Dòng tiền thu từ các hoạt động đầu tư nhìn chung có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể:
Khoản mục tiền thu lãi cho vay và lợi nhuận được chia là các khoản lãi mà công ty Hoàng Quân được chia bằng tiền từ đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác. Nhìn chung khoản mục này có xu hướng tăng qua 3 năm đạt con số gần 41 tỷ đồng năm 2012.
Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác: Năm 2010, tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác là 0 đồng, năm 2011 là 310.6 tỷ đồng và năm 2012 là 175.4 tỷ đồng. Số tiền này phản ánh số vốn đầu tư ra bên ngoài mà doanh nghiệp đã thu hồi dưới hình thức vốn bằng tiền. Dòng tiền này có thể được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu về tiền cho hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và kể cả hoạt động đầu tư tại doanh nghiệp. Tiền thu hồi từ đầu tư góp vốn bên ngoài tăng cho thấy công ty đang có kế hoạch thu hồi vốn đầu tư để tăng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Do phân tích ở trên, phần đầu tư dài hạn của công ty, ta thấy trong năm 2011 và 2012 khoản thu này cao là do công ty tiến hành thoái vốn ở hầu hết các công ty con, thu hồi vốn tái sản xuất kinh doanh.
Tiền thu hồi cho vay bán lại công cụ nợ của đơn vị khác: Trong năm tài chính 2011, 2012 do công ty đã thu hồi một lượng lớn tiền cho vay từ các thành viên chủ chốt và các bên liên quan khác là yếu tố khá quan trọng chiếm tỷ trọng cao hơn 70% trong tổng tiền thu từ hoạt động đầu tư.
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác: Tiền thu từ hoạt động này trong năm 2010 là 171 tỷ và năm 2011 là 617 tỷ, trong năm 2012 không phát sinh khoản mục này. Năm 2010 công ty bán thanh lý một số TSCĐ đã hết hạn sử dụng để đầu tư vào mua sắm tài sản mới.
b. Tiền chi cho hoạt động đầu tư:
Hình 2.12: Biểu đồ cơ cấu các khoản chi từ hoạt động đầu tư
Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
Tiền chi cho vay, mua công cụ nợ của đơn vị khác
Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TSDH khác
1,000,000,000,000
800,000,000,000
600,000,000,000
400,000,000,000
200,000,000,000
0
2010
2011
2012
Nhìn chung tiền chi cho hoạt động đầu tư giảm mạnh qua 3 năm 2010, 2011, 2012.
Qua biểu đồ trên ta nhận thấy, khoản mục tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác và khoản mục tiền chi cho vay, mua công cụ nợ của đơn vị khác có biến động nhiều nhất trong tổng dòng chi từ hoạt động đầu tư. Tiền chi góp vốn vào đơn vị khác và chi cho vay, mua công cụ nợ của đơn vị khác năm 2010 là lớn nhất và chiếm hầu hết trong tổng khoản chi năm này. Năm 2011, công ty đã không chi góp vốn vào đơn vị khác nhiều nữa mà tiến hành thoái vốn làm tăng dòng tiền thu từ đầu tư từ đó góp phần cải thiện dòng ngân lưu của công ty. Và chi cho vay năm 2011 là 0, trong khi con số này năm 2010 lên đến gần 600 tỷ. Năm 2012, công ty vẫn không chi thêm cho vay và mua sắm TSCĐ mà có một khoản chi nhỏ chi đầu tư goáp vốn. Có thể nói, năm 2011, 2012 công ty dồn hết lực vào hoạt động kinh doanh, hạn chế những khoan thu chi tiền mặt. Điều này cũng có thể giải thích là do công ty đang gặp khó khăn về dòng tiền nên hạn chế các khoản chi.
