những chuyến thăm tới các nước Châu Âu khác như: Ý, Tây Ban Nha, Đức, Pháp,... Những chuyến thăm này đã thực hiện chính sách đối ngoại kinh tế thiết thực, đặt vấn đề hợp tác kinh tế song phương hoặc đa phương lên hàng đầu.

Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga dưới thời tổng thống V.Putin - 5

Về mặt an ninh Châu Âu, V.Putin đưa ra sáng kiến tăng cường an ninh và hợp tác ở Châu Âu nhằm giữ sự ổn định của khu vực Châu Âu và thúc đẩy sự hợp tác lẫn nhau. V.Putin còn đưa ra đề nghị kết hợp với EU xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, phối hợp đánh giá tính chất và quy mô phổ biến tên lửa đạn đạo và mối đe dọa tên lửa đạn đạo có thể xuất hiện, phối hợp nghiên cứu ý tưởng hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo phi chiến lược toàn Châu Âu và xây dựng trình tự của hệ thống này, phối hợp xây dựng trung tâm cảnh báo trước việc bắn tên lửa đạn đạo toàn Châu Âu,... Những đề nghị này đã nhận được phản ứng mạnh mẽ của các nước Châu Âu và đã giành được quyền chủ động đối với Mỹ trong vấn đề này.

Muốn hoà nhập thực sự với Châu Âu, trước tiên Nga phải cải thiện được quan hệ với hai tổ chức là EU và NATO. Nếu Nga giành được sự ủng hộ từ hai tổ chức này, Nga sẽ không rơi vào thế bị cô lập hay mất quyền kiểm soát ở Đông Âu mà còn giành được nhiều lợi ích ở Châu Âu, cùng với các cường quốc khác ở Châu Âu đẩy ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi Châu Âu.

Đối với NATO, từ sự phản đối mạnh mẽ, V.Putin đã chuyển sang thái độ hợp tác. Ngày 7 tháng 12 năm 2001, Uỷ ban liên hợp NATO - Nga đã tổ chức hội nghị ngoại trưởng và ra tuyên bố quyết định xây dựng một cơ chế hợp tác mới giữa NATO và Nga,


bao gồm bàn bạc, hợp tác, cùng quyết sách và điều hoà hành động, phối hợp hành động. Hai bên sẽ tăng cường đấu tranh trong hợp tác chống khủng bố và trong các lĩnh vực khác.

Ngày 28 tháng 5 năm 2002, 19 nguyên thủ của các nước NATO và V.Putin đã cùng ký kết “Tuyên ngôn Rôma”. Uỷ ban NATO - Nga chính thức được thành lập thay thế Uỷ ban liên hợp Nga- NATO vốn có và cơ chế “19+1” sẽ thay thế bằng cơ chế “20 nước”. Trong cơ chế mới này, NATO sẽ triển khai hợp tác bình đẳng với Nga trong các vấn đề như chống khủng bố, không quân, xử lý khủng hoảng, cứu hộ trên biển, ngăn ngừa phổ biến hạt nhân,... Nhưng về vấn đề trung tâm liên quan tới phòng vệ NATO, can thiệp quân sự và NATO mở rộng sang phía Đông, Nga vẫn không có quyền phát ngôn, càng không có quyền quyết sách. Tuy nhiên, với những thỏa thuận trên thì Nga cũng đã “bước thêm một bước hội nhập với Châu Âu”.

Đối với EU, Nga càng có những lợi ích quan trọng trong quan hệ. Về kinh tế, Nga rất cần những nguồn vốn đầu tư và sự trợ giúp từ EU để chuyển đổi, cơ cấu lại nền kinh tế. EU là đối tác kinh tế quan trọng của Nga, chiếm 53,4% tỷ trọng ngoại thương của Nga. EU là nguồn cung cấp 70% đầu tư nước ngoài vào Nga, trong đó Anh, Hà Lan, Đức là những nước có FDI lớn nhất của EU vào Nga [45, tr.119]. Nga đang tìm kiếm hy vọng ở Châu Âu về một số vốn từ 400-600 tỷ Euro để đầu tư cho ngành dầu khí.

Về chính trị, Nga cần hợp tác với EU để cùng giải quyết các vấn đề ở Châu Âu. Hơn nữa, Nga hiện nay đã suy yếu không còn là đối thủ của Mỹ, Nga đang cần liên minh để tạo ra thế cân bằng với Mỹ. Trong khi đó, EU đang mạnh lên và muốn tìm vị thế ngang bằng với Mỹ. Do vậy, nếu đạt được sự đồng thuận, Nga và EU sẽ trở thành những đồng minh thân thiết.

Về quân sự, Nga và EU đều có những mối quan tâm chung về chiến lược quân sự của Mỹ ở Châu Âu. EU cần tạo không khí hòa dịu đối với Nga để giảm thiểu nguy cơ đối đầu về quân sự có thể nguy hại đến an ninh của Châu Âu. Đối với EU, có Nga sẽ không còn lý do gì phụ thuộc vào Mỹ về an ninh chính trị, trong khi về kinh tế nó đã có phần vượt hơn Mỹ. Một Châu Âu thống nhất có Nga lập tức sẽ đẩy ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi Châu Âu và ảnh hưởng của Mỹ sẽ giảm dần. Châu Âu sẽ vươn lên ngang bằng và có thể dần dần vượt Mỹ. Sẽ không có lợi cho Châu Âu nếu đi theo Mỹ và đối đầu với Nga. Khi bị cô lập, Nga có thể trở nên nguy hiểm cho liên minh Châu Âu. EU cần lôi kéo Nga vào sự hợp tác chung để xây dựng một Châu Âu thống nhất trong hòa bình, thịnh vượng.


Về chiến lược, nếu Nga không mau chóng gắn bó với Châu Âu, Nga sẽ bị đẩy ra ngoài khu vực khi EU và NATO tiến sát biên giới nước này. EU tiến sát biên giới Nga sẽ được coi là một Châu Âu thống nhất. Như vậy, Nga không những bị đẩy ra ngoài châu lục mà còn có xu hướng bị đẩy vào một cuộc đối đầu với toàn bộ Châu Âu lẫn Mỹ khi NATO tiến sát biên giới Nga. Điều này vô cùng bất lợi đối với Nga. Sự lựa chọn tốt nhất với Nga là đi theo một Châu Âu thống nhất, hiện đại, giàu có để không bị gạt ra ngoài lề. Nếu mau chóng nhập cuộc, Nga không những không bị đơn độc mà còn chiếm được một vị trí xứng đáng ở Châu Âu.

Ngày nay, khi trật tự hai cực không còn, sự đối đầu Đông Tây ở Châu Âu không còn, EU đã giảm bớt mối lo ngại về quân sự từ Nga so với Liên Xô trước đây. Nhưng không phải EU đã loại bỏ hết mối lo ngại, nghi ngờ đối với Nga. Bằng chứng là sự ủng hộ của EU đối với việc mở rộng NATO đến sát biên giới Nga. EU vẫn cảm nhận những mối đe dọa từ Nga. Nga có số lượng vũ khí hạt nhân lớn, có lực lượng hải quân mạnh, có lực lượng lục quân lớn nhất Châu Âu. Mối lo ngại của EU có thể không hiện thực vì nước Nga đang rất cần sự hợp tác và cần một đồng minh như EU. Ngược lại, mối lo ngại của Nga về việc mở rộng NATO là có thực. Sự ủng hộ của EU đối với Mỹ trong vấn đề mở rộng EU sẽ làm cho mối nghi ngờ lẫn nhau giữa hai bên tăng lên và Mỹ sẽ là nước được lợi khi kiểm soát được hai đối thủ mạnh bằng cách đẩy họ vào thế kiềm chế lẫn nhau.

Tháng 5 năm 2002, đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Nga - EU lần thứ 9 tại Mátxcơva. Trọng tâm của Hội nghị là vấn đề về hợp tác kinh tế thương mại. Hai bên mong muốn xây dựng không gian kinh tế Châu Âu thống nhất. Đối với Nga là vấn đề hội nhập vào Châu Âu còn đối với EU là bảo đảm cung cấp nguồn năng lượng. Hội nghị đã đưa ra Tuyên bố chung Nga - EU và bốn tuyên bố khác.

Tháng 5 năm 2003, hai nước cũng đã ra Tuyên bố chung Nga - EU, bao gồm các mục tiêu:

- Thứ nhất, xây dựng cơ chế vừa hợp tác và đối thoại mới với đối tác chiến lược Nga

- EU trong những năm đầu của thế kỷ XXI, đó là tăng cường vai trò của “Hội đồng hợp tác” thành “Hội đồng đối tác thường trực”.

- Thứ hai, hướng tới một không gian kinh tế chung: tiếp tục đàm phán về vấn đề năng lượng và cải thiện môi trường đầu tư, thỏa thuận vấn đề an toàn hạt nhân, ủng hộ Nga ký Nghị định thư Kyôtô, ủng hộ Nga gia nhập WTO.


- Thứ ba, xây dựng quan hệ Nga - EU: láng giềng và đối tác.


- Thứ tư, hai bên tiếp tục kiểm soát buôn bán ma túy, tội phạm có tổ chức quốc tế, đồng thời xây dựng cơ chế chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế và giải quyết vấn đề Chechnya.

- Thứ năm, đối tác trong quan hệ quốc tế, kiểm soát khủng hoảng và an ninh quốc tế.


Hai bên đã thỏa thuận về bốn không gian chung là: không gian kinh tế, không gian an ninh bên ngoài, không gian về tự do, an ninh và tư pháp; cuối cùng là không gian về khoa học, giáo dục và văn hóa.

Tháng 10 năm 2005, tại Hội nghị thượng đỉnh Nga - EU, hai bên cũng đã ra tuyên bố chung, khẳng định tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xây dựng không gian kinh tế Nga

- EU.


Cho dù đã có những bước tiến đáng kể trong quan hệ Nga - EU, nhưng hai bên vẫn đang tồn tại một số mâu thuẫn. Đó là việc NATO mở rộng sang các nước vùng Ban-tích, là căng thẳng trong việc thực thi Hiệp ước CFE,... Và gần đây, Tổng thống V. Putin đã tuyên bố rút khỏi Hiệp ước này. Tuy vậy, Nga có vị thế địa lý đặc biệt, nằm vắt ngang hai lục địa Âu - Á, nhưng 80% dân số Nga lại là người Châu Âu nên Nga luôn luôn coi mình là nước Châu Âu, tồn tại “mối tình Châu Âu sâu nặng”. Thế nên, rất có thể Nga sẽ hoà nhập hơn nữa với Châu Âu.


2.2.2.3. Chính sách đối ngoại của Nga đối với Mỹ


Đây là một mối quan hệ phức tạp trong đời sống quan hệ quốc tế, trải qua nhiều thăng trầm, biến động, có hợp tác và cạnh tranh. Trong lịch sử, Mỹ từng là đối thủ của Liên Xô. Quan hệ Mỹ - Liên Xô là quan hệ giữa hai cường quốc đứng đầu thế giới, đại diện cho hai hệ thống xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Nhưng giờ đây, quan hệ Mỹ - Nga lại là quan hệ giữa một cường quốc với một quốc gia đang đi tìm vị thế của mình. Khi V.Putin lên nắm chính quyền, cũng đúng là lúc quan hệ Nga - Mỹ rơi vào điểm thấp nhất. Thời kỳ đầu, khi Liên bang Nga ra đời, quan hệ Nga - Mỹ đã từng có giai đoạn “tuần trăng mật”. Nhưng cùng với việc nền kinh tế Nga xấu đi, Mỹ và NATO không ngừng chèn ép Nga, hai nước Nga - Mỹ xuất hiện nhiều bất đồng nghiêm trọng trong nhiều vấn đề lớn như việc NATO mở rộng sang phía Đông, khủng hoảng ở Bốtxnia- Hécxegôvina, sự


kiện Chechnya, khủng hoảng Kôxôvô... Hơn nữa, do Mỹ đẩy nhanh nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quốc gia khiến cho lợi ích quốc gia của Nga đứng trước thách thức,... quan hệ Nga - Mỹ có chiều hướng xấu đi. Thế nhưng, Mỹ lại là quốc gia mạnh nhất thế giới về kinh tế và quân sự, lại có ảnh hưởng chính trị rộng rãi. Nga lại đang muốn khôi phục lại hình ảnh của một cường quốc cho nên quan hệ với Mỹ vừa là nhu cầu vừa là mong muốn của Nga. Trong “Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga”, V.Putin xác định: “Mặc dù tồn tại bất đồng nghiêm trọng, trong nhiều trường hợp tồn tại bất đồng căn bản, quan hệ lẫn nhau của Nga và Mỹ là điều kiện cần thiết để cải thiện tình hình quốc tế và bảo đảm ổn định chiến lược toàn cầu... Chỉ trong trường hợp tích cực đối thoại với Mỹ mới có thể giải quyết được vấn đề hạn chế và cắt giảm vũ khí hạt nhân. Vì lợi ích của đôi bên, cần duy trì tiếp xúc song phương thường xuyên và không ngừng ở tất cả các cấp, chứ không cho phép quan hệ đình trệ”.

Tổng thống V.Putin cho rằng Nga và Mỹ có những tiền đề khách quan để duy trì quan hệ đối tác lâu dài. Đó là cuộc đấu tranh chống khủng bố quốc tế, duy trì ổn định chiến lược và kiểm soát vũ khí. Tuy nhiên, theo ông điều này chưa đủ để thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước mà còn cần mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại. Ông nhấn mạnh sự tin tưởng hoàn toàn của Nga chỉ có được trong điều kiện Mỹ đẩy mạnh hơn nữa đầu tư vào Nga.

Chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây đã qua từ lâu, thế nhưng sẽ còn rất lâu nữa người ta mới thấy được mối quan hệ nồng ấm giữa Nga và Mỹ. Trong xu thế mới hiện nay, cả hai nước vẫn duy trì một mối quan hệ mà ta có thể tạm gọi là “hoà bình nóng, đối đầu xen lẫn hợp tác”. Trước khi xảy ra sự kiện 11- 9, quan hệ Nga - Mỹ đã diễn ra khá căng thẳng, thậm chí người ta còn lo ngại tới một cuộc chiến tranh sắp xảy ra. Nhưng sau đó, họ lại là những đồng minh của nhau trong cuộc chiến chống khủng bố. Tuy là đồng minh, nhưng quan điểm của họ cũng lại trái ngược nhau, tiêu biểu như trong cuộc chiến Mỹ tiến hành ở Iraq. Tổng thống V.Putin là người cực lực lên án và phản đối cuộc chiến này. Và giờ đây, quan hệ của hai “người khổng lồ” này lại một lần nữa làm dư luận thế giới phải quan tâm. Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 43 về chính trị và an ninh ở Mu-nich (Đức), trước sự hiện diện của Thủ tướng Đức A.Merkel, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Gates, một phái đoàn Quốc hội Mỹ và nhiều chính khách, các nhà ngoại giao, quan chức quân sự và chuyên gia về các vấn đề an ninh từ hơn 40 nước, V. Putin cho rằng đang có một sự lạm dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, phớt lờ những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và các


hành động quân sự của Mỹ là đơn phương, không hợp lệ và sẽ chỉ tạo ra bất ổn và nguy hiểm. Ông cáo buộc việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo đã kích động một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới và đe dọa đến các thể chế quốc tế và làm tình hình Trung Đông thêm mất ổn định qua việc xử lý vụng về trong cuộc chiến Mỹ tiến hành.


V.Putin phản đối việc Mỹ đã biến Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) thành một công cụ thô bạo trong việc can thiệp vào lợi ích trong chính sách đối ngoại của các nước này. V.Putin phê phán trật tự thế giới “đơn cực” với “một trung tâm quyền lực duy nhất, một trung tâm hoạch định chính sách, một thế giới của một ông chủ, một quốc gia”.

Trong quan hệ Nga - Mỹ không chỉ có sự “đụng độ” về vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa, sự mở rộng biên giới của NATO sang phía Đông mà còn cả sự tăng cường quan hệ của Nga sang Trung Đông, nơi Mỹ vẫn quyết giành ưu thế ảnh hưởng trong quan hệ với các nước ở khu vực nhiều dầu khí này.

Tháng 5 năm 2002, nguyên thủ hai nước đã có cuộc gặp gỡ và ký kết Tuyên bố chung về quan hệ chiến lược Nga - Mỹ. Sự kiện này đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ hai nước. Hai bên đã vượt qua giai đoạn đối đầu và bước vào giai đoạn hợp tác để tìm kiếm lợi ích cho mỗi bên.

Hiện nay, Nga và Mỹ thừa nhận còn tồn tại nhiều bất đồng nhưng cả hai bên cho rằng hai nước nên hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như chống khủng bố quốc tế, phấn đấu cho hoà bình toàn cầu. Nga và Mỹ vẫn coi nhau là đối tác, nhưng đối với Nga, Mỹ là “đối tác khó khăn nhất”.


2.2.2.4. Chính sách đối ngoại của Nga đối với các nước Châu Á:

Nga có lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới với hơn 17 triệu km2 nhưng có tới 14 triệu km2 (chiếm 3/4 lãnh thổ) nằm ở Châu Á. Đặc biệt, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ và quý giá nhất của Nga lại tập trung chủ yếu ở phần lãnh thổ Châu Á này. Tuy nhiên, do quan điểm về lợi ích địa chính trị và địa kinh tế của Chính phủ Nga nên phần lãnh thổ

Châu Á bao giờ cũng kém phát triển hơn so với phần Châu Âu của nước Nga. GS. TS. M. L.Titarenko đã nhận xét: “Một bộ phận lớn trong giới lãnh đạo chính trị Nga nghiêng về phía muốn nhìn nhận nước ta thiên về chuẩn mực Châu Âu nên bản chất kinh tế, chính trị và văn minh của một nhà nước Á - Âu của Nga chưa được tính tới đầy đủ trong quá trình soạn thảo chính sách phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại” [52, tr. 63]. Nhưng đến thời của V.Putin đã có sự thay đổi căn bản trong cách tiếp cận cũng như nhìn nhận về vai trò của khu vực Châu Á. Tổng thống V.Putin khẳng định: “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Nga với tư cách là cường quốc Á - Âu, đặc biệt là khu vực Sibery và Viễn Đông Nga gắn chặt với việc tích cực liên kết khu vực. Đối với chúng tôi, đó là đường lối tự nhiên và là chiến lược cần thiết” [52, tr. 64]. Nội dung chủ yếu của chiến lược đó là:

- Nga với tư cách là nhà nước Á - Âu, cần phải tham gia vào các quá trình liên kết Châu Á - Thái Bình Dương nhằm vực dậy nền kinh tế của Sibery, Viễn Đông và toàn bộ nền kinh tế Nga nói chung.

- Nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh khu vực và quốc gia, Nga cần phát triển hợp lý các quan hệ chính trị, quân sự và chiến lược với các đối tác trong khu vực trên nguyên tắc “An ninh thông qua đối tác và cùng phát triển”.

- Nga cần làm cho chính sách kinh tế và tài chính của mình thích ứng với sự hợp tác ở nhiều cấp độ cùng một lúc cả với EU và APEC.

Chính sách đối ngoại của Nga ở khu vực này được xây dựng dựa trên nguyên tắc phát triển và củng cố toàn diện các mối quan hệ song phương với các quốc gia trong khu vực kết hợp với việc tham gia tích cực vào các tổ chức chính trị và kinh tế đa phương. Những đối tác quan trọng của Nga ở khu vực này, bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN và Việt Nam.


i. Chính sách đối ngoại của Nga đối với Trung Quốc

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí