động vốn sẽ phải tính toán lại, dòng chảy nguồn vốn vào các CTCP sẽ bị ảnh hưởng bởi các quy định hạn chế và đương nhiên kìm hãm sự phát triển, tăng trưởng của các CTCP.
Về thời hạn chuyển nhượng bị mâu thuẫn với quy định của LDN năm 2014 và hạn chế quyền tự do sở hữu của cổ đông.
(ii) Bổ sung điều kiện chào bán cổ phần riêng lẻ đối với CTCP không phải là CTCP đại chúng
Đầu tiên là phải giải thích rõ ràng thế nào là CTCP không phải là CTCP đại chúng? Là CTCP chưa đại chúng? Là công ty TNHH chuyển đổi thành CTCP hay cả hai? Hay hình thức khác,… Sau đó bổ sung quy định về điều kiện chào bán đối với loại hình CTCP không phải là CTCP đại chúng này bởi Điều 123 LDN năm 2014 chỉ quy định về thủ tục, hồ sơ cần có chứ không quy định về điều kiện cần thiết.
(iii) Bổ sung quy định về thanh tra giám sát riêng đối với báo cáo tài chính của DN muốn thực hiện chào bán trái phiếu riêng lẻ áp dụng theo điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ tại Nghị định 90/2011/NĐ-CP
Nếu như giữ nguyên điều kiện “Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Báo cáo tài chính được kiểm toán của DN phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần” thì cần bổ sung pháp luật thanh tra giám sát chặt chẽ hơn đối với hoạt động này. Đồng thời hướng dẫn yêu cầu DN bắt buộc có hệ thống kiểm soát nội bộ.
(iv) Loại trừ quy định về năm kinh doanh liền kề trước đợt chào bán có lãi và báo cáo kiểm toán đối với điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ trong Nghị định 90/2011/NĐ-CP
Điều này là rào cản lớn đối với các DN để huy động vốn, bổ sung nguồn vốn hoạt động bởi với thực tế mọi DN đều khát vốn như hiện nay thì việc DN
duy trì hoạt động và không thua lỗ là một điều khó khăn. Thiết nghĩ nếu DN chứng minh được khả năng và phương án trả nợ tốt hay như được bảo lãnh cho việc phát hành trái phiếu thì cần được tạo điều kiện thay vì bắt buộc năm liền kề phải có lãi. Một khi nhà đầu tư chấp nhận mua trái phiếu của DN đó nghĩa là bản thân nhà đầu tư ấy cũng đã đồng ý với việc mua rủi ro của DN.
3.1.3. Về trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán:
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Về Chủ Thể Chào Bán Cổ Phiếu Riêng Lẻ
- Quy Định Về Điều Kiện Chào Bán Trái Phiếu Riêng Lẻ
- Trình Tự, Thủ Tục Chào Bán Chứng Khoán Riêng Lẻ
- Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ tại Việt Nam - 8
Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.
(i) Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ của DN đến đăng ký chào bán chứng khoán riêng lẻ đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Với mục đích rõ ràng hơn, cụ thể hơn, thuận lợi hơn cho cả DN và cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ thì ban hành văn bản hướng dẫn quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ là cần thiết. Mặc dù hiện nay LCK năm 2010 đã có nhiều thay đổi, Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung cho Nghị định 58/2012/NĐ-CP đã có hiệu lực, Nghị định 90/2011/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền phê duyệt,… nhưng vấn đề hướng dẫn hồ sơ thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ vẫn đang được bỏ ngỏ cho Chính phủ. Chừng nào chưa ban hành được nghị định hướng dẫn hồ sơ thủ tục thì chừng đó hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ vẫn chưa thể thực hiện được.
(ii) Lược hóa sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình hoạt động đồng thời tăng cường quy định về chức năng giám sát của nhà nước, xây dựng một cơ chế giám sát thống nhất quản lý Nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ
Nhìn chung, cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán được hiểu là những thiết chế được thành lập, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán cùng với các hoạt động khác có liên quan. Ở Việt Nam cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán tựu chung lại thì được tổ chức theo trật tự sau:
(a)Chính phủ: là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất, thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
(b)Bộ tài chính: chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
(c)Ủy ban chứng khoán nhà nước là cơ quan thuộc Bộ tài chính, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán,chịu trách nhiệm trước Bộ tài chính và Chính phủ về mọi hoạt động của thị trường.
Mặc dù ngày 14 tháng 04 năm 2016, Bộ Tài Chính ban hành Quyết định 820/QĐ-BTC công bố thủ tục hành chính chào bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính trong đó có một số thủ tục được quy về rõ ràng hơn cho Ủy ban chứng khoán nhà nước chứng tỏ: Trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ của Việt Nam đã có một bước tiến rõ ràng… Trình tự làm việc đã được lược hóa tuy nhiên việc tham gia của cơ quan nhà nước cụ thể như thế nào vẫn chưa được hướng dẫn.
Như chúng ta đã biết quản lý Nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán hiện nay không thuộc thẩm quyền của duy nhất một cơ quan nào. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm giám sát hoạt động chào bán chứng khoán (mà cụ thể là trái phiếu) của Chính phủ và chính quyền địa phương. Đối với hoạt động chào bán chứng khoán của DN, theo quy định của LCK năm 2010, hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng chịu sự giám sát của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Còn hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ hiện có đến bốn cơ quan chịu trách nhiệm quản lý: Chính Phủ, Bộ tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ngân hàng Nhà nước. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán hiện nay, sự thiếu vắng một cơ chế giám sát thống nhất khiến cho hoạt động chào bán chứng khoán không phát huy được hết vai trò của mình đối với tổ chức chào bán, với nhà đầu tư và với thị trường chứng khoán. Đặc biệt do không có một cơ quan quản lý thống nhất đối với hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ mà hoạt động này chưa phát huy được hết khả năng về vốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nền kinh
tế. Đồng thời, DN khi tiến hành chào bán cùng một lúc các loại chứng khoán khác nhau sẽ gặp nhiều lúng túng, gây mất thời gian, dễ bỏ lỡ cơ hội huy động vốn trong khi hoạt động chào bán riêng lẻ thường xuyên diễn ra.
Chính vì vậy, cần thành lập ngay một cơ quan có chức năng chuyên quản lý, giám sát và thực hiện các thủ tục liên quan đến quản lý như cho phép, chấp nhận ..đối với hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ. Tiến tới thành lập một cơ quan thống nhất quản lý việc chào bán chứng khoán của DN.
Hơn thế nữa cần hoàn thiện các quy phạm pháp luật về giám sát thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo liên quan đến chào bán chứng khoán riêng lẻ.
(iii) Ban hành quy định cụ thể về hơn điều kiện, cơ quan cụ thể tiếp nhận và xử lý hồ sơ yêu cầu thực hiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ để chuyển đổi công ty TNHH thành CTCP thông qua chào bán cổ phiếu riêng lẻ thực hiện như thế nào
Luật DN đã tạo cơ sở cho công ty TNHH có quyền chuyển đổi thành CTCP thông qua hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ nhưng không quy định thực hiện như thế nào, cơ quan cụ thể tiếp nhận và xử lý ra sao. Cần bổ sung quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho các công ty TNHH, góp phần vào sự phát triển của TTCK nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung.
3.1.4. Về trách nhiệm của doanh nghiệp và bảo vệ doanh nghiệp
Vấn đề niềm tin của nhà đầu tư cũng đồng nghĩa với việc trách nhiệm của DN cần được nâng cao lên hơn so với hiện tại với mục đích bảo vệ nhà đầu tư, cụ thể:
(i) Cần cân nhắc kỹ lưỡng trước mỗi đợt phát hành chứng khoán riêng lẻ để huy động vốn kinh doanh.
DN cần nhìn rõ tính khả thi trong phương án phát hành của mình, phân biệt rõ đâu là “thật sự”, đâu là “khả thi” và đâu là “mong muốn”. Khác với chào
bán chứng khoán ra công chúng, chào bán chứng khoán riêng lẻ chỉ hướng đến một lượng đối tượng nhất định (dưới 100 người) nên việc huy động vốn nên cần nhắm đến một con số mục tiêu trong khả năng chắc chắn nhất định.
(ii) Xác định mối quan hệ giữa những nhà đầu tư
Nghị định 60/2015/NĐ-CP quy định: Trong các trường hợp dưới đây, phương án phải xác định rõ nhà đầu tư được chào bán để Đại hội đồng cổ đông thông qua và chỉ được thay đổi sau khi được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận:
(a) Chào bán cho một tổ chức, cá nhân hoặc một nhóm tổ chức, cá nhân và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó dân đến tỷ lệ sở hữu của các đối tượng này vượt mức sở hữu được quy định tại Khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LCK; (a) Chào bán cho một tổ chức, cá nhân hoặc một nhóm tổ chức, cá nhân và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành trong một đợt chào bán hoặc trong các đợt chào bán trong 12 tháng gần nhất. Thấy được rằng vấn đề xác định nhà đầu tư đã dần được quan tâm, tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu và cần được hoàn thiện hơn nữa. Hiện nay không thiếu gì những câu chuyện liên kết giữa những nhà đầu tư để “lật đổ” chủ sở hữu. Với khối lượng sở hữu chứng khoán đạt mức pháp luật quy định, “lòng tham” thường hiếm khi không trỗi dậy. Vậy nên pháp luật nên có một quy định về việc các nhà đầu tư có mỗi quan hệ thân thiết thì không được phép mua một khối lượng chứng khoán đủ để chiếm quyền sở hữu DN của chủ sở hữu kể cả những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Quy định này sẽ giúp phần khẳng định pháp luật luôn công bằng đối với các bên khi vừa bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, vừa bảo vệ DN và là cần thiết đối với hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ.
(iii) Bổ sung quy định về giới hạn sử dụng vốn huy động được thông qua phương thức chào bán chứng khoán riêng lẻ
Bởi việc huy động vốn này không chịu nhiều áp lực dẫn đến cần phải giới hạn không cho phép DN sử dụng vốn thu được thông qua hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ cho đầu tư bất động sản, các dự án đầu tư ngắn hạn tạm thời,…
Thời gian qua, có nhiều đợt phát hành huy động vốn theo nhu cầu phát triển của DN, đây là biểu hiện tích cực về hiều lực hoạt động của TTCK. Nhưng đồng thời cũng có không ít đợt phát hành tiềm ẩn khả năng để tranh thủ, tận dụng nguồn vốn khá vô tư trước cơn khát đầu tư trên thị trường. Điều này dẫn đến tình trạng sử dụng vốn không đúng theo nhu cầu phát triển, không theo dự án cụ thể hay kế hoạch sử dụng vốn đã được xác lập, gây tổn hại đến niềm tin của nhà đầu tư. Một đợt phát hành thành công cần có sự thống nhất về hiệu quả kinh doanh của DN và kỳ vọng của nhà đầu tư. Công việc này rất được chú trọng trên thế giới thế nhưng ở Việt Nam thì hầu như có rất ít DN quan tâm đến vấn đề này đúng mực.
Ví dụ như Nghị định 60/2015 đã bổ sung yêu cầu về Tổ chức phát hành phải mở một tài khoản phong tỏa và tiếp nhận vốn huy động tuy nhiên đó mới chỉ dừng lại ở hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ nhưng lại không yêu cầu mở tài khoản phong tỏa trong trường hợp chào bán cổ phiếu để hoán đổi nợ. Quy định mở tài khoản này cần là bắt buộc đối với cả hoạt động chào bán hoán đổi nợ và cũng nên đặt ra quy định tương tự đối với hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ.
3.1.5. Về giải quyết tranh chấp trong hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ
Vì quy định pháp luật chưa triệt để vì vậy song hành cùng việc sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật chứng khoán, các quy định về giải quyết tranh chấp trong hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ cũng nên được ban hành. Việt Nam mới chỉ ban hành một số nghị định xử phạt về vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán như Nghị định 108/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính chứ chưa có văn bản cụ thể nào đề cập rõ ràng đến vấn đề giải quyết tranh chấp trong hoạt động chứng khoán nói chung và hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ nói riêng.
Các loại hình tranh chấp có thể kể đến như: tranh chấp giữa các chủ thể đầu tư với nhà phát hành, tranh chấp giữa nhà đầu tư với nhau, tranh chấp giữa
nhà phát hành với tổ chức được thuê phát hành,… Vì thế, cần quy định rõ ràng trình tự, thủ tục giải quyết, hình phạt áp dụng với từng mức vi phạm, cơ quan thụ lý và có thẩm quyền giải quyết,…
Đồng thời yêu cầu các DN bổ sung yêu cầu về văn hóa DN, cụ thể vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhân viên. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tiêu cực và tranh chấp trong hoạt động chứng khoán,ví dụ: giao dịch nội gián, khớp lệnh không có ủy quyền, lợi dụng sự tín nhiệm của nhà đầu tư,…
Phần lớn các chứng khoán được chào bán riêng lẻ là những chứng khoán chưa được niêm yết và giao dịch ngoài thị trường tập trung do vậy, mức rủi ro khá cao. Cho nên cần phải tăng cường tính hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và đưa ra các giao dịch chứng khoán chưa niêm yết vào khuôn khổ pháp lý. Đặc biệt, tăng cường công tác thanh tra, giám sát trong việc xác định tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục chào bán, quy định về hồ sơ, công bố thông tin trước và sau khi chòa bán,... bảo đảm cho hoạt động này diễn ra côn bằng, đúng pháp luật.
3.2. Phát triển các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
Trong nền kinh tế, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các DN cần huy động hiệu quả nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó không thể thiếu nguồn lực tài chính. Các nguồn lực trong nền kinh tế là hữu hạn hay nói cách khác là luôn ở tình trạng khan hiếm. Vì thế vấn đề thu hút nhà đầu tư đối với doanh nghiệp trở nên “nóng bỏng” hơn bao giở hết trong tình hình kinh tế như hiện nay.
Kinh doanh thông tin tín nhiệm từ lâu đó không cũng xa lạ trên thế giới. Hầu hết các nước phát triển và trong khu vực Đông Nam Á đó cú các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên tại Việt Nam, khái niệm trên vẫn còn rất mới mẻ và loại hình kinh doanh này mới chỉ ở bước khởi đầu.
Tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, thông tin tín nhiệm (Credit Information) được đánh giá rất cao. Khách hàng của các công ty thông
tin tín nhiệm thường là các nhà cung cấp, đầu tư, các nhà kinh doanh tiền tệ, chứng khoán và ngân hàng. Nhiều nước cũng quy định bắt buộc ngân hàng hoặc các nhà xuất nhập khẩu phải có những bản báo cáo độc lập do một công ty kinh doanh thông tin tín nhiệm cung cấp trước khi cho vay hoặc bảo lãnh.
Ngày nay, vấn đề tìm hiểu và thẩm định khách hàng trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, khi mà ngày càng có nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh được mở ra và đi liền đó là nhu cầu cần phải thẩm định các cơ hội làm ăn này. Mặt khác, hội nhập kinh tế đòi hỏi phải có sự minh bạch hóa cao về thông tin DN, chẳng hạn như về tài chính, năng lực điều hành, công nghệ áp dụng... nhưng trong thực tế các DN Việt Nam phần lớn đều có xu hướng che giấu sự thật về bản thân mình, khuếch trương những điểm tốt, mặt mạnh, che giấu thông tin tài chính thực và những hạn chế của mình.
TTCK muốn vận hành luôn luôn trải qua các hoạt động giao dịch. Muốn giao dịch xảy ra thì điều kiện cần cơ bản luôn là “tiền”. Một trong những đặc trưng cơ bản của TTCK là tính rủi ro cao. Xuất phát từ việc chào bán chứng khoán nhằm mục đích xoay sở nguồn vốn cho DN mà không lệ thuộc vào Ngân hàng luôn có hai mặt của nó. Lúc này, độ tin cậy được đánh giá cao hơn. Vì vậy, các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là cần thiết hơn cả. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy rằng sự tồn tại của các công ty này dường như chỉ được biết đến với một số nhà đầu tư chuyên nghiệp còn với phần lớn các nhà đầu tư còn lại còn quá mơ hồ.
Khoản 9 Điều 2 Nghị định 90/2011/NĐ-CP có nhắc đến: “Hệ số tín nhiệm” là hệ số mà các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm xác định để đánh giá các quốc gia (hệ số tín nhiệm quốc gia) hoặc các DN (hệ số tín nhiệm DN) về mức độ tin cậy, mức độ rủi ro đầu tư và khả năng hoàn trả các khoản vay; “Tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm” là các tổ chức có chức năng đánh giá và xếp hạng hệ số tín nhiệm cho quốc gia, DN. Cũng theo nghị định này, chỉ khi phát hành trái phiếu ra thế giới bao gồm: trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh mà không có trái phiếu do DN phát hành.