Tỷ Lệ Dư Nợ/tổng Nguồn Vốn (%)


doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu (tín dụng đen) trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai (thông thường tỷ lệ tốt trên 95%).

1.1.3.4 Tỷ lệ Dư nợ/Tổng nguồn vốn (%)

Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của NH. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH, đánh giá khả năng sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao, ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trị trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.

1.1.3.5 Tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động ( % )

Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy đông hay chưa. Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.

1.1.3.6 Hệ số thu nợ ( % )

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ ( % ) = ---------------------------------------x 100%

Doanh số cho vay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.


Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng phản ánh kết quả tốt.

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - 3


1.1.3.7 Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%)

Doanh số thu nợ đến hạn

Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) = ------------------------------------------------- x 100%

Tổng dư nợ đến hạn


Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH. Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đánh giá khả năng thu hồi nợ của các khoản tín dụng đã cho vay, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng.Tỷ lệ này càng cao càng phản ánh kết quả tốt.

1.1.3.8 Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = ------------------------------------- x 100

Tổng dư nợ


Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.

1.1.3.9 Tỷ lệ nợ xấu (%)

Tổng nợ xấu

Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = ------------------------------------- x 100

Tổng dư nợ

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu được dùng để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.

1.1.3.10 Vòng quay vốn Tín dụng (vòng)


Doanh số thu nợ Vòng quay vốn Tín dụng (vòng) = ----------------------------

Dư nợ bình quân


Trong đó:


(Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ )

Dư nợ bình quân trong kỳ = ---------------------------------------------------

2

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.

1.1.3.11 Số khách hàng được vay vốn

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua.

1.2 Rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm và phân loại

1.2.1.1 Khái niệm

Có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro, đối với ngân hàng thương mại, rủi ro là một biến cố không mong đợi gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Rủi ro tín dụng là những rủi ro do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của Hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của Ngân hàng. Nếu món vay của Ngân hàng bị thất thoát, dân chúng sẽ thiếu lòng tin và tìm cách rút tiền khỏi Ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại. Khi rủi ro tín dụng phát sinh, Ngân hàng thương mại không thực hiện được kế hoạch đầu tư cũng như kế hoạch thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn. Rủi ro tín dụng lớn


sẽ dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ, khó mở rộng quan hệ với các bạn hàng và các Ngân hàng khác, buộc Ngân hàng phải thu hẹp hoạt động, tất cả thể hiện ở lợi nhuận giảm, ngân hàng phải sử dụng vốn tự có để bù đắp sự giảm sút đó, uy tín của Ngân hàng giảm sút, dẫn đến tình trạng khó khăn, phá sản.

1.2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

a) Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

Rủi ro giao dịch (Transaction risk): là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.

- Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.

- Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.

- Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.

Rủi ro danh mục (Porfolio risk): là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại là rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (Concentration risk).

- Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

- Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều


đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

b) Căn cứ vào thời hạn tín dụng

Rủi ro tín dụng ngắn hạn: Tín dụng ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động còn thiếu phát sinh trong quá trình kinh doanh của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế. Như vậy, tín dụng ngắn hạn chỉ cung cấp một phần chứ không phải toàn bộ số vốn lưu động trong một thời gian ngắn.

Đối với loại tín dụng này, rủi ro thường xảy ra khi cán bộ tín dụng phạm phải sai lầm trong quá trình tính toán hiệu quả đầu tư và thiếu cẩn trọng trong công tác thẩm định. Để khắc phục được loại rủi ro này, chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng để đưa ra các kết luận đúng đắn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng của công tác thẩm định.

Rủi ro tín dụng trung, dài hạn: Tín dụng trung dài hạn là khoản vay với mục đích đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định. Tín dụng trung và dài hạn là khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dài, đối với tín dụng trung hạn là từ 01 đến 05 năm, đối với tín dụng dài hạn là trên 05 năm. Ngoài các đặc điểm trên, tín dụng trung và dài hạn còn có một đặc điểm quan trọng là có số lượng lớn.

Rủi ro tín dụng trung và dài hạn thường xảy ra khi có những diễn biến bất lợi trong quá trình xây dựng và tiến hành sản xuất kinh doanh do thời gian thu hồi vốn quá dài. Ngoài các thông số kinh tế, kỹ thuật các nhà đầu tư cần phải tính đến các biến động về chính trị, chính sách của nhà nước (các yếu tố phi kinh tế) nếu không rất dễ dẫn tới rủi ro gây thiệt hại lớn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Để tránh được loại rủi ro này, các nhà đầu tư cần phải tính, cân nhắc một cách chính xác và tỷ mỷ hiệu quả của dự án đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. Trong đó có một số yếu tố cực kỳ quan trọng về kinh tế kỹ thuật như: nguyên nhiên vật liệu đầu vào, khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra, các sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế hiện đang có bán trên thị trường, xu hướng và


thái độ của thị trường đối với loại sản phẩm này, lựa chọn công nghệ phù hợp, khả năng làm chủ công nghệ của chủ đầu tư, v.v.. và các yếu tố phi kinh tế khác như: Chính sách của Nhà nước đối với ngành nghề, sản phẩm sau đầu tư, năng lực và uy tín của bên cung cấp thiết bị công nghệ…

1.2.2 Dấu hiệu rủi ro tín dụng

Khi tiến hành cấp tín dụng các ngân hàng thương mại đều mong muốn khoản tín dụng được hoàn trả đầy đủ và đúng thời hạn như đã thoả thuận. Chính vì thế, sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, Ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay của họ. Nếu thấy có biểu hiện sử dụng vốn sai mục đích hoặc có sự khác thường có thể dẫn đến việc không hoàn trả được vốn vay của khách hàng, NHTM phải tìm biện pháp ngăn ngừa, can thiệp kịp thời. Các biểu hiện thường gặp là:

- Khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính hoặc không cung cấp được những thông tin mà ngân hàng yêu cầu.

- Sử dụng tín dụng sai mục đích ban đầu.

- Số tiền gửi giảm sút.

- Lưỡng lự chậm trễ khi dàn xếp những cuộc viếng thăm cơ sở sản xuất kinh doanh của cán bộ ngân hàng, có sự suy giảm trong bầu không khí tin cậy và hợp tác, có sự lạnh nhạt với ngân hàng ngay sau khi nhận được vốn vay.

- Gian lận tài sản thế chấp xảy ra khi bên đi vay cố tình gian trá về sự tồn tại của tài sản thế chấp. Hành vi này xảy ra khi khoản vay được bảo đảm bằng tài sản và khách hàng khai man về tài sản thế chấp để đáp ứng các yêu cầu theo hợp đồng vay.

- Khách hàng có ý xin hoãn nợ hoặc khất nợ, gia hạn nợ, chậm trễ trong việc thanh toán lãi hàng kỳ, hoàn trả nợ vay ngân hàng chậm hoặc quá kỳ hạn, không được trả như cam kết.

Các dấu hiệu trên đây là biểu hiện của những khó khăn về mặt tài chính từ


phía người đi vay, các dấu hiệu này xuất hiện là có khả năng khách hàng khó hoàn trả các món vay. Vì vậy, chúng là cơ sở để ngân hàng tìm hiểu biện pháp điều chỉnh và ngăn chặn kịp thời, tránh những khoản nợ quá hạn có thể gây rủi ro tín dụng.

1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Tín dụng là hoạt động chính yếu của ngân hàng. Nếu quản lý tốt, tín dụng sẽ góp phần đáng kể trong việc tạo ra lợi nhuận và làm tăng giá trị ngân hàng. Ngược lại, nếu quản lý kém, tín dụng có thể gây ra tổn thất lớn và làm giảm giá trị ngân hàng. Một trong những mục tiêu quan trọng của quản lý tín dụng là làm giảm tối đa rủi ro tín dụng. Muốn vậy, ngân hàng cần phải lượng hóa và đánh giá được rủi ro tín dụng để từ đó có các biện pháp quản lý hiệu quả.

Các chỉ số thường được sử dụng để đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng là:

a) Tỷ lệ nợ quá hạn

Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%

Tổng dư nợ cho vay


Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cho phép dư nợ quá hạn của các Ngân hàng thương mại không được vượt quá 5%, nghĩa là trong 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được phép là 5 đồng.

Nợ quá hạn (non performing loan – NPL) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn thành các nhóm sau:

Nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày – Nợ cần chú ý.

Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn.


Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ.

Nợ quá hạn trên 361 ngày – Nợ có khả năng mất vốn.

b) Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay

Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể đòi,…) là khoản nợ mang các đặc trưng sau:

- Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.

- Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.

- Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.

- Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày.

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm các nhóm nợ như sau:

+ Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

+ Nhóm nợ nghi ngờ: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ng ày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

+ Nhóm nợ có khả năng mất vốn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này không được vượt quá 3%.

Tỷ lệ nợ xấu cũng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của TCTD. Nếu tỷ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2022