2.2.3.3 Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính
Hình 2.13: Biểu đồ cơ cấu dòng tiền từ hoạt động tài chính
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
Tiền chi trả nợ gốc vay
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
250,000,000,000
200,000,000,000
150,000,000,000
100,000,000,000
50,000,000,000
0
2010
2011
2012
Nhìn chung dòng tiền từ hoạt động tài chính của công ty qua 3 năm có xu hướng giảm. Đặc biệt là sự giảm nhanh lượng tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được từ năm 2011 so năm 2010 đến năm 2012 lượng tiền này giảm nhẹ hơn và đạt giá trị là 54,500,000,000 đồng so với năm 2010 là 209,347,715,000 đồng. Ngân lưu từ hoạt động này năm 2011 âm, do dòng tiền chi cho hoạt động tài chính (phần lớn là chi trả nợ gốc vay) lớn hơn dòng tiền thu từ hoạt động tài chính, song năm 2012 tình hình thu chi của hoạt động này có cải thiện mà biểu hiện là dòng tiền từ hoạt động tài chính năm nay dương.
Nhận xét: Dòng tiền từ các hoạt động của công ty qua ba năm có các hoạt động tạo ra tiền và sử dụng tiền như sau:
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | |
Hoạt động kinh doanh | + | - | - |
Hoạt động đầu tư | - | + | + |
Hoạt động tài chính | + | - | + |
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Đồ Thể Hiện Các Khoản Đầu Tư Tài Chính Dài Hạn
- Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
- Phân Tích Dòng Tiền Trên Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ
- Nhận Xét Và Đánh Giá Chung Về Tính Hình Tài Chính Của Công Ty
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Tài Chính Của Công Ty
- Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Tư vấn thương mại - Dịch vụ - Địa ốc Hoàng Quân - 14
Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.
Năm 2010, hoạt động kinh doanh của công ty có lãi, tạo ra dòng tiền (+) trong kỳ và dòng tiền từ hoạt động đầu tư (-), một điều có thể dễ suy ra khi xem xét báo cáo ngân lưu khi gặp dòng ngân lưu (-) là có thể DN đầu tư mới TSCĐ cho kinh doanh. Nhưng năm 2010, Hoàng Quân có dòng tiền từ đầu tư (-) là do chi cho vay và chi góp vốn, trong khi chi mua sắm TSCĐ rất thấp. Trong khi đó, dòng ngân lưu ròng từ hoạt động tài chính lại (+), công ty cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh lại đi vay, trong khi nguồn tiền dư công ty lại sử dụng vào việc cho vay. Qua đó ta thấy rằng nguồn tiền của công ty đi vào và đi ra giữa các hoạt động tồn tại sự bất hợp lý cần các nhà quản trị và nhà đầu tư lưu tâm.
Năm 2011, công ty có lợi nhuận song ngân lưu trong kỳ là (-). Hoạt động kinh doanh của công ty không tạo ra tiền nhưng công ty lại có dòng ngân lưu dương từ hoạt động đầu tư, song nguồn tiền dương này không phải do bán thanh lý TSCĐ mang lại mà là do công ty thu hồi các khoản cho vay làm dòng tiền thu vào của hoạt động này tăng mạnh dẫn đến dòng ngân lưu (+), lại thêm dòng tiền từ hoạt động tài chính (-) do khoản chi trả vốn vay khá lớn trong kỳ. Cần lưu ý là ở hoạt động kinh doanh bị dòng tiền (-), trong khi công ty thu hồi vốn vay, công ty đang tái cơ cấu sử dụng vốn lại bằng cách thu hồi vốn cho vay để trả nợ vay nhằm giảm áp lực về lãi vay cho công ty.
Năm 2012, Công ty có lợi nhuận tuy nhiên dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty trong kỳ là (-) do trong năm công ty có tăng doanh thu song khoản phải thu cũng tăng mạnh phần lớn là do đặc điểm của hàng hóa BĐS, với lại trong năm vừa qua tín dụng nới hơn so với năm 2011 nên Hoàng Quân cố gắng nới rộng chính sách bán chịu nhằm kích cầu nhà đầu tư và người mua đặc biệt là năm nay Hoàng Quân đầu tư chuyển đổi nhiều dự án thương mại thành dự án nhà ở xã hội nhằm tăng thanh khoản cho công ty, là nguyên do chủ yếu làm tăng khoản phải thu năm nay dẫn đến dòng tiền (-) trong kỳ. Tình hình dòng tiền của công ty năm 2012 có diễn biến không tốt, vì công ty đang thu hồi vốn (dòng tiền từ đầu tư (+)) đồng thời công ty tiến hành vay thêm nợ (dòng tiền từ hoạt động tài chính (+)), dòng tiền vào của 2 hoạt động trên đi thẳng vào hoạt động kinh doanh mà cụ thể đó là khoản phải thu.
2.2.4 Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính
2.2.4.1 Tỷ số về khả năng thanh toán
Bảng 2.10: Bảng phân tích các tỷ số thanh toán
Đơn vị tính: VNĐ
Năm | Chênh lệch 2011 so 2010 | Chênh lệch năm 2012 so 2011 | |||||
2010 | 2011 | 2012 | Giá trị | Tỷ trọng | Giá trị | Tỷ trọng | |
1 | 2 | 3 | 4=2-1 | 5=(4/1) *100% | 6=3-2 | 7=(6/2) *100% | |
TSNH (1) | 2,010,901,810,887 | 1,227,992,043,031 | 1,660,591,932,272 | -782909767856 | -38.93% | 432,599,889,241 | 35.23% |
Hàng tồn kho (2) | 482,246,589,132 | 291,129,392,617 | 310,686,825,746 | -191117196515 | -39.63% | 19,557,433,129 | 6.72% |
Tiền và các khoản tương đương tiền (3) | 47,471,573,566 | 11,151,133,847 | 15,947,523,618 | -36320439719 | -76.51% | 4,796,389,771 | 43.01% |
NNH (4) | 1,205,533,767,924 | 1,500,476,728,763 | 1,382,187,943,894 | 294942960839 | 24.47% | (118,288,784,869) | -7.88% |
Tỷ số thanh toán hiện hành = (1/4) | 1.67 | 0.82 | 1.20 | -0.85 | -50.94% | 0.38 | 46.80% |
Tỷ số thanh toán nhanh = (1-2)/4 | 1.27 | 0.62 | 0.98 | -0.64 | -50.76% | 0.35 | 56.42% |
Tỷ số thanh toán bằng tiền = (3/4) | 0.039 | 0.007 | 0.012 | -0.032 | -81.13% | 0.004 | 55.25% |
Nguồn: Báo cáo tài chính Hoàng Quân năm 2010, 2011, 2012
Bảng 2.11: Tỷ số thanh toán trung bình của một số công ty cùng ngành
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | |
Tỷ số thanh toán hiện hành | 1.80 | 1.67 | 1.86 |
Tỷ số thanh toán nhanh | 1.34 | 1.29 | 1.48 |
Tỷ số thanh toán bằng tiền | 0.388 | 0.261 | 0.281 |
Nguồn: Báo cáo tài chính các công ty cùng ngành năm 2010, 2011, 2012
Chỉ tiêu trung bình một số công ty cùng ngành được tính bằng cách tính chỉ tiêu của 5 công ty bất động sản với quy mô khác nhau, nhằm lấy số trung bình so sánh với công ty Hoàng Quân để hiểu rò hơn tình hình tài chính của Hoàng Quân thông qua các tỷ số. (Xem Phụ lục 7)
a. Tỷ số thanh toán hiện hành
Qua bảng trên ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty năm 2011 giảm
0.85 lần so với năm 2010. Năm 2012 tỷ số này tăng lại tăng lại lên con số 1.2 lần so năm 2011 chỉ là 0.82 lần. Việc giảm tỷ số này chủ yếu là do giảm TSNH trong khi NNH có xu hướng tăng. Tỷ số hiện hành năm 2010 là 1.67 lần có nghĩa là cứ một đồng NNH được đảm bảo bởi 1.67 đồng TS nhưng đến năm 2011 con số này giảm mạnh chỉ còn 0.82 đồng, không đủ đảm bảo thanh toán các khoản nợ vay nếu các chủ nợ đòi nợ cùng lúc. Trong khi đó chỉ số trung bình một số công ty cùng ngành
năm 2010 là 1.8 lần và 2011 là 1.67 lần và 1.86 lần năm 2012, chênh lệch nhiều khi so với Hoàng Quân trong 3 năm tài chính, cho thấy Hoàng Quân có tỷ số thanh toán hiện thời không được tốt lắm đặc biệt là năm 2011, tốc độ giảm của tỷ số này gấp 4 lần tốc độ giảm của trung bình các công ty cùng ngành. Công ty cần xây dựng một tỷ số thanh toán hiện hành một cách thích hợp vì khi tỷ số này thấp cho thấy công ty không đủ tài sản đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (trong tình hình là công ty đang sử dụng nhiều nợ hơn VCSH), tuy nhiên cần xác định là tỷ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn khi mà các yếu tố khiến tỷ số này cao xuất phát từ việc ứ đọng hàng tồn kho, tăng khoản phải thu hay tiền mặt dự trữ quá nhiều. Do vậy, việc xác định một tỷ số thanh toán hợp lý cần xem xét tình hình tài chính thực tiễn của công ty đồng thời xem xét tình hình tài chính của các công ty khác cùng ngành để có thể đưa ra một cơ cấu nợ, TS phù hợp.
b. Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh của công ty nhìn chung giảm từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2011 tỷ số thanh toán nhanh là 0.62 lần còn tệ hơn năm 2010 (1.27 lần). Điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty năm 2010 còn kém hơn năm trước. Và đây thật sự là vấn đề nghiêm trọng vì chỉ số trung bình của một số công ty cùng ngành là 1.29 lần.
Tuy năm 2012 tỷ số thanh toán nhanh là 0.98 lần, có cải thiện hơn so với năm 2011 (0.62 lần), nhưng so với tỷ số trung bình của một số công công ty cùng ngành năm nay là 1.48 lần. thì con số này là khá thấp.
Khi so sánh 2 tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh, ta thấy tỷ số thanh toán nhanh thấp hơn tỷ số thanh toán hiện thời khá nhiều cho thấy giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị tài sản ngắn hạn. Trong tương lai, công ty cần có kế hoạch tăng khoản mục tài sản ngắn hạn nhằm tăng các tỷ số thanh toán đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ phát sinh của công ty.
c. Tỷ số thanh toán bằng tiền
Tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty qua 3 năm là rất thấp và có xu hướng giảm.
Năm 2010, 2011, 2012 tỷ số này lần lượt là 0.039 lần, 0.007 lần, 0.012 lần trong khi đó tỷ số này trung bình của một số công ty cùng ngành là 0.388 lần, 0.261 lần,
0.281 lần. Tỷ số này rất thấp cho thấy công ty đang gặp khủng hoảng về tài chính, bởi vì tỷ số này rất nhạy cảm với bất kỳ sự biến động nhỏ nào trong hoạt động kinh doanh của công ty. Tỷ số này thấp hơn rất nhiều so với trung bình của một số công ty cùng ngành chỉ bằng 1/10 so với những công ty khác năm 2010, riêng đối với năm 2011 chưa bằng 1/30, và năm 2012 chưa đến 1/20 so với những công ty khác.
Công ty cần có kế hoạch dự trữ lượng tiền phù hợp nhằm tăng khả năng thanh toán của công ty trong tương lai.
