Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Số lượng và sản lượng thịt trâu qua các năm 3

Bảng 2.2. Số lượng trâu theo các vùng sinh thái 4

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi dưỡng trâu 7-18 tháng tuổi 48

Bảng 4.1. Khối lượng cơ thể đàn trâu địa phương ở các mốc tuổi (kg) 57

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu sinh sản đàn trâu địa phương trước thí nghiệm 58

Bảng 4.3. Khối lượng cơ thể trâu ở các mốc tuổi (kg) 60

Bảng 4.4. Tăng khối lượng của trâu qua các mốc tuổi (g/ngày) 65

Bảng 4.5. Tỷ lệ tăng về khối lượng của các nghiệm thức thí nghiệm so với nghiệm thức đối chứng (%) 69

Bảng 4.6. Kích thước chiều đo cao vây của trâu ở các mốc tuổi (cm) 71

Bảng 4.7. Kích thước chiều đo vòng ngực của trâu ở các mốc tuổi (cm) 72

Bảng 4.8. Kích thước chiều đo dài thân chéo của trâu ở các mốc tuổi (cm) 74

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng con sinh ra (kg) 75

Bảng 4.10. Hệ số tương quan giữa khối lượng bố và con ở các mốc tuổi 77

Bảng 4.11. Hệ số tương quan giữa khối lượng mẹ và con ở các mốc tuổi 78

Bảng 4.12. Hệ số tương quan giữa khối lượng trâu sơ sinh và các mốc tuổi 80

Bảng 4.13. Khối lượng cơ thể trâu sinh ra qua các mốc tuổi (kg) 82

Bảng 4.14. Tăng khối lượng của trâu qua các giai đoạn tuổi (g/ngày) 85

Bảng 4.15. So sánh khối lượng trâu thế hệ 2 so với thế hệ 1 qua các mốc tuổi 87 Bảng 4.16. So sánh khối lượng trâu thế hệ 1 qua các mốc tuổi của trâu mẹ là cái

sinh sản lứa 2-5 và trâu mẹ là cái tơ (kg) 88

Bảng 4.17. Dự đoán khối lượng trâu thế hệ 2 qua các mốc tuổi nếu sử dụng trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 (kg) 89

Bảng 4.18. So sánh khối lượng trâu thế hệ 1 với khối lượng dự đoán của trâu thế hệ 2 nếu sử dụng trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 (kg) 91

Bảng 4.19. Kích thước chiều đo cao vây của trâu ở các mốc tuổi (cm) 92

Bảng 4.20. Kích thước chiều đo vòng ngực của trâuở các mốc tuổi (cm) 93

Bảng 4.21. Kích thước chiều đo dài thân chéo của trâu ở các mốc tuổi (cm) 94 Bảng 4.22. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của trâu 96

Bảng 4.23. Tăng khối lượng của trâu trong thời gian thí nghiệm 101

Bảng 4.24. Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng của trâu thí nghiệm 105

Bảng 4.25. Mức dinh dưỡng thu nhận thực tế so với tiêu chuẩn của Kearl (1982) 109

Bảng 4.26. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của trâu thí nghiệm 112

Bảng 4.27. Tăng khối lượng của trâu trong thời gian thí nghiệm 115

Bảng 4.28. Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng của trâu thí nghiệm 117

Bảng 4.29. Thành phần thân thịt của trâu thí nghiệm 119

Bảng 4.30. So sánh thành phần thân thịt của trâu đã cải tiến mổ thịt lúc 24 tháng tuổi so với trâu đại trà 122

Bảng 4.31. Chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng 123


DANH MỤC ĐỒ THỊ


Đồ thị 4.1. Khối lượng cơ thể trâu đực ở các môc tuổi (kg) 61

Đồ thị 4.2. Khối lượng cơ thể trâu cái ở các môc tuổi (kg) 61

Đồ thị 4.3. Tăng khối lượng trâu đực qua các giai đoạn tuổi (g/con/ngày) 86

Đồ thị 4.4. Tăng khối lượng trâu cái qua các giai đoạn tuổi (g/con/ngày) 86

Đồ thị 4.5. Tăng khối lượng của trâu qua các giai đoạn tuổi 104

Đồ thị 4.6. Sai khác về giá trị dinh dưỡng lý thuyết và thực tế thu nhận 111

Đồ thị 4.7a; 4.7b và 4.7c. Mối quan hệ giữa giá trị dinh dưỡng lý thuyết và thực tế thu nhận 112

Đồ thị 4.8. Tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh của trâu thí nghiệm 120


CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Con trâu có tầm quan trọng đặc biệt trong nền sản xuất nông nghiệp, là nguồn cung cấp sức kéo chính (cày bừa và vận chuyển ở nông thôn), cung cấp lượng lớn phân hữu cơ cho trồng trọt và đóng góp một phần không nhỏ thịt cho nhu cầu của con người. Ngoài ra sản phẩm phụ như da, sừng, lông trâu còn được sử dụng để chế biến một số đồ dùng gia dụng và hàng mỹ nghệ... Thịt trâu ngày càng được đánh giá cao trên thị trường và được nhiều người ưa chuộng, kể cả ở một số nước châu Âu và châu Mỹ vì nhiều nạc, ít mỡ, ít cholesterol. Do vậy, phát triển chăn nuôi trâu ở nước ta trong những năm tới là rất cần thiết.

Về công tác giống, do nước ta chưa có chương trình giống trâu, những năm qua công tác giống trâu chưa được chú ý, đàn trâu không được chọn lọc dẫn đến khả năng sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của trâu thấp, không có tiến bộ di truyền. Trên thực tế ở một số địa phương, trâu đang bị chọn lọc ngược vì ở nhiều vùng trâu đực to bị bán đi mổ thịt, trâu đực nhỏ được giữ lại và sử dụng cho cày kéo là chính chứ không phải làm giống. Nhiều địa phương đàn trâu có xu hướng giảm sút tầm vóc.

Những nghiên cứu xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của trâu còn ít, chế độ dinh dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của trâu, vì vậy tiềm năng sinh học của trâu chưa được phát huy đầy đủ. Theo Vũ Duy Giảng và cs. (1999) tỷ lệ thịt xẻ trâu loại thải là 39% thịt tinh là 28,6%. Tuy vậy, trâu có khả năng tăng khối lượng cao, tỷ lệ thịt xẻ cũng khá (43-45%), chất lượng không thua kém gì thịt bò. Nếu được nuôi dưỡng tốt và áp dụng kỹ thuật vỗ béo thích hợp thì năng suất và chất lượng thịt trâu được nâng cao rõ rệt.


Như vậy, muốn nâng cao khả năng cho thịt của trâu, trước hết phải hướng tới nâng cao tầm vóc, tăng tốc độ sinh trưởng, rút ngắn thời gian nuôi, tăng năng suất và chất lượng thông qua các tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh và phẩm chất thịt.

Xuất phát từ thực tế để nâng cao khả năng sinh trưởng, phát triển và sản xuất thịt của trâu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu”.

1.2. Mục tiêu của đề tài:

Xác định ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và sinh trưởng của đời con thế hệ 1 và thế hệ 2.

Xác định ảnh hưởng của mức dinh dưỡng cao đến khả năng tăng khối lượng và sản xuất thịt của trâu.

1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài


Đã xác định được ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con, hệ số tương quan giữa khối lượng trâu bố với nghé sinh ra cao hơn hệ số tương quan giữa khối lượng trâu mẹ với nghé sinh ra.

Nuôi trâu thâm canh bằng mức dinh dưỡng cao đã đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của gia súc để phát huy tiềm năng của giống dẫn đến tăng khả năng sản xuất của chúng.

1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Các kết qủa của đề tài luận án có giá trị như tài liệu khoa học để tham khảo cho giảng viên và sinh viên thuộc các ngành học liên quan và cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm cơ sở để khuyến cáo với người chăn nuôi trong việc tuyển chọn trâu bố mẹ để phối giống và áp dụng mức dinh dưỡng phù hợp để nâng cao năng suất sinh trưởng và cho thịt của trâu.


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. Tình hình chăn nuôi trâu Việt Nam

2.1.1. Số lượng và phân bố đàn trâu theo vùng sinh thái

Trong hơn 10 năm qua, mặc dù có nhiều thay đổi về kinh tế, văn hóa và xã hội, nhưng số lượng trâu nước ta vẫn ổn định ở mức 2,8-2,9 triệu con (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Số lượng và sản lượng thịt trâu qua các năm



Năm Số lượng trâu

Tăng/giảm so với

Sản lượng thịt

Tăng/giảm so với


(nghìn con)

năm trước (%)

(tấn)

năm trước (%)

2000

2.897,20

-2,00

48.415

4,20

2001

2.807,90

-3,10

51.380

6,12

2002

2.814,50

0,20

51.811

0,83

2003

2.834,90

0,70

53.061

2,41

2004

2.869,80

1,20

57.458

8,28

2005

2.922,20

1,80

59.800

4,07

2006

2.921,10

0,00

64.317

7,55

2007

2.996,40

2,60

67.507

4,96

2008

2.897,70

-3,30

71.543

5,98

2009

2.886,60

-0,38

74.960

4,78

2010

2.913,39

1,01

84.214

11,20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định - 2


(Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2010)

Theo số liệu thống kê, đàn trâu cả nước năm 2008 giảm 3,3% so với năm 2007 (từ 2,99 triệu con xuống 2,89 triệu con), năm 2009 tổng đàn trâu có gần 2,89 triệu con tiếp tục giảm 0,38% so với 2008 và năm 2010, tổng đàn trâu có gần 2,91 triệu con tăng 1,0% so với 2009 và tổng sản lượng thịt trâu năm 2010 là 84,21 nghìn tấn, tăng 11,2% so với 2009 (Cục chăn nuôi, 2010).


Bảng 2.2. Số lượng trâu theo các vùng sinh thái


Đơn vị tính: nghìn con


Vùng TD và

Bắc TB và Tây

Đông



MNPB ĐBSH DHMT Nguyên Nam Bộ ĐBSCL

Cả nước

Năm








2000

1626,40

213,70

823,50

68,40

101,50

63,70

2897,20

2001

1644,87

136,94

813,23

55,52

125,19

50,73

2807,90

2002

1612,70

171,20

819,30

62,10

112,00

37,30

2814,50

2003

1623,50

165,00

838,80

65,80

106,00

35,80

2834,90

2004

1589,10

216,40

867,00

68,80

92,10

36,40

2869,80

2005

1616,30

209,10

894,60

71,90

91,50

38,80

2922,20

2006

1639,40

184,10

906,80

79,00

73,00

38,80

2921,10

2007

1697,20

176,90

931,90

84,70

67,60

38,10

2996,40

2008

1624,40

171,60

908,90

88,60

61,10

43,10

2897,70

2009

1690,17

106,75

880,70

89,76

75,87

43,34

2886,60

2010

1654,20

168,72

889,81

94,21

62,09

44,37

2913,39

Tỷ lệ % 56,77

5,79

30,54

3,23

2,13

1,52

100

2010


(Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2010)


Trâu Việt Nam phân bố không đều trên tất cả các địa phương, tập trung chủ

yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và chiếm trên 50%, tiếp đến là các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung. Số lượng trâu tập trung ở khu vực Bắc Trung Bộ, Đông Bắc và Tây Bắc, nhiều nhất ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Sơn La....

Trâu Việt Nam có khối lượng trưởng thành thấp: trâu đực 400-450 kg/con trâu cái 330-350 kg/con và tỷ lệ thịt xẻ 43-45%. Do chăn nuôi trâu không được đầu tư đúng mức và công tác giống hầu như chưa được thực hiện nên tầm vóc có xu hướng giảm: Số liệu điều tra từ năm 1985 đến năm 2000 cho thấy tầm vóc của trâu đực đã giảm 11,3%: từ 476 kg/con xuống còn 422,3 kg/con và trâu cái giảm 14,6%: từ 406 kg/con xuống còn 346,5 kg/con. Đây là vấn đề rất đáng báo động về tình trạng suy thoái giống trâu Việt Nam (Đỗ Kim Tuyên và Hoàng Kim Giao, 2009).


Trong những năm gần đây, số lượng trâu tương đối ổn định nhưng sản lượng thịt trâu có xu hướng tăng, năm 2001 đạt 51,3 nghìn tấn, năm 2009 đạt 74,96 nghìn tấn, tốc độ tăng trung bình là 4,59%/năm, trong đó: Bắc Trung Bộ là 11,05%/năm, Đồng bằng sông Hồng là 10,66%/năm, Duyên hải miền Trung là 9,48%/năm, Tây Bắc là 9,02%/năm, Đông Bắc là 2,61%/năm và Tây Nguyên là 0,38%/năm. Trong lúc đó, Đồng bằng sông Cửu Long giảm 12,15%/năm (Đỗ Kim Tuyên và Hoàng Kim Giao, 2009).

2.1.2. Phương thức chăn nuôi trâu

Chăn nuôi trâu hiện nay vẫn theo phương thức truyền thống, quảng canh, tận dụng nuôi trâu để lấy sức kéo và phân bón. Chăn nuôi trâu của nước ta chủ yếu theo các quy mô sau:

Chăn nuôi nông hộ, phân tán các vùng đồng bằng chiếm 90%. Sử dụng thức ăn tận dụng ( cỏ tự nhiên trên bờ đê, bờ ruộng, rơm rạ và một số vùng có sử dụng thức ăn ủ xanh, ủ urê...) và lao động phụ trong gia đình.

Chăn nuôi trang trại với quy mô trên 10 trâu sinh sản ở một số tỉnh miền núi phía bắc (Hà Giang, Tuyên Quang); Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Thanh Hóa) và phía Nam (Bình Phước).

Trâu chủ yếu được chăn thả trên đồng bãi hàng ngày dưới sự chăn dắt trực tiếp của chủ trâu, khi về nhà trâu được ăn rơm là chủ yếu. Trước đây ngoài rơm và cỏ, nông dân không cho trâu ăn thức ăn nào khác, gần đây họ đã bổ sung thêm các loại thức ăn như cám, bột sắn, bột ngô và điều này đã làm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế. Như vậy có thể thấy người nông dân bước đầu đã có ý thức đầu tư cho trâu, song hiệu quả chưa cao vì vậy đàn trâu tăng chậm, nguyên nhân chính là do tập quán chăn nuôi và năng suất sinh sản của đàn trâu còn thấp.

2.1.3. Tình hình thị trường và nhu cầu tiêu thụ thịt trâu

Thịt trâu hay còn gọi là thịt đỏ ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá đúng vị trí của nó trên thị trường vì thịt trâu nhiều nạc, ít mỡ

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí