Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Vab Cần Thơ Bảng 4.1: Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Vab



CHƯƠNG 4:


TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI VAB – CHI NHÁNH CẦN THƠ


4.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VAB CẦN THƠ Bảng 4.1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VAB

CẦN THƠ (2006 – 2008)

ĐVT: Triệu đồng


Năm


Chỉ tiêu


2006


2007


2008

2007/2006

2008/2007

Trị

giá

Tỷ lệ

(%)

Trị

giá

Tỷ lệ

(%)

Doanh thu

14.816

50.243

153.650

35.427

239,11

103.407

205,81

Lợi nhuận

2.293

11.450

8.018

9.157

399,35

-3.432

-29.97

Tỷ suất LN

0,155

0,228

0,052





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Cần Thơ - 5

(Nguồn: Phòng kinh doanh)


Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của VAB Cần Thơ luôn tăng trưởng ở mức cao. Nếu như năm 2006 doanh thu chỉ đạt 14.816 triệu đồng, thì đến năm 2007 tăng lên 50.243 triệu đồng, tức là tăng 239,11%. Năm 2008, đạt 153.650 triệu đồng tăng 205,81% so với năm 2007. Để có được kết quả trên là nhờ sự cố gắng của Ban Giám Đốc và sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên chi nhánh như tích cực tìm kiếm khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, cải tiến phong cách phục vụ ngày càng tốt hơn…Mặc khác, do nền kinh tế trong năm 2008 lạm phát cao, các ngân hàng hầu như đều giảm số lượng cho vay đối với các doanh nghiệp, vì thế thông qua hoạt động cho vay vàng của VABCT mà các ngân hàng khác không có đã thu được nguồn doanh thu đáng kể.

Về lợi nhuận đạt được, năm 2006 tuy chỉ mới thanh lập được một năm nhưng lợi nhuận cũng đạt 2.293 triệu đồng, sang năm 2007 lợi nhuận đạt 11.450 triệu đồng tức là tăng 205,81%. Năm 2008, lợi nhuận chỉ còn 8.018 triệu đồng


giảm 29,97%. Nguyên nhận chính là do lạm phát tăng cao làm cho giá cả càc loại hàng hoá cũng như dịch vụ tăng đột biến dẫn đến chi phí tăng.

Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của VAB Cần Thơ trong giai đoạn 2006 – 2008 diễn ra rất tốt. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm của toàn bộ nhân viên của chi nhánh đã giúp chi nhánh đạt được những thành tích đáng kể và có những đóng góp tích cực cho toàn hệ thống ngân hàng Việt Á.

4.2 ĐỊNH HƯỚNG VÀ KẾ HOẠCH NĂM NĂM 2008 – 2012 CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ

- Nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn điều lệ, quy mô nguồn vốn, tổng tài sản, trong đó đảm bảo thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ theo quy định đến cuối năm 2010 đạt 3000 tỷ đồng và đến cuối năm 2012 đạt 5000 tỷ đồng.

- Tập trung mở rộng mạng lưới hoạt động tại các tỉnh, thành phố, các vùng kinh tế trọng điểm. Phấn đấu đến năm 2010, mạng luới VAB đạt 120 điểm và có mặt tại tất cả các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.

- Tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với các định chế tài chính quốc tế, các ngân hàng, các tập đoàn tài chính trong khu vực và trên thế giới, lựa chọn đối tác chiến lược nước ngoài để không chỉ hỗ trợ về tài chính mà quan trọng hơn là những cam kết hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng quản trị điều hành cũng như giúp đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển. Tìm kiếm, đàm phán với các đối tác nước ngoài phù hợp với các tiêu chí của ngân hàng để bán cổ phần.

- Thực hiện đề án cấu trúc ngân hàng theo hướng chuyên môn hoá nhằm tăng hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ khách hàng.

4.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI VAB CẦN THƠ THEO TỪNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

4.3.1 Phương thức L/C

4.3.1.1 Tình hình hoạt động L/C xuất khẩu

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế, là hình thức nhận được sự tài trợ từ phía ngân hàng trong quá trình thanh toán. Đây là một phương thức thanh toán hữu hiệu nhằm


đạt đến sự thoả thuận có thể chấp nhận được trong giao dịch thương mại, mức độ đảm bảo về thanh toán cùng với khả năng giúp đỡ về tài chính của ngân hàng.


Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến

Bảng 4.2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG L/C XUẤT KHẨU (2006-2008)


ĐVT : món, USD



Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2007/2006

2008/2007

Số

món

USD

Số

món

USD

Số

món

USD

Số món

USD

Số món

USD

(+;-)

lần

(+;-)

lần

(+;-)

lần

(+;-)

lần

Xuất thông

báo

23

848.390

39

1.390.750

30

1.180.250

16

1,7

542.360

1,64

-9

0,77

-210.500

0,84

Thanh toán

40

1.859.140

63

3.353.500

55

2.237.808

23

1,6

1.494.360

1,8

-8

0,87

-1.115.692

0,67

Trang 42

SVTH: Lý Thị Ánh Loan

(Nguồn: Phòng kinh doanh)



4.000.000

3.353.500

3.000.000

2.237.808

2.000.000

1.859.140

1.390.750

1.180.250

1.000.000

848.390

0

2006

2007

2008

Năm

Xuất thông báo

Thanh toán

Giá trị (USD)

Hình 2: Tình hình hoạt động của L/C xuất khẩu (2006-2008)


Từ bảng số liệu và đồ thị trên cho thấy, trong năm 2007 số lượng L/C tiếp nhận tăng so với 2006, tuy nhiên trong năm tiếp theo là 2008 thì số lượng L/C tiếp nhận lại giảm so với năm trước đó, cụ thể như sau: năm 2006 là 23 món với giá trị là 848.390USD đến năm 2007 là 39 món cao gấp 1,7 lần với tổng giá trị là 1.390.750USD tăng 542.360USD so với năm 2006. Kết quả có được là do các khách hàng xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản bằng phương thức L/C tăng, thị trường và giá cả của nhiều mặt hàng xuất khẩu như chè, cà phê, gạo, dầu thô,…tăng mạnh. Nhưng đến năm 2008 số lượng hợp đồng xuất chỉ còn 30 món giảm 9 món so với năm 2007, về giá trị giao dịch đã giảm 210.500USD so với năm 2007 tức là chỉ còn 1.180.250USD. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm là do khủng hoảng kinh tế làm cho lạm phát tăng cao 22,3%, các măt hàng xuất khẩu chủ yếu như nông sản, cao su, cà phê, gạo…giảm.

Đối với giá trị, thanh toán năm 2006 là 40 món đạt giá trị 1.859.140USD, năm 2007 là 63 món với giá trị là 3.353.500USD tăng 23 món với giá trị tăng thêm là 1.494.360USD cao gấp 1,8 lần so với năm 2006 là do các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu là cho các hợp đồng ký kết cũng tăng theo. Khách hàng chủ yếu của VABCT là các mặt hàng thuỷ sản, xuất khẩu năm 2007 tăng mạnh như xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam đạt 160,5 nghìn tấn tăng 2% về trị giá so với năm 2006, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam . Đến năm 2008 số lượng hợp đồng là 55 món giảm 8 món so với năm 2007, giá trị là 2.237.808USD chỉ chiếm 67% so với năm 2007 tức là giảm 1.115.692USD.


Nguyên nhân giảm là do ảnh hưởng của nền kinh tế đến hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn.

4.3.1.2 Tình hình hoạt động L/C nhập khẩu

Khi tiến hành mua bán trao đổi giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thì phải cần đến vai trò trung gian của ngân hàng nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Để thực hiện được điều này phải sử dụng điều kiện ràng buộc thông qua L/C. Khi đó ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, và L/C được gọi là L/C nhập khẩu.

Qua các năm 2006, 2007 và 2008, ta thấy trong các giao dịch hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ có sự biến động về số lượng L/C tiếp nhận, cụ thể như sau:

Trong năm 2006 số L/C nhập của ngân hàng phát hành là 14 món với giá trị đạt được là 1.605.699USD. Đến năm 2007 là 35 món tăng 21 món cùng với giá trị tăng thêm là 896.048USD so với năm 2006 đạt tổng giá trị là 2.501.747USD. Kết quả đạt được là do các khách hàng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu tăng dẫn tới việc gia tăng tổng giá trị L/C. Năm 2008 số L/C phát hành chỉ chiếm 77% so với năm 2007 tức là chỉ còn 27 món, về giá trị đạt được 2.029.914USD giảm 471.833USD so với năm 2007.

Về giá trị thanh toán năm 2006 là 2.264.650USD, năm 2007 tăng 38% so với năm 2006 đạt 3.129.300USD. Năm 2008 tổng giá trị thanh toán chỉ còn 2.842.770USD chỉ chiếm 90% so với năm 2007 tức là giảm 286.530USD. Hiện nay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Cần Thơ đã chuyển sang phương thức nhờ thu và chuyển tiền đối với các đối tác có uy tín và làm ăn lâu năm với nhau.

Nhìn chung, qua bảng số liệu ta thấy hoạt động thanh toán nhập khẩu trong năm 2008 tổng giá trị L/C giảm làm cho lợi nhuận từ việc thanh toán cũng giảm . Nguyên nhân chính là các khách hàng nhập khẩu chủ yếu là nhập nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất, đồng thời do sự biến động của của giá cả nguyên vật liệu trên thế giới và sự biến động tỷ giá làm cho giá nguyên phụ liệu tăng cao. Vì thế hiện nay các đơn vị có chủ trương mua nguyên phụ liệu trong nước nhằm giảm bớt chi phí và chính điều này đã ảnh hưởng rất nhiều tới doanh số thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu.



Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến

Bảng 4.3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG L/C NHẬP KHẨU (2006-2008)


Trang 45

ĐVT : món, USD



Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2007/2006

2008/2007

Số

món

USD

Số

món

USD

Số

món

USD

Số món

USD

Số món

USD

(+;-)

lần

(+;-)

lần

(+;-)

lần

(+;-)

lần

Phát hành

14

1.605.699

35

2.501.747

27

2.029.914

21

2,5

896.048

1,55

-8

0,77

-471.833

0,81

Thanh

toán

29

2.264.650

58

3.129.300

42

2.842.770

29

2

864.650

1,38

-16

0,72

-286.530

0,90


SVTH: Lý Thị Ánh Loan

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

4.000.000

3.129.300

3.000.000

2.842.770

2.501.747

2.264.650

2.000.000

2.029.914

1.605.699

Phát hành

Thanh toán

1.000.000

0

2006

2007

2008

Năm

Giá trị (USD)

Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ


Hình 3: Tình hình hoạt động của L/C nhập khẩu (2006-2008)


4.3.2 Tình hình thực hiện phương thức nhờ thu

Hiện nay, ngân hàng Việt Á - Cần Thơ đang ngày càng mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển trong hoạt động thanh toán quốc tế. Chính vì vậy, số lượng hợp đồng giao dịch qua ngân hàng ngày càng cao.

Số lượng giao dịch bằng phương thức nhờ thu đến tăng cao hơn so với các phương thức thanh toán khác. Cụ thể như sau: năm 2006 ngân hàng thông báo tổng cộng 32 món với giá trị là 2.341.056USD, năm 2007 là 41 món tăng 9 món so với năm 2006, giá trị giao dịch cao gấp 1,46 lần đạt 3.421.788USD. Năm 2008 số lượng hợp đồng là 51 món tăng 10 món, giá trị giao dịch đạt 4.004.206USD tăng 1,17 lần so với năm 2007. Mặc dù trong năm 2008 số lượng hợp đồng và giá trị giao dịch có tăng hơn so với năm 2007 nhưng xét về tỷ lệ giữa năm 2007/2006 và 2008/2007 ta thấy tỷ lệ 2008/2007 đã giảm đi.


GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 46 SVTH: Lý Thị Ánh Loan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/12/2022