2.2.4.2 Tỷ số hoạt động
Bảng 2.12: Bảng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động
Đơn vị tính: VNĐ
Năm | ||||||
2010 | 2011 | 2012 | ||||
Hoàng Quân | Trung bình một số công ty cùng ngành | Hoàng Quân | Trung bình một số công ty cùng ngành | Hoàng Quân | Trung bình một số công ty cùng ngành | |
Vòng quay hàng tồn kho | 0.57 | 3.32 | 0.08 | 5.27 | 0.69 | 7.77 |
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ngày) | 631 | 108.37 | 4,442 | 68.26 | 518 | 46.33 |
Vòng quay khoản phải thu | 1.30 | 1.61 | 0.11 | 1.16 | 0.35 | 1.09 |
Kỳ thu tiền BQ (ngày) | 277 | 223 | 3,188 | 311 | 1,015 | 330 |
Hiệu suất sử dụng TSCĐ | 5.24 | 13.89 | 5.79 | 5.71 | 38.19 | 5.29 |
Hiệu suất sử dụng tổng TS | 0.16 | 0.46 | 0.02 | 0.35 | 0.12 | 0.32 |
Nguồn: Báo cáo tài chính Hoàng Quân và các công ty cùng ngành năm 2010, 2011, 2012
a. Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho khá thấp và có sự biến đổi mạnh qua 3 năm cụ thể là
0.57 lần, 0.08 lần, 0.69 lần thấp hơn nhiều so với trung bình một số công ty cùng ngành rất nhiều (với con số lần lượt là 3.32 lần, 5.27 lần, 7.77 lần qua 3 năm 2010, 2011, 2012) cho thấy tồn kho bình quân trong kỳ rất cao, chính vì điều này khiến cho kỳ luân chuyển hàng tồn kho lại cao hơn hẳn các công ty cùng ngành khác, riêng năm 2011 kỳ luân chuyển hàng tồn kho cao gấp 65 lần những công ty khác. Thông thường số hàng tồn kho thấp sẽ dễ dàng chuyển đổi nhanh. Song trong trường hợp Hoàng Quân lượng tồn kho khá cao dẫn đến một khoản tiền mặt của công ty bị giảm đi do gắng liền với tài khoản này. Năm 2011, số vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh do việc giảm mạnh của khoản mục giá vốn hàng bán tức năm này công ty đang gặp khó khăn trong kinh doanh doanh thu thấp dẫn đến GVHB bị kéo theo. Sang năm 2012, tỷ số này có chiều hướng được cải thiện là do hàng tồn kho giảm hơn phân nửa so với năm 2012, cùng với việc gia tăng của khoản mục GVHB.
Vòng quay hàng tồn kho thấp dẫn đến kỳ luân chuyển hàng tồn kho trong kỳ lớn hơn rất nhiều so với trung bình một số công ty khác cùng ngành mà điển hình là
năm 2011, kỳ luân chuyển hàng tồn kho là 4,442 ngày (tương đương hơn 12 năm) trong khi đó các công ty khác chỉ là 68.26 ngày (chỉ khoảng hơn 2 tháng).
Hình 2.14: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và hàng tồn kho
Hàng tồn kho cuối kỳ
Doanh thu thuần
500,000,000,000
400,000,000,000
300,000,000,000
200,000,000,000
100,000,000,000
0
2010
2011
2012
Do đặc thù của ngành BĐS, hàng tồn kho gồm có 2 khoản mục: Hàng hóa (Là sản phẩm hoàn thiện như căn hộ, nhà ở…) và chi phí cho sản phẩm dở dang (Là giá trị quyền sử dụng đất, chi phí lãi vay đã được vốn hóa, chi phí thiết kế, chi phí xây dựng…của dự án trong giai đoạn triển khai). Khi thị trường BĐS đóng băng, một số dự án đang khởi công phải giãn tiến độ hoặc chậm lại, làm chi phí dở dang tăng kéo theo giá trị hàng tồn kho cao. Năm 2011, do thị trường BĐS trầm lắng, hàng hóa BĐS đã hoàn thành nhưng chưa bán được cộng với chi phí dở dang của các dự án chưa hoàn thành dẫn đến chỉ số vòng quay hàng tồn kho xuống thấp nhất.
Mặc dù tỷ số vòng quay hàng tồn kho của công ty có chiều hướng được cải thiện năm 2012 song con số này vẫn là con số “nhỏ” (0,69 lần) khi so sánh với trung bình của một số công ty cùng ngành khác (7.77 lần). Vòng quay tồn kho chậm và rất nhỏ cho nên công ty buộc phải cân đối lại vòng quay tài sản khác để bù đắp vốn lưu động: Giãn nợ phải trả, tăng tiền ứng trước của người mua, thậm chí cố gắng tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng cho dù lãi suất rất cao lên đến 20%-24%. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho sẽ tác động đến dòng tiền trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến vòng quay tài sản ngắn hạn, ảnh hưởng đến vòng quay tài sản dài hạn và cuối cùng là ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty, đồng thời ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tăng trưởng trong tương lai. Chính vì điều này, công ty cần có kế hoạch điều chỉnh vòng quay sao cho cân đối với các công ty khác cùng ngành và hợp lý với bản thân công ty trong tình hình kinh tế hiện tại.
b. Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu tương đối thấp và nhìn chung có xu hướng giảm qua 3 năm. Vòng quay năm 2011 và năm 2012 <1, điều này cho thấy việc chuyển hóa các khoản nợ phải thu thành tiền là quá chậm. Song đây cũng là đặc điểm chung của
ngành BĐS khi doanh thu thường sẽ được thu tiền theo tiến độ dự án và thông thường một dự án mất khoảng vài năm mới hoàn thành. Năm 2010, chỉ tiêu này là chấp nhận được. Song năm 2011, 2012 chỉ tiêu này quá thấp (0.11 lần và 0.35 lần) so với con số 1.16 lần và 1.06 lần của các công ty khác cùng ngành. Điều này cho thấy công ty chưa thật sự chú trọng đến hoạt động quản lý tài sản ngắn hạn cũng như chính sách thương mại khi mà kỳ thu tiền bình quân ngày tăng: Năm 2010, kỳ thu tiền chỉ trong 277 ngày (chênh lệch không nhiều so với các công ty khác là 223 ngày) có nghĩa là công ty chỉ sẽ mất 277 ngày để thu hồi nợ. Tuy nhiên, năm 2011 là 3,188 ngày (trong khi đó ở các công ty khác cũng tăng nhẹ chỉ đạt 311 ngày), lúc này công ty mất đến gần 9 năm để thu hồi các khoản phải thu, một khoảng thời gian đủ “giết” DN trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Năm 2012 con số này có xu hướng giảm lại còn 1,015 ngày (so với 330 ngày của các công ty khác cùng ngành).
Ta hiểu rằng, vòng quay khoản phải thu cho biết khả năng thu hồi nợ của công ty, song vòng quay của công ty so với các công ty khác cùng ngành là vô cùng thấp. Điều này chỉ ra rằng, công ty đang gặp khó khăn lớn về việc thu hồi nợ, công ty đang bị chiếm dụng một số vốn đáng kể đồng thời Hoàng Quân cũng phải cần chi thêm chi phí cho số vốn bị chiếm dụng này.
c. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ qua 3 năm có xu hướng tăng. Năm 2010, 2011, hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty giao động xoay quanh giá trị 5, song đến năm 2012 hiệu suất này tăng mạnh lên 38.19 lần lớn hơn so với trung bình một số công ty khác cùng ngành với con số liên tục giảm chỉ còn 5.29 lần. Điều này cho thấy công ty có tình hình quản trị TSCĐ tốt, công ty đã tối đa hóa công suất máy móc thiết bị đồng thời cũng thanh lý một số TS hư hỏng từ đó đem lại hiệu quả sử dụng TSCĐ cao hơn. Năm 2012 con số này cho thấy cứ 1 đồng TSCĐ sẽ tạo ra được 38.19 đồng doanh thu. Việc tăng hiệu suất sử dụng tài sản trong năm 2012 là do năm nay doanh thu công ty tăng trong khi TSCĐ bình quân trong kỳ là giảm so với 2 năm trước đó, chính điều này dẫn đến tăng hiệu suất sử dụng.
d. Hiệu suất sử dụng tổng TS
Nhìn chung do số vòng quay hàng tồn kho, vòng quay TSCĐ đều giảm cũng làm cho vòng quay tổng TS giảm. Năm 2011, hiệu suất này giảm mạnh từ 0.16 lần (năm 2010) xuống còn 0.02 lần (năm 2011), tức là năm nay 1 đồng TS bỏ ra chỉ mang lại
0.02 đồng doanh thu. Tuy năm 2012, tỷ số này tăng lên được là 0.12 lần song so chỉ tiêu này với chỉ tiêu trung bình của các công ty khác cùng ngành thì hiệu suất sử dụng tổng TS chưa hiệu quả vì lần lượt chỉ tiêu của những công ty này qua ba năm là 0.46 lần, 0.35 lần, 0.32 lần. Với vấn đề này công ty cần xem xét để đề ra những giải pháp hữu hiệu hơn nhằm tăng được hiệu quả sử dụng tổng TS.