Nhận Xét Và Đánh Giá Chung Về Tính Hình Tài Chính Của Công Ty

2.2.4.3 Tỷ số cơ cấu tài chính

Bảng 2.13: Bảng các tỷ số cơ cấu tài chính



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012


Hoàng Quân

Trung bình các công ty khác cùng

ngành


Hoàng Quân

Trung bình các công ty khác cùng

ngành


Hoàng Quân

Trung bình các công ty khác cùng

ngành

Tỷ số

nợ/Tổng TS


73.75%


50.83%


69.32%


55.04%


72.31%


51.31%

Tỷ số

nợ/VCSH


281.02%


121.60%


225.94%


155.06%


261.09%


180.90%

Hệ số khả năng thanh

toán lãi vay


6.28


36.09


-0.80


2.36


-0.67


2.68

Tổng

TS/VCSH


381%


222%


326%


255%


361%


281%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Tư vấn thương mại - Dịch vụ - Địa ốc Hoàng Quân - 12

Nguồn: Báo cáo tài chính Hoàng Quân và các công ty cùng ngành năm 2010, 2011, 2012


Qua phân tích tỷ số này sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý cho công ty. Cũng qua đó nhà đầu tư thấy được rủi ro về tài chính của công ty mà có quyết định đầu tư hợp lý.

Qua kết quả phân tích trên cho thấy tỷ số nợ/tổng TS của Hoàng Quân trong 3 năm đều cao (trên 50%). Điều này cho thấy trong những năm qua công ty sử dụng nợ rất nhiều. Nguyên nhân một phần là do các công ty BĐS với đặc điểm là sử dụng nợ để thực hiện dự án đầu tư. Do đó, ta thấy tỷ số này ở trung bình các công ty khác cũng khá là cao đều giữ mức xấp xỉ 50%, sử dụng nợ cao là một thực tế trong ngành này. Tuy nhiên, tỷ số nợ/Tổng TS lại thấp hơn tỷ số nợ/VCSH và tỷ lệ tài sản/VCSH là lớn cho thấy cơ cấu vốn của công ty chưa được ổn lắm.

Trong năm 2010, công ty đã sử dụng một khoản vay đáng kể. Năm 2010, tỷ số nợ đạt mức cao nhât là 73.75%, hầu hết là NNH (chiếm 43.39% tổng nguồn vốn). Nhưng trong năm tài chính này, công ty vẫn đảm bảo khả năng chi trả lãi vay là

6.28 lần, tuy nhiên nếu so với con số 36.09 lần của công ty cùng ngành thì hệ số chi trả lãi vay của công ty là khá thấp.

Năm 2011, tỷ số nợ có giảm xuống nhưng không đáng kể. Tỷ số này vẫn còn ở mức cao so với trung bình một số công ty cùng ngành khác là 55.04%. Trong năm tài chính này, công ty không đảm bảo được khả năng thanh toán lãi vay với tỷ số là (-0.80 lần) so với trung bình các công ty khác cùng ngành là 2.36 lần. Nguyên do là trong năm doanh thu thấp nhưng chi phí lại cao dẫn đến lợi nhuận trước thuế thấp trong khi chi phí lãi vay trong kỳ công ty vẫn phải gánh chịu cho khoản vay trước đó. Khoản vay từ nợ người bán và khoản ứng trước của người mua chiếm tỷ trọng 32.47% tổng nguồn vốn cho thấy công ty chủ yếu sử dụng vốn vay và vốn chiếm

dụng nhằm trang trải cho phần lớn vốn thiếu hụt chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính kém vì vậy công ty cần có kế hoạch sử dụng các khoản nợ phù hợp để giảm bớt chi phí lãi vay.

Năm 2012, vẫn tình hình chung là tỷ số nợ/tổng TS là khá cao (72.31% trong khi chỉ số này với trung bình các công ty khác cùng ngành là 51.31%). Tỷ số nợ/VCSH và tỷ số Tổng TS/VCSH khá cao cho thấy cơ cấu vốn của công ty vẫn chưa ổn định, công ty vẫn còn dùng phần lớn là vốn vay trên để cải thiện tình trạng thiếu hụt vốn trong kinh doanh. Riêng tỷ số chi trả lãi vay năm nay có cao hơn năm 2011 một chút (đạt -0.67 trong khi năm 2011 là -0.8) nhưng vẫn là con số âm và điều này chứng tỏ công ty không đảm bảo được khả năng chi trả lãi vay của mình (khi so với trung bình các công ty khác cùng ngành là 2.68 thì càng cho thấy công ty đang gặp vấn đề về khả năng chi trả nợ vay rất lớn) trong năm tài chính này. Nhưng phân tích nguyên do dẫn đến khả năng chi trả lãi vay ở năm 2012 này xuất phát là do chi phí lãi vay rất lớn (khoản chi phí lãi vay này xấp xỉ năm 2011) trong khi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có phần khởi sắc cải thiện hơn, cốt lòi của việc mất khả năng thanh toán trong năm tài chính này là khoản lãi vay công ty phải chịu cho khoản vay trước đó và do năm này công ty chuyển hướng đầu tư dự án cần thêm vốn nên tăng thêm các khoản vay. Vậy, trong tương lai có thể mang lại sự hứa hẹn của công ty sẽ cho một tỷ số thanh toán lãi vay có thể chấp nhận được so với trung bình ngành.

2.2.4.4 Tỷ số sinh lợi

Tỷ số sinh lợi đánh giá được quan hệ giữa lợi nhuận với tình hình sử dụng các loại vốn và tài sản, khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu… từ đó giúp ta nhìn thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh và triển vọng phát triển của công ty trong tương lai.

a. Tỷ suất doanh lợi tiêu thụ (ROS)

Bảng 2.14: Bảng phân tích doanh lợi tiêu thụ (ROS)

Đơn vị tính: VNĐ


Phân tích tỷ số sinh lợi

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Lợi nhuận sau thuế

275,227,754,373

5,714,480,058

19,048,208,965

Doanh thu thuần

366,236,646,478

48,089,503,624

301,941,188,022

ROS

75.15%

11.88%

6.31%

Trung bình ROS của các công ty khác

cùng ngành


61.18%


16.21%


17.09%

Nguồn: Báo cáo tài chính Hoàng Quân và một số công ty cùng ngành năm 2010, 2011, 2012


Doanh lợi tiêu thụ của công ty năm 2010 đạt giá trị cao nhất 75.15%, và cao hơn hẳn trung bình của các công ty khác cùng ngành, chứng tỏ năm tài chính này công

ty có khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu cao dẫn đến có lãi trong kinh doanh, đồng thời tỷ suất này có xu hướng giảm dần năm 2012 chỉ còn 6.31%. Xét năm 2011, tốc độ giảm nhanh của doanh lợi tiêu thụ (chỉ đạt 11.88%) là do năm này chứng kiến sự sụt giảm đáng kể lợi nhuận sau thuế. Yếu tố ảnh hưởng đến sự sụt giảm của khoản mục doanh thu trong khi chi phí thì tăng cao trong kỳ. Đến năm 2012, con số này là 6.31% cho biết rằng cứ 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra được 6.31 đồng lợi nhuận. Một con số khá thấp so với trung bình một số công ty khác là 17.09%. Trong khi doanh thu thuần năm 2012 tương đương năm 2010 nhưng lại có ROS thấp hơn hẳn là do các khoản chi phí cần phải chi trả trong kỳ chiếm tỷ trọng cao dẫn đến ROS của công ty thấp hơn hẳn ROS của trung bình công ty khác. Công ty cần xem xét quản trị tốt các khoản chi phí nhằm tăng hiệu quả tạo lợi nhuận của doanh thu.

b. Tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA)

Bảng 2.15: Bảng phân tích doanh lợi tài sản (ROA)


Đơn vị tính: VNĐ


Phân tích tỷ số sinh lợi

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Lợi nhuận sau thuế

275,227,754,373

5,714,480,058

19,048,208,965

Tổng Tài sản

2,778,320,776,251

2,395,329,335,142

2,718,610,828,052

ROA

9.91%

0.24%

0.70%

Trung bình ROA của các công ty khác cùng

ngành


11.62%


3.27%


2.30%

Nguồn: Báo cáo tài chính Hoàng Quân và một số công ty cùng ngành năm 2010, 2011, 2012


ROA của công ty nhìn chung qua 3 năm có xu hướng giảm nhanh.

Năm 2010 đạt 9.91% có nghĩa là cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản tạo ra được gần 10 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên tỷ số này qua 2 năm 2011, 2012 giảm mạnh lần lượt là 0.24%, 0.7% (trong khi so với trung bình các công ty khác cùng ngành thì tỷ số này qua năm là 3.27%, 2.3%), khá thấp so với những công ty khác cùng ngành. Điều này chứng tỏ công ty quản trị tài sản không tốt.

c. Tỷ suất doanh lợi VCSH (ROE)

Bảng 2.16: Bảng phân tích doanh lợi VCSH (ROE)

Đơn vị tính: VNĐ


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Lợi nhuận sau thuế

275,227,754,373

5,714,480,058

19,048,208,965

Vốn chủ sở hữu

729,176,503,855

734,890,983,913

752,888,572,385

ROE

37.75%

0.78%

2.53%

Trung bình ROE của các công ty khác cùng ngành

22.92%

9.23%

6.20%

Nguồn: Báo cáo tài chính Hoàng Quân và một số công ty cùng ngành năm 2010, 2011, 2012


ROE là vấn đề quan trọng của việc sinh lời mà các cổ động đang nắm giữ cổ phiếu của công ty quan tâm. Năm 2010 ROE của công ty đạt 37.75% cao hơn hẳn so với các công ty khác cùng ngành 22.92%. Cũng trong năm nay, công ty tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán với giá chào sản khởi điểm là 38,000 đồng. Điều này cho thấy ROE ảnh hưởng rất lớn đến giá trị cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Tuy nhiên năm 2011, và 2012 chứng kiến sự sụt giảm mạnh về giá của cổ phiếu Hoàng Quân, tính cho đến nay mức giá này dao động ở mức 5,000 đồng/cổ phiếu (thấp hơn mệnh giá cổ phiếu). Năm 2011, 2012 ROE công ty giảm nhanh chỉ còn 0.78% (2011) và 2.53% (2012) trong khi đó ở các công ty khác cùng ngành con số này trung bình là 9% và 6%. Có thể thấy việc sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của công ty chưa được hiệu quả, tuy chỉ số này không âm nhưng VCSH tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sinh lãi thấp, công ty cần có nỗ lực để nâng cao doanh thu hơn nữa, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn để gia tăng lãi và cân nhắc mức sử dụng đòn bẩy nợ vay hợp lý nhằm tăng khả năng sinh lời của nguồn vốn khi bỏ ra đầu tư.

Để thấy được nguyên nhân của sự sụt giảm ROE trong 2 năm 2011, 2012 ta tiến hành phân tích ROA và các nhân tố tác động đến ROE thông qua việc phân tích tài chính Dupont ở phần sau.

2.2.5 Phân tích tài chính Dupont

Mục tiêu chung của một DN khi kinh doanh đó là tối đa hóa lợi nhuận, việc tối đa hóa lợi nhuận là đòn bẩy đẩy giá cổ phiếu của DN gia tăng. Vì vậy, không chỉ DN mà cổ đông cũng mong muốn ROE không ngừng gia tăng. Yếu tố cấu thành nên ROE liên hệ qua phương trình Dupont sau:


Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế


DT

thuần

Tổng TS

=

x

x

VCSH

DT thuần


Tổng TS

VCSH

ROE


=


ROS


x


Hiệu suất sử dụng tổng TS


x


FLM


Lợi nhuận sau thuế




ROE

=


x

Đòn bẩy nợ vay (FLM)



Tổng tài sản










1


ROE

=

ROA

x






1 – tỷ số nợ



Từ phân tích Dupont cho thấy, ROE chịu tác động của 3 yếu tố sau: Doanh lợi tiêu thụ (ROS), hiệu suất sử dụng tài sản và đòn bẩy tài chính.

Bảng 2.17: Bảng phân tích phương trình Dupont



Phân tích Dupont

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012


Hoàng Quân

Trung bình các công ty khác cùng

ngành


Hoàng Quân

Trung bình các công ty khác cùng

ngành


Hoàng Quân


Trung bình các công ty khác

cùng ngành

ROE

37.75%

22.92%

0.78%

9.23%

2.53%

6.20%

ROA

9.91%

11.62%

0.24%

3.27%

0.70%

2.30%

1-(Tổng

nợ/Tổng TS)


26.25%


49.17%


30.68%


44.96%


27.69%


48.69%

Hiệu suất sử

dụng TS


0.16


0.46


0.02


0.35


0.12


0.32

ROS

75.15%

61.18%

11.88%

16.21%

6.31%

17.09%

Nguồn: Báo cáo tài chính Hoàng Quân và một số công ty cùng ngành năm 2010, 2011, 2012

ROE năm 2010 là cao nhất là do doanh lợi tiêu thụ và hiệu suất sử dụng tài sản cao, đồng thời là đòn bẩy tài chính cũng tương đối cao. Kết hợp với khả năng thanh toán là 1.67 lần và hệ số thanh toán lãi vay là 6.28 lần cho thấy mặc dù năm 2010 tỷ số nợ cao nhưng công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nợ. So với các trung bình các công ty khác cùng ngành thì năm này ROE của công ty cao hơn là 37.75% (trung bình công ty khác cùng ngành là 22.92%, điều này cho thấy nợ vay của công ty đã làm khuếch đại ROE nhưng lại khiến cho công ty phải đối mặt với rủi ro tài chính.Và thật vậy, năm 2011 là năm chứng kiến ROE của công ty “lao dốc không phanh” khi giảm mạnh từ 37.75% (năm 2010) xuống chỉ còn 0.78% với tốc độ giảm gấp 1.5 lần so với tốc độ giảm của trung bình các công ty cùng ngành (giảm từ 22.92% năm 2010 xuống còn 9.23% năm 2011). Lý do là do đòn bẩy nợ vay của công ty tăng (điều này cho thấy là công ty có số NPT tăng trong năm 2011, trong

khi xét xu hướng NPT của công ty là giảm qua 3 năm). Một lý do nữa là do giảm ở hiệu suất sử dụng tài sản, hiệu suất TS giảm dẫn đến doanh lợi VCSH giảm, cho thấy trong năm 2010, 2011 công ty sử dụng TS không hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận. Trong khi hiệu suất này ở công ty khác ở mức 0.4 lần, 0.3 lần thì ở Hoàng Quân con số này có sự chênh lệch quá lớn, thậm chí chỉ bằng 0.02 lần năm 2011, và chỉ bằng 1/18 của các công ty khác (0.35 lần). Việc ngân hàng siết chặt tín dụng, giảm tốc độ và tỷ trọng nợ vay lĩnh vực phi sản xuất, đặc biệt là ngành BĐS cùng với lãi vay tăng cao (18 – 20%/năm) đã làm tăng chi phí lãi vay của công ty, do vậy công ty cũng thay đổi cấu trúc vốn của công ty theo hướng tăng VCSH. Thêm vào đó là hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn do giá nguyên vật liệu không ngừng tăng làm tăng chi phí xây dựng dở dang dự án làm giảm ROS còn 11.88% năm 2011. Hơn thế nữa, nếu nhìn trên góc độ vĩ mô thị trường BĐS đang rơi vào trạng thái “đóng băng”, cung cầu suy giảm, thanh khoản thấp, giá BĐS lao dốc, ứ động hàng tồn kho trong khi khoản phải thu vẫn chiếm 1 tỷ trọng lớn dẫn đến hiệu suất sử dụng TS rất thấp là 0.02 vòng.

Đến năm 2012, ROE có xu hướng tăng là do tăng khoản mục hiệu suất sử dụng TS, tăng ROA kéo theo làm tăng ROE lên 2.53%. Tuy vậy, con số này vẫn thấp hơn so với công ty cùng ngành (6.2 vòng). Điều đặt ra cho công ty đó là công ty nên san sẻ rủi ro bằng cách phát hành cổ phiếu mới để có thể tạo nguồn vốn kinh doanh tụ chủ hơn, và thật vậy để tăng tính thanh khoản công ty đã tiến hành chi trả cổ tức trong năm 2011 bằng cổ tức nhằm tăng vốn điều lệ lên 600 tỷ so với trước là 400 tỷ.

Hoàng Quân là một công ty cổ phần có niêm yết cho nên đối với công ty ROE cực kỳ quan trọng để thu hút vốn đầu tư. Do đó, để đạt được điều này công ty nên có những biện pháp nhằm thúc đẩy doanh thu tăng trưởng, tiết kiệm chi phí, giảm các khoản chi không thật cần thiết. Đẩy mạnh việc bán hàng qua đó làm giảm lượng tồn kho ứ động đồng thời qua đó giảm bớt áp lực trả nợ vay ngân hàng. Đồng thời, DN cần xây dựng một chính sách bán chịu hợp lý và phải nâng cao việc quản trị khoản phải thu. Trong tương lai, để đạt được một “bức tranh tài chính” khả quan hơn công ty cần xem xét hướng tăng thêm vốn cổ phần giảm nợ dần đạt được cấu trúc tối ưu vừa có thể khuếch đại được ROE, giảm được rủi ro khi sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính.

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Qua phần phân tích tình hình tài chính của công ty tôi xin được đưa ra một số nhận xét khái quát sau:

3.1 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÍNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

3.1.1 Nhận xét về cơ cấu tài chính

Về tài sản: Tình hình TS có xu hướng giảm rồi tăng lại trong 3 năm 2010 – 2012. Tổng TS năm 2012 so năm 2010 có chênh lệch nhẹ chỉ khoảng 60 tỷ, đạt 2,718,610,828,052 đồng so với 2010 con số này là 2,778,320,776,251 đồng. Nhìn chung, trong 3 năm tình hình tài chính của công ty có xu hướng giảm ở khoản mục TSNH, tăng ở TSDH. Tình hình TS giảm năm 2011 là điều dễ hiểu bởi vì vào thời kỳ này hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều DN thua lỗ dẫn đến phá sản, giải thể và theo thống kê của Tổng cục thống kê cho biết trong năm 2011 thì có hơn 79,000 DN phá sản (trong đó có hơn 2,400 DN trong ngành BĐS) và năm vừa rồi (2012) chúng ta lại chứng kiến con số này tăng thêm 24.1% (hơn 2,600) DN BĐS phá sản năm 2012, một con số khiến nhà đầu tư phải “e dè” khi ra quyết định đầu tư trong thời kỳ này. Tuy vậy, tình hình TS của Hoàng Quân năm 2012 lại hứa hẹn nhiều tiềm năng trong tương lai khi khoản phải thu khách hàng trong năm nay tăng cùng với doanh thu tăng mạnh, hơn thế nữa là khoản mục trả trước cho người bán cũng tăng cho thấy công ty đang đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh mà kết quả khả quan ban đầu là doanh thu trong kỳ tăng.

Cùng với những điểm chú ý ở trên tôi không thể không nhấn mạnh đến vấn đề TSCĐ, tuy năm 2012 công ty chỉ có khoản nhỏ mua sắm thêm thiết bị dụng cụ quản lý song hiệu suất sử dụng TSCĐ lại tăng gấp 7 lần năm 2010 cho thấy công ty đã sử dụng hợp lý TSCĐ, tối đa công suất máy móc, từ đó cho thấy công ty đã có cái nhìn đúng về quản trị TS.

Tuy nhiên công ty cần có kế hoạch phải thu các khoản phải thu khách hàng phù hợp một mặt có thể thu hồi nợ và đưa lượng vốn bị chiếm dụng này vào đầu tư kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, một mặt là thu hút được khách hàng - đây là điều quan trọng trong kinh doanh vì “Khách hàng là người đưa DN đến thành công”.

Về nguồn vốn: Nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm (đều xấp xỉ con số 70% trên Tổng nguồn vốn), cho thấy công ty cũng như hầu hết DN khác đó là vẫn sử dụng nợ vay để đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên nhìn chung công ty đang có hướng cơ cấu lại nguồn vốn đó là giảm nợ vay, tăng VCSH nhằm tăng sự tự chủ về tài chính, giảm được áp lực về nợ vay trong tương lai. Nhìn chung cơ cấu nguồn

vốn của công ty không hợp lý lắm, trong ngắn hạn công ty không đủ TSNH để đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn do một phần TSNH được tài trợ bởi NDH dẫn đến sự mất cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, đồng thời cũng làm tăng thanh toán nợ ngắn hạn.

3.1.2 Nhận xét về hoạt động kinh doanh

Tuy tình hình tài chính kinh tế trong nước và thế giới biến động bất lợi đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của công ty. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cao năm 2010 nhưng lại giảm mạnh năm 2011, tăng mạnh lại năm 2012, lợi nhuận sau thuế của công ty nhìn chung có xu hướng giảm (2011) rồi lại tăng (2012) tương tự doanh thu. Đồng thời tỷ trọng GVHB (chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu) trên doanh thu có xu hướng giảm từ 76% trong 2 năm 2010 xuống còn gần 65% trong năm 2012. Điều này cho thấy công ty đang giảm dần tỷ trọng của GVHB nhằm tối đa hóa được lợi nhuận cùng với việc giảm các chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN cho thấy công ty năm 2012 đã có những biểu hiện quản trị tốt trên vấn đề chi phí khi các khoản chi này năm 2011 là rất lớn và là nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ trong kinh doanh của công ty trong năm tài chính này. Nhận định tình hình kinh doanh của công ty tương lai khá khả quan vì tình hình kinh tế vĩ mô có phần “sáng sủa” hơn cho lĩnh vực kinh doanh BĐS là Nhà nước có chính sách kinh tế mở, tín dụng thoáng hơn (so năm 2011) cho người có nhu cầu mua, hay kinh doanh BĐS, có kế hoạch giảm thuế GTGT cho nhà ở an sinh xã hội trong năm 2013, đồng thời gói 30,000 tỷ đưọc Nhà nước bơm vào lĩnh vực BĐS nhằm vực dậy thị trường BĐS vốn yên ắng trong năm 2012, nhưng liệu có phá tan được “tảng băng” BĐS giải quyết được hàng tồn kho của DN và người nghèo có nhà? Chúng ta cùng phân tích ở phần giải pháp (phần tiếp theo của chương).

3.1.3 Nhận xét về thanh toán

Tỷ số thanh toán của công ty nhìn chung giảm qua 3 năm phân tích 2010 – 2012. Các tỷ số thanh toán của công ty có liên quan chặt chẽ với sự biến động của các yếu tố cấu thành nên nó như: NPT, TSNH, hàng tồn kho, tiền và các khoản tương đương tiền. Như đã phân tích nhiều ở trên ta nhận thấy các tỷ số thanh toán của công ty có xu hướng giảm năm 2011, và tăng lại năm 2012. Có thể thấy năm tài chính này, công ty đã cải thiện phần nào về khả năng thanh toán nợ của mình. Một công ty có tỷ số thanh toán nợ thấp, liệu có nhà đầu tư nào “đủ gan” để đưa đồng vốn của mình đầu tư vào. Chính vì hiểu được vấn đề cốt lòi đó nên trong năm 2012 ghi nhận sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong đơn vị khi cố gắng cải thiện con số này hơn so với năm 2011 mặc dù tình hình 2012 cũng được đánh giá là đang ở giai đoạn khó khăn nhất. Song, với cái nhìn chiến lược Hoàng Quân đã, đang và sẽ cải thiện tình

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 08/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí