ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
THIỀU THỊ MINH HUYỀN
PHáP LUậT Về BảO HIểM Xã HộI THAI SảN Và THựC TIễN THựC HIệN TạI TỉNH Hà GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
THIỀU THỊ MINH HUYỀN
PHáP LUậT Về BảO HIểM Xã HộI THAI SảN Và THựC TIễN THựC HIệN TạI TỉNH Hà GIANG
Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ THÚY LÂM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Thiều Thị Minh Huyền
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THAI SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THAI SẢN 9
1.1. Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội thai sản 9
1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội thai sản 9
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa bảo hiểm xã hội thai sản 11
1.2. Một số vấn đền lý luận về pháp luật BHXH thai sản 15
1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc của pháp luật BHXH thai sản 15
1.2.2. Nội dung pháp luật bảo hiểm xã hội thai sản 21
Kết luận chương 1 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THAI SẢN VÀ THỰC TIỄN THỰC
HIỆN TẠI TỈNH HÀ GIANG 33
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm xã hội
thai sản 33
2.1.1. Đối tượng áp dụng và điều kiện hưởng BHXH thai sản 33
2.1.2. Thời gian hưởng bảo hiểm xã hội thai sản 37
2.1.3. Mức trợ cấp bảo hiểm thai sản 42
2.1.4. Thủ tục giải quyết hồ sơ bảo hiểm xã hội thai sản 47
2.2. Thực tiễn thực hiện bảo hiểm xã hội thai sản tại tỉnh Hà Giang 49
2.2.1. Khái quát về tỉnh Hà Giang và cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh
Hà Giang 49
2.2.2. Những kết quả đạt được và những điểm còn tồn tại trong thực
tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội thai sản ở tỉnh Hà Giang ... 56
Kết luận Chương 2 72
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THAI SẢN Ở TỈNH HÀ GIANG 74
3.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội thai sản 74
3.1.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về BHXHTS 74
3.1.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật 76
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật bảo hiểm xã hội thai sản ở tỉnh Hà Giang 79
3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thai sản 79
3.2.2. Tăng cường sát sao trong công tác thu hồi các khoản nợ BHXH 81
3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm 82
3.2.4. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan 84
3.2.5. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ sở vật chất
ở hầu hết cơ quan BHXH trên địa bàn tỉnh Hà Giang 87
3.2.5. Hoàn thiện mô hình quản lý và nâng cao năng lực quản lý 88
Kết luận chương 3 90
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHTS: Bảo hiểm thai sản
BHXH: Bảo hiểm xã hội
NLĐ: Người lao động NSDLĐ: Người sử dụng lao động
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Tên bảng, sơ đồ | Trang | |
Bảng 1.1 | Điều kiện về thời gian đóng góp tối thiểu trước khi sinh ở một số nước trên thế giới | 23 |
Bảng 1.2 | Thời gian và mức hưởng trợ cấp thai sản ở một số nước trên thế giới | 29 |
Bảng 2.1 | Quy mô dân số và lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2001-2010) | 51 |
Bảng 2.2 | Cơ cấu số lao động tham gia BHXH theo khối tại BHXH tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 – 2017 | 58 |
Bảng 2.3 | Tình hình tham gia BHXH của NLĐ theo khối đơn vị tại tỉnh Hà Giang, năm 2015 – 2017 | 60 |
Bảng 2.4 | Bảng tổng hợp công tác thu BHXH ở tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 – 2017 | 62 |
Bảng 2.5 | Bảng tổng hợp công tác chi BHXH thai sản ở tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 – 2017 | 64 |
Sơ đồ 2.1 | Cơ cấu, tổ chức bộ máy, cơ quan BHXH tỉnh Hà Giang | 55 |
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về Bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại Tỉnh Hà Giang - 2
- Một Số Vấn Đền Lý Luận Về Pháp Luật Bhxh Thai Sản
- Đối Tượng Và Điều Kiện Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội Thai Sản
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động tại Việt Nam thuộc hàng cao nhất trên thế giới chiếm đến 48,1% trên tổng số lực lượng lao động (theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê năm 2015). Hầu như trên tất các lĩnh vực từ đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật… đều có sự tham gia của lực lượng lao động nữ,với tỷ trọng chiếm khá lớn trong lực lượng lao động vì vậy mà việc họ đóng góp tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm về vật chất, tinh thần phục vụ cho lợi ích của xã hội, thì ngược lại những quyền lợi của họ phải được hưởng tương ứng theo quy định của pháp luật
Hiện nay trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, tầm quan trọng của các lao động nữ là rất lớn, nhất là trong những ngành đòi hỏi sự tỷ mỉ, khéo léo và linh hoạt trong lao động. Nhóm các ngành nghề như may mặc, giày da hay lắp ráp linh kiện điện tử thì gần như toàn bộ là lao động nữ.
Ngoài đóng góp lớn vào cho xã hội, người phụ nữ với thiên chức làm vợ, làm mẹ cũng đồng thời gánh vác phần lớn công việc gia đình. Chính bởi lý do đó, các chính sách bảo đảm ưu tiên lao động nữ, trong đó quan trọng nhất là quyền lợi Bảo hiểm xã hội, đặc biệt là BHXH thai sản cho phụ nữ khi có thai, sinh con và nuôi con luôn được chú trọng khi xây dựng hệ thống pháp luật an sinh xã hội tại Việt Nam.
Chế độ bảo hiểm thai sản có vị trí quan trọng trọng hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội, không chỉ bởi tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà còn góp phần tái sản xuất sức lao động xã hội. Hằng năm, trợ cấp thai sản đã góp phần bảo vệ quyền lợi cho hàng trăm ngàn phụ nữ và góp phần đảm bảo cuộc sống cũng như phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam.