12.000
10.000
8.000
6.000
10.248
6.088
5.639
4.590
4.430
4.000
2.000
0
3.146
4.049
2.933
4.190
L/C Nhờ thu
Chuyển tiền
2006 2007
2008
Năm
Giá trị (USD)
Hình 10: Thu phí thanh toán xuất khẩu theo các phương thức thanh toán
Bảng 4.9: GIÁ TRỊ THANH TOÁN NHẬP KHẨU THEO CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
ĐVT: USD
2006 | 2007 | 2008 | ||||
Giá trị | Tỷ trọng (%) | Giá trị | Tỷ trọng (%) | Giá trị | Tỷ trọng (%) | |
L/C | 2.264.650 | 37,90 | 3.129.300 | 36,68 | 2.842.770 | 33,31 |
Nhờ thu | 2.341.056 | 39,18 | 3.138.643 | 36,79 | 3.540.495 | 41,49 |
Chuyển tiền | 1.369.687 | 22,92 | 2.263.045 | 26,53 | 2.150.934 | 25,20 |
Tổng cộng | 5.975.393 | 100 | 8.530.988 | 100 | 8.534.199 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thiệu Về Ngân Hàng Tmcp Việt Á – Chi Nhánh Cần Thơ
- Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Vab Cần Thơ Bảng 4.1: Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Vab
- Tình Hình Thực Hiện Phương Thức Nhờ Thu Đến (2006-2008)
- Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Cần Thơ - 8
- Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Cần Thơ - 9
Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.
Đối với giá trị thanh toán nhập khẩu thực hiện theo cả hai phương thức L/C và nhờ thu, phương thức chuyển tiền tăng lên theo các năm. Nhưng năm 2008 do ảnh hưởng của nền kinh tế nên lượng kiều hối nước ngoài chuyển tiền về nước giảm, điều này làm ảnh hưởng đến giá trị thanh toán của phương thức chuyển tiền.
L/C Nhờ thu
Chuyển tiền
22,92%
37,9%
39,18%
Hình 11: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phương thức thanh toán nhập khẩu năm 2006
L/C Nhờ thu
Chuyển tiền
26,53%
36,68%
36,79%
Hình 12: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phương thức thanh toán nhập khẩu năm 2007
L/C Nhờ thu
Chuyển tiền
25,2%
33,31%
41,49%
Hình 13: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phương thức thanh toán nhập khẩu năm 2008
BẢNG 4.10: THU PHÍ THANH TOÁN NHẬP KHẨU THEO CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
ĐVT: USD
2006 | 2007 | 2008 | ||||
Giá trị | Tỷ trọng (%) | Giá trị | Tỷ trọng (%) | Giá trị | Tỷ trọng (%) | |
L/C | 3.483 | 36,37 | 5.195 | 35,09 | 4.627 | 34,49 |
Nhờ thu | 3.832 | 40,03 | 5.877 | 39,70 | 5.241 | 39,07 |
Chuyển tiền | 2.259 | 23,60 | 3.733 | 25,21 | 3.548 | 26,44 |
Tổng cộng | 9.574 | 100 | 14.805 | 100 | 13.416 | 100 |
Giá trị (USD)
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
8.000
6.000
5.877
5.195
5.241
4.627
4.000
3.832
3.48
3
3.733
3.548
2.259
2.000
L/C Nhờ thu
Chuyển tiền
0
2006
2007
2008
Năm
Hình 14: Thu phí thanh toán nhập khẩu theo các phương thức thanh toán
Thu phí từ hoạt động thanh toán nhập khẩu khẩu từ phương thức nhờ thu là chủ yếu, nhưng xu hướng chuyển sang phương thức chuyển tiền do số lượng hợp đồng từ phương thức này tăng lên qua các năm.
4.4 NHẬN XÉT CHUNG
Trong những năm qua, mặc dù thanh toán quốc tế không phải là hoạt động truyền thống của ngân hàng, nhưng NHVACT cũng đã cố gắng trong việc phát triển loại hình dịch vụ thanh toán quốc tế so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Tuy nhiên, nếu so sánh những lợi thế và khả năng của mình thì kết quả hoạt động thanh toán quốc tế cũng còn nhiều khiêm tốn. Nếu ngân hàng biết phát huy những lợi thế của mình, cũng như cố gắng hoàn thiện hoạt động của mình thì chắc chắn kết quả hoạt động sẽ cao hơn nhiều.
Hiệu quả trong hoạt động thanh toán quốc tế tai VACT chưa cao, ngân hàng chưa tận dụng hết lợi thế của mình. Doanh thu thanh toán quốc tế qua ngân hàng còn thấp, chủ yếu là các hợp đồng nhỏ, chưa ký được nhiều hợp đồng lớn, điều này đã làm giảm doanh thu của ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế.
CHƯƠNG 5:
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TRONG THỜI GIAN TỚI
5.1 MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
5.1.1 Tập quán và thông lệ quốc tế về tín dụng chứng từ
Trong hoạt động thanh toán quốc tế việc hiểu và nắm bắt những thông tin về những tập quán và thông lệ quốc tế là rất quan trọng. Nó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế. Nếu như ngân hàng không hiểu rõ những chính sách về thanh toán do các cơ quan hữu quan ban hành thì ngân hàng có thể bị đối tác hoặc các doanh nghiệp lợi dụng hoặc ngân hàng không thể đưa ra các chứng cứ hữu hiệu khi có những tranh chấp xảy ra. Thanh toán quốc tế là một hoạt động rất đa dạng, bao gồm nhiều hình thức thanh toán, do đó để đạt được hiệu quả cao nhất thì đòi hỏi mỗi ngân hàng phải hiểu rõ từng phương thức thanh toán, lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp và đặc biệt là ngân hàng phải ghi rõ trên hợp đồng ngoại thương.
Hiện nay, trong giao dịch quốc tế thì ngành ngân hàng Việt Nam, cũng như hệ thống ngân hàng các nước trên thế giới đều lấy công cụ và quy tắc do Phòng Thương Mại Quốc Tế ban hành. Trong đó, sử dụng phổ biến nhất là quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) là công cụ được các nước chọn làm căn cứ để thanh toán cũng như giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra, do đó việc hiểu và vận dụng UCP là rất quan trọng. Trong những năm qua, đa số các tranh chấp và rủi ro phát sinh đều do chúng ta chưa có kinh nghiệm xử lý và áp dụng theo UCP.
Bên cạnh quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP), Phòng Thương Mại Quốc Tế còn xuất bản những cộng cụ thanh toán khác như eUCP, ISBP nhằm bổ sung và hoàn thiện cho UCP. Các ngân hàng và các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng để áp dụng cho chính xác và hiệu quả.
5.1.2 Chính sách quản lý ngoại hối và luật pháp nước ngoài
Ngày nay, trong xu thế hội nhập của nền kinh tế, các nước trên thế giới đều có những chính sách quản lý ngoại hối riêng để ổn định cho nền tài chính của nước mình, trong đó hoạt động thanh toán quốc tế có liên quan rất lớn đến chính sách quản lý của từng nước. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải tìm hiểu thật kỹ trước khi ký hợp đồng trong giao dịch thanh toán với các nước đối tác.
Trong giao thương quốc tế, việc tìm hiểu và thực hiện đúng chính sách và luật pháp nước ngoài là một công việc rất quan trọng và cần thiết. Nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, nếu các ngân hàng không tìm hiểu kỹ dễ bị đối tác dựa vào đó để bắt bẻ và lừa bịp.
Ngoài việc thiếu kinh nghiệm và các thông tin liên quan đến tập quán thanh toán quốc tế, thì việc các ngân hàng Việt Nam do không hiểu chính sách và luật pháp nước ngoài cũng là một nguyên nhân gây ra tranh chấp và tổn thất cho các ngân hàng và các doanh nghiệp của Việt Nam. Trong những năm qua, đã có nhiều trường hợp tranh chấp xảy ra do các ngân hàng không nắm rõ những chính sách và luật pháp của nước sở tại. Điều này chẳng những đem lại tổn thất cho ngân hàng mà nó còn làm giảm uy tín của ngành ngân hàng nước ta trên thương trường quốc tế.
5.1.3 Chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước
Cũng chính vì sự đa dạng và phức tạp trong hoạt động thanh toán quốc tế mà Nhà nước ta luôn ban hành những chính sách mới nhất, phù hợp nhất khi có những thay đổi do các cơ quan có liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế ban hành.
Tất cả các hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại nước ta đều chịu sự quản lý của Nhà nước bằng pháp lệnh ngoại hối. Pháp lệnh ngoại hối được Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ban hành và thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2005 và bắt đầu có hiệu lực ngày 01 tháng 6 năm 2006 do chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An ký.
Theo pháp lệnh ngoại hối quy định Chính Phủ chịu trách nhiệm thống nhất quản lý Nhà nước về ngoại hối và giao cho ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính Phủ thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động ngoại hối,
hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành việc thực hiện pháp lệnh ngoại hối.
Pháp lệnh ngoại hối quy định chặt chẽ những hoạt động liên quan đến tín dụng, thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại hối…Do đó, các ngân hàng nên thường xuyên theo dõi những dự luật, chính sách hướng dẫn của Nhà nước về hoạt động ngoại hối và thanh toán quốc tế để hạn chế những tổn thất và rủi ro do không hiểu rõ các chính sách đó mang lại.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG THỜI GIAN TỚI.
5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong thanh toán quốc tế
5.2.1.1 Phổ cập các kiến thức về phương thức tín dụng chứng từ
Trong hoạt động TTQT tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay, đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế có trình độ chuyên môn cao còn thiếu. Do những hạn chế về kinh nghiệm thanh toán cũng như những kiến thức về tín dụng chứng từ làm cho không thể đạt được những hợp đồng với khách hàng. Đồng thời khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng, các doanh nghiệp thường có xu hướng ỷ lại vào ngân hàng trong việc tiềm hiểu luật pháp quốc tế, điều này thường dẫn đến những rủi ro và tranh chấp có liên quan.
Với thực trạng như vậy, một việc cần phải làm ngay là phổ cập các kiến thức có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ cho các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại. Việc này có thể được thực hiện bởi các cơ sở giáo dục đào tạo của Bộ Thương Mại, các trường đại học khối kinh tế, đặc biệt là Trường Đại Học Ngoại Thương, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam, Học viện Ngân Hàng…Các kiến thức cần phổ cập bao gồm:
- Các kiến thức chung về xuất nhập khẩu;
- Luật pháp của Việt Nam liên quan đến thanh toán với nước ngoài:
+ Luật Thương Mại Việt Nam;
+ Luật các tổ chức tín dụng 12-12-1997;
+ Nghị định 63/NĐ-CP ngày 17-8-1998 về quản lý ngoại hối;
+ Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20-9-2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán…
- Các tập quán quốc tế về thanh toán bằng L/C như UCP 600, URR 525, eUCP, ISP 98;
- Luật pháp của các quốc gia khác liên quan đến thanh toán bằng L/C …
- Nội dung xung đột giữa luật pháp Việ Nam, luật của các quóc gia khác và tập quán quốc tế về phương thức thanh toán bằng L/C và cách giải quyết.
Ngôn ngữ của hợp đồng, L/C, các chứng từ, văn bản trong thương mại quốc tế phần lớn đều bằng tiếng Anh nên việc học tập tiếng Anh là không thể thiếu và phải lồng ghép vào các nội dung nghiên cứu trên.
Ngoài các kiến thức trên, nếu có điều kiện, các ngân hàng thương mại nên cho cán bộ chủ chốt trong lĩnh vực tài trợ thương mại (trade finance) thi lấy chứng chỉ CDCS (Certified Documentary Credit Specialist – Chuyên gia tín dụng chứng từ - www.cdcs.org) do Viện Dịch vụ Tài Chính (Institute of Financial Services – IFS – www.ifslearning.com) và Hiệp hội Dịch vụ Tài Chính Quốc Tế (the International Financial Services Association – IFSA – www.ifsaonline.org) tổ chức. Đây là chứng chỉ quốc tế cho các chuyên gia tín dụng chứng từ, dược ICC hỗ trợ. Cuộc thi lấy chứng chỉ này tổ chức ở Mỹ, Mexico, Canada, Singapore, Hong Kong, Thai Lan…Thi đỗ chứng chỉ này là một yếu tố chứng minh rằng cán bộ đó có khả năng làm việc tốt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế bằng L/C.
Các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty tư vấn luật pháp và các trường đại học cần đặt mua dài hạn các tạp chí có uy tín trên thế giới về phương thức thanh toán bằng L/C như: Documentary Credit World hay DC Focus (www.dcprofessional.com) của ICC. Các tạp chí này có nội dung hết sức hữu ích như tường thuật quá trình giải quyết các vụ tranh chấp về L/C trên thế giới, các bài viết bình luận về UCP của các chuyên gia hàng đầu về luật, các bài viết về xu hướng phát triển của phương thức thanh toán bằng L/C, các thống kê về tình hình sử dụng L/C thương mại, L/C dự phòng trên thế giới, các khuyến cáo về các kiểu lừa đảo hay xảy ra trên thế giới…Qua các tạp chí này, người đọc sẽ nắm bắt được những thông tin mới nhất về phương thức thanh toán bằng L/C, nâng cao khả năng làm việc của mình trong lĩnh vực này, và có thể tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng UCP từ nay về sau,