Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016 24

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam từ năm 2008 – 2016 .28 Biểu đồ 3.3: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam từ 2008 – 2016..32 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam từ năm 2008 – 2016 34

Biểu đồ 3.5: Lãi suất thực và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016 36

Biểu đồ 3.6: Diễn biến lạm phát và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam từ năm 2008 – 2016 38

Biểu đồ 3.7: Diễn biến tỷ giá USD/VND và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2008 – 2016 40

Biểu đồ 3.8: Hiệu quả chi phí hoạt động và tỷ lệ nợ xấu NHTM Việt Nam 2008-2016

........................................................................................................................................42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam từ 2008-2016 43

Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ đòn bẩy và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam từ 2008-2016 44

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Biểu đồ 3.11: ROE và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam từ 2008-2016 45

Biểu đồ 3.12: Tỷ số thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam từ 2008- 2016 46

Biểu đồ 3.13: Quy mô và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam từ 2008-2016 47


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

1.1 Lý do thực hiện đề tài

Trong sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, ngân hàng đã trở thành một yếu tố không thể thiếu với vai trò là trung gian tài chính, hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, luân chuyển nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Hệ thống ngân hàng hiện nay đã và đang ngày càng được mở rộng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng về nhu cầu vốn cho sự phát triển của nền kinh tế. Ngay từ những ngày đầu tiên ngành ngân hàng ra đời và phát triển, hoạt động tín dụng đã trở thành một chức năng đặc trưng, tiêu biểu và là nguồn lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng. Tuy hiện nay các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng ngày càng đa dạng và phát triển nhưng hoạt động cho vay vẫn là nguồn thu chủ yếu trong thu nhập của ngân hàng. Song song với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của khách hàng, hoạt động tín dụng cũng ngày càng được nâng cao cả về chất lượng và hình thức với rất nhiều loại hình cho vay đa dạng. Tuy nhiên, mang lại lợi nhuận cao cũng đồng nghĩa với việc rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng là rất lớn và thường để lại những hậu quả nặng nề cho ngân hàng. Không dừng lại ở đó, rủi ro từ hoạt động tín dụng còn có thể dẫn đến sự đổ vỡ của một ngân hàng và gây những tác động tiêu cực cho cả hệ thống NHTM và nền kinh tế nói chung. Chính vì thế, trước sự phát triển của thời đại, sự bùng nổ khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin như hiện nay, quản lý rủi ro tín dụng nhằm phát hiện kịp thời và ngăn chặn những hậu quả từ rủi ro tín dụng gây ra đã trở thành một vấn đề cấp thiết và mang tính sống còn đối với hoạt động của NHTM.

Thực tế tại Việt Nam, trong thời gian qua, tình hình nợ xấu của các ngân hàng đã và đang trở thành một vấn đề bức thiết khi các con số về nợ xấu lần lượt được công bố. Theo thông tin NHNN đưa ra tại cuộc họp báo thông báo kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 diễn ra vào ngày 04/01/2017, tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2016 là khoảng 2.8%. Cũng trong năm 2016, theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng


95,000 tỷ đồng nợ xấu thông qua dự phòng rủi ro, thu hồi nợ, bán tài sản đảm bảo và bán cho VAMC. Dù tỷ lệ nợ xấu có giảm nhẹ và đã xử lý được một lượng lớn như trên, nhưng theo Ủy ban Giám sát đánh giá, nợ xấu đang chờ xử lý và nợ xấu tiềm ẩn trong tái cơ cấu vẫn lớn. Tổng số nợ bán cho VAMC chưa xử lý được là 224,000 tỷ đồng.

Thực tế tại Việt Nam, dư nợ cho vay của các NHTM liên tục tăng kể cả trong giai đoạn suy thoái kinh tế từ năm 2008 - 2012. Cũng theo báo cáo của NHNN, tính đến ngày 29/12/2016, dư nợ cho vay tăng 18.25% so với cuối năm 2015. Việc cho vay chạy theo doanh số và không xem trọng công tác thẩm định chất lượng khoản vay đã dẫn đến tình trạng nợ xấu ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Trước những tác động nặng nề mà rủi ro tín dụng có thể gây ra, việc tìm hiểu và nghiên cứu những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tại các NHTM nhằm đưa ra những nhận định tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng là hành động cần thiết và mang giá trị thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay. Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam” để tiến hành phân tích và đánh giá.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Luận văn tập trung làm rõ ba mục tiêu như sau:

- Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

- Tiến hành thực hiện mô hình và tìm hiểu mức độ tác động của từng nhân tố đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

- Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm giúp ngân hàng kiểm soát và nâng cao chất lượng các khoản vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng, hỗ trợ các nhà làm chính sách trong việc cải thiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Những nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM?


- Dựa trên kết quả đạt được từ mô hình nghiên cứu sẽ đưa ra chính sách kiểm soát rủi ro tín dụng phù hợp với hoạt động của các NHTM Việt Nam trong tương lai như thế nào?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng (đại diện là tỷ lệ nợ xấu) tại các NHTM Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: luận văn sử dụng dữ liệu chủ yếu từ Báo cáo tài chính của 28 NHTM cổ phần, 2 NHTM Nhà nước và các số liệu từ trang web Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục thống kê, World Bank… trong giai đọan từ năm 2008 – 2016 để kiểm tra những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thu thập và xử lý các số liệu từ báo cáo tài chính của 28 NHTM cổ phần và 2 NHTM Nhà nước tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016.

- Sau đó, luận văn sẽ sử dụng phương pháp phân tích định lượng, cụ thể là mô hình hồi quy bội và kiểm định lần lượt theo các phương pháp: bình phương bé nhất (Ordinary Least Square - OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model - FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM) và cuối cùng là mô hình Generalized Method of Moments (GMM) nhằm khắc phục hiện tượng nội sinh và những khuyết tật (nếu có) của ba mô hình trên, từ đó tìm ra mức độ tác động của từng nhân tố kinh tế vĩ mô và nhân tố nội tại ngân hàng đến tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 – 2016.

1.6 Kết cấu của nghiên cứu:

Chương 1: Giới thiệu luận văn thạc sĩ kinh tế

Chương 2: Lý luận tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM


Chương 3: Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016

Chương 4: Mô hình thực nghiệm và kết quả nghiên cứu

Chương 5: Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam

1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Đề tài đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng (đại diện bởi tỷ lệ nợ xấu của NHTM) và các nhân tố kinh tế vĩ mô cũng như nhân tố nội tại của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Từ đó giúp hệ thống NHTM chủ động đối phó với các tình huống kinh tế vĩ mô diễn biến bất lợi và có những điều chỉnh trong chính sách phù hợp trước những biến động này; các nhà quản lý ngân hàng có thể nhận diện sớm rủi ro tín dụng thông qua tác động của các yếu tố nội tại trong ngân hàng và đưa ra những giải pháp thiết thực trong hoạt động kinh doanh của mình.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Rủi ro tín dụng, đại diện là nợ xấu trong giai đoạn hiện nay đã trở thành một vấn đề bức thiết và có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của nền kinh tế, đòi hỏi các cơ quan quản lý và các NHTM phải có những giải pháp hữu hiệu để đối phó cũng như phòng ngừa ngay từ ban đầu. Trước khi đi vào tìm hiểu tình hình rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng tại thị trường Việt Nam hiện nay, luận văn sẽ tiến hành lược khảo các lý thuyết cơ bản cũng như những nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu trên thế giới về vấn đề rủi ro tín dụng nhằm tìm hiểu các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM.


CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM

2.1 Định nghĩa rủi ro tín dụng

Theo Castro (2013), rủi ro tín dụng được định nghĩa là rủi ro của một khoản vay mà không được hoàn trả (một phần hay toàn bộ) cho người cho vay.

Theo Yuldakul (2014), rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng gặp phải chính là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng liên quan đến khả năng tổn thất của một ngân hàng khi người đi vay không đủ khả năng hoàn trả đúng thời hạn hoặc không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng mà họ đã ký với ngân hàng.

Theo Manab, Theng và Md-Rus (2015), rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mất mát hoặc tổn thất các tài sản có giá trị xảy ra do đối tác không có đủ khả năng để đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Vậy, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình theo cam kết.

Rủi ro tín dụng, bên cạnh việc làm giảm lợi nhuận, khả năng thanh toán và uy tín của ngân hàng, nó còn là nguy cơ dẫn đến việc ngân hàng phá sản. Tuy nhiên, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng là không hề đơn giản, vì rủi ro tín dụng tồn tại dưới nhiều hình thức và biểu hiện khác nhau, nên rất khó kiểm soát. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng là rất cần thiết trong hoạt động của NHTM nhằm giảm thiểu tổn thất và thiệt hại, nâng cao uy tín ngân hàng.

2.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

2.2.1 Nguyên nhân khách quan


- Môi trường kinh tế: khi kinh tế tăng trưởng ổn định, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuận lợi và có nguồn thu nhập ổn định, đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi kinh tế rơi vào suy thoái hoặc có những diễn biến bất lợi cho ngân hàng


và các doanh nghiệp, sản xuất đình trệ, giảm khả năng cạnh tranh, giảm sức mua…dẫn đến sự suy giảm trong thu nhập và khả năng trả nợ, từ đó làm gia tăng rủi ro tín dụng.

- Môi trường pháp lý: đặc thù của hoạt động ngân hàng đó là kinh doanh tiền tệ và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, cần có một khung pháp lý chặt chẽ đối với hoạt động của ngành ngân hàng (đặc biệt là hoạt động tín dụng) nhằm hạn chế những kẽ hở dẫn đến tình trạng lừa đảo, gây thiệt hại và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.

2.2.2 Nguyên nhân chủ quan


- Từ phía ngân hàng:


Chính sách và quy trình tín dụng của ngân hàng là yếu tố then chốt trong quản lý rủi ro tín dụng. Một quy trình tín dụng chặt chẽ, hợp lý và có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban sẽ giúp ngân hàng kiểm soát tốt hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro. Ngược lại, khi quy trình tín dụng lỏng lẻo, thiếu đồng bộ và không phù hợp với tình hình thực tế, cùng với những yếu kém trong việc phân tích khả năng trả nợ và không kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, sẽ dẫn đến đưa ra quyết định cho vay sai lầm và gia tăng tỷ lệ nợ xấu.

- Từ phía khách hàng:


Trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất luôn ở trong tình trạng môi trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý cũng như cập nhật và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Chính vì vậy, nếu khách hàng của ngân hàng thiếu năng lực quản trị, yếu kém trong quản lý sẽ dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thậm chí thua lỗ, phá sản và mất khả năng trả nợ cho ngân hàng.


Bên cạnh đó, đạo đức của người đi vay cũng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro không thu hồi được lãi và nợ gốc đúng hạn, thậm chí có thể mất cả vốn gốc khi khách hàng không có thiện chí trả nợ, cố tình sử dụng vốn vay không đúng mục đích và lừa đảo chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

2.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng

- Tác động đến hoạt động của NHTM


Rủi ro tín dụng gây nên nhiều tác động tiêu cực mà nợ xấu là hậu quả tiêu biểu cho điều này. Nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của các NHTM mà đặc biệt là hoạt động tín dụng, kéo theo lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm và lượng vốn cho vay lấy ra từ tiền gửi không được hoàn trả. Điều đó kéo theo việc NHTM không đảm bảo đủ tiền để chi trả cho các khoản tiền gửi và lãi tiền gửi có liên quan cho khách hàng gửi tiền. Khi khách hàng rút tiền với số lượng lớn NHTM sẽ dễ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Từ đó, có thể gây nên khủng hoảng trong hệ thống NHTM.

Nợ xấu còn kéo hệ số an toàn vốn của bản thân NHTM bị sụt giảm. Khi rủi ro tín dụng tăng, các khoản tín dụng sẽ được nhân với hệ số rủi ro cao hơn dẫn đến hệ số an toàn vốn sẽ sụt giảm so với trước khi xảy ra nợ xấu. Khi hệ số an toàn vốn của nhiều NHTM bị sụt giảm sẽ kéo theo uy tín của hệ thống NHTM bị ảnh hưởng tiêu cực.

Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Khi không thể thu hồi được nợ gốc và lãi, bản thân NHTM đã mất đi một nguồn thu trong doanh thu của mình. Hiện tại, đối với nhiều NHTM mà hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn thì nguồn thu chủ yếu đến từ lãi cho vay và các khoản phí tín dụng. Không những vậy, NHTM phải trích lập thêm các khoản dự phòng cho nợ xấu, xử lí nợ xấu làm gia tăng thêm chi phí, giảm lợi nhuận. Trong dài hạn, nếu như tác động của rủi ro tín dụng quá lớn, NHTM phải hạn chế tăng trưởng và mở rộng hoạt động tín dụng, và lớn hơn có thể thay đổi chiến lược kinh doanh. Điều này sẽ gây tác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/03/2024