Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai - Thực tiễn tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và một số kiến nghị - 11


KẾT LUẬN


Trước tình hình tranh chấp đất đai đang diễn biến phức tạp gây nên những tác động xấu đến nhiều lĩnh vực trong xã hội như hiện nay thì việc nghiên cứu một cách có hệ thống về pháp luật giải quyết tranh đất đai là rất cần thiết. Luận văn đã phân tích về khái niệm, nguyên nhân tranh chấp đất đai để có cách hiểu và phân biệt thế nào là tranh chấp đất đai. Việc nhận dạng về tranh chấp đất đai là chìa khóa then chốt trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, có phân biệt được thì mới xác định được thẩm quyền giải quyết, điều luật áp dụng. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả giới hạn trong việc tìm hiểu, phân tích về giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân tại các cơ quan ở cấp huyện. Từ đó, phân loại các dạng, các đặc điểm của tranh chấp đất đai và các nguyên tắc là nền tảng xuyên suốt trong giải quyết tranh chấp đất đai. Phân tích các quy định của pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai theo các hình thức giải quyết tranh chấp: Hòa giải (Tự hòa giải, hòa giải tại cơ sở, hòa giải tại UBND cấp xã), giải quyết theo thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện và giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự tại TAND cấp huyện.

Trên cơ sở phân tích tình hình giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương là một huyện mới được thành lập tại tỉnh Bình Dương cho thấy những kết quả tích cực đã đạt được trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, đặc biệt là vấn đề quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai còn nhiều tồn tại nhiều sai sót. Muốn giải quyết tranh chấp đất đai một cách triệt để thì hơn hết cần tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp để từ đó có giải pháp giải quyết phù hợp. Một trong những nguyên nhân chính và cũng là nguyên nhân mang tính chất điển hình phát sinh tranh chấp đất đai tại huyện Bắc Tân Uyên xuất phát từ hậu quả do lịch sử để lại khi cấp GCNQSDĐ đại trà năm 1999 – 2000 không tiến hành đo đạc thực tế mà chỉ đo bằng không ảnh nên số liệu sai sót, nhiều trường hợp cấp sai vị trí, sai diện tích, người đang quản lý, sử dụng đất nhưng lại cấp GCNQSDĐ cho người khác nên khi đất đai trở nên có giá thì phát sinh tranh chấp về ranh đất, tranh chấp


về ai là người có quyền sử dụng đất gia tăng theo từng năm, năm sau số lượng tranh chấp luôn cao hơn năm trước. Từ những hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh khi tranh chấp xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian giải quyết tranh chấp. Bên cạnh những thiếu sót trong công tác quản lý thì yếu tố con người của những người được giao nhiệm vụ giải quyết tranh chấp cũng còn nhiều hạn chế, nhất là đội ngũ cán bộ tham gia hòa giải tranh chấp tại cấp xã.

Từ những phân tích, dẫn chứng, đánh giá về tình hình giải quyết tranh chấp đất đai qua thực tiễn huyện Bắc Tân Uyên và những bất cập, thiếu sót trong quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai đã làm nền tảng để tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân. Trước hết, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, song song với đó là các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai. Chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ, trau đồi về cả chuyên môn nghiệp vụ lẫn phẩm chất đạo đức, tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chính trị chung. Đặc biệt là cần tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức pháp luật về đất đai cho người dân để họ hiểu và có cách xử sự phù hợp khi tham gia vào quan hệ đất đai. Tuy nhiên, Luận văn chỉ đưa ra được một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trên cơ sở kết quả công tác thực tiễn và quá trình nghiên cứu của bản thân với mục đích chung bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Văn bản pháp luật


1. Hiến pháp năm 1980;


2. Hiến pháp năm 2013;


3. BLTTDS năm 2015;


4. BLDS năm 2015;


5. Luật Đất đai năm 1987;


6. Luật Đất đai năm 1993;


7. Luật Đất đai năm 2003;


8. Luật Đất đai năm 2013;


9. Luật hòa giải cơ sở năm 2013;


10. Quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước.

11. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

12. Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 06/01/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;

13. Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS;

14. Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192


BLTTDS số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án;

15. Bộ thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 1801/QĐ-UBND ngày 02/7/2018 của UBND tỉnh Bình Dương về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyện và Môi trường, UBND cấp huyện và UBND cấp xã.

II. Tài liệu tham khảo


16. Mai Thị Tú Oanh, 2013. Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án ở nước ta. Luận văn Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam.

17. Huỳnh Văn Vui, 2017. Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai qua thực tiễn tại Cà Mau. Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Nguyễn Thị Hải Thanh, 2016. Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án từ thực tiễn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

19. Hoàng Liên Sơn, 2015. Hoạt động áp dụng pháp luật của TAND trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2016. Giáo trình Luật đất đai. Nhà xuất bản Hồng Đức, tr.376.

21. Trường Đại học Luật Hà Nội, 1999. Từ điển giải thích thuật ngữ luật học. Nxb. Công an nhân dân, tr.74.

22. Trường Đại học Luật Hà Nội, 1999. Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Phần Luật Đất đai, Lao động, Tư pháp quốc tế). Nxb Công an nhân dân.


23. Viện Nghiên cứu chính sách, Pháp luật và Phát triển Việt Nam, 2013. Hòa giải tranh chấp đất đai tại Việt Nam, phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và khuyến nghị cho cải cách, tr.22.

24. Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, Từ điển Luật học, tr.287.


25. Th.s Lưu Quốc Thái, 2006. Bàn về khái niệm “Tranh chấp đất đai” trong Luật đất đai năm 2003. Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2.

26. Lê Thị Bích Chi, 2017. Khái niệm tranh chấp đất đai trong Luật đất đai năm 2013. Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt, tập 7, số 4.

27. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2016 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 của UBND huyện Bắc Tân Uyên.

28. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2017 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 của UBND huyện Bắc Tân Uyên.

29. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2018 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 của UBND huyện Bắc Tân Uyên.

30. Báo cáo tình hình tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2019 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Tân Uyên.

31. Công văn số 2154/UBND-KTTH ngày 14/8/2019 về cung cấp số liệu hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương của UBND huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

32. Công văn số 5403/STNMT-TTr ngày 06/11/2019 về việc cung cấp số liệu hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương.

33. Đình Việt, 2019. Từ vụ thảm sát ở Đan Phượng, nghĩa đến nguồn cơn của mâu thuẫn.<https://danviet.vn/tu-vu-tham-an-o-dan-phuong-nghi-ve-nguon-con-cua-mau-thuan-77771010768.htm>, đăng ngày 02/9/2019 [truy cập ngày 01/3/2020].


34. Tin nhanh Việt Nam (Vnexpress) – Trung Sơn, Hà An, https://vnexpress.net/ong-nguyen-thien-nhan-sai-pham-o-thu-thiem-la-bai-hoc-sau-sac-4039602.html, đăng tải ngày 09/01/2020 [truy cập ngày 04/3/2020].

35.Minh Tuấn, 2019. Vướng mắc, bất cập, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự. Tạp chí Tòa án nhân dân.<https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/vuong-mac-bat-cap-kien- nghi-hoan-thien-phap-luat-ve-tham-quyen-giai-quyet-tranh-chap-dat-dai>, đăng tải ngày 08/11/2019 [truy cập ngày 12/4/2020].

36. Dương Tấn Thanh và Trần Kim Yến, 2019. Pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã và một số kiến nghị. Tạp chí Tòa án nhân dân.<https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/phap-luat-ve-hoa-giai-tranh-chap-dat-dai-tai-uy-ban-nhan-dan-cap-xa-va-mot-so-kien-nghi>, đăng tải ngày 01/11/2019, [truy cập ngày 17/4/2020].

37. Tưởng Duy Lượng, 2020. Những khó khăn, vướng mắc trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất và một số kiến nghị. Tạp chí Tòa án nhân dân. <https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/tranh-chap-quyen-su-dung-dat-thua-ke-quyen-su-dung-dat-mot-loai-tranh-chap-phuc-tap-vi-sao>, đăng tải ngày 05/02/2020, [truy cập ngày 25/3/2020].

38. Thế Phong, 2020. Bình Dương: “Chóng mặt” vì Tòa liên tiếp chuyển đơn khởi kiện. <https://dantri.com.vn/ban-doc/binh-duong-chong-mat-vi-toa-lien-tiep-chuyen-don-khoi-kien-20200515074303623.htm>, đăng ngày 18/5/2020, [truy cập ngày 23/5/2020].


PHỤ LỤC


STT

TÊN PHỤ LỤC

01

Công văn số 2154/UBND-KTTH ngày 14/8/2019 về cung cấp số liệu hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương của UBND huyện Bắc Tân Uyên,

tỉnh Bình Dương

02

Công văn số 5403/STNMT-TTr ngày 06/11/2019 về việc cung cấp số

liệu hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương.

03

Bảng thống kê số liệu tranh chấp đất đai tại TAND huyện Bắc Tân Uyên (Từ ngày 01/10/2015 đến 30/11/2019). Nguồn: Sổ thụ lý, giải quyết vụ

án dân sự, hôn nhân gia đình tại TAND huyện Bắc Tân Uyên

04

Quyết định giám đốc thẩm số 20/2017/DS-GĐT ngày 28/11/2017 của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

05

Mảnh trích lục địa chính có đo đạc ngày 29/12/2015 vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Nguyễn Thiện Dân và bà Trần Thị Tuyết

Nhung của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bắc Tân Uyên

06

Biên bản hòa giải thành vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà

Nguyễn Thị Hai và bà Huỳnh Thị My

07

Báo cáo số 1031/BC-PTN&MT ngày 22/8/2019 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Tân Uyên về kết quả thẩm tra, xác minh đơn tranh chấp quyền sử dụng đất của bà Nguyễn Thị Chín; địa chỉ: Tổ 4, ấp 1, xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai - Thực tiễn tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và một số kiến nghị - 11

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 03/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí