Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - 2


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong kinh doanh Ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ Ngân hàng chưa cao…

Giai đoạn 2008 – 2012 là một giai đoạn mà ngành ngân hàng nói chung có những biến động lớn. Chu kỳ đi xuống của nền kinh tế sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng ở mức cao và ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 – 2012 đã khiến các ngân hàng đều gặp những vấn đề trong hoạt động tín dụng. Trong đó rủi ro tín dụng (RRTD) luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ Ngân hàng nào, kể cả các Ngân hàng hàng đầu trên thế giới bởi có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) là một trong những Ngân hàng hàng đầu trong Khối Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP). Sau những giai đoạn tăng trưởng vượt bậc về quy mô tổng tài sản, dư nợ tín dụng và kết quả kinh doanh, ACB đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu khủng hoảng và lộ diện những nguy cơ đe dọa đến an toàn toàn hệ thống ngân hàng – thể hiện bằng việc suy giảm tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng ở mức thấp và kết quả kinh doanh lỗ trong quý III/2012. Đặt trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2011 và 2012 cũng như dự báo tình hình kinh tế còn nhiều biến động những năm tới sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh, việc hướng đến các tiêu chuẩn hoàn thiện khả năng quản lý là việc cần làm ngay đối với bất kỳ Ngân hàng nào, và ACB cũng không ngoại lệ. Do đó, việc lựa chọn vấn đề:” Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu” làm đề tài luận văn cao học là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa về mặt thực tế.


2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mục đích: Nghiên cứu, khảo sát thực trạng rủi ro tín dụng tại ACB, từ đó tìm ra các nguyên nhân dẫn đến RRTD trong thời gian qua; đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình hoạt động của ACB trong việc hạn chế RRTD.

Đối tượng: Hệ thống lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng, hệ thống pháp luật, hệ thống các chuẩn mực đánh giá, giám sát về RRTD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Phạm vi: Trọng tâm nghiên cứu là các nguyên nhân dẫn đến RRTD tại NH TMCP Á Châu trong giai đoạn 2008 – 2012, từ đó đề xuất giải pháp hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian tới.

3. Phương pháp nghiên cứu

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - 2

Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích,… đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Đồng thời, tiếp thu ý kiến phản biện của nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý, điều hành có liên quan để hoàn thiện giải pháp.

4. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

được chia làm 3 chương, cụ thể như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại Chương II: Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu


CHƯƠNG I


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về tín dụng trong các ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng tín dụng

1.1.1.1 Khái niệm tín dụng

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Căn cứ theo khoản 01 Điều 03 của Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Tổ chức Tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

1.1.1.2 Đặc trưng của tín dụng

Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau:

- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản).

- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng.

- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.


- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Tóm lại, tín dụng ngân hàng chiếm vai trò quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với nền kinh tế. Để có thể phát huy được khả năng của nó, ngân hàng càng ngày càng mở rộng nhiều loại hình tín dụng. Tuy nhiên, để tránh các tác động xấu có thể xảy ra, ngân hàng cần xem xét, đánh giá kỹ các rủi ro tiềm ẩn trước khi cấp tín dụng.

1.1.2 Các hình thức tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú. Tùy theo từng phương thức phân loại mà tín dụng đựợc phân thành nhiều loại khác nhau.

1.1.2.1 Theo thời hạn tín dụng

Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.

Tín dụng trung hạn: là tín dụng có thời hạn từ 1 – 5 năm, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.

Tín dụng dài hạn: là loại có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho XDCB, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn.

Tín dụng trung hạn và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất.

1.1.2.2 Theo đối tượng tín dụng

Căn cứ vào đối tượng tín dụng, tín dụng được chia thành hai loại: tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định.

Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn tín dụng đựơc sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hoá, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. Loại tín dụng này thường được chia


ra các loại: cho vay dự trữ hàng hoá; cho vay chi phí sản xuất và cho vay để

thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu kỳ phiếu.

Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành TSCĐ. Loại này được đầu tư để mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kỹ thuật mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời hạn cho vay là trung hạn và dài hạn.

1.1.2.3 Mục đích sử dụng vốn

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, tín dụng được chia làm hai loại: tín dụng sản xuất lưu thông hàng hoá và tín dụng tiêu dùng.

Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá.

Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng: Như mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hoá bền chắc và cả những nhu cầu hàng ngày. Tín dụng tiêu dùng có thể được cấp phát dưới hình thức bằng tiền hoặc dưới hình thức bán chịu hàng hoá.

1.1.2.4 Chủ thể trong quan hệ tín dụng

Căn cứ vào tiêu thức này, thì tín dụng được chia thành các loại: tín dụng thương mại, tín dụng Nhà nước và tín dụng ngân hàng.

Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá. Mua bán chịu hàng hoá là hình thức tín dụng, vì:

Người bán chuyển giao cho người mua để sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định.

Đến thời hạn được thoả thuận, người mua hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi suất.

Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần của tín dụng thương mại là GIẤY NỢ

- một dạng đặc biệt của khế ước dân sự xác định trái quyền cho người bán và nghĩa vụ phải thanh toán nợ của người mua. Giấy nợ trong quan hệ tín dụng


thương mại được gọi là kỳ phiếu thương mại (thương phiếu), với 2 loại: hối phiếu và lệnh phiếu.

Hối phiếu là một thương phiếu do chủ nợ lập ra để ra lệnh cho người thiếu nợ trả một số tiền nhất định cho người hưởng thụ khi món nợ đáo hạn. Người hưởng thụ có thể là người phát hành, cũng có thể là thứ ba.

Lệnh phiếu là một thương phiếu do người thiếu nợ lập ra để cam kết trả một số tiền nợ nhất định khi đến hạn cho chủ nợ.

Về hình thức, thương phiếu được chia ra ba loại:

Thương phiếu vô danh, không ghi tên người thụ hưởng;

Thương phiếu ký danh; có ghi tên người thụ hưởng và

Thương phiếu định danh, có ghi tên như thương phiếu ký danh nhưng không chuyển nhượng cho người khác.

Vai trò của tín dụng thương mại trong nền kinh tế thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng thừa thiếu vốn của các nhà doanh nghiệp thường xuyên xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mại một mặt đáp ứng nhu cầu vốn của những nhà doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá của mình. Mặt khác sự tồn tại của hình thức tín dụng này sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp chủ động khai thác được nguồn vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy vậy tín dụng thương mại vẫn có những hạn chế về qui mô tín dụng, về thời hạn cho vay, và về phương hướng (giới hạn đối với những xí nghiệp cần hàng hoá để sử dụng cho sản xuất hoặc dự trữ), ngoài ra việc cung cấp tín dụng thương mại chỉ được thực hiện trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau.

Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. Trong nền kinh tế ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian, trong quan hệ tín dụng nó vừa là người cho vay đồng thời là người đi vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi,


trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tư cách là người cho vay, nó cung cấp tín dụng cho các nhà doanh nghiệp và cá nhân.

Khác với tín dụng thương mại, được cung cấp dưới hình thức hàng hoá, tín dụng ngân hàng được cung cấp dưới hình thức tiền tệ - bao gồm tiền mặt và bút tệ. Trong nền kinh tế thị trường, đại bộ phận quỹ cho vay tập trung qua ngân hàng, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư hàng hoá, trang trải các chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ, mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư XDCB và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân.

Tín dụng Nhà nước: Là quan hệ tín dụng trong đó Nhà nước là người đi vay. Chủ thể trong quan hệ tín dụng Nhà nước bao gồm: Người đi vay là Nhà nước Trung ương và Nhà nước địa phương, người cho vay là dân chúng, các tổ chức kinh tế, ngân hàng và nước ngoài. Mục đích đi vay của tín dụng Nhà nước là bù đắp khoản bội chi Ngân sách.

Tín dụng Nhà nước bao gồm: tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn.

Tín dụng ngắn hạn: là khoản vay ngắn hạn của Kho bạc Nhà nước để bù đắp các khoản bội chi tạm thời, thời hạn dưới 1 năm. Tín dụng ngắn hạn của Nhà nước được thực hiện bằng cách phát hành kỳ phiếu kho bạc (còn gọi là tín phiếu). Việc phát hành được thực hiện bằng hai cách: phát hành để vay vốn Ngân hàng Trung ương và phát hành để vay vốn cá nhân và nhà doanhnghiệp.

Tín dụng dài hạn: là các khoản vay dài hạn của kho bạc Nhà nước, thường từ 5 năm trở lên. Tín dụng Nhà nước dài hạn được thực hiện bằng cách phát hành công trái (trái phiếu). Theo thời gian công trái chia ra hai loại: Trái phiếu thời hạn 5 năm hoặc 10 năm và trái phiếu vĩnh viễn. Theo phạm vi phát hành, công trái cũng chia ra hai loại: Trái phiếu quốc nội và trái phiếu quốc tế. Lãi suất công trái được Nhà nước qui định lúc phát hành và chi trả hàng năm.

1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng

Các chỉ tiêu sau được sử dụng để đo lường và định lượng hiệu quả hoạt


động tín dụng trong ngân hàng

1.1.3.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%):

(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = ------------------------------------------------- x 100%

Dư nợ năm trước

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

1.1.3.2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%)


(DSCV năm nay - DSCV năm trước)

Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) = ------------------------------------------------- x 100%

DSCV năm trước

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi). Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

1.1.3.3 Tỷ lệ thu lãi (%)


Tổng lãi đã thu trong năm

Tỷ lệ thu lãi (%) = ------------------------------------------------- x 100%

Tổng lãi phải thu trong năm

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay. Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của NH càng tốt, ngược lại NH đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2022