Ba là, tổ chức hành nghề công chứng: Đối với TCHNCC, việc áp dụng biện pháp thu phí theo hợp đồng tín dụng trong trường hợp hợp đồng thế chấp không thể hiện số tiền vay, giá trị khoản vay nhận được nhiều sự đồng tình từ TCTD và chủ thể thế chấp. Có thể thấy việc đưa ra biện pháp trên nhằm bảo vệ quyền lợi của TCTD và chủ thể thế chấp. Tuy nhiên, biện pháp này mang lại điểm “bất lợi” cho TCHNCC như: Không bảo đảm thu đủ phí công chứng theo quy định pháp luật tại Thông tư 257/2016/TT-BTC; TCTD lợi dụng biện pháp này để giảm bớt thủ tục công chứng hợp đồng sửa đổi, bổ sung và “trốn phí” công chứng; Gặp phải sự không đồng tình từ chủ thể thế chấp trong trường hợp “cá biệt” nghĩa vụ bảo đảm chỉ đảm bảo cho một phần giá trị khoản vay của hợp đồng tín dụng, cụ thể:
Việc thu phí công chứng dựa trên số tiền vay trong hợp đồng tín dụng đối với hợp đồng thế chấp không ghi giá trị khoản vay là không phù hợp quy định pháp luật. Vì theo Thông tư 257/2016/TT-BTC, đối với hợp đồng thế chấp không thể hiện giá trị khoản vay thì mức thu phí được tính trên giá trị định giá tài sản thế chấp. Cho nên, dù trong bất kỳ trường hợp nào kể cả nghĩa vụ bảo đảm đảm bảo cho toàn bộ giá trị khoản vay hay chỉ đảm bảo cho một phần giá trị khoản vay trong hợp đồng tín dụng thì việc thu phí công chứng theo giá trị khoản vay của hợp đồng tín dụng đều vi phạm quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC. Tuy nhiên, địa phương và các TCHNCC áp dụng biện pháp này khẳng định không vi phạm điểm a.a6 khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, vì cho rằng quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC sử dụng cụm từ “giá trị khoản vay”, cho nên “giá trị khoản vay” trong trường hợp này có thể hiểu là số tiền vay hoặc hợp đồng tín dụng có thể hiện số tiền vay. Như vậy, trong hợp đồng thế chấp không thể hiện số tiền vay nhưng có điều khoản dẫn chiếu hợp đồng tín dụng đã được ký kết, trong đó thể hiện số tiền vay thì vẫn có thể thu phí công chứng dựa vào giá trị khoản vay của hợp đồng tín dụng.
Đối với trường hợp biện pháp này bị TCTD lợi dụng và trường hợp “cá biệt” nhiều tài sản bảo đảm cho một nghĩa vụ đã được trình bày tại phần “Tổ chức
tín dụng” và phần “Chủ thể thế chấp” (tiểu mục 1 và tiểu mục 2, nhóm tiểu mục 1, mục 2, Chương 2), nên tác giả xin không phân tích lại.
Như vậy, biện pháp nêu trên được đưa ra nhằm bắt buộc các TCTD phải sử dụng đúng quy định pháp luật trong hoạt động cho vay và hoạt động nhận tài sản bảo đảm cho khoản vay. Tuy nhiên, các TCTD lại lợi dụng biện pháp này để đạt được lợi ích riêng, bên cạnh đó biện pháp này không dự trù được trường hợp “cá biệt” trong hoạt động đảm bảo, hoạt động cho vay. Vì thế, dễ dẫn đến tình trạng gây ảnh hưởng đến lợi ích, quyền lợi của các bên tham gia công chứng hợp đồng thế chấp.
Tóm lại, những bất cập từ quy định pháp luật và từ biện pháp, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đều xuất phát từ giá trị nội dung quy định pháp luật không “tiên đoán” được tất cả trường hợp có thể xảy ra trong thực tiễn. Đồng thời, điểm không nhất quán giữa quy định pháp luật và các biện pháp, quy tắc chung, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ tạo ra sự lúng túng trong quá trình áp dụng, mỗi chủ thể áp dụng theo một chiều hướng khác nhau. Cho nên, kiến nghị dưới đây, tác giả sẽ “lồng ghép” quy định pháp luật và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, biện pháp cũng như quy tắc chung vào với nhau.
CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG THẾ CHẤP ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN
Có thể bạn quan tâm!
- Nghĩa Vụ Chứng Minh Tài Sản Thế Chấp Không Có Tranh Chấp
- Thu Phí Công Chứng Theo Quy Định Của Thông Tư 257/2016/tt-
- Văn Bản Hướng Dẫn, Chỉ Đạo Nghiệp Vụ Thu Phí Công Chứng Theo Giá Trị Khoản Vay Của Hợp Đồng Tín Dụng
- Kiến Nghị Sửa Đổi Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
- Kiến Nghị Thống Nhất Nội Dung Văn Bản Chỉ Đạo Nghiệp Vụ Công
- Pháp luật về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất – Thực tế tại tỉnh Bình Dương - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
LIỀN VỚI ĐẤT
3.1. Quan điểm định hướng về hoàn thiện pháp luật công chứng thế chấp
Trước khi đưa ra kiến nghị, cùng lập luận nhằm hoàn thiện pháp luật công chứng thế chấp đối với hợp đồng thế chấp QSDĐ và TSGLVĐ về việc nghĩa vụ chứng minh tài sản không có tranh chấp và thu phí công chứng như đã trình bày tại Chương 2 của Luận văn này, tác giả xin trình bày quan điểm của mình về trường phái công chứng và trách nhiệm của Công chứng viên để người đọc có thể hiểu rõ kiến nghị, lập luận tác giả đưa ra dựa vào căn cứ nào trong hoạt động công chứng.
Thứ nhất, quan điểm của tác giả về trường phái công chứng.
Trên thế giới hiện có ba trường phái công chứng: Trường phái công chứng nội dung (hệ thống công chứng La tinh) tương ứng với hệ thế pháp luật dân sự Civil Law; Trường phái công chứng hình thức (hệ thống công chứng Ănglo Saxon) tương ứng với hệ thống pháp luật Ănglo Saxon và trường phái công chứng tập thể (hệ thống công chứng Collectiviste) tương ứng với hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa13. Các trường phái công chứng nêu trên đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt.
Cả hai trường phái công chứng nội dung (điển hình là nước Cộng hòa Pháp) và trường phái công chứng hình thức (điển hình là nước Vương Quốc Anh, Đan Mạch) chỉ cho thấy sự khác biệt về cách thức tổ chức, hoạt động, trình tự - thủ tục công chứng, song quan niệm về công chứng ở hai hệ thống này về mặt cơ bản là
13 Hoàng thị Chung - Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính khối Nội chính, https://moj.gov.vn/tctccl/tintuc/Pages/kinh-nghiem-quoc-te.aspx?ItemID=8, truy cập ngày 23/4/2020.
tương đồng nhau. Cả hai trường phái công chứng đều xem công chứng là nghề nghiệp mang tính tự do, Công chứng viên hoạt động độc lập, được nhà nước bổ nhiệm hoặc công nhận theo các điều kiện, tiêu chuẩn do luật định và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trong quá trình công chứng. Điểm khác biệt rõ nét nhất giữa trường phái công chứng nội dung và trường phái công chứng hình thức là đặc điểm phòng ngừa các tranh chấp trong hợp đồng, giao dịch. Trong trường phái công chứng nội dung thì các hợp đồng, giao dịch hợp pháp mới được Công chứng viên chứng nhận, Công chứng viên có nghĩa vụ chứng nhận tính hợp pháp, xác thực nội dung của hợp đồng, giao dịch, những hợp đồng, giao dịch bất hợp pháp thì bị từ chối công chứng. Đối với, trường phái công chứng hình thức, cái tên đã thể hiện đúng bản chất của trường phái này, trường phái công chứng hình thức chỉ chứng nhận hành vi pháp lý của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, mà không chứng nhận nội dung và tính hợp pháp của hành vi đó.
Cuối cùng là trường phái công chứng tập thể tương ứng hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (sau đây xin được viết tắt là trường phái công chứng xã hội chủ nghĩa), điển hình là nước Việt Nam. Công chứng theo trường phái công chứng xã hội chủ nghĩa không được coi là một nghề do Công chứng viên là công chức nhà nước, kiêm nhiệm cả việc chứng thực, không có chứng chỉ hành nghề, việc công chứng có thể được thực hiện bởi chủ thể khác không phải Công chứng viên và Công chứng viên chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính về những sai phạm của mình.
Như tại Việt Nam, từ trước năm 1991, công chứng chỉ được xem như là một công cụ giúp Nhà nước quản lý hoạt động của xã hội, xác nhận các văn bản, sự kiện có ý nghĩa pháp lý, như một hình thức “đồng ý” hợp pháp hóa cho văn bản, sự kiện đó. Đến năm 1991 và cho đến hiện nay, giá trị thực sự của công chứng mới được công nhận, tại Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/02/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ghi nhận việc công chứng góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và các hợp đồng, giấy tờ đã được công chứng có giá trị chứng cứ. Bên cạnh đó, tại khoản 2.1, khoản 2.2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 quy định: “Điều 2. Công chứng,
chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản; 2.1. Hợp đồng, văn bản về bất động sản mà bên có bất động sản là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì công chứng tại Phòng Công chứng; 2.2. Hợp đồng, văn bản về bất động sản mà bên có bất động sản là hộ gia đình, cá nhân thì hộ gia đình, cá nhân đó được lựa chọn hình thức công chứng tại Phòng Công chứng hoặc chứng thực tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản; 2.3. Hợp đồng, văn bản về bất động sản trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao thì xác nhận tại Ban quản lý Khu công nghiệp, Ban quản lý Khu Kinh tế, Ban quản lý Khu công nghệ cao (sau đây gọi là Ban quản lý)”. Có thể thấy trong giai đoạn trước ngày 01/7/200714, chức năng chứng nhận hợp đồng, giao dịch vẫn được thực hiện đồng thời giữa UBND cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao và TCHNCC, tuy nhiên UBND cấp xã chỉ chứng thực hợp đồng, giao dịch, còn nội dung, sự tự nguyện là do các bên tham gia giao dịch tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong khi đó, Công chứng viên tại các TCHNCC không phải chịu trách nhiệm dân sự trước khách hàng, chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính trước nhà nước về những sai phạm trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, hiện nay mô hình công chứng của Việt Nam đã có sự thay đổi kể từ khi bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, theo hướng phù hợp với mô hình công chứng nội dung và đang trong quá trình từng bước tiến hành cổ phần hóa công chứng nhà nước sang công chứng tư nhân, đúng theo mục tiêu của Đảng đã đề ra là kinh tế tư nhân làm chủ đạo.
Khi Quốc hội thông qua Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì công chứng được xác định là việc “Công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”15. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 2 LCC
14 Ngày có hiệu lực thi hành LCC năm 2006
15 Điều 2 LCC năm 2006
năm 2014, có hiệu lực ngày 01/01/2015, tiếp tục ghi nhận “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Theo khái niệm này, cho thấy trường phái công chứng ở Việt Nam đã có những chuyển biến cho phù hợp với các trường phái công chứng trên thế giới, đặc biệt là trường phái công chứng nội dung. Theo quy định LCC năm 2014, Công chứng viên phải chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của hợp đồng, giao dịch, bản dịch và chịu trách nhiệm về hoạt động công chứng trước pháp luật và người yêu cầu công chứng.
Đối với trường phái công chứng hình thức, hiện nay chỉ còn thể hiện mờ nhạt qua một số chức năng, nhiệm vụ chưa được chuyển giao cho TCHNCC do điều kiện của từng địa phương hoặc một số giao dịch cá biệt như: Tại địa bàn tỉnh Bình Dương, “UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 41/2015/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 17/2013/QĐ-UBND ngày 20/6/2013 về chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch cho tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương….Theo đó, các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại các xã, thị trấn chưa được chuyển giao sang tổ chức hành nghề công chứng thực hiện (bao gồm 13 xã: Hiếu Liêm, Đất Cuốc, Tân Định, Lạc An và Tân Thành của huyện Bắc Tân Uyên; An Long, An Thái và An Linh của huyện Phú Giáo; Minh Hòa, Minh Tân, Minh Thạnh, Long Tân và Long Hòa của huyện Dầu Tiếng)”16. Hoặc việc chứng thực giấy mua bán, cho tặng xe theo Thông tư số 15/2014/TT-
16 Hà Chi – Phòng Bổ trợ Tư pháp, https://stp.binhduong.gov.vn/bo-tro-tu- phap/Lists/CongChung/DispForm.aspx?ID=83&ContentTypeId=0x01006B434E144EA34B09B66CBCE45A AE3E9100B4E23BBF62D692429186908A5C8AD17F, đăng tải ngày 23/10/2015 [truy cập ngày 23/4/2020].
BCA ngày 04/4/2014 quy định về đăng ký xe17. Theo đó, tại điểm g khoản 1 Điều 10 quy định: “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực”. Đồng thời, theo Công văn 3956/BTP-HTQTCT ngày 18/9/2014 của Bộ Tư pháp về chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe cá nhân và xe chuyên dùng hướng dẫn “Sở Tư pháp cần quán triệt Ủy ban nhân dân cấp xã về việc trước khi thực hiện chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe, Ủy ban nhân dân cấp xã cần giải thích rõ cho người dân về tính chất khác nhau, trách nhiệm khác nhau giữa việc công chứng và chứng thực, để người dân lựa chọn, bảo đảm an toàn cho giao dịch của mình. Theo đó, nếu người dân lựa chọn chứng nhận việc bán, cho, tặng xe cá nhân (theo Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014) tại các tổ chức hành nghề công chứng thì mức độ an toàn pháp lý được bảo đảm cao hơn, vì công chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mua bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về công chứng. Còn nếu người dân lựa chọn việc chứng thực chữ ký trên các giấy tờ mua bán, cho, tặng xe tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân chỉ chịu trách nhiệm về việc chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe là chữ ký của người yêu cầu chứng thực; người dân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của giao dịch mua bán, cho, tặng xe cá nhân”. Như vậy, việc chứng thực tại UBND cấp xã mang đặc điểm của trường phái công chứng hình thức, chỉ chứng nhận hành vi pháp lý mà không chứng nhận, xác thực nội dung của hợp đồng, giao dịch.
Do đó, tác giả nhận thấy, trường phái công chứng tại Việt Nam trước năm 1991 thực hiện theo trường phái công chứng xã hội chủ nghĩa thuần túy. Đến năm 1991, khi Nghị định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng được ban hành, giá trị
17 Xem thêm điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010, đã hết hiệu lực ngày 01/8/2019 về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ quy định “Giấy bán, cho, tặng theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này (bản chính hoặc bản sao có chứng thực)”.
phòng ngừa của việc công chứng được khẳng định và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Có thể thấy, Việt Nam vẫn thực hiện theo trường phái công chứng xã hội chủ nghĩa nhưng có sự điều chỉnh, thay đổi theo đặc điểm của trường phái công chứng nội dung, do chức năng “phòng ngừa rủi ro” của trường phái phái công chứng nội dung phù hợp với nền kinh tế thị trường, nhưng Việt Nam cũng không thể chuyển hướng hoàn toàn sang trường phái công chứng nội dung do đặc điểm kinh tế phát triển không đồng đều, cũng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tham gia hợp đồng, giao dịch.
Thứ hai, về trách nhiệm của Công chứng viên khi thực hiện việc công chứng hợp đồng, giao dịch.
Công chứng viên có nghĩa vụ hướng dẫn một cách công minh, khách quan cho các bên giao kết hợp đồng, lưu ý họ về phạm vi, hệ quả và rủi ro mà hợp đồng có thể ghi nhận hoặc khoanh vùng để bảo vệ lợi ích của tất cả các bên trong hợp đồng, dù đó là bên bán hay bên mua, bên thế chấp hay bên nhận thế chấp. Đây không phải là hoạt động tư vấn như ngành nghề Luật sư, mà công chứng là dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng (cá nhân, tổ chức), trong đó Công chứng viên phải có nghĩa vụ hướng dẫn, giải thích quyền, nghĩa vụ cho các bên tham gia giao kết hợp đồng thực hiện được yêu cầu công chứng. Với nghĩa vụ này, Công chứng viên không chỉ làm nhiệm vụ cùng ký vào hợp đồng, xác nhận ý chí của các bên trong hợp đồng, mà còn có nhiệm vụ giúp đỡ các bên thể hiện ý chí đó trong hợp đồng, lựa chọn các thể thức ký kết hợp đồng phù hợp tuỳ thuộc vào mục đích của hợp đồng, luật áp dụng, hệ quả pháp lý, thuế, phí công chứng mà hợp đồng đặt ra (ở những nước phát triển, những hệ quả về thuế, phí rất quan trọng). Như vậy, Công chứng viên giữ một vai trò mang tính xã hội vì Công chứng viên phải có trách nhiệm quan tâm đến các lợi ích vật chất, kinh tế cũng như tinh thần của người yêu cầu công chứng dù là một cá nhân, hộ gia đình hay một tổ chức.