Bảng 2.1: Sản lượng và giá trị sản lượng NTTS thế giới giai đoạn 1998-2008
(Đơn vị: 1.000 tấn; triệu USD)
Danh
Năm
Tỷ lệ
mục 1998 2003 2004 2005 2006 2007 2008
tăng/năm (%)
TSL 36.419,4 50.225,4 54.512,5 57.767,9 61.389,2 64.828,0 68.348,9 6,5
Giá trị 47.321,3 60,329,8 66.190,2 72.463,5 81.350,5 97.280,0 105.989,6 8,5
(Nguồn: FAO, 2010). TSL: Tổng sản lượng
Trong giai đoạn từ năm 1998-2008, tỷ lệ sản lượng và giá trị của 6 nhóm loài thủy sản nuôi chính tuy có sự thay đổi nhưng nhóm cá vẫn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong 6 nhóm. Năm 1998, sau nhóm cá thì nhuyễn thể đứng hàng thứ hai cả về sản lượng và giá trị sản lượng; nhóm thực vật thủy sinh tuy đứng hàng thứ ba về sản lượng nhưng lại đứng hàng thứ tư về giá trị sản lượng sau nhóm giáp xác mặc dù nhóm giáp xác có sản lượng nhỏ hơn gấp 6,3 lần. Năm 2008 (sau 10 năm) sản lượng nhóm thực vật thủy sinh lại vượt lên đứng hàng thứ hai, nhóm nhuyễn thể đứng hàng thứ ba và giáp xác đứng hàng thứ tư. Tuy nhiên, nếu so sánh tỷ lệ giữa giá trị và sản lượng thì đến năm 2008 có thể tạm xếp hạng như sau: nhóm lưỡng cư đứng hàng thứ nhất (3 lần); thứ hai là nhóm giáp xác (2,7 lần); nhóm động vật thủy sinh đứng hàng thứ ba (1,7 lần); thứ tư là nhóm cá (1,1 lần); kế đến là nhóm giáp xác và thực vật thủy sinh (FAO, 2010).
Bảng 2.2: Sản lượng và giá trị các nhóm loài thủy sản nuôi chính (1998- 2008)
1998 | 2003 | 2008 | ||||
Nhóm loài | Sản lượng | Giá trị | Sản lượng | Giá trị | Sản lượng | Giá trị |
(%) | (%) | (%) | (%) | (%) | (%) | |
Động vật lưỡng cư | 0,2 | 0,6 | 0,4 | 1,3 | 0,5 | 1,5 |
Giáp xác | 3,7 | 15,4 | 6,4 | 19,2 | 7,8 | 21,4 |
Động vật thủy sinh | 0,2 | 0,4 | 0,2 | 0,4 | 0,4 | 0,7 |
Nhuyễn thể | 23,3 | 16,9 | 22,5 | 16,1 | 19,1 | 12,5 |
Cá | 50,7 | 56,0 | 48,0 | 53,5 | 49,3 | 56,8 |
Thực vật thủy sinh | 21,9 | 10,7 | 22,4 | 9,5 | 23,0 | 7,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh ngành hàng nghêu trắng Bến Tre ở đồng bằng sông Cửu Long - 1
- Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh ngành hàng nghêu trắng Bến Tre ở đồng bằng sông Cửu Long - 2
- Tổng Quan Về Điều Kiện Tự Nhiên- Kinh Tế Xã Hội Của Đbscl
- Tình Hình Chung Về Sự Phát Triển Của Ngành Hang Nghêu
- Những Thể Chế Chính Sách Có Liên Quan Đến Ngành Hàng Nghêu
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
(Nguồn: số liệu FAO, 2010)
Theo số liệu FAO (2010) trong giai đoạn 1998-2008 mười quốc gia dẫn đầu về sản lượng NTTS chủ yếu là các nước Châu Á và vùng Thái Bình Dương bao gồm (Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh, Nhật, Chile, Na Uy và Mỹ) chiếm 85,7 % tổng sản lượng và 79,7% tổng giá trị. Nếu tính chung cho cả giai đoạn thì Trung Quốc chiếm hơn 65,6 % về sản lượng và 49,1% tổng giá trị NTTS thế giới; Ấn Độ đứng hàng thứ hai về sản lượng (5%)
và thứ ba về giá trị (4,9%); Nhật Bản xếp hàng thứ tư về sản lượng (2,5%) nhưng giá trị lại đứng hàng thứ hai (6,4%); Indonesia đứng hàng thứ ba về sản lượng là 3,4% và đứng hàng đứng hàng thứ tư về giá trị sản lượng (3,4%) nhưng là nước đứng hàng thứ hai về tốc độ tăng trưởng chỉ sau Việt Nam và Việt Nam đứng hàng thứ năm cả về sản lượng và giá trị sản lượng NTTS. Tuy nhiên, nhìn lại trong 03 năm cuối (2005-2008) của giai đoạn 1998-2008 thì hầu hết tỷ lệ tăng của 10 nước đều giảm chỉ trừ Indonesia, Na Uy và Mỹ là có tăng thêm so với tỷ lệ tăng bình quân của cả giai đoạn 10 năm do sự ảnh hưởng suy thoái nền kinh tế toàn cầu làm giá trị nhiều mặt thủy sản giảm mạnh và việc đầu tư cho phát triển NTTS thế giới cũng giảm theo (Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Mười nước dẫn đầu cung cấp sản lượng thủy sản (1.000 tấn), giai đoạn 1998-2008
Năm Nước 1998 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tỷ lệ tăng BQ/năm
(%)
24.407,6 | 33.663,6 | 35.941,5 | 37.615,3 | 39.359,2 | 41.173,0 | 42.669,7 | 5,8 | |
Việt Nam | 350,9 | 967,5 | 1.228,6 | 1.467,3 | 1.693,7 | 2.123,4 | 2.497,4 | 21,8 |
Bangladesh | 574,8 | 857,0 | 914,8 | 882,1 | 892,0 | 945,8 | 1.005,5 | 5,8 |
Nhật Bản | 1.290,5 | 1.301,6 | 1.260,8 | 1.254,0 | 1.224,0 | 1.286,0 | 1.187,8 | -0,7 |
Ân Độ | 1.908,5 | 2.315,8 | 2.803,4 | 2.972,0 | 3.180,9 | 3.112,2 | 3.478,7 | 6,5 |
Chilê | 361,4 | 607,3 | 696,2 | 739,4 | 832,3 | 806,2 | 870,8 | 10,7 |
Thai Lan | 594,6 | 1.064,4 | 1.260,0 | 1.304,2 | 1.407,0 | 1.351,1 | 1.374,0 | 9,0 |
Indonesia | 747,0 | 1.228,6 | 1.468,6 | 2.124,1 | 2.479,2 | 3.121,4 | 3.854,8 | 18,3 |
Na Uy | 410,8 | 584,4 | 636,8 | 661,9 | 712,4 | 841,6 | 843,7 | 7,6 |
Mỹ | 445,1 | 544,3 | 606,5 | 513,1 | 519,3 | 525,3 | 500,1 | 1,5 |
(Nguồn: FAO, 2010)
Trên cơ sở các số liệu báo cáo FAO (2007 và 2010) có thể tóm tắt một vài ý chính về tình hình thủy sản của thế giới trong thời gian gần đây như sau:
- Dân số thế giới ngày càng tăng, mức sản lượng bình quân đầu người là 16,6 kg/năm là còn quá thấp (trong 6 năm từ 2000 đến 2006 chỉ tăng 0,6 kg/năm) bên cạnh đó bệnh trên các vật nuôi (bò điên, tai xanh, lở mồm, long móng và cúm gia cầm) ngày càng gia tăng nên sẽ tăng nhu cầu về sản phẩm thủy sản.
- Tổng sản lượng NTTS giai đoạn 1998- 2008 vẫn tiếp tục tăng bình quân 6,5%/năm. Tuy nhiên, theo báo cáo của FAO 2006, thì hiện nay sản lượng nuôi toàn cầu có nhiều dấu hiệu có thể đạt đến đỉnh điểm, mặc dù tỷ lệ còn có thể tiếp tục tăng cao đối với một số vùng và một số loài nào đó.
- Sản lượng khai thác trong những năm gần đây trên thế giới là khá ổn định sự tăng giảm hàng năm là không đáng kể, sự tăng giảm là do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu là chính.
Những điều trên đây chứng tỏ rằng sự tái tạo nguồn lợi biển so với lực lượng khai thác là ở mức cân bằng; việc khai thác nội đồng có tăng nhưng sẽ ổn định lại khi những vùng nuôi chuyên canh được mở ra và việc tăng cường độ và ngư cụ khai thác hiện đại. Vì thế, trong xu hướng nhu cầu về thực phẩm thủy sản sẽ còn tăng cao hơn nữa và khả năng cầu vượt cung là rất có thể xảy ra.
2.2.2 Tình hình ngành thủy sản ở Việt Nam
Trong những năm qua, ngành thủy sản Việt Nam không ngừng được củng cố và phát triển. Theo FAO (2010) trong giai đoạn 1998-2008, 10 nước dẫn đầu về sản lượng và giá trị sản NTTS thì Việt Nam là nước có tỷ lệ tăng bình quân hàng năm cao nhất cả về sản lượng (21,8%/năm) và giá trị sản lượng (20,7%/năm). Nếu không tính Trung Quốc thì Việt Nam đứng hàng thứ tư thế giới về sản lượng và giá trị sản lượng (sản lượng chiếm 2,2% và giá trị đạt 3,3%) chỉ sau Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản.
Từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (2009) cho thấy, diện tích nuôi thủy sản của 3 vùng mặn, lợ và ngọt trong cả nước từ năm 2000 đến 2008 tăng 410.700 ha (51,8%), với nhịp độ tăng BQ mỗi năm là 51.300 ha/năm (6,47%). Tuy nhiên, nếu phân theo 2 vùng mặn, lợ và ngọt thì diện tích bình quân nuôi nước mặn, lợ từ năm 2000 đến 2008 tăng là 608.900 ha lớn hơn gấp 2,2 lần so với nuôi nước ngọt do diện tích nuôi tôm sú tăng nhanh từ 379.100 ha (2000) lên 502.200 ha (2001) tăng 105.100 ha trong khi nước ngọt chỉ tăng 8.200 ha (năm 2000 là 244.800 ha và năm 2001 là 253.000 ha).
Sản lượng thủy sản (khai thác và nuôi trồng) từ năm 2000 đến năm 2008 tăng 2.351,5 nghìn tấn (74,9%), bình quân mỗi năm tăng 9,37% trong đó: khai thác tăng 475,5 nghìn tấn (25,6%), bình quân mỗi năm tăng 3,2% và nuôi trồng tăng 1.876,0 nghìn tấn (157,2%) bình quân mỗi năm tăng 19,6%. Như vậy, trong vòng 8 năm so với khai thác sản lượng của NTTS tăng gấp 6 lần và mỗi năm bình quân tăng cao hơn 16,4% về tốc độ tăng trưởng.
Giá trị sản lượng chung của cả nước so với giá cố định 1994 từ năm 2000 đến 2008 tăng từ 21.777,4 tỷ đồng (2000) lên 50.081,9 tỷ đồng (2008) tăng 28.304,5 tỷ đồng (88%), bình quân mỗi năm tăng 11%. Trong đó, khai thác tăng 3.026,9 tỷ đồng (20%) bình quân tăng mỗi năm là 2,5% và NTTS tăng 9.053,9 tỷ
đồng (160%) bình quân tăng mỗi năm là 20,4%. Như vậy so với khai thác Thủy sản thì giá trị sản lượng của NTTS tăng gấp 8 lần và mỗi năm bình quân tăng cao hơn so khai thác là 17,9% (Bảng 2.4).
Bảng 2.4: Diện tích, sản lượng và giá trị thủy sản của Việt Nam (2000-2008)
Diện tích
Sản lượng (1.000tấn) Giá trị (tỷ đồng)
Năm
(1.000 ha) Khai thác
Nuôi trồng
Tổng Khai thác
Nuôi trồng
Tổng
2000 | 641,9 | 1.660,9 | 589,6 | 2.250,5 | 13.901,7 | 7.875,7 | 21.777,4 |
2001 | 755,2 | 1.724,8 | 709,9 | 2.434,7 | 14.181,0 | 11.178,7 | 25.359,7 |
2002 | 797,7 | 1.802,6 | 844,8 | 2.647,4 | 14.496,5 | 13.103,7 | 27.600,2 |
2003 | 867,6 | 1.856,1 | 1.003,1 | 2.859,2 | 14.763,5 | 15.838,8 | 30.602,3 |
2004 | 920,1 | 1.940,0 | 1.202,5 | 3.142,5 | 15.390,7 | 19.048,2 | 34.438,9 |
2005 | 952,6 | 1.987,9 | 1.478,0 | 3.465,9 | 15.822,0 | 22.904,9 | 38.726,9 |
2006 | 976,5 | 2.026,6 | 1.693,9 | 3.720,5 | 16.137,7 | 25.897,8 | 42.035,5 |
2007 | 1.018,8 | 2.074,5 | 2.123,3 | 4.197,8 | 16.485,8 | 30.446,3 | 46.932,1 |
2008 | 1.052,6 | 2.136,4 | 2.465,6 | 4.602,0 | 16.928,6 | 33.153,3 | 50.081,9 |
Tốc độ 6,47 | 3,2 | 19,6 | 9,37 | 2,50 | 20,0 | 11,0 |
tăng (%)
(Nguồn: Tổng cụcThống kê Việt Nam, 2009)
Trong năm 2009, mặc dù nghề NTTS có những khó khăn đáng kể do ảnh hưởng sự khủng hoảng tài chính của một số nước lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác nhưng ngành thủy sản Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao trong cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2009 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 219,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2008, bao gồm nông nghiệp đạt 160,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2%; lâm nghiệp đạt 7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8%; thuỷ sản đạt 52,8 nghìn tỷ đồng, tăng 5,4%. Về sản lượng thuỷ sản năm 2009 ước tính đạt 4847,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2008, trong đó cá đạt 3654,1 nghìn tấn, tăng 5,3%; tôm 537,7 nghìn tấn, tăng 7,2%. Riêng sản lượng thuỷ sản nuôi ước đạt 2.569,9 nghìn tấn, tăng 4,2% so với năm 2008, chủ yếu do các địa phương tiếp tục mở rộng diện tích và chuyển đổi nuôi trồng theo hướng kết hợp đa con, đa canh. Bên cạnh đó, mô hình nuôi thuỷ sản lồng, bè tiếp tục phát triển, đặc biệt là nuôi lồng, bè trên biển ở các tỉnh: Kiên Giang, Quảng Nam, Ninh Thuận, Phú Yên, Hải Phòng (Tổng cục Thống kê, 2009).
Kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây, mặc dù luôn đứng trước những khó khăn thách thức lớn bởi những rào cản thương mại và suy thoái nền
kinh tế của nhiều nước nhập khẩu nhưng vẫn luôn đạt được kế hoạch và vượt qua mốc 4 tỷ USD/năm. Năm 2008, đã đạt 4,509 tỷ USD, tăng hơn 700 triệu USD (19,6%) so với năm 2007 (Vasep, 2008). Năm 2009 là năm có nhiều khó khăn hơn so năm 2008 đối với xuất khẩu nói chung, nhưng theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy xuất khẩu thuỷ sản của cả nước vẫn mang lại kim ngạch khoảng 4,2 tỷ USD, chỉ giảm 6,2% (tương đương 276,6 triệu USD) so với thực hiện cả năm 2008 (Bộ NN&PTNT, 2009).
Về thị trường xuất khẩu: Theo thông tin của Bộ Thương Mại (2003), vào năm 2002 thì Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng hải sản Việt Nam lớn nhất với tỉ lệ 33,31%, tiếp theo là Nhật Bản (27,46%), Trung Quốc (9,66%), Hàn Quốc (5,76%), các nước EU (5,29%) và còn lại (18,3%) là các nước khác. Tuy nhiên, đến năm 2008 EU lại vượt lên dẫn đầu trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,2 triệu USD chiếm đến 26,6% (tăng 21,3%) trong tổng cơ cấu so năm 2002; tiếp theo là Nhật Bản đạt 850 triệu USD chiếm 16,9% (giảm 10,6%); Hoa Kỳ 760 triệu USD chiếm 18,9% (giảm 14,4%); Hàn Quốc 310 triệu USD chiếm 16,9% (tăng 11,1%) và các nước khác chiếm 30,8%. Mặc dù giai đoạn năm 2002 đến 2008 hai thị trường Mỹ và Nhật Bản có giảm trong cơ cấu nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang 2 thị trường này vẫn tăng mạnh và là 2 trong 4 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay (VASEP, 2008). Bên cạnh đó, đã có khoảng 45 doanh nghiệp CBXK của Việt Nam tham gia hội chợ thủy sản quốc tế Brussels (Bỉ) từ ngày 22 - 24/4/2008 và đã thành công lớn khi ký được nhiều hợp đồng với mức giá cao hơn năm 2007, trung bình khoảng 3,15 USD/kg.
Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thủy sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào thế giới.
Tóm lại, với xu thế chung về nhu cầu thực phẩm thủy sản và khả năng phát triển thủy sản của thế giới. Nghề cá và nghề nuôi thủy sản Việt Nam nói riêng đang vẫn còn rất nhiều lợi thế về: điều kiện khí hậu, tiềm năng diện tích, con người và khả năng thâm canh để duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm trong nhiều năm tới. Tuy nhiên cũng cần xem xét lại nhu cầu thị trường và nguồn cung của các nước có thế mạnh về nuôi và khai thác thủy sản như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan.
2.3 Tình hình nuôi nhuyễn thể
2.3.1 Tình hình nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên thế giới
Sản lượng nhuyễn thể (đánh bắt + nuôi) thế giới tăng nhanh chóng trong 5 thập kỷ qua từ 1,1 triệu tấn năm 1950 đến 14,9 triệu tấn năm 2000, trong đó, sản lượng nhuyễn thể nuôi chiếm 65,5% (Nguyễn Thị Xuân Thu, 2005).
Theo FAO (2010) cho thấy tổng sản lượng và giá trị sản lượng nhuyễn thể nuôi thế giới giai đoạn 1998-2008 tăng với tốc độ bình quân 5,5%/năm về sản lượng và 6,5%/năm về giá trị (Bảng 2.5) là thấp hơn so với tốc độ tăng chung hàng năm của các loại thủy sản nuôi trên hế giới. Nếu so với sản lượng NTTS thế giới thì sản lượng nhuyễn thể nuôi năm 1998 chiếm 23,3%, năm 2003 là 22,6% và năm 2008 là 19,2%. Tuy nhiên, giá trị thì chiếm tỷ lệ thấp hơn, năm 1998 (16,9%), năm 2003 (16,1%) và năm 2008 (12,5%). Nếu tính theo đơn giá/kg nguyên liệu thì nhuyễn thể nuôi có giá bình quân là 1 USD/kg thấp hơn 0,55 USD/kg so với giá nguyên liệu chung của các loài thủy sản nuôi trên thế giới.
Trung Quốc là nước dẫn đầu về sản lượng nhuyễn thể nuôi trên thế giới. Năm 1998, sản lượng nhuyễn thể nuôi của Trung Quốc đạt 6.343,2 nghìn tấn, chiếm (74,7%), năm 2003 tăng lên 8.781,2 nghìn tấn (77,3%) và năm 2008 đạt
10.313,5 nghìn tấn chiếm 78%.
Bảng 2.5: Sản lượng (1.000 tấn) và giá trị (1.000 USD) nhuyễn thể nuôi của thế giới (1998-2008)
Danh
Năm
Tỷ lệ
mục 1998 2003 2004 2005 2006 2007 2008
tăng BQ (%)
8.485,2 11.351,6 11.851,1 | 12.132,3 | 12.737,4 | 13.032,6 | 13.114,2 | 5,5 | |
Giá trị | 8.006,9 9.688,5 9.248,8 | 10.462,5 | 11.241,5 | 12.036,4 | 13.222,6 | 6,5 |
( Nguồn: FAO, 2010)
Theo FAO (2010), mười quốc gia dẫn đầu về sản lượng nhuyễn thể nuôi giai đoạn 1998-2008 chủ yếu là các nước như: Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, Tây Ban Nha, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật, Pháp và Chilê, chiếm 64% tổng sản lượng và 64,2% tổng giá trị, trong đó Trung Quốc chiếm 77,5% về sản lượng và 66,9% tổng giá trị; Nhật Bản đứng hàng thứ hai và sau đó là Hàn Quốc. Nếu tính về tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm thì Việt Nam vẫn đứng hàng thứ nhất (24,9%) kế tiếp là Chilê (20,9%) và Thái Lan đứng hàng thứ ba (15,2%) (Bảng 2.6)
Bảng 2.6: Sản lượng (1.000 tấn) nhuyễn thể nuôi của 10 nước đứng đầu thế giới (1998-2008)
Tên nước
Năm 1998 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tỷ lệ tăng BQ (%)
Việt Nam | 2,3 | 100,0 | 155,2 | 143,8 | 146,2 | 170,5 | 170,0 | 24,9 |
Chilê | 33,4 | 78,6 | 106,6 | 109,4 | 146,5 | 176,66 | 212,2 | 20,9 |
Thai Lan | 106,1 | 357,9 | 358,7 | 346,6 | 360,6 | 305,7 | 331,8 | 15,2 |
Trung Quốc | 6.343,2 | 8.781,3 | 9.130,8 | 9.517,3 | 9.936,0 | 10.144,9 | 10.313,5 | 5,0 |
Mỹ | 108,2 | 146,0 | 221,7 | 143,5 | 165,3 | 159,2 | 155,3 | 6,0 |
Hàn Quốc | 304,8 | 351,6 | 369,6 | 382,6 | 453,3 | 539,0 | 408,9 | 4,0 |
New zealand | 93,8 | 84,6 | 92,2 | 105,3 | 107,5 | 111,9 | 112,3 | 2,1 |
Nhật | 426,9 | 485,2 | 451,2 | 424,7 | 422,4 | 455,3 | 417,3 | -0,1 |
Tây Ban Nha | 273,9 | 211,0 | 237,6 | 164,5 | 234,4 | 217,8 | 185,2 | -2,1 |
Pháp | 203,5 | 182,2 | 190,0 | 194,5 | 188,7 | 188,9 | 189,0 | -0,7 |
(Nguồn: FAO, 2010)
Theo công bố của FAO, hiện nay người ta đã nuôi khoảng 60 loài nhuyễn thể 2 vỏ, thuộc 2 bộ, 13 họ. Tuy nhiên, trong thương mại các sản phẩm nhuyễn thể 2 vỏ, người ta chỉ xếp các đối tượng này vào 4 nhóm đại diện: 1/ Hàu; 2/ Vẹm; 3/ Điệp; 4/ Nghêu, sò. NTHMV được nuôi để phục vụ cho nhiều mục đích như thực phẩm, cấy ngọc, thu vỏ, chiết các chất vi lượng (trong “Tiêu chuẩn quốc tế phân loại thống kê thủy sinh vật” của FAO, trích bởi Trung tâm tin học-Bộ Thủy sản, 2006).
Cùng với việc phát triển nuôi thì thị trường sản phẩm NTHMV đang ngày càng được mở rộng. Theo FAO (2007): Chilê là nước xuất khẩu hàng đầu với 75 nghìn tấn trong năm 2005 và sẽ còn tiếp tục tăng, dự kiến năm 2010 Chilê xuất khẩu khoảng 150 nghìn tấn. Thị trường nhuyễn thể của Chilê ở Pháp tăng từ 25% năm 2005 lên 32% năm 2006 và 60% năm 2005 lên 75% năm 2006 ở Tây Ban Nha. Tuy nhiên, năm 2006 thị phần của Chilê ở Ý chỉ còn 34% so 43% năm 2005. Thị trường Châu Âu được nhận định có xu hướng là gia tăng nhập khẩu về sản lượng NTHMV đã qua chế biến hơn đông lạnh nguyên con. Giá hàng năm còn tùy thuộc khá lớn vào sản lượng sản xuất nhuyễn thể tại chổ của các nước Châu Âu. Tuy nhiên, không có thống kê nào tách riêng nghêu trắng hay nghêu lụa.
Nhìn chung, thị trường nhập khẩu NTHMV đang phát triển ở nhiều nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU và một số nước khác. Sản phẩm nhuyễn thể ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng và thị trường các nước
phát triển chú ý. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều nước tham vọng sẽ phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này, đây cũng là một thách thức lớn hiện nay trong việc xây dựng kế hoạch phát triển ngành hàng.
2.3.2 Tình hình nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở Việt Nam
Nghề nuôi NTHMV ở Việt Nam đã có cách đây khá lâu. Trước những năm 1990, ở miền Bắc có nuôi Hầu Cửa sông Ostrea rivularis (sông Bạch Đằng, Quảng Ninh và Lạch Trường, Thanh Hóa), Vẹm Mylilus viridis (Thừa Thiên), Ngao dầu Meretrix meretrix (Thái Bình), trai ngọc biển Pinctada (Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên và Nha Trang) và trai ngọc nước ngọt Hyriopsis (Hồ Tây, Hà Nội). Ở miền Nam chủ yếu là nuôi nghêu ở Tiền Giang, Bến Tre và sò huyết ở Kiên Giang (Trương Quốc Phú, 1999).
Từ sau hội nghị toàn quốc về nuôi thủy sản vào tháng 10 năm 2006 nhà nước mới có chủ trương cụ thể cho chiến lược phát triển nuôi biển và hội nghị đã thống nhất chọn 4 đối tượng nuôi biển chính là: cá giò, nghêu, rong sụn và tôm hùm từ đó mới có nhiều công trình cấp bộ và địa phương để nghiên cứu quy hoạch vùng nuôi, khu bảo tồn nguồn lợi giống tự nhiên và nhiều đề tài khác nghiên cứu về: Môi trường, đặc điểm sinh học, dinh dưỡng và sinh sản nhân tạo.
- Khai thác: Tổng sản lượng khai thác tự nhiên ở biển và ven biển các loài nhuyễn thể có vỏ thuộc hai lớp chân bụng và NTHMV ước đạt 300.000 - 350.000 tấn/năm. Trong đó sản lượng cao nhất là dắt (130.000 - 150.000 tấn/năm), nghêu (50.000 - 60.000 tấn/năm) và sò huyết (40.000 - 50.000 tấn/năm).
- Nuôi: Theo FAO (2010). Trong 10 nước dẫn đầu thế giới về sản lượng nhuyễn thể nuôi thì Việt Nam đứng đến hàng thứ tám nhưng so về tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thì Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất (24,9%/năm). Năm 1998, sản lượng nhuyễn thể nuôi của Việt Nam chỉ đạt 21,3 nghìn tấn đến năm 2003 đạt được 100 nghìn tấn và năm 2008 đạt 170 nghìn tấn, với nhiều đối tượng nhuyễn thể nuôi khác nhau như: hàu, nghêu, trai ngọc, sò huyết, ốc hương, bào ngư vành tai, vẹm xanh và tu hài. Hình thức nuôi cũng khá đa dạng: Nuôi bãi triều, nuôi lồng bè, nuôi dàn. Nguồn con giống chủ yếu vẫn dựa vào tự nhiên nhưng gần đây đã sản xuất nhân tạo thành công giống một số loài như trai ngọc, ốc hương, điệp, bào ngư, nghêu, sò huyết mở ra triển vọng rất lớn để phát triển nuôi NTHMV ở Việt Nam trong những năm sắp tới.
Trong các loài nhuyễn thể nuôi ở Việt Nam hiện nay nghêu là một đối tượng nuôi đang phát triển mạnh và được nhiều địa phương ở vùng ven biển đặc biệt quan