Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh ngành hàng nghêu trắng Bến Tre ở đồng bằng sông Cửu Long - 2

4.2.1 Tuổi, giới tính, kinh nghiệm sản xuất của chủ cơ sở 36

4.2.2 Lao động tham gia trong ngành hàng nghêu 37

4.2.3 Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và loại sản phẩm 38

4.2.4 Nguồn thông tin kinh tế-kỹ thuật để tham gia ngành hàng 39

4.3 Phân tích kinh tế - kỹ thuật của nhóm khai thác và sản xuất 40

4.3.1 Thông tin về nhóm khai thác nghêu cấp I 40

4.3.2 Sản xuất giống nghêu nhân tạo 45

4.4 Phân tích kinh tế - kỹ thuật của nhóm ương nghêu giống 51

4.4.1 Qui trình ương nghêu giống 51

4.4.2 Phân tích một số chỉ tiêu về kỹ thuật ương nghêu giống 52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

4.4.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chánh của cơ sở ương nghêu 54

4.5 Phân tích kinh tế - kỹ thuật của nhóm nuôi nghêu thương phẩm . 57

4.5.1 Hình thức tổ chức và quản lý trong nuôi nghêu thương phẩm 57

4.5.2 Hình thức nuôi nghêu thương phẩm 57

4.5.3 Diện tích đất cho nuôi nghêu thương phẩm 58

4.5.4 Thông tin về nhân sự và vốn hoạt động của các cơ sở nuôi nghêu 59

4.5.5 Thông tin về hoạt động nuôi nghêu thương phẩm 61

4.5.6 Sự biến động về sản lượng nghêu giống và nghêu thương phẩm trong năm 62 4.5.7 Sự biến động về giá nghêu thương phẩm 63

4.5.8 Hiệu quả kỹ thuật trong nuôi nghêu thương phẩm 64

4.5.9 Hiệu quả kinh tế trong mô hình nghêu thương phẩm 65

4.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của nhóm thương lái 68

4.6.1 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 68

4.6.2 Phân tích tài chính trong năm 2009 của nhóm thương lái 71

4.7 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nghêu 72

4.8 Phân tích nhận thức của các nhóm tác nhân tham gia 73

4.8.1. Nguyên nhân thất bại/tan rã và giải pháp khắc phục 73

4.8.2. Phân tích ma trận SWOT 75

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 83

5.1 Kết luận 83

5.1.1 Nghêu giống 83

5.1.2 Nuôi nghêu thương phẩm 84

5.1.3 Thương lái 84

5.1.4 Công tác quản lí ngành hàng nghêu của các địa phương 85

5.2 Đề xuất 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC ............................................................. .

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Sản lượng và giá trị sản lượng NTTS thế giới giai đoạn 1998-2008 5

Bảng 2.2: Sản lượng và giá trị các nhóm loài thủy sản nuôi chính (1998- 2008) 5

Bảng 2.3: Mười nước dẫn đầu cung cấp sản lượng thủy sản, giai đoạn 1998-2008 6

Bảng 2.4: Diện tích, sản lượng và giá trị thủy sản của Việt Nam (2000-2008) 8

Bảng 2.5: Sản lượng và giá trị nhuyễn thể nuôi của thế giới 10

Bảng 2.6: Sản lượng nhuyễn thể nuôi của 10 nước đứng đầu thế giới 11

Bảng 2.7: Một số loài nhuyễn thể có giá trị xuất khẩu của Việt Nam 13

Bảng 2.8: Diện tích và sản lượng nuôi thủy sản ĐBSCL từ 2000-2008 17

Bảng 2.9: Diễn biến diện tích (ha) nuôi nghêu ở ĐBSCL giai đoạn 2000-2007 19

Bảng 2.10: Diễn biến sản lượng (tấn) nghêu nuôi ở ĐBSCL giai đoạn 2000-2007... 20 Bảng 2.11: Tình hình sản xuất nghêu giống trong vùng giai đoạn 2006- 2009 21

Bảng 3.1: Số mẫu đã thu ở địa bàn nghiên cứu 27

Bảng 3.2: Phân tích ma trận SWOT tình hình SXKD của các nhóm tác nhân 27

Bảng 4.1: Diện tích nuôi nghêu của các tỉnh ven biển ĐBSCL và Tp. HCM 30

Bảng 4.2: Thông tin chung về các nhóm tác nhân tham gia ngành hàng 37

Bảng 4.3: Số lao động tham gia ngành hàng nghêu của các nhóm tác nhân 38

Bảng 4.4: Hình thức tổ chức SXKD của các nhóm tác nhân 39

Bảng 4.5: Nguồn thông tin KTKT của các nhóm tác nhân tham gia ngành hàng 40

Bảng 4.6: Diện tích và sản lượng khai thác nghêu cấp I 41

Bảng 4.7: Mật độ, kích cỡ và số lần khai thác nghêu cấp I tự nhiên 42

Bảng 4.8: Các chỉ tiêu tài chánh của các cơ sở khai thác nghêu giống tự nhiên 44

Bảng 4.9: Thông tin về thiết kế và xây dựng của các trại sản xuất giống nghêu 46

Bảng 4.10: Thông tin về nghêu bố, mẹ của các trại sản xuất giống nhân tạo 47

Bảng 4.11: Qui trình ương nuôi ấu trùng nghêu của các trại SXG nhân tạo 47

Bảng 4.12: Chi phí cố định và cơ cấu khấu hao của các trại sản xuất giống 49

Bảng 4.13: Chi phí biển đổi và cơ cấu của các trại sản xuất giống nhân tạo 49

Bảng 4.14: Tổng chi phí sản xuất nghêu giống nhân tạo và cơ cấu 50

Bảng 4.15: Thu nhập và lợi nhuận của trại sản xuất nghêu giống nhân tạo 51

Bảng 4.16: Qui mô diện tích ương nghêu trên ao đất và bãi triều của cơ sở 53

Bảng 4.17: Sản lượng, kích cỡ và giá mua bán của nghêu giống 54

Bảng 4.18: Chi phí cố định và cơ cấu của cơ sở ương nghêu giống 55

Bảng 4.19: Chi phí biến đổi và cơ cấu của cơ sở ương nghêu giống 56

Bảng 4.20: Tổng chi phí và cơ cấu của cơ sở ương nghêu giống 56

Bảng 4.21: Thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trong ương nghêu giống 57

Bảng 4.22: Thông tin về nhân sự và vốn hoạt động của các cơ sở nuôi nghêu 60

Bảng 4.23: Thông tin về hoạt động sản xuất của các cơ sở nuôi nghêu 61

Bảng 4.24: Kích cỡ bình quân của nghêu cấp I và nghêu giống thả ương nuôi 64

Bảng 4.25: Hiệu quả kỹ thuật của nghề nuôi nghêu thương phẩm 65

Bảng 4.26: Chi phí cố định và cơ cấu của các cơ sở nuôi nghêu thương phẩm 66

Bảng 4.27: Chi phí biến đổi và cơ cấu của các cơ sở nuôi nghêu thương phẩm 66

Bảng 4.28: Tổng chi phí và cơ cấu của các cơ sở nuôi nghêu thương phẩm 67

Bảng 4.29: Thu nhập, lợi nhuận và TSLN của các cơ sở nuôi nghêu thương phẩm.. 67 Bảng 4.30: Tình hình kinh doanh của các thương lái nghêu giống 69

Bảng 4.31: Tình hình kinh doanh của các thương lái nghêu thương phẩm 70

Bảng 4.32: Các khoản chi phí trong năm 2009 của các thương lái nghêu 71

Bảng 4.33: Một số chỉ tiêu tài chính trong kinh doanh ngành hàng nghêu 72

DANH SÁCH HÌNH


Trang

Hình 2.1: Chuỗi ngành hàng nghêu ở ĐBSCL 3

Hình 2.2: Tổng sản lượng khai thác và NTTS thế giới 4

Hình 2.3: Bản đồ ĐBSCL 16

Hình 2.4: Bản đồ các huyện có nuôi nghêu trong vùng nghiên cứu 23

Hình 4.1: Biến động về giá nghêu cấp I (0,5-1 triệu con/kg) từ 2005-2009 43

Hình 4.2: Tóm tắt quy trình sản xuất nghêu giống 45

Hình 4.3: Biến động về giá nghêu cấp II từ 2005-2009 48

Hình 4.4: Qui trình ương giống trên bể lót bạt 51

Hình 4.5: Biến động về giá nghêu trung cỡ lớn (200-500 con/kg) từ 2005-2009 54

Hình 4.6: Diện tích đất nuôi nghêu của các hộ nuôi nghêu tư nhân 58

Hình 4.7: Diện tích đất sản xuất của các HTX/THT nuôi nghêu 59

Hình 4.8: Sản lượng nghêu giống trong năm 2008 63

Hình 4.9: Sản lượng nghêu thương phẩm thu hoạch trong năm 2008 63

Hình 4.10: Biến động về giá của nghêu thương phẩm (40-50 con/kg) từ 2005-2009 64 Hình 4.11: Sơ đồ kênh phân phối ngành hàng nghêu ở ĐBSCL 73

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Âl : Âm lịch

ATVS: An toàn vệ sinh

BQ: Bình quân

CBXK: Chế biến xuất khẩu ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long Đvt: Đơn vị tính

ĐVTM: Động vật thân mềm HTX: Hợp tác xã

KH: Khấu hao

MSC: Hội đồng biển Quốc tế NMCB: Nhà máy chế biến

NN&PTNT: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn NTHMV: Nhuyễn thể hai mảnh vỏ

NTTS: Nuôi trồng thủy sản

O: Cơ hội

QĐ-BNN: Quyết định Bộ nông nghiệp QĐ-BTS: Quyết định Bộ thủy sản

QĐ-UBND: Quyết định Ủy ban nhân dân QĐ- TTg: Quyết định Thủ tướng

S: Điểm mạnh

SL: Sản lượng

SXKD: Sản xuất kinh doanh T: Đe dọa

THT: Tổ hợp tác

THV: THV

Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TSLN: Tỷ suất lợi nhuận

VASEP: Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản W: Điểm yếu

XK: Xuất khẩu


1.1 Giới thiệu

Phần 1

ĐẶT VN ĐỀ

Trong những năm gần đây, nuôi động vật thân mềm (ĐVTM) ở vùng ven biển Việt Nam đang có xu hướng phát triển mạnh, đặc biệt là nuôi nghêu, ngao, sò huyết, ốc hương, vẹm xanh, hầu, vọp. Phát triển nuôi ĐVTM ngoài việc giải quyết thực phẩm, tăng nguyên liệu xuất khẩu, chúng còn góp phần làm cân bằng sinh thái, ổn định môi trường vùng biển ven bờ. ĐVTM đang được xem là một đối tượng ưu thế trong chiến lược phát triển nuôi biển của nước ta hiện nay (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2003).

Vùng ven biển phía Nam từ Cần Giờ của Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) đến các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang đang được đặc biệt chú ý nhất là nuôi nghêu và sò huyết. Trong những năm qua, với sự nỗ lực quyết tâm của chính quyền địa phương và nông dân sở tại, các viện, trường kể cả các tổ chức quốc tế đã hình thành nên hàng trăm các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) trong ngành hàng nghêu theo nhiều hình thức như: tư nhân, tổ hùn vốn (THV), THT/HTX giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho hàng vạn người lao động nhất là những người nông dân nghèo sống ở vùng ven biển. Sản lượng và diện tích nuôi nghêu vùng ven biển ĐBSCL ngày càng một tăng cao. Năm 2000, sản lượng nghêu đạt 51.347 tấn trên diện tích 6.692 ha, năm 2003 đạt 89.714 tấn với diện tích nuôi 8.063 ha (Phân viện Quy hoạch thủy sản phía Nam, 2009) đã góp phần tăng thêm nguồn hàng xuất khẩu cho cả nước. Với sản lượng chế biến xuất khẩu đạt khoảng 2-3 nghìn tấn thương phẩm nghêu/năm (Trần Trọng Thương, 2007).

Tuy nhiên, do mỗi vùng có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, khả năng tổ chức điều hành sản xuất, sự xuất hiện của nguồn lợi giống tự nhiên, nguồn vốn, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật và thị trường nên việc phát triển không ổn định và còn rất khác nhau ở từng vùng, thậm chí cả trong nội vùng của một tỉnh, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có. Năm 2007 sản lượng nuôi chỉ còn 50.823 tấn giảm 43% so năm 2003. Vấn đề này cần được nghiên cứu làm rò là vì sao đến nay mới chỉ sử dụng thả nuôi chưa được 15,5% trong tổng diện tích tiềm năng 50.166 ha; năng suất và sản lượng nuôi ngày càng giảm thấp chỉ đạt bình quân 4,7 tấn/ha/vụ, thấp hơn khoảng 3,4 lần so với Nam Định và Thái Bình và rất khác nhau ở địa bàn của từng tỉnh. Từ đó, đề tài “Phân tích tình

hình sản xuất kinh doanh ngành hàng nghêu trắng Bến Tre (Meretrix lyrata) ở Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm phân tích các vấn đề có liên quan tới việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ nghêu ở vùng ven biển phía Nam ĐBSCL. Từ đó, đề xuất hướng giải quyết cho việc phát triển dài hạn của ngành hàng ở địa bàn nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là làm rò thực trạng, phân tích nguyên nhân cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, khai thác, cung ứng giống và thị trường tiêu thụ sản phẩm nghêu ở vùng ven biển ĐBSCL. Từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản mang tính khả thi cho công tác quản lý ngành, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở SXKD trong ngành hàng nghêu ở vùng này theo hướng lâu dài.

Các mục tiêu cụ thể bao gồm:

(1) Mô tả được các hoạt động khai thác, ương, nuôi và tiêu thụ nghêu để đánh giá thực trạng về tổ chức SXKD của ngành hàng hiện nay và xu hướng sắp tới tại địa bàn nghiên cứu.

(2) Phân tích được các hoạt động SXKD của các nhóm tác nhân tham gia ngành hàng để đánh giá các tác nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế- kỹ thuật của từng nhóm tác nhân.

(3) Phân tích được những thuận lợi khó khăn và từ đó đề xuất được các giải pháp cơ bản nhằm định hướng tổ chức sản xuất và phát triển ngành hàng nghêu ở các tỉnh ven biển phía Nam trong những năm tới.

1.3 Nội dung của đề tài

(1) Khảo sát thực trạng các nhóm tác nhân tham gia ngành hàng nghêu (khai thác, ương và cung cấp nghêu giống cho tới nuôi trồng, mua bán, sơ chế và tiêu thụ) của ngành hàng nghêu tại địa bàn nghiên cứu.

(2) Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và các tác nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế-kỹ thuật của các nhóm tham gia ngành hàng;

(3) Phân tích thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp cơ bản cho sự phát triển ngành hàng nghêu tại địa bàn nghiên cứu.

1.4 Thời gian thực hiện đề tài

Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2009 đến tháng 4/2010.

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1 Khái niệm và vai trò của chuỗi ngành hàng

2.1.1 Khái niệm chuỗi ngành hàng

Chuỗi ngành hàng là một mạng của những tổ chức phụ thuộc lẫn nhau được dùng để sản xuất và chuyển sản phẩm tới khách hàng cuối cùng. Quản lý chuỗi ngành hàng tham chiếu tới những phương pháp quản lý được dùng để cải thiện sự hoạt động của chuỗi ngành hàng.

Trong thủy sản, chuỗi ngành hàng là một chuỗi các mắt xích đi từ khâu con giống, nuôi thương phẩm, sơ chế biến đến các cách tiêu thụ ra thị trường mà các khâu này có sự liên quan mật thiết với nhau, sự thay đổi hay ảnh hưởng của bất kì khâu nào sẽ có tác động đến các khâu còn lại.

Khái niệm về chuỗi ngành hàng nghêu là tất cả các hoạt động từ con giống

đến khi tiêu thụ và được thể hiện qua sơ đồ sau:


Hình 2 1 Chuỗi ngành hàng nghêu ở ĐBSCL Lê Xuân Sinh 2007 2 1 2 Vai trò của 1

Hình 2.1: Chuỗi ngành hàng nghêu ở ĐBSCL (Lê Xuân Sinh, 2007)

2.1.2 Vai trò của chuỗi ngành hàng trong ngành thủy sản

Cũng như nhiều ngành hàng nông sản khác, người nuôi thủy sản ở ĐBSCL có cùng đặc điểm: sản xuất nhỏ lẻ, thiếu vốn, khó kiểm soát quy trình nuôi đã dẫn đến nạn ô nhiễm nguồn nước, gây dịch bệnh. Khi làm tốt việc xác lập chuỗi cung

ứng sẽ tạo điều kiện liên kết và chia sẻ giữa doanh nghiệp với nông dân; nông dân với nông dân và nông dân với nhà máy chế biến thủy sản.

Quản lý chuỗi ngành hàng nhằm thắt chặt mối quan hệ trong mạng lưới và nâng cao vai trò của nông dân cũng như năng lực của các tác nhân tham gia ngành hàng. Theo Eric (2008) (trích dẫn bởi Lê Xuân Sinh và ctv., 2007) thì việc quan tâm đến chuỗi ngành hàng sẽ giúp cho các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp biết cách giải quyết những vấn đề đặt ra tốt hơn.

2.2 Tổng quan tình hình ngành thủy sản

2.2.1 Tình hình ngành thủy sản thế giới

Theo báo cáo FAO (2007), tổng sản phẩm nuôi trồng thủy sản (NTTS) cung cấp cho toàn cầu như cá, giáp xác, nhuyễn thể hai mảnh vỏ (NTHMV) và những động vật thủy sản khác tiếp tục tăng từ 3,9% (năm 1997) lên đến 27,1% (năm 2000) và 32,4% vào (năm 2004).

So với thực phẩm từ động vật thì sản phẩm từ thủy sản tăng nhanh đáng kể trên toàn cầu, trung bình 8,8% mỗi năm kể từ năm 1970-2000, trong khi sản phẩm từ khai thác biển là 1,2% và 2,8% đối với sản phẩm từ động vật trên cạn trong cùng thời điểm (Hình 2.2).

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1970

1975

1980

1985

1990

1995

2000

Sản lượng (1000 triệu tấn)

18000

16000

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000


Khai thác Nuôi trồng


Hình 2.2: Tổng sản lượng khai thác và NTTS thế giới (FAO, 2007) Theo số liệu của FAO (2010) thì tổng sản lượng NTTS của thế giới từ năm

1998-2008 tăng bình quân 6,5%/năm và tổng giá trị sản lượng tăng bình quân

8,5%/năm. Mặc khác, tỷ lệ giữa giá trị sản lượng và sản lượng trong 5 năm gần đây là có chiều hướng tăng dần từ 1,1 lần năm 2003 lên 1,6 lần năm 2008 chứng tỏ giá trị chung của các loại nguyên liệu thủy sản là có tăng hàng năm (Bảng 2.1).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022