tương đối lớn cho công ty trong khi chi phí tài chính không thay đổi nhiều qua 3 năm. Song khoản mục lãi tiền gửi, lãi cho vay năm 2011 tăng mạnh, tỷ trọng chiếm hơn phân nửa trong doanh thu hoạt động tài chính, và tỷ trọng này hơn 80% trong năm 2012. Điều này dễ giải thích vì khoản lãi này có liên quan đến đến khoản đầu tư tài chính phát sinh tăng trong kỳ. Khoản mục cổ tức và lợi nhuận được chia của công ty qua 3 năm có xu hướng giảm liên tục điều này là do công ty đã tiến hành thoái vốn ở hầu hết các công ty con và chỉ còn liên hệ vốn góp liên kết tại những công ty này.
Nhìn chung, doanh thu hoạt động tài chính qua 3 năm giảm đáng kể. Điều này cho thấy công ty đang dồn tiềm lực về nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nên khoản đầu tư tài chính giảm dẫn đến khoản mục doanh thu tài chính giảm theo.
Doanh thu khác: Khoản mục này cũng có xu hướng giảm qua 3 năm, khoản thu này chủ yếu từ tiền thanh lý nhượng bán TSCĐ, tiền trả góp thực hiện dự án. Khoản thu nhập khác này thật sự quan trọng tạo ra lợi nhuận cho công ty trong năm tài chính 2011, trong khi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của năm nay là lỗ 26,718,462,254 đồng.
b. Chi phí
Hình 2.10: Biểu đồ thể hiện kết cấu chi phí
Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng
Chi phí tài chính
Giá vốn hàng bán
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Giá vốn hàng bán:
Bảng 2.7: Bảng phân tích giá vốn hàng bán
Đơn vị tính: VNĐ
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | |
Giá vốn kinh doanh BĐS | 188,809,776,025 | 19,551,692,700 | 205,022,984,217 |
Giá vốn hoạt động XD | 89,268,740,671 | 8,265,345,380 | 3,943,355,012 |
Giá vốn dịch vụ đã cung cấp | - | 830,380,756 | - |
Giá vốn hoạt động khác | - | 2,692,723,023 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần – Tư Vấn – Thương Mại – Dịch Vụ - Địa Ốc Hoàng Quân Từ Năm 2010 - 2012
- Biểu Đồ Thể Hiện Các Khoản Đầu Tư Tài Chính Dài Hạn
- Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
- Biểu Đồ Cơ Cấu Các Khoản Chi Từ Hoạt Động Đầu Tư
- Nhận Xét Và Đánh Giá Chung Về Tính Hình Tài Chính Của Công Ty
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Tài Chính Của Công Ty
Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo tài chính Hoàng Quân năm 2010, 2011, 2012
Giá vốn hàng bán đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán bao gồm các khoản chi phí để có được quyền sử dụng đất, chi phí đền bù giải tỏa, san lấp mặt bằng, chi phí xây dựng… Năm 2010, giá vốn hàng bán của công ty là cao nhất trong 3 năm là 278,078,516,696 đồng chủ yếu là khoản mục giá vốn kinh doanh BĐS do năm nay công ty tung ra các sản phẩm BĐS kinh doanh và tỷ trọng của khoản mục này so với tổng chi phí là gần 80%, điều này cho thấy GVHB chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí. Nhưng theo biểu đồ trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy khoản mục GVHB năm 2011 giảm mạnh với tỷ lệ là 88.73%, có tốc độ giảm nhanh hơn so với DT là 1.48%. Nguyên nhân là do năm 2011 DT bán hàng giảm kéo theo giảm GVHB, đồng thời cũng trong kỳ kinh doanh này công ty cũng tìm kiếm và ký kết được các hợp đồng trọn gói với nhà thầu lớn đảm bảo được tính ổn định về giá cả nguyên vật liệu nên làm tăng nhanh tốc độ giảm của GVHB so DT. Năm 2012, GVHB của công ty tăng cao là do doanh thu năm nay tăng cao nên kéo theo GVHB tương ứng tăng theo mà chủ yếu là tăng ở khoản mục GVHB kinh doanh BĐS.
Chi phí hoạt động (Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp):
Từ biểu đồ trên cho thấy chi phí hoạt động có xu hướng tăng. Năm 2011, tỷ trọng chi phí hoạt động này tăng mạnh chỉ riêng khoản mục chi phí quản lý DN chiếm gần 145% trên DT thuần. Chi phí năm 2011 tăng cao làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 95.31% tương ứng con số giảm là 274,717,596,550 đồng. Chi phí hoạt động tăng là do tăng các loại chi phí cho dự án, chi phí thuê văn phòng (do trụ sở chính của công ty ở Hàm Nghi là tài sản góp vốn nhưng trong năm 2011 đã được bán buộc công ty chuyển địa chỉ văn phòng về Huỳnh Văn Bánh nên làm tăng chi phí thuê văn phòng), đồng thời công ty cũng trích lập dự phòng cho khoản thu nợ khó đòi là 16,304,596,910 đồng là phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại. Năm 2012, công ty đã có những chính sách phù hợp đã làm giảm được các khoản chi không thật hợp lý và lãng phí nên qua biểu đồ ta có thể thấy tỷ trọng khoản mục này đã giảm đáng kể hơn so với năm 2011.
Điều chúng ta cần chú ý đó là khoản mục chi phí khác trong chi phí hoạt động là khá lớn, một sự thắc mắc liệu DN có ghi nhận nghiệp vụ phát sinh vào đúng tài khoản và công ty cũng cần nên xem xét việc giảm bớt các khoản chi phí khác không hợp lý nhằm giảm chi phí làm tăng lợi nhuận của công ty.
Chi phí hoạt động tài chính: Chi phí tài chính của công ty nhìn chung có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2010 là 39,580,607,184 đồng lên đến 73,206,468,144 đồng. Khoản mục chi phí này hầu hết là chi phí lãi vay chiếm hơn 90% đến 100% tổng chi phí tài chính của DN. Năm 2011, chi phí tài chính tăng mạnh 74.73% so 2010 tăng mạnh là chi phí lãi vay của công ty năm nay tăng mạnh tăng hơn 72.08% nâng số chi phí lãi vay năm nay lên 68,111,260,296 đồng trên tổng chi phí tài chính là 69,159,510,281 đồng. Đó là khoản chi phí mà công ty phải gánh chịu cho các khoản vay trước đó nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn của DN. Năm 2012, chi phí tài chính tăng lên chủ yếu là do chi phí lãi vay cũng tăng nhẹ 5.85% so năm 2011. Tuy nhiên năm 2012 khoản chi phí lãi vay vẫn là một con số khá lớn, là do lạm phát, lãi suất cho vay cao, điều này thật sự là gánh nặng cho công ty trong kinh doanh vì phải gánh chịu một số lớn chi phí lãi vay làm giảm lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, một mặt lãi vay khiến lợi nhuận công ty giảm, một mặt nó cũng là một lá chắn thuế hiệu quả khi năm tài chính 2011 cho dù lợi nhuận sau thuế công ty có thấp nhưng vẫn duy trì được ở mức lợi nhuận dương.
Chi phí khác: Chi phí khác của công ty nhìn chung có xu hướng giảm từ 2,099,842,091 đồng năm 2010 xuống còn 1,260,196,555 đồng năm 2012, việc chi phí khác của công ty giảm về con số 1 tỷ hơn và giữ con số tương đương qua 2 năm 2011, 2012. Xét chi phí khác năm 2010 là 2,099,842,091 đồng là do các khoản tiền bồi thường hợp đồng khá là cao cùng với khoản mục chi phí cho Hoàng Quân Plaza, đến năm 2011 và 2012 khoản mục bồi thường này có xu hướng tăng nhẹ, song do việc giảm được chi phí cho Hoàng Quân Plaza nên khiến chi phí khác của công ty 2 năm này giảm nhanh.
2.2.2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận
Tổng lợi nhuận trước thuế của DN được tạo ra từ 3 hoạt động chính đó là hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác.
Bảng 2.8: Bảng cơ cấu lợi nhuận từ hoạt động
Đơn vị tính: VNĐ
Năm 2010 | Tỷ trọng | Năm 2011 | Tỷ trọng | Năm 2012 | Tỷ trọng | |
Lợi nhuận thuần từ HĐKD | 46,795,449,214 | 16.24% | - 80,404,182,901 | -594.86% | 46,464,967,225 | 190.88% |
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính | 190,441,018,945 | 66.07% | 53,685,720,647 | 397.19% | (27,827,220,146) | -114.32% |
Lợi nhuận khác | 50,997,669,586 | 17.69% | 40,235,003,449 | 297.67% | 5,704,483,353 | 23.43% |
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế | 288,234,137,745 | 100% | 13,516,541,195 | 100% | 24,342,230,432 | 100% |
Nguồn: Báo cáo tài chính Hoàng Quân năm 2010, 2011, 2012
Qua bảng số liệu trên cho thấy cơ cấu lợi nhuận từ năm 2010 đến năm 2012 có sự thay đổi rò rệt. Năm 2010 tỷ trọng của hoạt động kinh doanh trên tổng lợi nhuận trước thuế của công ty là 16.24%, trong khi lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty chiếm tỷ trọng là 66.07%, một tỷ trọng khá cao. Nhìn chung năm 2010 tất cả các hoạt động của công ty đều mang lại lợi nhuận cho công ty. Có thể nói năm 2010, tình hình kinh doanh của công ty tạm chấp nhận được và công ty cần chú ý khoản lợi nhuận mang lại cho công ty phần lớn là do hoạt động tài chính, có thể thấy trong năm này công ty có sự thay đổi cơ cấu lợi nhuận lớn _ điều đáng lẽ cần thấy ở một DN hoạt động có hiệu quả đó là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh phải là yếu tố chiếm tỷ trọng cao tạo nên lợi nhuận của DN_điều này cần xem xét lại hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai sẽ có thể gặp nhiều khó khăn. Và sự thật đã diễn ra, năm 2011 LNST giảm mạnh chỉ còn 13,516,541,195 đồng so với con số này năm ngoái là 288,234,137,745 đồng, giảm hơn 95%. Nguyên nhân là do hoạt động bán hàng và dịch vụ bị lỗ nặng, doanh thu hoạt động kinh doanh BĐS giảm nhiều, việc này như đã giải thích ở trên là do thị trường BĐS chung năm 2011 trầm lắng cùng với chính sách tiền tệ tín dụng thắt chặt riêng đối với lĩnh vực BĐS nên ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của DN trong kỳ. Trong năm tài chính này, hoạt động tài chính của DN tiếp tục mang lại lợi nhuận cho công ty, đóng góp 397.19% vào LNST của DN nhưng con số này là thấp hơn so năm 2010. Hoạt động khác cũng vẫn đem lại lợi nhuận cho DN năm nay nhưng là giảm so với năm tài chính trước đó. Điều đáng lạc quan là năm 2012, một năm cũng khá là “chật vật” đối với ngành BĐS, buộc phải chứng kiến nhiều công ty phá sản hoặc đứng trước bờ vực phá sản, song ở năm tài chính này điều đáng mừng, đáng lưu ý đó là hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả đóng góp 46,464,967,225 đồng vào tổng lợi nhuận của công ty, chiếm tỷ trọng 190.88%. Tuy nhiên năm nay hoạt động tài chính không hiệu quả mang lại một khoản lỗ cho công ty là 27,827,220,146 đồng, qua phân tích doanh thu, chi phí trên điều này có thể dễ giải thích là được dễ dàng. Cùng với việc giảm lợi nhuận từ hoạt động tài chính thì năm nay lợi nhuận khác của công ty cũng giảm hơn so với năm 2011 chủ yếu là do thu nhập khác giảm kéo theo.
Nhận xét: Qua phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy tình hình kinh doanh của công ty biến động theo chiều hướng tốt. Tuy năm 2011 tình hình kinh doanh của công ty có chiều hướng xấu, song xét về nguyên do là do tác động của chính sách vĩ mô, tín dụng thắt chặt, lãi suất cho vay tăng cao đã tác động đáng kể đến thị trường BĐS làm chi phí đầu tư dự án tăng mạnh, tiến độ triển khai xây dựng các dự án chậm lại, ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của công ty. Hoạt động chính của công ty là kinh doanh BĐS năm 2012 đã mang lại lợi nhuận cho công ty trong khi năm 2012 được đánh giá là một năm “u ám” của ngành BĐS, mặc dù chính sách tín dụng của ngân hàng có mở hơn đối với lĩnh vực này song quy trình và điều kiện thì cực kỳ khó khăn. Song năm này, do định hướng được cầu của thị trường, Hoàng Quân đã có nguồn cung phù hợp, đó là chiến lược chuyển sang kinh doanh BĐS tầm trung và thấp và nhà ở xã hội nhằm tăng tính thanh khoản cho công ty, đồng thời trong năm 2012, đầu năm 2013 công ty đã có quyết định táo bạo đầu tư chuyển đổi các dự án lớn như Dự án thương mại Sovrano Plaza tại Đại lộ Nguyễn Văn Linh, khu 2, đô thị Nam Sài Gòn sang dự án nhà ở xã hội với tên gọi mới Hoàng Quân Plaza.
Phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010 – 2012 đã giúp ta có cái nhìn tổng quát về thực trạng tài chính của công ty. Chúng ta cũng khá quen thuộc với câu nói “Có lãi nhưng không có tiền” hay “Lãi giả, lỗ thật”. Một DN đang làm ăn có lãi thì không có gì bảo đảm rằng nó không bị đe dọa phá sản, nếu không có tiền chi trả nợ và quay vòng sản xuất kinh doanh. Chính do tầm quan trọng của tiền mặt mà báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã trở thành một trong những báo cáo tài chính quan trọng bậc nhất. Nó giải thích một cách rò ràng về những thay đổi trong tồn quỹ tiền mặt của công ty trong một kỳ kế toán. Chính vì lý do đó, chúng ta tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
2.2.3 Phân tích dòng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Ngô Hoàng Điệp
Bảng 2.9: Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Đơn vị tính: VNĐ
Tại ngày 31 tháng 12 | Chênh lệch 2011 so 2010 | Chênh lệch 2012 so 2011 | |||||
2010 | 2011 | 2012 | Giá trị | Tỷ trọng | Giá trị | Tỷ trọng | |
1 | 2 | 3 | 4=2-1 | 5=(4/1) *100% | 6=3-2 | 7=(6/2) *100% | |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh | 298,858,325,437 | (341,227,260,212) | (103,537,556,509) | -640,085,585,649 | -214.18% | 237,689,703,703 | 69.66% |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư | (299,438,571,152) | 314,385,722,581 | 101,494,946,280 | 613,824,293,733 | -204.99% | (212,890,776,301) | -67.72% |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính | 42,704,191,347 | (9,478,902,088) | 8,839,000,000 | -52,183,093,435 | -122.20% | 18,317,902,088 | 193.25% |
LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TRONG KỲ | 42,123,945,632 | (36,320,439,719) | 4,796,389,771 | -78,444,385,351 | -186.22% | 41,116,829,490 | 113.21% |
TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN ĐẦU KỲ | 5,347,627,934 | 47,471,573,566 | 11,151,133,847 | 42,123,945,632 | 787.71% | (36,320,439,719) | -76.51% |
TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN CUỐI KỲ | 47,471,573,566 | 111,511,133,847 | 15,947,523,618 | 64,039,560,281 | 134.90% | (95,563,610,229) | -85.70% |
Nguồn: Báo cáo tài chính Hoàng Quân năm 2010, 2011, 2012
2.2.3.1 Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Qua bảng phân tích trên ta thấy lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm. Cụ thể như sau:
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh trong năm 2011 so với năm 2010 giảm 214.18% tương đương 640,085,585,649 đồng. Năm 2012, lưu chuyển tiền âm từ hoạt động kinh doanh, nhưng so với năm 2011 có sự gia tăng với tỷ lệ 69.66%. Năm 2010, lưu chuyển tiền dương cho thấy dòng tiền vào từ hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn dòng tiền ra trong kỳ, do vậy doanh nghiệp có sẵn tiền để đáp ứng các nhu cầu khác như trả nợ vay, đầu tư tài sản cố định và các khoản đầu tư khác. Năm 2011 lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh là 341,227,260,212 đồng cho thấy dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh nhỏ hơn so với dòng tiền ra trong kỳ, do vậy doanh nghiệp đã tăng các khoản vay , bổ sung từ nguồn vốn chủ sở hữu… để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho hoạt động kinh doanh.
Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư giảm mạnh qua 3 năm có gắn bó mật thiết đến các khoản mục sau: Hoạt động đầu tư, chi phí lãi vay, và việc tăng giảm các loại tài sản lưu động khác như: Khoản phải thu, Hàng tồn kho, các khoản phải trả, chi phí trả trước…
Năm 2010, lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh là dương và cao nhất trong 3 năm là do: Chi phí lãi vay của công ty năm nay tăng mạnh so với năm tài chính trước đó, cho ta cái nhìn khách quan về tình hình tài chính của công ty. Công ty đang chịu một lượng lớn lãi vay khi việc vay vốn để giải quyết việc thâm hụt vốn và đầu tư vào BĐS trong khi tình hình kinh tế khó khăn và nhất là thắt chặt tín dụng làm cho lãi suất cho vay ở lĩnh vực BĐS là khá cao. Một khía cạnh khác, việc điều chỉnh tăng các khoản phải trả làm khoản mục tiền tăng thêm con số tương đương gần 452 tỷ, mặc dù có điều chỉnh giảm ở một số khoản mục khác như tăng các khoản phải thu trong kỳ phát sinh tăng cao là do năm 2010 sự gia tăng các khoản phải thu thương mại các bên liên quan tăng mạnh cùng với đó là việc tăng của các khoản phải thu khác như khoản phải thu cho các cá nhân chủ chốt vay mượn… Các khoản phải thu năm nay tăng cho thấy công ty cũng đang bị chiếm dụng vốn làm nguồn vốn dành cho kinh doanh xoay vòng chậm. Song cũng nhìn nhận một điều như đã phân tích phần khoản phải thu ở trên ta thừa nhận hàng hóa BĐS là một loại hàng hóa khá đặc biệt doanh thu chậm thanh toán, khách hàng chỉ thanh toán theo tỷ lệ % đã ký kết trên hợp đồng hoặc thanh toán theo tiến độ dự án… cho nên khoản phải thu của công ty là tương đối lớn. Đồng thời năm nay, các khoản phải thu từ cổ tức của công ty tăng mạnh, chứng tỏ việc đầu tư của công ty vào những công ty con
– trong lúc tình hình kinh tế khó khăn – và không được chia cổ tức trong năm tài chính này là không hiệu quả.
Năm 2011, năm 2012 dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là âm trong khi trong kỳ công ty hoạt động vẫn mang lại lợi nhuận, mặc dù lợi nhuận 2 năm này có giảm hơn so với năm 2010. Nguyên do gây ra việc dòng tiền bị âm cũng vẫn là những nguyên do chính như: Việc tăng các khoản phải thu, tăng hàng tồn kho, tăng các khoản phải trả, tăng chi phí trả trước. Trong khi lợi nhuận của công ty giảm mạnh so với năm 2010 thì việc tăng mạnh các khoản mục kể trên khiến dòng tiền từ hoạt động này không thể không âm. Điều cần lưu ý năm 2011 so năm 2010 đó là việc giảm mạnh gần 65 tỷ đồng ở khoản phải thu, trong khi hàng tồn kho ứ đọng lên đến con số gần 327 tỷ đồng. Như đã phân tích khoản mục lại ở trên, năm 2011 thật sự là một năm “u ám” của ngành BĐS khi hàng tồn kho liên tục bị ứ đọng, đầu ra kém khiến cho dòng tiền của công ty kém linh hoạt. Việc khoản phải thu giảm năm 2011 làm dòng tiền giảm là do giảm các khoản cho vay các cá nhân vì trong kỳ công ty thu được tiền đã cho các cá nhân, các bên liên quan đã vay trước đó. Trong năm 2012, do năm nay công ty tăng các khoản phải thu tăng mạnh gần 340 tỷ đồng so với năm trước, và khoản phải trả cũng tăng mạnh gần 267 tỷ đồng so với năm 2011 cho thấy Hoàng Quân năm nay đang cố gắng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh. Khoản mục hàng tồn kho vẫn tăng so năm 2011 nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn. Tuy khoản mục này cũng tăng trong kỳ nhưng việc gia tăng này là hợp lý vì trong kỳ do công ty thêm nhiều dự án mới có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai mà biểu hiện cụ thể của nó đó là dần mang lại doanh thu cho công ty giúp lợi nhuận được cải thiện.
2.2.3.2 Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài đầu tư
Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư có xu hướng tăng từ lưu chuyển tiền âm năm 2010 với con số là 299,438,571,152 đồng tăng lên 314,385,722,581 đồng năm 2011 và năm 2012 là 101,494,946,280 đồng.
a. Tiền thu từ hoạt động đầu tư:
Hình 2.11: Biểu đồ cơ cấu các khoản thu từ hoạt động đầu tư
600,000,000,000
500,000,000,000
400,000,000,000
300,000,000,000
200,000,000,000
100,000,000,000
0
2010
2011
2012
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của ĐV khác
Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và TSDH khác