Pháp luật về Bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại Tỉnh Hà Giang - 2

Trong hệ thống các chế độ BHXH, chế độ bảo hiểm thai sản ngoài ý nghĩa bảo đảm thu nhập cho người phụ nữ còn có ý nghĩa xã hội và tính nhân văn rất lớn, đóng góp để tái sản xuất dân số và duy trì nòi giống. Với việc tham gia BHXH, đặc biệt là BHXH thai sản đảm bảo được thu nhập và ổn định cuộc sống đối với lao động nữ khi họ mang thai, sinh đẻ hay nuôi con trong thời gian ngắn. Nó có một vị trí quan trọng đối với lao động nữ, nhằm động viên, khuyến khích và hỗ trợ người mẹ khi họ mang thai, sinh đẻ và nuôi con sơ sinh. Cùng với các chế độ bảo hiểm khác, chế độ bảo hiểm thai sản ở Việt Nam đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật lao động từ khi giành chính quyền đến nay. Đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nên chính sách bảo hiểm thai sản ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và phù hợp hơn với thực tế đời sống, đáp ứng được mục tiêu về bảo vệ sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều quy định bất cập, cần phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt Nam nói chung và Tỉnh Hà Giang nói riêng. Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, sự phát triển của hệ thống an sinh trên thế giới, một số vấn đề đối với lao động nữ chưa được đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ.

Lao động nữ trên địa bàn tỉnh Hà Giang chiếm hơn 50% dân số, trong đó phần lớn là lao động người dân tộc thiểu số và lao động chưa qua đào tạo. Hơn nữa, Hà giang địa hình chủ yếu là núi đá, diện tích canh tác rất hạn chế, hết sức khó khăn về nguồn nước, thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Kết cấu hạ tầng còn yếu, nhất là hệ thống giao thông. Kinh tế tăng trưởng chủ yếu còn theo bề rộng, chưa có chiều sâu, thiếu tính bền vững, hàm lượng kế hoạch công nghệ trong giá trị gia tăng còn thấp, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cũng như nền kinh tế Hà Giang không cao. Thu hút nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế biên mậu và kinh tế cửa khẩu còn nhiều mặt hạn chế. Các

liên kết, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội vùng và trên các lĩnh vực, ngành, sản phẩm chưa được phát huy. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới còn chưa có đột phá chiến lược. Trên địa bàn tỉnh có rất ít khu công nghiệp để phát triển kinh tế cũng như tạo công ăn việc làm cho người lao động. Phụ nữ là nguồn nhân lực quan trọng đã đang và sẽ tham gia trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Bên cạnh việc làm công tác xã hội, người phụ nữ còn phải đảm đương công việc của gia đình với chiên chức làm vợ, làm mẹ. Vì vậy, bảo hiểm xã hội thai sản cần được quan tâm để đảm bảo cuộc sống cho người lao động nói chung và người được hưởng bảo hiểm thai sản nói riêng.

Hơn nữa sự ưu việt của chế độ bảo hiểm thai sản có tầm quan trọng đặc biệt đối với lao động nữ nói chung tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ vừa tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt công tác xã hội nên em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về Bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại Tỉnh Hà Giang” nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật BHXH thai sản đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXH thai sản tại tỉnh Hà Giang.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài và tính mới của đề tài

BHXH thai sản là vấn đề quan trọng nên cũng có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về Bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại Tỉnh Hà Giang” tác giả có tham khảo một số công trình nghiên cứu khoa học của người đi trước như:

Đặng Thị Thơm (năm 2007), “Chế độ bảo hiểm thai sản ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Làm sáng tỏ các quy định và hệ thống chế độ Bảo hiểm thai sản ở Việt Nam về phương diện pháp lý và thực tiễn thực hiện, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thai sản và chất lượng thực hiện pháp luật bảo hiểm thai sản.

Lê Thị Quế (năm 2003), đề tài khoa học về “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách, BHXH thai sản ở Việt Nam”, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội. Đi sâu vào nghiên cứu thực trạng về chính sách, chế độ, quy định thủ tục và quy trình giải quyết BHXH thai sản từ năm 1995 đến năm 2003. Đánh giá những mặt đạt được và hạn chế về chính sách, chế độ và việc tổ chức quản lý thực hiện BHXH thai sản ở Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, BHXH thai sản cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay của Việt Nam.

Nguyễn Hiền Phương (năm 2014), Bảo vệ quyền làm mẹ trong pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội, Tạp chí Luật học (số 06), tr. 48 - 59. Phân tích, đánh giá thực trạng việc bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ Việt Nam theo quy định trong Bộ Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội: phân tích và làm rõ các quy định đảm bảo điều kiện, môi trường làm việc cho lao động nữ gắn với quyền làm mẹ thông qua việc xác định chính sách của Nhà nước, trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và các quyền của lao động nữ khi mang thai, sinh con. Về chế độ bảo hiểm thai sản, phân tích cụ thể các quy định về đối tượng và điều kiện hưởng, thời gian nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm thai sản, mức bảo hiểm thai sản theo Luật BHXH, đồng thời chỉ ra một số hạn chế như việc chi trả mức trợ cấp không đúng với ý nghĩa của Luật hay nợ lương của NSDLĐ đang rất phổ biến. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Bộ Luật lao động và hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ quyền làm mẹ: thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về BHXH ốm đau và thai sản; thứ hai, nâng cao một số biện pháp nhằm thực thi hiệu quả quy định pháp luật nhằm bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ: tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt trong việc thực hiện pháp luật về BHXH, xử lí nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp nợ đọng BHXH.

Nguyễn Thị Lan Hương (năm 2012), “Pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài nghiên cứu cả hai phương diện lý luận và thực tiễn của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ. Đề tài phân tích rõ các chế độ bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với lao động nữ: chế độ chăm sóc con ốm, BHXH thai sản và chế độ hưu trí, thực trạng pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ. Qua đó, đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ và các mặt công tác khác như tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm... để nâng cao hiệu quả của chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ cũng như vấn đề bảo vệ lao động nữ trong xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Trần Thuý Lâm (năm 2004), “Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ - Thực trạng pháp luật và phương hướng hoàn hiện”, Số Đặc san phụ nữ 3, tr. 50 - 54. Bài viết đề cập những quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ: chế độ trợ cấp thai sản, chế độ nghỉ chăm sóc con ốm, chế độ hưu trí. Về cơ bản quyền lợi của lao động nữ trong lĩnh vực BHXH đã đ ược sự quan tâm ưu đãi của Nhà nước, tuy nhiên, vẫn tồn tại một số điểm còn bất cấp của pháp luật trong từng chế độ được tác giả chỉ ra và phân tích, cần được nghiên cứu và hoàn thiện nhằm hơn nữa quyền lợi của lao động nữ.

Về luận văn thạc sĩ có thể kể đến các luận văn sau:

Pháp luật về Bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại Tỉnh Hà Giang - 2

Chu Hà My (năm 2015), “Những điểm mới của Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi năm 2014”, Luận văn Thạc sĩ Luật học trường Đại học Luật Hà Nội: Luận văn tổng hợp một cách có hệ thống các vấn đề chung về bảo hiểm xã hội; so sánh, nghiên cứu, phân tích và chỉ ra những điểm mới Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 so với Luật bảo hiểm xã hội năm 2006; Luận văn nêu ra những yêu cầu cơ bản và những kiến nghị cụ thể để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Chu Linh Trang (năm 2017), “Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn”, Luận văn Thạc sĩ Luật học trường Đại học Luật Hà Nội.

Hoàng Thúy Hà (năm 2017), “Chế độ thai sản và thực tiễn thực hiện tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Luật học trường Đại học Luật Hà Nội.

Lường Thanh Huyền, (năm 2016), “Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Sơn La”, Luận văn Thạc sĩ Luật học trường Đại học Luật Hà Nội…

Các công trình nghiên cứu nói trên tuy có nghiên cứu về Bảo hiểm xã hội thai sản ở các góc độ khác nhau song chưa có công trình nghiên cứu nào về pháp luật Bảo hiểm xã hội thai sản từ thực tiễn thực hiện tại Hà Giang. Bởi vậy, luận văn này chính là công trình nghiên cứu khá mới mẻ về đề tài Bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại Tỉnh Hà Giang và sau này có thể là một trong những tài liệu tham nâng cao công tác thực hiện BHXH thai sản tại tỉnh Hà Giang.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về BHXHTS, đánh giá một cách toàn diện pháp luật bảo hiểm xã hội thai sản hiện hành cũng như thực tiễn thực tiễn tại tỉnh Hà Giang đồng thời đưa ra những giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXHTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Trên cơ sở mục tiêu đó luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về BHXHTS

- Phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về BHXHTS

- Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật BHXHTS ở địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật BHXHTS và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật tại tỉnh Hà Giang.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy đinh của pháp luật về BHXHTS mà cụ thể là Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn về chế độ thai sản. Bên cạnh đó luận văn cũng nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật BHXHTS ở tỉnh Hà Giang những năm gần đây. Trong luận văn này, tác giả sử dụng các số liệu liên quan đến bảo hiểm thai sản trong giai đoạn 2015 - 2017 mà bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang cung cấp.

Về phạm vi nghiên cứu: BHXHTS là một vấn đề có thể được nghiên cứu ở nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu BHXHTS dưới góc độ luật học với tư cách là một chế độ BHXH bắt buộc ở các nội dung như đối tượng và điều kiện hưởng, chế độ hưởng, thủ tục hưởng BHXH thai sản. Các nội dung khác như xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp về BHXHTS... không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của Triết học Mác – Lê Nin về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và logic, phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn; phương pháp phân tích tổng hợp thống kê, so sánh. Tùy theo nội dung của vấn đề mà tác giả sử dụng các phương pháp này cho phù hợp.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

* Ý nghĩa lý luận: Luận văn phân tích những vấn đề lý luận cũng như quy định của pháp luật hiện hành về BHXHTS tạo cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về BHXHTS cũng như đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật pháp luật BHXHTS.

* Ý nghĩa thực tiễn

- Đối với bản thân tác giả: học viên có cơ hội tìm hiểu sâu về chế độ bảo hiểm thai sản, qua đó nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học của bản thân và tăng cường hiểu biết thực tế.

- Luận văn cũng có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy và nghiên cứu pháp luật, cũng như cho bất kỳ ai có quan tâm đến pháp luật BHXH nói chung, pháp luật về BHTS nói riêng.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung của luận văn có kết cấu ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội thai sản và pháp luật về bảo hiểm xã hội thai sản.

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Hà Giang.

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội thai sản tại tỉnh Hà Giang.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THAI SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THAI SẢN‌


1.1. Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội thai sản

1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội thai sản

Theo Bách khoa toàn thư thì:

BHXH là biện pháp bảo đảm, thay đổi hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động do gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm thông qua một quỹ tiền tệ được tập trung từ sự đóng góp của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Bảo hiểm xã hội hội là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nước.

Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội, mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội [34].

Chế độ BHXH là những quy định cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp những chế định thực hiện BHXH đối với người lao động. Nói cách khác, đó là một hệ thống các quy định được pháp luật hoá về đối tượng và phạm vi; về nghĩa vụ và quyền lợi, về điều kiện và mức đóng góp cho từng trường hợp

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí