hưởng chế độ tử tuất và có những điều chỉnh cho phù hợp giảm chênh lệch giữa việc hưởng tuất hàng tháng, tuất một lần và giá trị tích lũy từ khoản đóng góp của NLĐ. Cần điều chỉnh theo hướng, mức hưởng tiền tuất hàng tháng căn cứ vào mức tiền lương đóng BHXH hoặc mức lương NLĐ đang hưởng để tính trợ cấp hàng tháng cho thân nhân của họ.
Đồng thời, cần có quy định tổng mức trợ cấp tuất hàng tháng không vượt quá 75% hoặc 80% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH hoặc mức lương hưu, mức trợ cấp TNLĐ.
3.3.1.4. Hoàn thiện các quy định về quỹ BHXH
Nhằm giải quyết tình trạng mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp hơn nhiều so với thu nhập thực tế của NLĐ, cần có sự điều chỉnh quy định về tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc đối với NLĐ làm việc ở khu vực ngoài nhà nước nhằm đảm bảo khoản tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương đương với số tiền thực tế mà họ nhận được, khoản tiền làm căn cứ đóng BHXH phải bao gồm cả tiền lương và các khoản phụ cấp. Sửa đổi quy định trên theo hướng mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là mức lương mà NLĐ thực nhận trong thực tế bao gồm cả các khoản trợ cấp, phụ cấp. Quy định trên vừa làm tăng nguồn thu của quỹ, đồng thời cũng nhằm giải quyết tình trạng tiền lương, tiền công đóng BHXH ở khu vực này thường thấp dẫn tới tiền lương hưu của NLĐ thấp nhiều so với mức lương khi họ đang còn làm việc.
Để tăng thêm nguồn thu cho quỹ BHXH và bảo đảm cân đối quỹ BHXH (quỹ hưu trí – tử tuất) cần tiến hành kết hợp với những giải pháp như: tăng tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí và tử tuất, điều chỉnh công thức tính lương hưu cho phù hợp, trong đó tính tới việc tăng tỷ lệ giảm trừ % hưởng lương hưu do NLĐ nghỉ hưu trước tuổi. Thống nhất chung cách tính tiền lương bình quân làm căn cứ tính lương hưu đối với NLĐ hưởng lương theo thang lương, bảng
lương nhà nước và đối với NLĐ hưởng tiền lương, tiền công theo thang lương, bảng lương do NSDLĐ quyết định và thực hiện các quy định nhằm tăng tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ. Bên cạnh đó, cần kết hợp với phương thức chuyển nguồn kết dư từ quỹ ngắn hạn (quỹ ốm đau – thai sản, quỹ TNLĐ-BNN) để chuyển sang quỹ hưu trí – tử tuất nhằm tăng nguồn thu cho quỹ hưu trí, tử tuất trong thời gian tới.
Để đảm bảo nguyên tắc quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, giảm bớt việc, tiết kiệm chi phí quản lý cho cả cơ quan BHXH và NSDLĐ, Điều 91 cần sửa đổi theo hướng NSDLĐ nộp đủ 3% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản và hàng tháng NSDLĐ tập hợp hồ sơ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe của NLĐ nộp cho cơ quan BHXH để giải quyết sau đó tiếp nhận danh sách NLĐ hưởng trợ cấp do cơ quan BHXH chuyển đến để chi trả trợ cấp cho NLĐ.
Đối với quỹ BHTN trong giai đoạn hiện nay, mức đóng góp của NSDLĐ và NLĐ là ngang nhau và có sự đóng góp của Nhà nước là hợp lý và đảm bảo cho sự ổn định, sự thành công của chế độ BHTN, thúc đẩy sự tham gia của NSDLĐ. Tuy nhiên, trong tương lai cần xác định vai trò của Nhà nước chỉ dừng lại ở việc bảo trợ cho quỹ trong trường hợp mất cân đối Nhà nước có bù đắp. Việc quy định rút sự can thiệp của Nhà nước vào quỹ BHTN là phù hợp với thông lệ của các quốc gia trên thế giới, ở các nước Nhà nước chỉ bù cấp khi thiếu hụt về tài chính. Giải pháp này sẽ tạo cho NLĐ và NSDLĐ hạn chế sự trông chờ ỷ lại vào nguồn ngân sách Nhà nước, cùng với việc rút dần sự can thiệp của Nhà nước vào quỹ BHTN chúng ta cần quy định tăng mức đóng vào quỹ BHTN chia đều cho cả NLĐ và NSDLĐ. Những sự điều chỉnh trong các quy định pháp luật sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng tăng nguồn thu cho quỹ BHXH.
3.2.1.5. Các giải pháp nâng cao chế tài xử lí đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội:
Để khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH trên thực tế như: tình trạng chậm đóng, nợ đóng BHXH, đóng không đúng số người thuộc diện tham gia BHXH, không đóng BHXH nhằm bảo vệ quyền lợi của NLĐ nói chung và thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của BHXH thì một trong những giải pháp cần được tiến hành đó là: Tăng cường hệ thống chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, trong góc đ ộ cần thiết cần có
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Đóng Bình Quân Bhxh Tự Nguyện Giai Đoạn 2008- 2011
- Những Yêu Cầu Đặt Ra Đối Với Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Ở Việt Nam
- Những Giải Pháp Cơ Bản Nhằm Hoàn Thiện Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Ở Việt Nam
- Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
qui điṇ h rõ trách nhiêm
hình sự đối với chủ doanh nghiêp
– người đaị diên
theo pháp luât
của doanh nghiêp
khi có hành vi vi pham
phá p luât
về bảo
hiểm xã hôi
. Bổ sung hành vi “chiếm đoat
tiền nôp
BHXH của người lao
đôṇ g” thành một tội danh đưa vào Bô ̣Luât
hình sự để ngăn chăn
hành vi
những sai phạm nêu trên. Đồng thời, đề nghị nâng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị vi phạm về BHXH lên mức cao hơn để đảm bảo sức răn đe (hiện tại mức xử phạt cao nhất hiện nay là 30.000.000 đồng, nên chưa đảm bảo được tính răn đe đối với những đơn vị vi phạm). Cần có qui định mức lãi suất chậm đóng BHXH linh hoạt hơn, cần tăng mức phạt tiền lên cao hơn mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm và lũy tiến mức phạt theo thời gian vi phạm. Như vậy, vừa tránh được việc chiếm dụng vốn của NSDLĐ vừa đủ sức phòng ngừa vi phạm.
Để hoạt động khởi kiện các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH
được thực hiện có hiệu quả, kiến nghi T
òa án nhân dân tối cao xem xét và co
văn bản hướng dân
cho miên
tiền tam
ứ ng án phí trong tr ường hợp cơ quan
BHXH khởi kiên
doanh nghiêp
nơ ̣ BHXH , xem đây là trường hơp
“cơ quan
tổ chứ c khởi kiên
vụ á n dân sự để bảo vê ̣quyền và lơi
ích hơp
phá p của
ngườ i khá c, lơi
ích công côn
g , lơi
ích của Nhà nướ c” và được m iên
án phí .
Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể
về trình tự , thủ tục , nôi
dung hồ sơ khởi kiên
, thời han
xét xử các vu ̣tranh
chấp về BHXH để Tòa án nhân dân các đia
phương thống nhất thưc
hiên
trong thời gian sớm nhất , có căn cứ tiến hành ngay việc thi hành án nhằm
đảm bảo thu hồi nhanh số tiền nơ ̣ quỹ BHXH giải quyết quyền lơi cho người lao đôṇ g .
về BHXH
3.3.2. Nghiên cứu một số chế độ bảo hiểm xã hội đáp ứng mục tiêu phát triển BHXH trong giai đoạn tới
3.3.2.1. Nghiên cứu xây dựng chế độ hưu trí bổ sung đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người nghỉ hưu.
Chế độ hưu trí bổ sung mang lại cho NLĐ có thêm cơ hội lựa chọn để có thể đa dạng hóa nguồn thu nhập, bổ sung thêm mức lương hưu hàng tháng từ bảo hiểm hưu trí bắt buộc, góp phần cải thiện đáng kể đời sống của người nghỉ hưu. Chế độ hưu trí bổ sung sẽ được áp dụng cho những NLĐ đang tham gia loại hình BHXH bắt buộc và họ tự nguyện tham gia thêm chế độ này nhằm có được một mức lương hưu cao hơn khi đủ điều kiện nghỉ hưu.
Xây dựng chế độ hưu trí bổ sung cần tiến hành và có sự nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới về hình thức tổ chức thực hiện, phạm vi áp dụng, mức đóng góp, đặc biệt là hình thức quản lý tài chính đối với quỹ BHXH này, phải đảm bảo quỹ hoạt động hiệu quả và mang lại lợi nhuận. Để áp dụng xây dựng hưu trí bổ sung này vào nước ta thì không thể thiếu vai trò quản lý của Nhà nước thời gian đầu.
3.3.2.2. Nghiên cứu để từng bước chuyển dần hệ thống BHXH hiện nay theo cơ chế thực thanh thực chi có mức hưởng xác định (PAYG) sang hệ thống BHXH theo cơ chế đóng hưởng với mức đóng xác định.
Việc áp dụng hệ thống tài khoản cá nhân giúp giảm bớt được sự xuất hiện của khoản nợ lương hưu tiềm ẩn trong hệ thống hiện hành. Nếu tiếp tục duy trì hệ thống thực thanh thực chi thì khoản nợ lương hưu tiềm ẩn sẽ rất
lớn, và khoản nợ này sẽ phá vỡ sự ổn định tài chính của quỹ BHXH trong t- ương lai. Ngược lại, nếu chuyển hoàn toàn sang hệ thống tài khoản cá nhân thì tất cả những khoản nợ lương hưu tiềm ẩn nêu trên sẽ trở thành hiện hữu và nó sẽ tác động ngay đến quỹ BHXH và ngân sách nhà nước vốn đã rất hạn chế.
3.3.3.Giải pháp về cách thức tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật bảo hiểm xã hội
Để NLĐ ở khu vực phi chính thức có thể tham gia vào loại hình BHXH tự nguyện thì trong thời gian đầu cần có sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước nhằm đảm bảo tính khả thi, nên chăng cần xác định mức hỗ trợ cụ thể trong thời gian đầu tạo sự hấp dẫn cho loại hình này, đồng thời tạo cơ sở thiết lập nền tảng tài chính an toàn, bền vững cho quỹ.
Trong quá trình tổ chức thực hiện việc mở rộng đối tượng còn chậm, đặc biệt là đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, lao động làm việc trong khu vực kinh tế hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Sở dĩ có những hạn chế trên là do công tác thông tin, tuyên truyền chưa thật sâu rộng, ấn tượng; đặc biệt là hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật BHXH tự nguyện tổ chức triển khai còn chậm, còn thiếu các hình thức phù hợp tác động trực tiếp đến đối tượng tham gia đặc biệt khu vực nông thôn, làng nghề, dịch vụ. Vì vậy, cần có sự đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền kể cả về hình thức và nội dung nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của NSDLĐ và NLĐ về quyền và trách nhiệm trong quá trình thực thi chính sách BHXH, đặc biệt có sự tác động tích cực và hiệu quả đối với khu vực ngoài quốc doanh. Thiết lập các kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận phản hồi ý kiến của NLĐ và doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách BHXH; cần thiết phải có sự phổ biến rộng rãi đến mỗi NLĐ để họ thấy rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm trong việc tham gia các loại hình BHXH.
Tuyên truyền, tập huấn của các cơ quan thực thi pháp luật BHXH nhằm tác động có hiệu quả tới nhận thức và trách nhiệm thực hiện của các đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH. Theo đó, xác định cụ thể đối tượng NSDLĐ tương ứng với NLĐ thuộc đơn vị, tổ chức đó để có phương thức, nội dung, mức độ tuyên truyền cho phù hợp và hiệu quả. Để làm tốt giải pháp này, cần trang bị tốt về kỹ năng và kiến thức BHXH cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi BHXH để họ có đủ khả năng truyền đạt, giải thích, phát hiện và đề xuất trong việc sửa đổi, bổ sung các vấn đề liên quan đến BHXH có được từ các cơ sở đơn vị khi tiến hành tuyên truyền tập huấn.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đặc biệt tăng cường đội ngũ cán bộ thanh tra về BHXH từ Trung ương đến cơ cở. Công tác kiểm tra, thanh tra được thực hiện trên cơ sở phối hợp chặt chẽ cơ quan Thanh tra lao động, Thanh tra Nhà nước và các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan trong kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các quy định của Luật BHXH.
Cơ quan BHXH cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan như Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thuế, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất để nắm đầy đủ số lượng đơn vị và NLĐ phải tham gia BHXH nhằm mở rộng hơn nữa đối tượng tham gia BHXH đặc biệt khu vực ngoài nhà nước.
Hoàn thiện và đổi mới phương thức quản lý, hoạt động của hệ thống sự nghiệp cung cấp dịch vụ BHXH. Hoàn thiện và đổi mới phương thức quản lí
và hoạt động của hệ thống sự nghiệp cung cấp dịch vụ bả o hiểm xã hôi
theo
hướng nâng cao chất lượng phục vụ và đơn giản hoá các thủ tục hành chính
được áp dụng một cách thống nhất nhằm bảo đảm hoạt động cung ứng dịch vụ BHXH đối với NLĐ ngày một tốt hơn. Cụ thể:
Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành và đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm hệ thống BHXH trong thực hiện các chính sách, chế độ BHXH đối với NLĐ .
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ngành BHXH theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tận tuỵ với công việc và từng bước hình thành đội ngũ cán bộ xã hội chuyên nghiệp.
- Đưa công nghệ thông tin vào hoạt động điều hành hệ thống BHXH, trước hết là quản lý đối tượng và chi trả chế độ trợ cấp.
KẾT LUẬN
BHXH là một bộ phận cấu thành trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, là một chính sách quan trọng không thể thiếu của NLĐ. BHXH ra đời và phát triển đã tạo điều kiện cho hàng triệu NLĐ có thêm thu nhập để đảm bảo và ổn định cuộc sống khi không may gặp rủi ro như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu và mất.
Chính sách BHXH và hệ thống pháp luật BHXH càng hoàn thiện thì lợi ích của NLĐ càng được bảo vệ đầy đủ, chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật BHXH cho phù hợp với sự thay đổi của đất nước trong từng giai đoạn nhằm bảo vệ NLĐ là xu hướng tất yếu của các quốc gia.
Pháp luật về BHXH đã từng bước hoàn thiện và thực hiện chức năng điều chỉnh các quan hệ BHXH phát sinh. Tuy nhiên, trên thực tế chính sách BHXH vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục gây ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, công tác tổ chức thực hiện về BHXH còn gây khó khăn cho NLĐ trong quá trình thực hiện chính sách BHXH. Với việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay” đã khẳng định tầm quan trọng của chính sách BHXH nói chung, nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với BHXH, đề tài nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số bất hợp lý về các quy định trong chế độ như: điều kiện hưởng, mức hưởng và những bất cập trong thủ tục, mức hưởng đối với NLĐ làm việc ở các khu vực kinh tế khác nhau. Những hạn chế này cần nhanh chóng được đánh giá, xem xét và có sự điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho NLĐ.
Qua việc phân tích những tồn tại trong các quy định của pháp luật, cũng như những tồn tại trong công tác tổ chức thực hiện BHXH trên thực tế, luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật