Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ tại Việt Nam - 8

Trên thế giới, thẩm định tín nhiệm DN đã có từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ

20. Lúc đó, TTCK ở Mỹ phát triển, các DN huy động một lực lượng vốn khổng lồ thông qua trái phiều, cần có một tổ chức đứng ra đánh giá khách quan về độ tin cậy của DN. Năm 1909, lần đầu tiên công ty Moody's đã đánh giá hệ số tín nhiệm trên 1.500 trái phiếu của 250 công ty đường sắt của Mỹ với ký hiệu từ AAA đến C xếp hạng từ cao xuống thấp. Các tổ chức định mức tín nhiệm đóng vai trò nổi bật tại thi trường vốn của Mỹ kể từ đầu thế kỷ trước. Hai tổ chức lớn nhất là Moody's và Standard&Poor's. Như vậy hoạt động thẩm định tín nhiệm DN ở Việt Nam tụt hậu chừng khoảng 100 năm. Ở Việt Nam hiện nay có một số DN đã thuê tổ chức xếp hạng doanh tín nhiệm quốc tế đánh giá kết quả kinh doanh và mang lại hiệu quả rất rõ rệt. Tất nhiên, việc đánh giá tín nhiệm không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác về thực trạng doanh nghiệp. Ngay cả các tập đoàn lớn trong lĩnh vực này là Moody's hay Standar d & Poor's cũng thừa nhận trong 1000 doanh nghiệp đạt hệ số tín nhiệm A vẫn có 0,2% DN bị phá sản. Sai lệch dù là rất nhỏ song rõ ràng là một khó khăn phải khắc phục. Để đạt được tính trung thực, chính xác còn phụ thuộc nhiều yếu tố: Trình độ hội đồng đánh giá, thông tin DN cung cấp ... Về quản lý nhà nước, các cơ quan quản lý phải cấp tốc đề ra các văn bản điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực này.

TTCK Việt Nam đang phát triển mạnh và rất cần những kết quả đánh giá khách quan đây là cơ hội rất tốt cho lĩnh vực này vì nguồn gốc ra đời của nó chính từ sự phát triển của TTCK đây là nhu cầu minh bạch hoá nền kinh tế. Thẩm định tín nhiệm DN cũng giúp DN nâng cao uy tín, tạo lập thương hiệu. Mặt khác, với kết quả xếp hạng khách quan, DN sẽ tự điều chỉnh được chiến lược kinh doanh, cải tiến qui trình quản lý.

3.3. Xây dựng thị trường giao dịch cho chứng khoán được chào bán riêng lẻ


Hiện nay, các chứng khoán được giao dịch bên ngoài thị trường tập trung khá nhiều. Các chứng khoán này thường chưa đủ điều kiện niêm yết trên các thị trường giao dịch chứng khoán. Hầu hết các chứng khoán được giao dịch tự do, nhà đầu tư và tổ chức chào bán hoặc người trung gian trao đổi, mua bán với nhau

không ở một địa điểm cụ thể nào. Vì vậy, có thể tổ chức một thị trường cho các chứng khoán được giao dịch ngoài thị trường tập trung. Đó là thị trường phi tập trung ( thị trường OTC/over the counter market). Tham gia thị trường này có thể là các công ty chứng khoán, các tổ chức kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp… giao dịch chủ yếu thông qua mạng lưới điện thoại, máy tính điện tử.

Thị trường phi tập trung có vai trò rất quan trọng nếu được mở rộng sẽ góp phần làm phong phú nguồn hàng cho thị trường thứ cấp, hỗ trợ thị trường tập trung phát triển. Điều hành thị trường phi tập trung có thể do hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thực hiện.

Cổ phiếu và trái phiếu là hai loại chứng khoán quan trọng với những đặc thù khác nhau, người nắm giữ hai chứng khoán này cũng có những quyền và lợi ích không giống nhau. Trong tương lai, chúng ta có thể xây dựng thị trường giao dịch cho các loại chứng khoán này như thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu chuyên biệt, nâng cao tính chuyên môn hoá cho thị trường.

KẾT LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Chào bán chứng khoán được coi là khâu đầu tiên, tạo tiền đề cho sự hình thành cũng như quá trình vận động và phát triển của TTCK. Hoạt động chào bán chứng khoán có thể huy động được nguồn vốn rất lớn nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Tuy nhiên nếu không có sự quản lý một cách chặt chẽ, hoạt động này có thể dẫn đến sự khủng hoảng của kinh tế, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của đất nước. Do đó pháp luật phải can thiệp để đảm bảo chất lượng đầu vào của hàng hoá được cung ứng trên thị trường, sự an toàn cho nguồn vốn cũng như tạo ra môi trường giao lưu về vốn an toàn và có hiệu quả. Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật, tạo ra khung pháp lý buộc các chủ thể chào bán phải tuân theo, ổn định sự vận hành đồng bộ của thị trường chứng khoán. Đồng thời pháp luật về chào bán chứng khoán phải được xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế và hoàn cảnh của đất nước.

Tuy nhiên, để pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ nói riêng và về thị trường chứng khoán nói chung đi vào cuộc sống thì đòi hỏi không chỉ đơn thuần hoàn thiện các vấn đề về mặt pháp lý, mà còn nhất thiết phải nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động của thị trường chứng khoán và gây dựng niềm tin của họ đối với TTCK nước nhà. Có như vậy mới nâng cao tính hiệu quả của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về TTCK nói riêng. Hệ thống pháp luật là một trong những yếu tố khách quan tác động đến hoạt động chào bán chứng khoán. Khi hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, hoàn thiện và đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho thị trường hoạt động ổn định, công bằng, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào TTCK, tạo nềm tin cho công chúng đầu tư. Từ đó tạo cơ sở cho sự phát triển của hoạt động chào bán chứng khoán chứng khoán. Ngược lại, sự phát triển chưa hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật sẽ ngăn cản sự phát triển của hoạt động chào bán chứng khoán. Đặc biệt hoạt động chào bán chứng khoán lại là một kênh huy động vốn hiệu quả đối với các DN để mở rộng sản xuất kinh doanh, do vậy, hệ thống văn bản pháp luật phải có những quy định rõ ràng, chặt chẽ tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động chào bán chứng khoán của các chủ thể phát hành.

Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ tại Việt Nam - 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Quốc hội (2013), Văn bản hợp nhất Luật Chứng khoán số 27/2013/VBHN-VPQH

2. Quốc hội (2010), Luật chứng khoán năm 2006 được sửa đổi bổ sung năm 2010.

3. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp năm 2014

4. Chính phủ (2015), Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp

5. Chính phủ (2012), Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán

6. Chính phủ (2015), Nghị định 60/2015/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán và sửa đổi bổ sung một số điều Luật chứng khoán.

7. Chính phủ (2010), Nghị định số 01/2010/NĐ-CP về chào bán cổ phần riêng lẻ

8. Chính phủ (2011), Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.

9. Chính phủ (2011), Nghị định 90/2011/NĐ-CP về về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

10. Bộ tài chính (2012), Thông tư 211/2012/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

11. Bộ tài chính (2012), Thông tư 81/2012/TT-BTC hướng dẫn về phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước

12. Bộ tài chính (2012), Thông tư 17/2012/TT-BTC Hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước

13. Bộ tài chính (2013), Thông tư số 73/2013/TT-BTC hướng dẫn chi tiết một số điều về niêm yết chứng khoán tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.

14. Bộ Tài Chính (2016), Quyết định 820/QĐ-BTC công bố thủ tục hành chính chào bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính

15. Công văn 350/UBCK-QLPH ngày 27/01/2011 gửi Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn cho Nghị định 01/2010/NĐ-CP

16. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư số 34/2013/TT-NHNN Quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

17. Luật chứng khoán Hoa Kỳ 1933


18. Đại học Kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình thị trường chứng khoán

19. Đại học bán công Tôn Đức Thắng (2007), Giáo trình thị trường chứng khoán

20. Học viện tài chính (2006), Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán

21. Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính: www.mof.gov.vn

22.Thị trường chứng khoán sơ lược lịch sử ra đời và phát triển (2002)

23. http://vietstock.vn

24. https://luattaichinh.wordpress.com

25. http://www.dankinhte.vn

26. http://www.thesaigontimes.vn

27. www.stockchart.com.vn

28. Thông tin pháp luật dân sự, bài viết: Báo cáo của Bộ tài chính về tình hình thi hành luật chứng khoán và hoạt động thị trường chứng khoán.

29. Ủy ban chứng khoán nhà nước (2015), Thông báo: Hội nghị Hội nghị triển khai Nghị định số 60/2015/NĐ-CP lần thứ 4

30. TS Lê Thị Thu Thủy (2007), Quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 111 (Trang 2,3).

31. Đỗ Đức Minh (2010), Một số ý kiến về phát triển bền vững thị trường chứng khoán ở nước ta hiện nay, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 385.

32. Nguyễn Ngọc Bích & Ngô Duy Minh (2010), Một nghị định vô hiệu hóa một định chế ngày 16/4/2010, http://www.thesaigontimes.vn

33. Nguyễn Thị Hải Yến (2014), Luận văn Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty cổ phần ở Việt Nam

34. LS Phạm Chí Công (2011), Chế định chào bán cổ phần riêng lẻ gây khó dễ cho doanh nghiệp

35. Thanh Thủy (2015), Nghị định 60: Hạn chế sở hữu chéo trong phát hành riêng lẻ cổ phiếu

36. Quang Minh (2012), Thông tư 211 vẫn bó hẹp cửa phát hành trái phiếu

37.Trung tâm khoa học thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp: (http://www.crc.vn)

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí