Trình Tự, Thủ Tục Chào Bán Chứng Khoán Riêng Lẻ

Điều lệ công ty quy định). Ví dụ như với công ty đại chúng có nguyên tắc chào bán công khai. Trong đó có hai hoạt động được hiểu là chào bán cổ phiếu riêng lẻ đó là việc mua cổ phần của cổ đông sáng lập và chào bán cho cổ đông hiện hữu. Phương thức chào bán hầu như được hiểu là chào bán trực tiếp.

Như vậy có thể hiểu theo như pháp luật hiện hành rằng chào bán cổ phiếu riêng lẻ có thể chào bán theo tất cả các phương thức như: chào bán trực tiếp, chào bán thông qua đấu giá, chào bán thông qua đấu thầu, chào bán thông qua bảo lãnh phát hành, chào bán thông qua đại lý phát hành. Quy định này xét theo tính chất và yêu cầu của hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ thì không có gì là bất hợp lý. Tuy nhiên dù sao thì ban hành hướng dẫn cụ thể thay vì “ngầm hiều” vẫn được cho là tốt hơn cả. Ở Việt Nam, chào bán cổ phần riêng lẻ thường được thực hiện bằng phương thức chào bán trực tiếp. Hay có thể nói dựa vào tính chất của DN mà áp dụng phương thức chào bán phù hợp.

2.3.2. Phương thức chào bán trái phiếu riêng lẻ

Theo quy định tại Nghị định số 52/2006/NĐ-CP, DN phát hành trái phiếu theo một trong 3 phương thức: Đấu thầu phát hành, Bảo lãnh phát hành và Đại lý phát hành. Đến nay, Nghị định 90/2011/NĐ-CP bổ sung thêm phương thức phát hành trái phiếu của tổ chức tín dụng. Cụ thể từng phương thức được quy định trong Điều 5 Thông tư 211/2012/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu DN quy định về Phương thức phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước.

Pháp luật Việt Nam không công nhận phương thức đấu giá trái phiếu như một số nước trên thế giới. Quy định này tương đối hợp lý và đến nay trong thực tiễn thực hiện cũng không tồn tại khó khăn nào cho DN trong việc chào bán trái phiếu riêng lẻ bằng bốn phương thức kể trên.

2.4. Trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ

Trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ bao gồm nội dung cơ bản sau: (i) Làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (ii) Công bố thông tin; (iii) Phân phối chứng khoán (Việc sử dụng các phương thức sử dụng để thực hiện hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ gọi chung là phân phối chứng khoán).

2.4.1. Đối với chào bán cổ phiếu riêng lẻ

Theo đó thủ tục được quy định tại Điều 5 Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 58/2012/NĐ-CP đó là:

(i)Tổ chức phát hành gửi hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng được quy định chi tiết trong Nghị định 60/2015/NĐ-CP với từng mục đích chào bán khác nhau sẽ có hồ sơ khác nhau: Hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng; hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi khoán nợ; hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi cổ phần của CTCP hoặc phần vốn góp tại công ty TNHH; hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ của tổ chức kinh doanh chứng khoán là CTCP. Có thể thấy, hệ thống văn bản pháp luật về hồ sơ thủ tục đang dần được chi tiết hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

(ii)Trường hợp hồ sơ đăng ký chào bán riêng lẻ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 5 ngày (trước đây là 10 ngày) kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải có ý kiến bằng văn bản yêu cầu tổ chức phát hành bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ được tính từ thời điểm tổ chức phát hành hoàn thành việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ.

(iii)Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo cho tổ chức phát hành và công bố trên trang thông tin điện tử xác nhận việc đã tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ của tổ chức phát hành.

Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ tại Việt Nam - 6

(iv)Tổ chức phát hành phải mở một tài khoản phong tỏa và tiếp nhận vốn huy động theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 LCK (Tiền mua chứng khoán phải được chuyển vào tài khoản phong toả mở tại ngân hàng cho đến khi hoàn tất đợt chào bán và báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước), trừ trường hợp chào bán để hoán đổi các khoản nợ, hoặc để hoán đổi lấy cổ phần hoặc phần vốn góp tại công ty khác.

Quy định về tài khoản phong tỏa đã loại bỏ đi nhiều khe hở nên việc giám sát số vốn thực góp làm cho việc giám sát của Nhà nước gặp nhiều khó khăn trước đây bởi khi không có các quy định về tài khoản phong tỏa đối với chào bán cổ phần riêng lẻ thì việc giám sát sử dụng vốn từ các đợt huy động vốn lớn là không thể rõ ràng. Tuy nhiên thì quy định áp dụng mở tài khoản phong tỏa vẫn nên áp dụng cho cả trường hợp chào bán để hoán đổi các khoản nợ, như vậy thì việc quản lý sẽ dễ dàng hơn.

(v)Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành gửi báo cáo kết quả đợt chào bán theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2012/NĐ - CP cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kèm theo xác nhận của ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được từ đợt chào bán. Đối với các trường hợp chào bán cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi các khoản nợ của công ty đại chúng; chào bán cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu của CTCP chưa đại chúng hoặc chào bán cho một hoặc một số cổ đông xác định để hoán đổi cổ phiếu của công ty đại chúng khác hoặc chào bán cổ phiếu để hoán đổi lấy phần vốn góp tại công ty TNHH, báo cáo kết quả chào bán phải được gửi kèm theo văn bản xác nhận của các bên tiếp nhận cổ phần hoán đổi.

Quy định này được coi là hợp lý bởi các bước và những hồ sơ yêu cầu cần có đều có. Những tài liệu này đảm bảo được sự quản lý, giám sát của nhà nước trong hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của DN. Thời gian thủ tục thì được tối giản hơn cho DN.

Điều 123 LDN năm 2014 về Chào bán cổ phần riêng lẻ quy định về việc chào bán cổ phần riêng lẻ của CTCP không phải là CTCP đại chúng gồm:

(i)Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định chào bán cổ phần riêng lẻ, công ty phải thông báo việc chào bán cổ phần riêng lẻ với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Kèm theo thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ phải có các tài liệu sau đây: (a) Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về chào bán cổ phần riêng lẻ; (b) Phương án chào bán cổ phần riêng lẻ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua (nếu có).

So sánh với Nghị định 58/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 60/2015/NĐ-CP thấy rằng LDN năm 2014 đã chính thức nới “lỏng” hơn cho các CTCP không phải là CTCP đại chúng với việc cung cấp “Phương án chào bán cổ phần riêng lẻ” – không bắt buộc có và hơn nữa lại không quy định thêm về tài liệu kèm theo là phương án sử dụng vốn. Tuy nhiên, chính sự “lỏng” này lại không cần thiết và có thể là nguồn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến quản lý của nhà nước. Phương án chào bán và sử dụng vốn chưa bao giờ được coi là thừa đối với các chủ thể mua và sự giám sát của các chủ thể khác có thẩm quyền. Tài liệu cần được quy định là bắt buộc đối với mọi loại hình công ty, mọi hình thức công ty kể cả quy mô có nhỏ hay không chuyên nghiệp đi chăng nữa. Có vậy thì các DN mới không “vin” vào các quy định này để tránh “lách” luật.

Trước đây Nghị định 01/2010/NĐ-CP chỉ quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ chào bán chứng khoán riêng lẻ phải được niêm yết tại cơ quan có thẩm quyền mà không có hướng dẫn cụ thể dẫn đến hàng ngàn doanh nghiệp đang “tắc” trong quá trình phát hành chứng khoán riêng lẻ, đặc biệt là các công ty chưa phải là công ty đại chúng. Các cơ quan áp dụng thì vẫn phải từ chối hồ sơ của doanh nghiệp và nghe những lời phàn nàn từ phía doanh nghiệp. Nhiều cơ quan gửi đơn lên cơ quan cấp trên để xin hướng dẫn, như trường hợp sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh đã gửi công văn lên Bộ kế hoạch đầu tư. Tuy nhiên, câu trả lời vẫn là chờ hướng dẫn của Chính phủ, một số cơ quan đang

cố vận dụng các quy định pháp luật tương tự nhằm giải quyết. Nhưng tất cả chỉ là giải pháp tạm thời.

Do vậy, Nghị định 58/2012/NĐ-CP đã sửa đổi và bổ sung được thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ, theo đó: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chào bán cổ phần riêng lẻ (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) bao gồm: (i) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: trong trường hợp tổ chức chào bán cổ phần riêng lẻ là tổ chức tín dụng (nghĩa là các tổ chức tín dụng không phải là công ty đại chúng); (ii) Bộ Tài chính: trong trường hợp tổ chức chào bán là DN bảo hiểm cổ phần (nghĩa là đối với các DN bảo hiểm không phải là công ty đại chúng); (iii) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: trong trường hợp tổ chức chào bán là CTCP chứng khoán, CTCP quản lý quỹ, công ty đại chúng (trừ các công ty đại chúng là DN hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, bảo hiểm); (iv) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế: trong trường hợp tổ chức chào bán là CTCP không thuộc đối tượng trên. Vì thế nên tạo được thuận lợi cho các DN khi nộp hồ sơ, không còn nhận được câu trả lời là “chờ hướng dẫn của Chính phủ” như trước đó với Nghị định 01/2010/NĐ-CP nữa. Nghị định 58/2012/NĐ-CP ra đời quy định cụ thể thủ tục, hồ sơ áp dụng đối với hai loại hình là CTCP đại chúng và CTCP chưa đại chúng đã tháo gỡ được khúc mắc trong khâu thực hiện này được rõ ràng, cụ thể hơn; bên cạnh đó còn bổ sung được trình tự, thủ tục đăng ký chào bán riêng lẻ góp phần đẩy nhanh quá trình chào bán cổ phiếu riêng lẻ của các CTCP. Tuy nhiên, Nghị định 58/2012/NĐ-CP mới chỉ dừng lại ở việc quy định thẩm quyền tiếp nhận, thủ tục cơ bản, hồ sơ cơ bản còn hướng dẫn cụ thể về thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ như thế nào vẫn chưa rõ ràng; điều này cũng xảy ra tương tự đối với Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung cho Nghị định 58/2012/NĐ-CP.

Đối với công ty TNHH thực hiện chào bán chứng khoán riêng lẻ để thành CTCP thì mặc dù đã tạo cơ sở chuyển đổi là Điều 196 LDN năm 2014 (Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác) nhưng cũng chính LDN năm 2014 lại lại không quy định về điều kiện, phương thức cũng như thủ tục chào bán, cơ

quan tiếp nhận cụ thể để chuyển đổi các DN này. Vì thế, xét thấy cần phải ban hành quy định cụ thể về thủ tục chào bán để chuyển đổi công ty TNHH thành CTCP thông qua chào bán cổ phần riêng lẻ như thế nào. Uỷ ban chứng khoán nhà nước mới chỉ hướng dẫn các bước như: (Bước 1): Tổ chức phát hành gửi hồ sơ đăng ký chào bán tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế). (Bước 2): Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trong giờ hành chính các ngày làm việc, kiểm tra, thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có ý kiến bằng văn bản yêu cầu tổ chức phát hành bổ sung, sửa đổi hồ sơ. (Bước 3): Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho tổ chức đăng ký phát hành và công bố trên trang thông tin điện tử về việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ của tổ chức đăng ký. (Bước 4): Trong vòng 10 ngày kể từ khi hoàn thành đợt chào bán, tổ chức phát hành phải báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu riêng lẻ theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 58/2012/NĐ-CP cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với thủ tục được quy định tại Khoản 3,4,5 Điều 196 LDN năm 2014.

Về vấn đề công bố thông tin, Điều 101 LCK năm 2010 mới chỉ quy định về vấn đề công bố thông tin của công ty đại chúng mà không quy định của CTCP không phải là CTCP đại chúng. Đây rõ ràng là một thiếu sót trong hệ thống văn bản pháp luật, và tất nhiên, CTCP không phải CTCP đại chúng không thể thực hiện công bố thông tin như công ty đại chúng được.

2.4.2. Đối với chào bán trái phiếu riêng lẻ

Về làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền: (i)Doanh nghiệp phát hành phải xây dựng phương án phát hành trái phiếu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận để làm cơ sở cho việc phát hành trái phiếu và công bố cho các đối tượng mua trái phiếu; (ii)Gửi thông báo bằng văn bản về việc phát hành trái phiếu với Bộ Tài chính; (iii)Đối với DN phát hành là công ty

đại chúng, phải nộp hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu đến Ủy ban chứng khoán nhà nước và chỉ được phát hành trái phiếu khi có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban chứng khoán nhà nước.

Hồ sơ chào bán trái phiếu được quy định tại Điều 14, 15, 16 Nghị định 90/2011/NĐ-CP, trong đó đáng lưu ý là Điểm c Khoản 1 Điều 16 có quy định về việc hồ sơ phải có: “ Kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có)”. Đáng lẽ ra kết quả này nên là quy định bắt buộc bởi hệ số tín nhiệm là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư xem xét lựa chọn có đầu tư hay không.

Về quy định công bố thông tin đối với chào bán trái phiếu riêng lẻ của DN được quy định đầy đủ và hợp lý được quy định tại Điều 31 Chương IV Nghị định 90/2011/NĐ-CP.

Thấy rằng, đều mang tính chất hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ thủ tục đối với cơ quan nhà nước của hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ và trái phiếu riêng lẻ đều được quy định khá chi tiết, rõ ràng. Thủ tục đăng ký đối với cơ quan nhà nước của chào bán cổ phiếu riêng lẻ và chào bán trái phiếu riêng lẻ đều phải chịu quản lý bởi Ủy ban chứng khoán nhà nước, tuy nhiên thì chào bán trái phiếu riêng lẻ còn quy định rõ việc giám sát bởi Bộ Tài chính và trong hồ sơ của chào bán trái phiếu riêng lẻ thì cần cung cấp thêm về các hợp đồng bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, hợp đồng đại lý,…Và, một điều tương tự xảy ra đó là quy định về thủ tục tiếp nhận hồ sơ như thế nào và xử lý hồ sơ ra sao vẫn còn bị bỏ ngỏ?.

CHƯƠNG 3


MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RIÊNG LẺ Ở VIỆT NAM


3.1. Hoàn thiện sửa đổi bổ sung một số quy định pháp luật pháp luật


3.1.1. Ban hành văn bản riêng về hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ


Ban hành một văn bản cụ thể về chào bán cổ phần riêng lẻ. Nghị định 58/2012/NĐ-CP hay Nghị định sửa đổi bổ sung 60/2015/NĐ-CP dù sao cũng là Nghị định hướng dẫn thi hành LCK năm 2010 nên các quy định dù sao cũng là không đủ. Các nội dung pháp luật liên quan đến chào bán cổ phần riêng lẻ còn nằm rải rác trong một số văn bản pháp luật. Vì thế việc tích hợp lại và thay đổi những hạn chế sẽ vừa tiện cho Nhà nước quản lý và vừa tiện cho các DN áp dụng bao gồm các nội dung về: đối tượng chào bán, điều kiện chào bán, thủ tục – hồ sơ chào bán, các phương thức chào bán, thẩm quyền,…

3.1.2. Về điều kiện chào bán chứng khoán:

(i) Cần bỏ quy định các đợt chào bán cổ phần riêng lẻ phải cách nhau ít nhất sáu tháng và thời hạn chuyển nhượng là một năm.

Nếu tiếp cận vấn đề từ nhu cầu vốn liên tục của DN có thể thấy, mỗi dự án đầu tư, việc mở rộng sản xuất kinh doanh đều cần một nguồn vốn nhất định. DN trong kinh tế thị trường liên tục phải mở rộng hoạt động kinh doanh, liên tục đứng trước những cơ hội đầu tư, kinh doanh. Liên tục có thể hiểu là hôm nay DN có một cơ hội đầu tư, họ chào bán riêng lẻ và bố trí được nguồn vốn nắm bắt được cơ hội đầu tư đó. Ngay ngày mai họ có một cơ hội đầu tư khác tiếp tục cần vốn để triển khai họ sẽ phải chờ sáu tháng sau để chào bán cổ phần huy động vốn. Rõ ràng, hạn chế này triệt tiêu cơ hội đầu tư đó.

Từ các giới hạn, hạn chế trên, rõ ràng việc huy động vốn, tận dụng các cơ hội đầu tư sẽ gặp khó khăn. Các phương án đầu tư sẽ phải thay đổi, bài toán huy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/11/2023